1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ảnh hưởng của văn hoá kinh doanh đan mạch đến quan hệ thương mại của đan mạch với việt nam

86 853 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 1,08 MB

Nội dung

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI  KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: ẢNH HƢỞNG CỦA VĂN HOÁ KINH DOANH ĐAN MẠCH ĐẾN QUAN HỆ THƢƠNG MẠI CỦA ĐAN MẠCH VỚI VIỆT NAM Sinh viên thực hiện : Bùi Diệu Hƣơng Lớp : Anh 10 Khóa : 44C Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Hoàng Ánh Hà Nội - 05/2009 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 Chƣơng 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HOÁ KINH DOANHẢNH HƢỞNG CỦA VĂN HOÁ KINH DOANH ĐẾN THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ 3 1.1. Khái niệm về VHKD 3 1.1.1. Văn hoá 3 1.1.2. Văn hoá kinh doanh 16 1.2. Ảnh hưởng của VHKD đến quan hệ thương mại quốc tế 19 1.2.1. Ảnh hưởng của văn hoá kinh doanh đến tư duy trong kinh doanh 20 1.2.2. Ảnh hưởng của văn hoá kinh doanh đến giao tiếp trong kinh doanh 21 1.2.3. Ảnh hưởng của văn hoá kinh doanh đến marketing 23 Chƣơng 2: ẢNH HƢỞNG CỦA VĂN HOÁ KINH DOANH ĐAN MẠCH ĐẾN QUAN HỆ THƢƠNG MẠI GIỮA ĐAN MẠCHVIỆT NAM 26 2.1. Giới thiệu chung về Đan Mạch 26 2.1.1. Đất nước Đan Mạch 26 2.1.2. Hệ thống chính trị 27 2.1.3. Con người 27 2.1.4. Kinh tế 29 2.1.5. Văn hóa 33 2.2. Quan hệ thương mại của Việt NamĐan Mạch 40 2.2.1. Các hiệp định thương mại đã ký kết 40 2.2.2. Trao đổi thương mại 41 2.3. Ảnh hưởng của văn hoá kinh doanh Đan Mạch đến quan hệ thương mại của Đan Mạch với Việt Nam 42 2.3.1. Đặc điểm văn hóa kinh doanh của Đan Mạch 42 2.3.3. Ảnh hưởng của văn hoá kinh doanh Đan Mạch đến quan hệ thương mại Việt NamĐan Mạch 55 Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ VĂN HÓA KINH DOANH NHẰM TĂNG CƢỜNG QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAMĐAN MẠCH 61 3.1. Đánh giá nhận thức của thương nhân Việt Nam về văn hóa kinh doanh của Đan Mạch 61 3.1.1. Thành công 61 3.1.2. Hạn chế 62 3.2. Triển vọng phát triển quan hệ thương mại Việt NamĐan Mạch 63 3.2.1. Xuất khẩu 64 3.2.2. Nhập khẩu 67 3.3. Một số giải pháp về văn hóa kinh doanh nhằm tăng cường quan hệ thương mại Việt NamĐan Mạch 68 3.3.1.Giải pháp đối với Nhà nước 69 3.3.2. Giải pháp đối với doanh nghiệp 74 3.3.3. Một số giải pháp khác 78 KẾT LUẬN 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO 81 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Bảng xếp hạng nền kinh tế phát triển năng động và cạnh tranh nhất của EU năm 2008 29 Bảng 2: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Đan Mạch giai đoạn 2004 – 2008 32 Bảng 3: Tỷ lệ hàng hóa xuất khẩu sang các thị trường chính của Đan Mạch năm 2007 (%) 33 Bảng 4: Tỷ lệ hàng hóa nhập từ các thị trường chính của Đan mạch năm 2007(%) 33 Bảng 6: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt NamĐan Mạch giai đoạn 2003 - 2007 41 Bảng 7: Cơ cấu tiêu dùng của người Đan Mạch 52 Biểu đồ 1: Cơ cấu ngành của Đan Mạch năm 2006 30 1 LỜI NÓI ĐẦU Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế hiện đang là đặc trưng và xu hướng phát triển phổ biến của nền kinh tế thế giới. Hòa cùng xu hướng chung đó, quá trình mở cửa hội nhập kinh tế của Việt Nam cũng ngày càng diễn ra mạnh mẽ và sâu rộng. Có thể nói quá trình này đã và đang mang lại cho Việt Nam nhiều thành quả tốt đẹp, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong các nội dung của quá trình hội nhập kinh tế thì hoạt động thương mại quốc tế (bao gồm xuất khẩu và nhập khẩu) là một trong những nội dung then chốt và mang lại nhiều lợi ích cho phát triển kinh tế. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa đã có nhiều thuận lợi hơn nhờ vào việc nhiều rào cản trong hoạt động thương mại quốc tế như thuế quan hay hạn ngạch đã dần dần được dỡ bỏ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều rào cản khác mà các doanh nghiệp Việt Nam phải vượt qua nếu muốn thâm nhập sâu rộng hơn vào thị trường nước ngoài, trong đó có văn hóa kinh doanh. Đây là yếu tố có tác động rất lớn đến quan hệ thương mại quốc tế và thay đổi theo từng quốc gia. Vì vậy, việc tìm hiểu văn hóa kinh doanh của đối tác nước ngoài luôn là việc làm cần thiết đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Đan Mạch là một trong những nước phương Tây đầu tiên đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam và đã giúp đỡ Việt Nam rất nhiều trong công cuộc khôi phục và phát triển đất nước trong suốt hơn ba mươi năm qua. Gần đây, quan hệ thương mại giữa Việt NamĐan Mạch cũng bắt đầu khởi sắc và đạt được nhiều thành tựu song vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước. Một trong những nguyên nhân là do sự hiểu biết của các doanh nghiệp Việt Nam về văn hóa kinh doanh Đan Mạch vẫn còn ở mức hạn chế. Với mong muốn được đóng góp một phần vào việc cung cấp thêm những thông tin bổ ích và thiết thực về vấn đề này, người viết đã lựa chọn đề tài “Ảnh hưởng của văn hoá kinh doanh Đan Mạch đến quan hệ thương mại của Đan Mạch với Việt Nam” cho khóa luận tốt nghiệp của mình. Mục tiêu cơ bản của khóa luận là nghiên cứu khái quát những nét đặc trưng, tiêu biểu trong văn hóa kinh doanh (VHKD) Đan Mạch cùng những tác động của nó trong các hoạt động thương mại giữa Đan Mạch với Việt Nam, qua đó đề xuất một 2 số giải pháp về văn hóa kinh doanh nhằm nâng cao hơn nữa mối quan hệ thương mại Việt NamĐan Mạch. Để giải quyết những vấn đề có liên quan đến đề tài, khóa luận đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp như phương pháp thu thập thông tin (thông qua các nguồn giáo trình, sách báo, luận án, Internet…) , phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp đối chiếu – so sánh… Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, nội dung khóa luận được chia làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận chung về VHKD và ảnh hưởng của VHKD đến thương mại quốc tế Chương 2: Ảnh hưởng của VHKD Đan Mạch đến quan hệ thương mại của Đan Mạch với Việt Nam Chương 3: Một số giải pháp về VHKD nhằm tăng cường quan hệ thương mại Việt NamĐan Mạch VHKD vẫn còn là một đề tài khá mới mẻ ở Việt Nam. Hơn nữa, do giới hạn về thời gian và trình độ hiểu biết, khóa luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Người viết rất mong nhận được sự đóng góp, phê bình từ phía thầy cô và các bạn sinh viên để có thể hoàn thiện hơn nữa nghiên cứu này. Qua đây, người viết xin gửi lời cảm ơn chân thành đến nhà trường và các thầy cô trường Đại học Ngoại thương đã giảng dạy và cung cấp những kiến thức bổ ích trong suốt quá trình học tập tại trường. Đặc biệt, người viết xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Tiến Sĩ Nguyễn Hoàng Ánh, người đã hết sức tận tâm giúp đỡ người viết hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Hà Nội, tháng 5 năm 2009 Sinh viên thực hiện Bùi Diệu Hương 3 Chƣơng 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HOÁ KINH DOANHẢNH HƢỞNG CỦA VĂN HOÁ KINH DOANH ĐẾN THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ 1.1. Khái niệm về văn hóa kinh doanh Văn hoá kinh doanh là một bộ phận của văn hoá nói chung nên để có cái nhìn sâu sắc và toàn vẹn hơn khi nghiên cứu về mảng này chúng ta không thể không đề cập đến khái niệm văn hoá. 1.1.1. Văn hoá 1.1.1.1. Khái niệm văn hoá Có thể nói văn hoá là một lĩnh vực rộng lớn, phong phú và phức tạp, do đó khái niệm văn hoá cũng rất đa dạng. Tiếp cận từ khía cạnh ngôn từ, thuật ngữ văn hoá - tiếng Anh và tiếng Pháp gọi là culture, tiếng Đức gọi là kultur – có nguồn gốc từ tiếng Latin là cultus. Khi lần đầu tiên được đưa vào sử dụng ở Châu Âu thế kỷ thứ XVIII, từ cultus mang ý nghĩa là sự khai hoang, trồng trọt cây lương thực. Sang thế kỷ thứ XIX, nghĩa của từ này được mở rộng ra, bao hàm cả nghĩa nuôi dưỡng, giáo dục và đào tạo con người. Còn ở phương Đông, trong tiếng Hán Việt, văn hoá là một từ ghép giữa chữ văn và chữ hoá. Văn là vẻ đẹp của nhân tính, cái đẹp của tri thức, trí tuệ con người có thể đạt được bằng sự tu dưỡng của bản thân và cách thức cai trị đúng đắn của người cầm quyền. Còn hoá trong văn hoá chính là việc đem cái văn (cái đẹp, cái tốt, cái đúng) để cảm hoá, giáo dục và hiện thực hoá trong thực tiễn đời sống. 1 Như vậy, xét về mặt chữ nghĩa, văn hoá chính là sự nuôi dưỡng và phát triển con người một cách toàn diện. Xét về khía cạnh nội dung bên trong, văn hoá cũng được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau tuỳ thuộc vào lĩnh vực nghiên cứu. Từ nửa sau thế kỷ thứ XIX, các học giả bắt đầu tập trung nghiên cứu sâu khái niệm văn hoá và từ đây văn hóa được đề cập đến trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu như dân tộc học, nhân loại học, tâm lý học, 1 Đỗ Minh Cương (2001), Văn hoá kinh doanh và Triết lý kinh doanh, NXB Chính trị Quốc Gia, tr.18. 4 dân gian học, văn hóa học, xã hội học và thậm chí là cả kinh tế học. Trong mỗi lĩnh vực nghiên cứu đó định nghĩa về văn hóa cũng khác nhau. Năm 1952, hai nhà nhân loại học Mỹ là Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn đã từng thống kê có tới 164 định nghĩa khác nhau về văn hóa. 2 Nhân loại học và xã hội học là những lĩnh vực có nhiều nghiên cứu sâu sắc và rộng rãi về văn hoá hơn cả. Định nghĩa về văn hoá đầu tiên được công nhận rộng rãi là định nghĩa của nhà nhân loại học người Anh Edward Tylor (1832 – 1917) đưa ra vào những năm 1980. Theo ông, “Văn hoá là một tổng thể phức tạp bao gồm các kiến thức, niềm tin, nghệ thuật, đạo đức, luật lệ, phong tục và bất cứ khả năng, tập quán nào khác mà con người thu nhận được với tư cách là một thành viên trong xã hội” (Culture is that complex whole which includes knowledge, belief, art, morals, law, customs and other capabilities and habits acquired by man as a member of society). 3 Định nghĩa này đã nêu ra khá đầy đủ những giá trị “vô hình” song vẫn chưa bao hàm đầy đủ những khía cạnh “hữu hình” - một phần không thể thiếu của văn hoá. Nhà nhân chủng học người Mỹ Melville Jean Herskovits (1985 – 1963) đã bù lấp được phần thiếu hụt này của Edward Tylor với định nghĩa “Văn hoá là phần môi trường do con người tạo nên” (the human made part of the environment). 4 Như vậy văn hoá là sự kết hợp của cả hai nhân tố khách quan và chủ quan. Nhân tố khách quan hay còn gọi là mặt “hữu hình” của văn hoá, bao gồm những công cụ, đường xá, chương trình truyền hình, kiến trúc và những vật chất khác do con người tạo ra. Còn nhân tố chủ quan hay còn gọi là mặt “vô hình” của văn hoá, bao gồm những quy tắc, giá trị, tư tưởng, phong tục và những biểu tượng có ý nghĩa khác. Có thể thấy, hai khái niệm trên của hai nhà nhân loại học đều đi theo con đường cổ điển. Trong khi đó, giáo sư tâm lý học người Mỹ Harry Triandis lại có cái nhìn khá mới mẻ. Theo ông, “văn hoá bao hàm những sự tương đồng và khác biệt; các nền văn hoá đều chứa đựng đồng thời những điểm giống và khác nhau” (views culture as an interplay of sameness and differences; all cultures are simultaneously very similar 2 Nguyễn Hoàng Ánh (2004), Vai trò của văn hoá trong kinh doanh quốc tế và vấn đề xây dựng văn hoá kinh doanhViệt Nam, Luận Án TS Kinh tế, tr.9. 3 Charles W.L.Hill (2007), International Business, NXB Mc Graw Hill, xuất bản lần thứ 6, tr. 89. 4 S. Tamer Cavusgil, Gary Knight, John R. Riesenberger (2007), International Business: Strategy, Management and The New Reality, NXB Prentice Hall, tr. 129. 5 and very different). 5 Với tư cách là một cá nhân, chúng ta sở hữu những đặc tính chung, đặc trưng cho loài người nhưng với tư cách là những nhóm người hay những xã hội thì chúng ta lại có rất nhiều điểm khác biệt. Chẳng hạn, một số xã hội mang tính cá nhân cao như xã hội Mỹ trong khi đó lại có những xã hội mang tính tập thể cao như xã hội Nhật Bản. Sự thay đổi và phát triển của văn hoá trong từng xã hội giúp tạo nên những nét đặc trưng để phân biệt xã hội đó với các xã hội khác. Như vậy, theo quan điểm của Harry Triandis thì văn hoá chính là yếu tố biểu hiện lối sống của các thành viên trong một xã hội như cách ăn, mặc, ở, đi lại Thêm vào đó, văn hoá còn biểu hiện trong cách đối xử của cá nhân với nhau và với những nhóm người khác. Và quan trọng nhất là qua văn hoá chúng ta thấy được niềm tin và các giá trị của một xã hội cũng như thế giới quan của họ. Nếu như ban đầu khi được chính thức trở thành một khái niệm mang tính khoa học, văn hoá mới chỉ được đề cập nhiều trong nhiều nghiên cứu về mặt xã hội thì hiện nay nó còn được nghiên cứu sâu sắc trong cả lĩnh vực kinh tế - lĩnh vực dường như “ít liên quan” đến văn hoá. Định nghĩa về văn hoá tiêu biểu trong kinh tế được đưa ra bởi Geert Hofstede, một chuyên gia trong lĩnh vực giao lưu văn hoáquản lý người Hà Lan. Ông định nghĩa “Văn hoá là sự chương trình hoá chung của tinh thần, giúp phân biệt các thành viên của nhóm người này với thành viên của nhóm người khác… Theo đó, văn hoá bao gồm các hệ thống giá trị và các giá trị là một trong những yếu tố nền tảng của văn hoá” (Culture is defined as the collective programming of the mind which distinguishes the members of one human group from another Culture, in this sense, includes systems of values; and values are among the building blocks of culture). 6 Một mặt, văn hoá bao hàm những ý niệm trừu tượng về cái họ cho là đúng đắn và luôn khát khao vươn tới. Mặt khác, văn hoá còn bao hàm những quy tắc, luật lệ làm hình thành nên cách cư xử của con người trong những tình huống cụ thể. Như vậy, có thể thấy trong mỗi định nghĩa, văn hoá lại được nhìn nhận dưới những góc độ khác nhau, đặc trưng cho từng lĩnh vực nghiên cứu của các học giả. 5 S. Tamer Cavusgil, Gary Knight, John R. Riesenberger (2007), International Business: Strategy, Management and The New Reality, NXB Prentice Hall, tr. 129. 6 Charles W.L. Hill (2007), International Business, NXB Mc Graw Hill, xuất bản lần thứ 6, tr. 89. 6 Đó là yếu tố tạo nên tính đa dạng và phức tạp đúng với bản chất đa chiều của văn hoá. Tuy vậy, hiện nay cộng đồng quốc tế cũng đã hầu hết công nhận định nghĩa về văn hoá của Tổng giám đốc UNESCO, ông Frederico Mayor. Định nghĩa được chấp nhận tại Hội nghị liên chính phủ về các chính sách văn hoá năm 1970 họp tại Venice, Ý và được phát biểu như sau: “Văn hoá bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi, hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống và lao động”. 7 Theo đánh giá của cá nhân người viết, đây là định nghĩa rất rộng và khá hoàn chỉnh. Nó đã bao hàm những giá trị vật chất và giá trị tinh thần, những giá trị truyền thống và những giá trị hiện đại do con người kiến tạo nên. Từ đó hình thành nên những nét đặc trưng trong văn hoá của từng quốc gia, từng dân tộc. Định nghĩa này được người viết chọn làm cơ sở để nghiên cứu các vấn đề tiếp theo. 1.1.1.2. Đặc điểm của văn hoá Văn hóa mang rất nhiều đặc điểm khác nhau đúng như tính chất đa chiều, phức tạp của nó nhưng tựu chung lại nó mang những nét đặc trưng sau: 8 - Văn hoá mang tính tập quán: Thật vậy, các nền văn hoá khác nhau thì biểu hiện đầu tiên là sự khác nhau trong tập quán. Đó là những thói quen, nếp sống khác nhau. Chẳng hạn như người Châu Á có thói quen dùng cơm bằng đũa trong khi đó người Châu Âu lại có thói quen dùng cơm bằng dao, dĩa. - Văn hoá mang tính cộng đồng cao: Văn hoá không thể tồn tại do chính bản thân nó mà phải dựa vào sự tác động qua lại và củng cố của mọi thành viên trong cộng đồng. Tính cộng đồng trong văn hoá thể hiện ở việc các thành viên dù muốn hay không vẫn thường bị chi phối bởi nó. Một ví dụ là ở Việt Nam thời phong kiến thường có tục lệ “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Và theo đó, rất nhiều trường hợp con cái không được tự do lựa chọn mà phải nghe theo sự sắp đặt của cha mẹ trong chuyện hôn nhân. 7 Nguyễn Hoàng Ánh, “Vai trò của văn hoá trong kinh doanh quốc tế và vấn đề xây dựng VHKD tại Việt Nam”, Luận án TS Kinh tế, 2004, tr. 10. 8 Nguyễn Hoàng Ánh, “Vai trò của văn hoá trong kinh doanh quốc tế và vấn đề xây dựng văn hoá kinh doanhViệt Nam”, Luận án TS Kinh tế, 2004, tr. 11. [...]... doanh quốc tế và vấn đề xây dựng văn hoá kinh doanhViệt Nam, Luận án TS Kinh tế, tr 59 19 quyết định đến tư duy trong kinh doanh, đến giao tiếp trong kinh doanhđến tâm lý tiêu dùng của người dân trong từng nền văn hoá 1.2.1 Ảnh hƣởng của văn hoá kinh doanh đến tƣ duy trong kinh doanh Nói đến tư duy trong kinh doanh quốc tế là nói đến lối nhận thức, quan niệm và thói quen kinh doanh của các thương. .. mại - Văn hoá tiêu dùng: tức là những tập quán, thị hiếu, quan điểm của người tiêu dùng khi lựa chọn, đánh giá để đi quyết định mua hàng 1.2 Ảnh hƣởng của VHKD đến quan hệ thƣơng mại quốc tế Ảnh hưởng của văn hoá đến hoạt động kinh doanh đã giúp hình thành nên một nền tiểu văn hoá mới đó là văn hoá kinh doanh Và VHKD chính là yếu tố then chốt, 32 Nguyễn Hoàng Ánh (2004), Vai trò của văn hoá trong kinh. .. như sau: Văn 26 Nguyễn Hoàng Ánh (2004), Vai trò của văn hoá trong kinh doanh quốc tế và vấn đề xây dựng văn hoá kinh doanhViệt Nam, Luận án TS Kinh tế, tr 52 16 hóa kinh doanh là việc sử dụng các nhân tố văn hoá vào trong hoạt động kinh doanh của chủ thể, là cái văn hoá mà các chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình kinh doanh hình thành nên những kiểu kinh doanh ổn định và đặc thù của họ”.27... Văn hoá kinh doanh và Triết lý kinh doanh, NXB Chính trị Quốc Gia, tr 69 Nguyễn Hoàng Ánh (2004), Vai trò của văn hoá trong kinh doanh quốc tế và vấn đề xây dựng văn hoá kinh doanhViệt Nam, Luận án TS Kinh tế, tr 50 29 Nguyễn Hoàng Ánh (2004), Vai trò của văn hoá trong kinh doanh quốc tế và vấn đề xây dựng văn hoá kinh doanhViệt Nam, Luận án TS Kinh tế, tr 51 28 17 hoá dân tộc, được các thành viên... kinh doanh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế 40 Donald Ball, Wendell McCulloch, Michael Geringer, Paul Frantz, Michael Minor (2007), International Business: The Challenge of Global Competition, NXB Mc Graw Hill, xuất bản lần thứ 9, tr 293 25 Chƣơng 2 ẢNH HƢỞNG CỦA VĂN HOÁ KINH DOANH ĐAN MẠCH ĐẾN QUAN HỆ THƢƠNG MẠI CỦA ĐAN MẠCH VỚI VIỆT NAM 2.1 Giới thiệu chung về Đan Mạch 2.1.1 Đất nƣớc Đan Mạch. .. biến và có ảnh hưởng rất nhiều đến thành công trong kinh doanh Cũng giống như giao tiếp, marketing cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của VHKD Xét về mặt ảnh hưởng của VHKD đến hoạt động marketing nói chung thì có hai ảnh hưởng, bao gồm ảnh hưởng trực tiếp và ảnh hưởng gián tiếp 37 Ảnh hưởng trực tiếp của VHKD lên hoạt động marketing là tác động lên chính hành vi của các chủ thể kinh doanh hay hành vi của các... tác làm ăn đến việc duy trì mối quan hệ thương mại lâu dài 1.2.2 Ảnh hƣởng của văn hoá kinh doanh đến giao tiếp trong kinh doanh Trong kinh doanh, giao tiếp đóng vai trò cực kỳ quan trọng từ khâu tiếp xúc đối tác, đàm phán ký kết hợp đồng đến việc duy trì mối quan hệ giữa các bên, nhất là khi các doanh nghiệp tiến hành kinh doanh xuyên văn hoá Những người mua và người bán đến từ những quốc gia khác nhau,... hoàn toàn có thể Hai khía cạnh trên có ảnh hưởng rất lớn đến tư duy trong kinh doanh và do đó sẽ ảnh hưởng đến phong cách làm việc cũng như phương thức hoạt động của các tổ chức kinh doanh Trong quan hệ thương mại quốc tế, cấu trúc xã hội là yếu tố quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý bởi họ phải lãnh đạo những người đến từ những nền văn hoá khác biệt với văn hoá của họ 25 Charles W.L Hill (2007), International... đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước”.26 Định nghĩa trên chưa nêu bật được bản chất của VHKD, ngược lại đã đánh đồng VHKD với kinh doanhvăn hoá, vì thế đã gây nhầm lẫn trong việc xác định đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của VHKD là những vấn đề văn hoá liên quan đến kinh doanh trong khi đó đối tượng của kinh doanhvăn hoá là việc kinh doanh đảm bảo tính đạo đức Khác với quan điểm trên, học... thành tố quan trọng của văn hoá, bao gồm rất nhiều những thái độ và niềm tin chi phối hành vi ứng xử của con người trong tất cả các lĩnh vực Trong lĩnh vực kinh doanh, tôn giáo cũng đóng một vai trò quan trọng bởi nó chi phối đến tư duy, đến giao tiếp, đến hành vi tiêu dùng của mỗi cá nhân và nhiều vấn đề khác Xét về ảnh hưởng của tôn giáo đến kinh doanh phải kể đến cả ảnh hưởng tích cực lẫn ảnh hưởng . đổi thương mại 41 2.3. Ảnh hưởng của văn hoá kinh doanh Đan Mạch đến quan hệ thương mại của Đan Mạch với Việt Nam 42 2.3.1. Đặc điểm văn hóa kinh doanh của Đan Mạch 42 2.3.3. Ảnh hưởng của văn. hệ thương mại quốc tế 19 1.2.1. Ảnh hưởng của văn hoá kinh doanh đến tư duy trong kinh doanh 20 1.2.2. Ảnh hưởng của văn hoá kinh doanh đến giao tiếp trong kinh doanh 21 1.2.3. Ảnh hưởng của. VỀ VĂN HOÁ KINH DOANH VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA VĂN HOÁ KINH DOANH ĐẾN THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ 3 1.1. Khái niệm về VHKD 3 1.1.1. Văn hoá 3 1.1.2. Văn hoá kinh doanh 16 1.2. Ảnh hưởng của VHKD đến quan hệ

Ngày đăng: 07/05/2014, 20:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w