1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dự án khu bảo tồn biển hòn mun và cấu trúc rạn san hô

23 861 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 391 KB

Nội dung

Tài liệu này dành cho sinh viên, học viên nghiên cứu và tham khảo làm đề tài tốt nghiệp, báo cáo và khóa luận tốt nghiệp hoặc tham khảo làm luận văn tại các trường trung cấp cao đẳng, đại học trên cả nước

Trang 1

GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ HÒN MUN.

Hòn Mun là một vùng biển rộng gồm 9 đảo như Hòn Tre, HònTằm, Hòn Cau, Hòn Mun, v.v

Tổng diện tích của toàn bộ khu bảo tồn là 160 km2, trong đó 122 km2

là diện tích mặt biển, 38 km2 là tổng

diện tích của các hòn đảo

Hòn Mun với rạn san hô và hệ sinh

vật biển đa dạng, phong phú là khu bảo

tồn biển đầu tiên và duy nhất của Việt

Nam hiện nay, đã được Quỹ Ðộng vật

hoang dã thế giới (WWF) đánh giá là

khu vực đa dạng sinh học biển bậc nhất

ở Việt Nam, đặc biệt rất phong phú về

san hô, hiện tại đã phát hiện được khoảng 350 loài Tuy nhiên, san hô tại đây đang ở trong tình trạng bị đe doạ nghiêm trọng do sự phát triển mạnh

mẽ của sao biển gai Acanthaster planci.

Vị trí địa lí của HÒN MUN

Nằm phía Đông Nam của Thành phố, cách bờ khoảng 12 km, đi tàu mất 40 phút Hòn Mun là khu bảo tồn biển đầu tiên cuả cả nước Hòn mun

có nhiều vách đá dựng đứng, nhiều hang hóc, nhiều kiểu đá tai mèo và đặcbiệt đen tuyền như gỗ Mun nên đảo mới có tên là Hòn Mun Hòn Mun là nơi tập trung và phát triển của nhiều loại san hô và các loài cá cảnh sống theo rạn san hô đủ màu, đủ sắc tạo thành một quần thể sinh vật biển tuyệt vời Vào những hè nắng tốt, nước trong xanh, ngồi trên tàu bạn có thể nhìn

Trang 2

thấy những rạn san hô dưỡi đáy biển và nhiều loài cá đủ màu sắc bơi lội dưới nước Nhưng muốn tận hưởng được sự tuyệt vời của Thế giới đại dương bạn phải trực tiếp bơi lặn để ngắm nhìn và khám phá sự tuyệt đẹp của những rạn san hô, cá cảnh đủ màu sắc trong làn nước trong xanh của biển cả Đồng thời trong khi bơi thỉnh thoảng bạn sẻ cảm nhận được dòng nước lạnh, nhưng khi bơi một lúc bạn sẽ gặp dòng nước ấm Vì hai dòng nước nóng và lạnh chảy qua khu này Một dòng nước lạnh từ phương Bắc chảy xuống và một dòng nóng từ xích đạo chảy ngược lên tạo cho bạn mộtcảm giác ngạc nhiên và thích thú.

DỰ ÁN KHU BẢO TỒN HÒN MUN

Dự án Khu bảo tồn biển Hòn Mun được tiến hành trong 4 năm, bắt

đầu vào tháng 6/2001 với sự tham gia của Bộ Thuỷ sản, UBND tỉnh Khánh Hoà và một số tổ chức quốc tế.

Dự án KBTB Hòn Mun do Bộ Thủy sản, UBND tỉnh Khánh Hòa và Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Thế giới (IUCN) thực hiện từ năm 2001 - 2005, được Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) tài trợ Sau khi dự án kết thúc, KBTB Hòn Mun được đổi thành KBTB vịnh Nha Trang

A_HIỆN TRẠNG

1- TRƯỚC KHI CÓ KHU BẢO TỒN

Một đánh giá về đa dạng sinh học biển của các nhà khoa học được thực hiện mới đây cho thấy trong vịnh Nha Trang có 350 loài san hô, 250

Trang 3

loài cá biển, 122 loài giáp xác, 27 loài da gai, 112 loài nhuyễn thể, 69 loài rong biển, ngoài ra còn có các hệ sinh thái rừng ngập mặn và thảm cỏ biển.Đây là một vùng biển có đa dạng sinh học được đánh giá là cao nhất ở nước ta.Vì vậy, Hòn Mun - vịnh Nha Trang được chọn để bảo tồn một khuvực “mẫu” đặc trưng về đa dạng sinh học biển Theo đó, Hòn Mun sẽ trở thành một KBTB có phân vùng và đa dụng nhằm bảo vệ các hệ sinh thái rạn san hô, rừng ngập mặn và cỏ biển tốt nhất còn lại của nước ta và có ý nghĩa quốc tế quan trọng; đồng thời tạo nên một mô hình đồng quản lý KBTB tại Việt Nam để có thể nhân rộng sang các khu vực khác.

2- SAU KHI CÓ KHU BẢO TỒN

Ở nước ta khái niệm bảo tồn biển còn rất mới mẻ, vì vậy trong giai đoạn đầu triển khai dự án thí điểm KBTB Hòn Mun, BQL dự án cũng như BQL KBTB Hòn Mun đã gặp không ít khó khăn và thách thức Hiện nay, KBTB Hòn Mun đang bị đe doạ bởi các phương thức khai thác hải sản bất hợp pháp (như đánh cá bằng chất nổ, chất độc), neo đậu tàu thuyền trực tiếp trên các rạn san hô, chưa có những phương án xử lý chất thải từ đất liền đổ ra biển hoặc từ các khóm đảo và từ các hoạt động du lịch mà san

hô là loài động vật rất nhạy cảm, dễ bị phá huỷ hoặc tổn thương bởi nhữngtác động đó Mặt khác, trình độ hiểu biết của cộng đồng địa phương khôngcao, cơ sở hạ tầng còn rất nghèo nàn; khi thực hiện bảo tồn, do có nhiều khu vực bị hạn chế khai thác nên ít nhiều đã ảnh hưởng đến đời sống của ngư dân, trong khi đó việc chuyển đổi nghề của họ lại gặp không ít khó khăn Đó là chưa kể đến một bộ phận không nhỏ dân cư sống ven vùng dự

án nhưng có các hoạt động khai thác tài nguyên trong vùng dự án cũng cần

sự giúp đỡ cải thiện sinh kế

Trang 4

Kinh nghiệm từ các KBTB ở một số nước trong khu vực cho thấy sau một vài năm bảo vệ, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái cỏ biển và hệ sinh tháirừng ngập mặn sẽ được khôi phục Với KBTB Hòn Mun cũng sẽ như vậy Khi đó khách du lịch sẽ được thụ hưởng một môi trường nước trong sạch với nhiều rạn san hô đẹp và nhiều loài sinh vật biển phong phú; ngư dân địa phương sẽ có những nguồn thu nhập bền vững, nguồn lợi hải sản sẽ tăng cao và đa dạng sinh học trong vùng sẽ được bảo tồn cho các thế hệ mai sau

MỤC ĐÍCH CỦA DỰ ÁN

Mục đích của dự án là bảo tồn những loài đặc trưng có ý nghĩa quốc

tế về đa dạng sinh học biển, trong tổng số 193 loài san hô và 176 loài

cá biển sinh sống trong vùng này Dự án còn nhằm nâng cao đời sống

của cộng đồng dân cư địa phương và hợp tác với các ngành liên quan để bảo vệ, quản lý hiệu quả đa dạng sinh học tại Hòn Mun và các đảo lân cận như một mô hình thí điểm về quản lý Khu bảo tồn biển Việt Nam

Việc xây dựng các khu bảo tồn biển (KBTB) là nhằm bảo tồn đa dạng sinhhọc biển phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục; phát triển nguồn lợi thuỷ sản, du lịch

Việc thiết lập KBTB nhằm mục đích bảo tồn đa dạng sinh học, phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu, giáo dục và phục vụ cho phát triển du lịch, dịch vụ vui chơi giải trí đồng thời cải thiện đời sống của ngư dân trong vùng

Trang 5

Chính vì thế, để duy trì đa dạng sinh học và phát triển nguồn lợi thuỷ sản,chúng ta cần xây dựng các KBTB quốc gia.

HIỆN TRẠNG CỦA HÒN MUN

kết quả khảo sát vừa qua của Viện Hải dương học Nha Trang cho thấy,

nhiều rạn san hô đẹp và hấp dẫn đã bị chết hoặc bị tàn phá do các hoạt động huỷ diệt như: Khai thác hải sản bằng chất nổ, hoá chất độc và các nguyên nhân khác Trong đó, vùng phía bắc đảo Hòn Tre bị tàn phá nặng

nề nhất Các rạn san hô bị chết chiếm một diện tích rộng và có rất

nhiều hố lớn do chất nổ gây ra Việc thả neo bừa bãi của một số tàu thuyền du lịch cũng làm các rạn san hô bị gãy nát nhiều Quần thể

“nhím bà” (một loài sao biển ăn san hô) phát triển nhanh cũng đang huỷ hoại các rạn san hô Các hoạt động khai thác hải sản quá mức đã

làm cạn kiệt nguồn lợi: các rạn san hô, tôm hùm, các loại nhuyễn thể và hải sâm

không một ai đủ tự tin khẳng định ngăn chặn triệt để tình trạng khai thác san hô Vì hiện nay tại khu bảo tồn sinh vật biển này, nhiều cán bộ tạiđịa phương đã thẳng thắn rằng: "Cấm đoán được gì đâu Bắt hôm trước hôm sau thấy dân ra lấy san hô lại Bắt dân tận diệt san hô còn khó khăn hơn bắt lâm tặc nên các cơ quan chức năng cứ ngó lơ." Theo lời 1 quan chức có thẩm quyền dự tính: "Mỗi năm, mất hơn 50 tấn san hô chưa kể mất san hô đen ở Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ninh, Hải Phòng, theo

đà này 20 năm nữa san hô không còn trong vùng biển Việt Nam "

CẤU TRÚC RẠN SAN HÔ

Trang 6

Rạn san hô là cấu trúc aragonit được tạo bởi các cơ thể sống Các

rạn san hô thường được thấy ở các vùng biển nhiệt đới nông mà trong nước có ít hoặc không có dinh dưỡng Mức dinh dưỡng cao chẳng hạn nhưnước thải từ các vùng nông nghiệp có thể làm hại rạn san hô do sự phát triển nhanh của tảo.[1] Tại hầu hết các rạn san hô, sinh vật thống trị là các loài san hô đá, các quần thể thích ti tạo ra bộ xương ngoài bằng cacbonat canxi (đá vôi) Sự tích lũy các chất tạo xương, bị phá vỡ và dồn đống bởi sóng biển và sự xâm thực sinh học, tạo nên cấu trúc đá vôi lớn nâng đỡ san

hô đang sống và làm chỗ trú ẩn cho rất nhiều loài động thực vật khác

Các rạn san hô được tạo dựng từ các bộ xương san hô và được gắn với

nhau bởi các lớp cacbonat canxi do tảo coralline (họ Corallinaceae) tiết ra.Rạn san hô là các hệ sinh thái biển cực kỳ đa dạng, là nơi sinh sống của hơn 4.000 loài cá, vô số loài thích ti (Cnidaria), thân mềm, giáp xác và nhiều động vật khác

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA RẠN SAN HÔ

Những mối đe dọa

1- ẢNH HƯỞNG CỦA TỰ NHIÊN

Xâm thực sinh học (sự phá hủy san hô) kiểu

này có thể do hiện tượng san hô bạc mầu gây ra

San hô rất nhạy cảm với các thay đổi trong môi

trường tự nhiên Các nhà khoa học đã tiên đoán

rằng đến năm 2030 hơn 50% các rạn san hô trên thế giới có thể bị hủy

Trang 7

diệt[15]; do đó, chúng thường được các luật môi trường bảo vệ Một rạn san

hô có thể dễ dàng bị ngập trong tảo nếu trong nước có quá nhiều dinh dưỡng San hô cũng sẽ chết nếu nhiệt độ nước thay đổi vượt quá 1-2 độ ra ngoài khoảng bình thường, hoặc nếu độ mặn trong nước giảm Dấu hiệu ban đầu của ứng suất môi trường là việc san hô thải tảo vàng đơn bào; không có tảo đơn bào cộng sinh của mình, các mô san hô sẽ mất mầu và để

lộ mầu trắng của bộ xương cacbonat canxi, một hiện tượng được gọi là san

hô bạc màu.Cuối cùng, nhiệt độ nước cao hơn bình thường do các hiện tượng khí hậu như El Nino và sự ấm lên toàn cầu có thể làm san hô bạc mầu

2- ẢNH HƯỞNG CỦA CON NGƯỜI

Các hoạt động của con người tiếp tục là mối đe dọa lớn nhất và duy nhất đối với các rạn san hô trong các đại dương của Trái Đất Cụ thể, sự ô

với các hệ sinh thái này Sự phá hoại về vật lý đối với các rạn san hô do giao thông hàng hải gây ra cũng là một vấn đề Ngành kinh doanh hải sản

dụng xyanua và các hóa chất khác khi đánh bắt các loài cá nhỏ

Nhưng mối đe dọa lớn không kém là những hoạt động diễn ra hàng ngày Các tàu thuyền đánh cá, du lịch xả rác, dầu máy ra vịnh, phòng vệ sinh trên tàu không có két chứa Chất thải từ thức ăn thừa của tôm cá và chất thải sinh hoạt của con người

Theo The Nature Conservancy, nếu sự phá hủy tăng lên theo tốc độ hiện hành, 70% các rạn san hô trên thế giới sẽ biến mất trong vòng 50 năm tới

Trang 8

Sự mất mát này sẽ là một thảm họa kinh tế đối với những đất nước ở vùng nhiệt đới Hughes, (2003), viết rằng "với dân số thế giới ngày càng tăng vàcác hệ thống vận tải và lưu trữ ngày càng phát triển, ảnh hưởng của con người đối với các rạn san hô sẽ có quy mô tăng theo cấp lũy thừa."[9]

Hiện nay, các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau đối với các hệ thống rạn san hô Có nhiều nhân tố, trong đó có vai trò của các đại dương như chìm lún điôxít cacbon, các thayđổi trong khí quyển Trái Đất, tia cực tím, sự axít hóa đại dương, virus sinh học, ảnh hưởng của bão cát, các chất ô nhiễm khác nhau, ảnh hưởng của sựbùng nổ tảo v.v

Tuy san hô được tìm thấy ở cả các vùng biển nhiệt đới cũng như ôn đới, nhưng các rạn san hô chỉ hình thành ở khu vực hai bên đường xích đạo trải

từ vĩ độ 30° Bắc đến 30° Nam; mặc dù các loại san hô tạo rạn không sống tại các độ sâu quá 30 m (100 ft) nhiệt độ có ảnh hưởng ít hơn đến phân bố của san hô, nhưng người ta thường cho rằng không có san hô sống trong những vùng nước có nhiệt độ dưới 18°C

Các loài san hô tạo rạn hoặc san hô hermatypic chỉ được tìm thấy ở những vùng có ánh sáng (độ sâu tối đa 50 m), độ sâu đủ ánh sáng mặt trời cho sự quang hợp

Trang 9

ĐA DẠNG SINH HỌC Ở RẠN SAN HÔ

Brian Huse, giám đốc điều hành Liên minh Rạn San hô tại San Francisco (Mỹ), cho biết: "Rạn san hô là hệ sinh thái phức tạp bậc nhất trên Trái

đất Chúng chỉ chiếm chưa

đầy 1% diện tích đại

dương, nhưng lại là mái

nhà cho 25% các loài sinh

vật biển Và chúng tôi cũng

không biết được một cách

đầy đủ các loài đấy: các

loài mới vẫn liên tục được

xác định.”

Đàn cá Pennantfish, Pyramid và Milletseed butterflyfish

Tuy ở tại các vùng nước

nhiệt đới ít dinh dưỡng, các

rạn san hô hỗ trợ một hệ

thống đa dạng sinh học đặc

biệt Quá trình luân chuyển

sống trong rạn giải thích tại

sao các rạn san hô sinh sôi

Trang 10

nảy nở tại những vùng nước này; sự tái sử dụng làm giảm tổng lượng dinh dưỡng cần cho cả cộng đồng.

Vi khuẩn lam cũng cung cấp các muối nitrat hòa tan cho rạn san hô bằng quá trình cố định nitơ San hô hút các chất dinh dưỡng trực tiếp từ nước, trong đó có nitơ và phốtpho vô cơ, và ăn các sinh vật phù du theo nước trôingang qua các polip.[6] Do đó, hiệu suất sơ cấp của một rạn san hô là rất cao, dẫn đến giá trị cao nhất trên mỗi mét vuông ở mức 5-10g C m-2/ngày.[7] Các "nhà sản xuất" trong các cộng đồng rạn san hô gồm có tảo đơn bào cộng sinh, tảo san hô, và nhiều loại rong biển, cùng một số tảo loại nhỏ.[6]

Các rạn san hô là nơi trú ngụ của nhiều loài cá nhiệt đới hoặc cá chuyên sống trong rạn san hô, chẳng hạn như các loài cá bướm (Chaetodontidae),

(Scaridae) nhiều màu sắc Ngoài ra còn có các nhóm cá khác như cá mú

(Epinephelinae), cá hồng (Lutjanidae), Haemulidae và cá bàng chài

(Labridae) Hơn 4.000 loài cá sống tại các rạn san hô.[4]

sứa), giun, một số loài

giáp xác (tôm, tôm

rồng, và cua), động vật

thân mềm (động vật

chân đầu

Trang 11

(Cephalopoda), động vật da gai (sao biển, nhím biển và hải quỳ), động vật

Các rặng san hô cung cấp chỗ trú ẩn và thức ăn cho cá, tôm cua và nhiều loài sinh

vật khác.

san hô, ngoại trừ các loài thuộc bộ Cá voi thỉnh thoảng ghé qua, trong đó

khi một số loài khác ăn tảo và tham gia vào các lưới thức ăn phức tạp

Nhiều loài động vật không xương sống trú ngụ ngay tại nền đá san hô, hoặc khoét vào trong bề mặt đá vôi, hoặc sống trong các hốc và khe có sẵn Các động vật khoét đá gồm có bọt biển, động vật thân mềm 2 mảnh

vỏ, và các loài thuộc nhóm sá sùng (Sipuncula) Sống trên rạn san hô còn

có nhiều loại khác, đặc biệt là các loài giáp xác và giun nhiều tơ

(Polychaeta).[5]

TÁC DỤNG CỦA RẠN SẠN HÔ

Một rạn san hô có thể là một ốc đảo cho sinh vật biển.

Trên phạm vi toàn cầu, chúng là môi trường sống cho hơn 4.000 loài

cá, 700 loài san hô, hàng ngàn loài động vật và thực vật khác Rạn san hô được ví như là kho báu dưới đáy đại dương đối với các nhà nghiên cứu y học, đê chắn sóng che chở cho các vùng duyên hải

Rạn san hô dưới đáy biển có tầm quan trọng như rừng nhiệt đới đầu nguồn

ở trên cạn

Trang 12

Rạn san hô là ngôi nhà chung của rất nhiều loài hải sản biển Chất lượng các rạn san hô liên quan đến 50% sản lượng nguồn lợi thuỷ sản trên thế giới Ngoài ra, rạn san hô, là bức tường bảo vệ dải thềm lục địa, ngăn chặn

sự xâm lấn của biển cả vào đất liền

NHŨNG QUẦN THỂ CHÍNH Ở RẠN SAN HÔ

1 SAN HÔ

a) ĐỊNH NGHĨA

San hô là các sinh vật biển thuộc lớp San hô (Anthozoa) tồn tại dưới dạng

các thể polip nhỏ giống hải quỳ, thường sống thành các quần thể gồm nhiều cá thể giống hệt nhau Các cá thể này tiết ra cacbonat canxi để tạo bộxương cứng, xây nên các rạn san hô tại các vùng biển nhiệt đới

Một "đầu" san hô thực tế được tạo từ hàng ngàn cá thể polip có cấu tạo gengiống hệt nhau, mỗi polip chỉ có dường kính vài milimet Sau hàng ngàn thế hệ, các polip này để lại một khung xương là đặc trưng về loài của

chúng Mỗi đầu san hô phát triển nhờ sự sinh sản vô tính của các polip San hô còn sinh sản hữu tính bằng các giao tử, được giải phóng đồng thời trong một thời kì từ một đến vài đêm liên tiếp trong kì trăng tròn.Tuy san

hô có thể dùng các tế bào châm (nematocyst) tiết chất độc tại các xúc tu để

hô phụ thuộc vào ánh sáng mặt trời và phát triển ở các vùng nước trong và nông, thường ở độ sâu không tới 60 m

Trang 13

b) CẤU TẠO

Cấu tạo của một polip san hô

Tuy một đầu san hô trông như

một cơ thể sống, nhưng nó

thực ra là đầu của nhiều cá thể

giống nhau hoàn toàn về di

ở giữa - cửa duy nhất tới xoang vị (hay dạ dày), cả thức ăn và bã thải đều

đi qua cái miệng này

Dạ dài đóng kín tại đáy polip, nơi biểu mô tạo một bộ xương ngoài được gọi là đĩa nền Bộ xương này được hình thành bởi một vành hình khuyên chứa canxi ngày càng dầy thêm (xem ở dưới) Các cấu trúc này phát triển theo chiều thẳng đứng và thành một dạng ống từ đáy polip, cho phép nó covào trong bộ xương ngoài khi cần trú ẩn

Polip mọc bằng cách phát triển khoang hình cốc (calices) theo chiều dọc, đôi khi chia thành vách ngăn để tạo một đĩa nền mới cao hơn Qua nhiều

Ngày đăng: 04/11/2014, 18:35

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

HÌNH THỨC SINH SẢN CỦA SAN HÔ - Dự án khu bảo tồn biển hòn mun và cấu trúc rạn san hô
HÌNH THỨC SINH SẢN CỦA SAN HÔ (Trang 15)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w