1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

phân tích thống kê hoạt động tín dụng của ngân hàng tmcp công thương việt nam- chi nhánh hà nội giai đoạn 2004-2010

76 369 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 1,37 MB

Nội dung

Dự đoán doanh số thu nợ...47 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM -CHI NHÁNH HÀ NỘI...49 KẾT LUẬN...51 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ PHẢN ÁNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1 Những vấn đề cơ bản về ngân hàng thương mại 3

1.1.1 Ngân hàng thương mại 3

1.1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại 3

1.1.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại 3

1.1.1.3 Các loại hình ngân hàng thương mại ở nước ta hiện nay 5

1.1.1.4 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại 6

1.1.2 Tổng quan về hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 8

1.1.2.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng 8

1.1.2.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng 8

1.1.2.3 Phân loại tín dụng ngân hàng 9

1.2 Hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại 11

1.2.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô tín dụng 11

1.2.1.1 Tổng vốn huy động 11

1.2.1.2 Doanh số cho vay 11

1.2.1.3 Doanh số thu nợ 11

1.2.1.4 Dư nợ 11

1.2.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tín dụng 12

1.2.2.1 Cơ cấu vốn huy động: 12

1.2.2.2 Cơ cấu sử dụng vốn 12

Trang 2

1.2.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tín dụng 13

1.2.3.1 Khả năng sử dụng vốn: 14

1.2.3.2 Vòng quay vốn tín dụng: 14

1.2.3.3 Hệ số thu nợ 14

1.2.3.4 Hệ số nợ xấu 14

CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2004-2010 16

2.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam -Chi nhánh Hà Nội 16

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 16

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ các phòng ban 17

2.1.3 Các hoạt động chủ yếu của chi nhánh 19

2.1.4 Chỉ tiêu kinh doanh năm 2011 21

2.2 Đặc điểm nguồn số liệu và phương pháp thống kê phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội : 22 2.2.1 Đặc điểm nguồn số liệu : 22

2.2.2 Phương pháp thống kê phân tích hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Thành phố Hà Nội : 22

2.2.2.1 Phương pháp dãy số thời gian: 22

2.2.2.2 Phương pháp đồ thị: 22

2.2.2.3 Phương pháp chỉ số: 23

2.3 Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2004-2010 : 24

2.3.1 Phân tích biến động quy mô tín dụng: 24

Trang 3

2.3.1.1 Phân tích biến động quy mô vốn huy động: 24

2.3.1.2 Phân tích biến động quy mô doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ: 26

2.3.2 Phân tích biến động cơ cấu tín dụng: 30

2.3.2.1 Biến động cơ cấu tổng vốn huy động: 30

2.3.2.2 Biến động cơ cấu dư nợ 34

2.3.3 Phân tích hiệu quả tín dụng ngân hàng: 39

2.3.3.1 Khả năng sử dụng vốn: 39

2.3.3.2 Vòng quay vốn tín dụng: 39

2.3.3.3 Hệ số thu nợ: 40

2.3.3.4 Hệ số nợ xấu: 41

2.3.4 Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội 42

2.3.5 Dự báo quy mô tín dụng 45

2.3.5.1.Dự báo doanh số cho vay 45

2.3.5.2 Dự đoán doanh số thu nợ 47

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM -CHI NHÁNH HÀ NỘI 49

KẾT LUẬN 51

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 5

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của ngân hàng TMCP Công thương chi

nhánh Hà Nội 17

BẢNG

Bảng 2.1: Các chỉ tiêu biểu hiện mức độ biến động nguồn vốn huy động của Ngân

hàng TMCP Công thương chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2004-2010 24Bảng 2.2 : Quy mô doanh số cho vay của ngân hàng TMCPCông Thương Chi nhánh

Hà Nội giai đoạn 2004-2010 26Bảng 2.3 : Quy mô doanh số thu nợ của ngân hàng TMCP Công Thương Chi nhánh

Hà Nội giai đoạn 2004-2010 27Bảng 2.4: Biến động dư nợ của Ngân hàng TMCP Công thươngViệt Nam 28Bảng 2.5: Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng huy động của Ngân hàng TMCP Công

thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2004-2010 30Bảng 2.6: Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền của Ngân hàng TMCP Công thương

Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2004-2010 32Bảng 2.7: Cơ cấu vốn huy động theo thời hạn của Ngân hàng TMCP Công thương

Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2004-2010 33Bảng 2.8: Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế của chi nhánh Hà Nội ngân hàng

TMCP Công Thương Việt Nam giai đoạn 2004-2010 35Bảng 2.9: cơ cấu dư nợ theo loại tiền của chi nhánh Hà Nội ngân hàng TMCP Công

thươngViệt Nam giai đoạn 2004-2010 36Bảng 2.10 :Cơ cấu dư nợ theo thời hạn của chi nhánh Hà Nội Ngân hàng TMCP

Công thương Việt Nam giai đoạn 2004-2010 37Bảng 2.11: Khả năng sử dụng vốn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam -

Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2004-2010 39Bảng 2.12: Vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam -

Chi nhánh Chương Dương giai đoạn 2003-2009 40

Trang 6

Bảng 2.13: Hệ số thu nợ của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2004-2010 41Bảng 2.14: Tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi

nhánh Hà Nội giai đoạn 2004-2010 42Bảng 2.15: Biến động doanh số thu nợ do ba nhân tố vòng quay vốn tín dụng, 44Bảng 2.16: Các mô hình dự đoán doanh số cho vay của Ngân hàng TMCP Công

thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội 46Bảng 2.17: Dự báo doanh số thu nợ của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam -

Chi nhánh Hà Nội năm 2011 46Bảng 2.18: Các mô hình dự đoán doanh số thu nợ của Ngân hàng TMCP Công

thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội 47Bảng 2.19: Dự báo doanh số thu nợ của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam -

Chi nhánh Hà Nội năm 2011 48

BIỂU

Biểu đồ 2.1: Biến động quy mô tổng vốn huy động của Ngân hàng TMCP Công

thương Việt Nam – chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2004-2010 26Biểu đồ 2.2: Biến động quy mô doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ của Ngân

hàng TMCP Công thươngViệt Nam Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2004-2009 29Biểu đồ 2.3: Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng huy động của Ngân hàng TMCP Công

thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2004-2010 31Biểu đồ 2.4: Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền của Ngân hàng TMCP Công thương

Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2004-2010 32Biểu đồ 2.5 : Cơ cấu vốn huy động theo thời hạn của Ngân hàng TMCP Công thương

Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2004-2010 34Biểu đồ 2.6: Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế của chi nhánh Hà Nội ngân hàng

TMCP Công Thương Việt Nam giai đoạn 2004-2010 35Biểu đồ 2.7: Cơ cấu dư nợ theo loại tiền của chi nhánh Hà Nội ngân hàng TMCP

Công thương Việt Nam giai đoạn 2004-2010 37Biểu đồ 2.8 : Cơ cấu dư nợ theo thời hạn của chi nhánh Hà Nội Ngân hàng TMCP

Trang 7

Công thương Việt Nam giai đoạn 2004-2010 38

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

Hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành những xung lực cho quá trìnhđổi mới và phát triển của nền kinh tế, cùng với sự phát triển của hệ thống tài chínhViệt Nam Sau gần 3 thập kỷ tiến hành cải cách, hệ thống ngân hàng hàng thươngmại Việt Nam đã trải qua 2 giai đoạn phát triển đáng lưu ý: giai đoạn đầu 1990-

1996 là sự tăng vọt của cầu về dịch vụ ngân hàng của thời kỳ chuyển đổi, giai đoạntiếp theo từ 1997 đến nay là củng cố, chấn chỉnh hệ thống ngân hàng Ngày nay, hệthống các ngân hàng thương mại (NHTM) ở nước ta đã có những bước phát triểnvượt bậc Trải qua chặng đường trên, hệ thống NHTM Việt Nam đã không ngừngphát triển lớn mạnh về quy mô, chất lượng, hiệu quả hoạt động cũng như các mạnglưới chi nhánh rải khắp trên nhiều khu vực Đối tượng khách hàng của các NHTMkhông những bao gồm các doanh nghiệp, công ty, mà còn có các hộ sản xuất kinhdoanh và cá thể Trong những năm qua, hoạt động ngân hàng đã góp phần tích cựccho các dịch vụ huy động vốn, tài trợ vốn hoạt động sản xuất kinh doanh, thu hútvốn đầu tư của nước ngoài…Chính vì thế mà các NHTM đã trở thành kênh cungứng vốn hiệu quả cho nền kinh tế

Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu nhất trong hoạt động kinh doanhcủa ngân hàng Song đây cũng là hoạt động có mức rủi ro cao nhất Do đó, hiệu quả

và chất lượng tín dụng là một yếu tố rất quan trọng Điều này yêu cầu ngân hàngphải quản lý, giám sát thường xuyên hoạt động này, nhằm giảm thiểu rủi ro, nângcao hiệu quả tín dụng và khả năng cạnh tranh của ngân hàng

Nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động tín dụng của Ngân hàng Vớinhững kiến thức đã học và qua thực tế tại Ngân hàng TMCP Công thươngViệt

Nam-chi nhánh Hà Nội, em xin mạnh dạn chọn đề tài :” Phân tích thống kê hoạt

động tín dụng của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2004-2010”.

Ngoài phần mở đầu, kiến nghị - kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,chuyên đề được trình bày theo 2 chương:

Trang 9

Chương 1 : Tổng quan về hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại

và hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại.

Chương 2 : Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2004-2010.

Do thời gian nghiên cứu cũng như kiến thức thực tế không nhiều, bài chuyên

đề của em còn nhiều điểm chưa đề cập đến và còn có những thiếu sót nhất định Rấtmong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo cùng các bạn để chuyên đề được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Thống Kêhướng dẫn chuyên đề cùng toàn thể các anh chị trong Ngân hàng Công thương ViệtNam – chi nhánh Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong thời gian thực tập vànghiên cứu viết chuyên đề Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Th.S Cao QuốcQuang đã hướng dẫn tận tình và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này

Em xin chân thành cảm ơn !

Trang 10

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ PHẢN ÁNH

HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Những vấn đề cơ bản về ngân hàng thương mại

1.1.1 Ngân hàng thương mại

1.1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại

Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất trong nền kinh

tế Ngân hàng có nhiều loại khác nhau phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tếnói chung và hệ thống tài chính nói riêng Trong đó ngân hàng thương mại thườngchiếm tỉ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượng các ngân hàng Ngânhàng là tổ chức thu hút tiết kiệm lớn nhất trong hầu hết mọi nền kinh tế Hàng triệu

cá nhân, hộ gia đình, và các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội đều gửi tiền tạingân hàng Ngân hàng đóng vai trị là thủ quỹ của toàn xã hội Ngân hàng là công cụquan trọng trong chính sách kinh tế của chính phủ nhằm phát triển kinh tế một cáchbền vững Vì vậy, ngân hàng thương mại có vị trí rất quan trọng trong hệ thốngngân hàng cũng như trong nền kinh tế quốc dân Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa

về ngân hàng thương mại:

Theo pháp lệnh ngân hàng do Hội đồng nhà nước thông qua ngày 23/5/1990 xácđịnh: “Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu vàthường xuyên là nhận tiền gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền

đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”

Theo luật của các tổ chức tín dụng do Quốc hội thông qua ngày 12/12/1997, cóđịnh nghĩa là: “Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiệntoàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan”

Tóm lại, ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tài chính quan trọngnhất của nền kinh tế Với hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi củakhách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay đầu tư, thựchiện nghiệp vụ chiết khấu và cung ứng các dịch vụ thanh toán

1.1.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại

Chức năng trung gian tài chính

Ngân hàng thương mại là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủyếu là chuyển tiết kiệm thành đầu tư, đòi hỏi tiếp xúc với hai loại cá nhân và tổchức trong nền kinh tế

Trang 11

(1) Các cá nhân và tổ chức tạm thời thâm hụt chi tiêu (chi tiêu cho tiêu dùng

và đầu tư vượt quá thu nhập)

(2) Các cá nhân và tổ chức thặng dư trong chi tiêu (thu nhập hiện tại của họlớn hơn các khoản chi tiêu cho hàng hoá, dịch vụ), do vậy họ có tiền để tiết kiệm

Sự tồn tại hai loại cá nhân và tổ chức trên hoàn toàn độc lập với ngân hàng.Tất yếu

là tiền sẽ chuyển từ nhóm (2) sang nhóm (1) nếu cả hai cùng có lợi Vì vậy, thunhập gia tăng là động lực tạo ra mối quan hệ tài chính giữa hai nhóm Nếu dòng tiền

di chuyển với điều kiện phải quay trở lại với một lượng lớn hơn trong một khoảngthời gian nhất định thì đó là quan hệ tín dụng

Như vậy với chức năng này, ngân hàng thương mại đã tập hợp các người tiếtkiệm và đầu tư, vì vậy mà giải quyết được mâu thuẫn của tín dụng trực tiếp Ngânhàng thương mại đã góp phần tạo lợi ích công bằng cho tất cả các đối tượng trongquan hệ tín dụng

Bản thân ngân hàng thương mại cũng thu được lợi nhuận từ chênh lệch giữalãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi

Với chức năng trung gian tài chính, ngân hàng thương mại góp phần thúc đẩytăng trưởng kinh tế, lưu thông tiền tệ, ổn định sức mua đồng tiền, kiềm chế lạmphát Đây là chức năng đặc trưng và cơ bản nhất của ngân hàng thương mại

Chức năng tạo phương tiện thanh toán

Ngân hàng thương mại tạo ra các khoản tiền gửi thanh toán

Trong điều kiện phát triển thanh toán qua các ngân hàng, các khách hàng nhậnthấy nếu họ có được số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán, họ có thể chi trả để cóđược hàng hóa và các dịch vụ theo yêu cầu Khi ngân hàng cho vay, số dư trên tàikhoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tăng lên thì khách hàng có thể dựng đểmua hàng và dịch vụ Do đó, bằng việc cho vay (hay tạo tín dụng ) các ngân hàng

đã tạo ra phương tiện thanh tốn

Toàn bộ hệ thống ngân hàng cũng tạo phương tiện thanh toán khi các khoảntiền gửi được mở rộng từ ngân hàng này đến ngân hàng khác trên cơ sở cho vay.Khi khách hàng tại một ngân hàng sử dụng khoản tiền vay để chi trả thì sẽ tạo nênkhoản thu ( tức là làm tăng số dư tiền gửi) của một khách hàng khác tại một ngânhàng khác, từ đó tạo ra khoản cho vay mới Trong khi không một ngân hàng riêng lẻnào có thể cho vay lớn hơn dự trữ dư thừa, toàn bộ hệ thống ngân hàng có thể tạo rakhối lượng tiền gửi (tạo phương tiện thanh toán) gấp bội thông qua hoạt động chovay (tạo tín dụng)

Trang 12

Chức năng trung gian thanh toán

Ngân hàng trở thành trung gian toán lớn nhất hiện nay ở hầu hết các quốc gia.Thay mặt khách hàng, ngân hàng thực hiện thanh toán các giá trị hàng hoá và dịch

vụ Để việc thanh toán nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí, ngân hàng đưa

ra cho khách hàng nhiều hình thức thanh toán như thanh toán bằng séc, uỷ nhiệmchi, nhờ thu, các loại thẻ…cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ

và cung cấp tiền giấy khi khách hàng cần Các ngân hàng còn thực hiện thanh toán

bù trừ với nhau thông qua ngân hàng trung ương hoặc thông qua các trung tâmthanh toán.Công nghệ thanh toán qua ngân hàng càng hiệu quả cao khi quy mô sửdụng công nghệ đó càng mở rộng Nhiều hình thức thanh toán được chuẩn hóa gópphần tạo tính thống nhất trong thanh toán.Vì vậy, các trung tâm thanh toán quốc tếđược thiết lập đã làm tăng hiệu quả thanh toán qua các ngân hàng, biến ngân hàngtrở thành trung tâm thanh toán quan trọng và có hiệu quả, phục vụ đắc lực cho nềnkinh tế toàn cầu

1.1.1.3 Các loại hình ngân hàng thương mại ở nước ta hiện nay

Ngân hàng thương mại quốc doanh

Ngân hàng thương mại quốc doanh là NHTM mà vốn sở hữu do nhà nướccấp.Ngân hàng thương mại quốc doanh là ngân hàng chủ lực trong hệ thống ngânhàng thương mại Việt Nam hiện nay

Các ngân hàng thương mại quốc doanh ở nước ta hiện nay:

- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (AGRIBANK)

- Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB)

Ngân hàng thương mại cổ phần

Ngân hàng này được thành lập thông qua phát hành các cổ phiếu Việc nắmgiữ cổ phiếu cho phép người sở hữu có quyền tham gia quyết định các hoạt độngcủa ngân hàng, tham gia chia cổ tức từ thu nhập của ngân hàng đồng thời phải gánhchịu các tổn thất có thể xảy ra Do vốn sở hữu được hình thành thông qua sự tậptrung, các ngân hàng cổ phần có khả năng tăng vốn nhanh chóng, vì vậy thường làcác ngân hàng lớn Các tổ hợp các ngân hàng lớn nhất thế giới hiện nay là các ngânhàng thương mại cổ phần Các ngân hàng TMCP thường có phạm vi hoạt độngrộng, đa năng, có nhiều chi nhánh, công ty con Khả năng đa dạng hoá cao nên cácngân hàng TMCP có thể giảm rủi ro gây nên bởi tính chuyên môn hoá (thiên tai củamột vùng, sự suy thoái của một ngành hoặc một quốc gia…), song chúng thường

Trang 13

phải chịu các rủi ro từ cơ chế quản lý phân quyền.

Dưới đây là một số các ngân hàng thương mại cổ phần lớn hiện nay ở nước tachủ yếu cấp tín dụng cho các doanh nghiệp tư nhân và cá nhân:

-Ngân hàng TMCP Quân đội (Military bank)

Ngân hàng thương mại liên doanh

Ngân hàng này là những ngân hàng được hình thành dựa trên góp vốn của haihoặc nhiều bên, thường là giữa ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài đểtận dụng các ưu thế của nhau Ví dụ như: Ngân hàng liên doanh Việt-Nga, Ngânhàng liên doanh Việt-Lào, Ngân hàng Indovina, ngân hàng liên doanh Việt- Thái…

Ngân hàng thương mại nước ngoài

Ngân hàng thương mại nước ngoài, đúng ra là chi nhánh ngân hàng nướcngoài, có nguồn vốn đầu tư 100% do vốn của các ngân hàng, tổ chức nước ngoàicung cấp Một số ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại thị trường tài chính ViệtNam như: Ngân hàng Hồng Kông – Thượng Hải (HSBC), Ngân hàng StandardChartered, ANZ Banking Group ,Bangkok Bank, ngân hàng Tokyo,…

1.1.1.4 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại

Hoạt động huy động vốn

Hoạt động huy động vốn là hoạt động tạo nguồn vốn cho ngân hàng thươngmại, đóng vai trị quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàngthương mại Đối tượng huy động của ngân hàng thương mại là tất cả nguồn tiềnnhàn rỗi trong tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, cá nhân với bất kì qui mô lớn nhỏ haythời hạn dài ngắn nào Nguồn vốn của ngân hàng bao gồm vốn chủ sở hữu, tiềngửi, nguồn đi vay và các nguồn khác.Nếu chia theo hình thức sở hữu thì nguồn vốncủa ngân hàng bao gồm hai loại chính là: nguồn vốn của chủ sở hữu và vốn nợ

Trang 14

Khác với nhiều loại hình doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu thường chiếm tỉ trọng nhỏtrong tổng nguồn vốn, vốn nợ là nguồn chủ yếu của ngân hàng.

Tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng vốn chủ sở hữu lại quan trọng vì là sự khởi đầucho hoạt động, uy tín của ngân hàng Vốn nợ là tài nguyên chính của ngân hàng.Chất lượng và số lượng của nỉ ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng các khoản chovay và đầu tư của ngân hàng Mục tiêu quản lý nguồn vốn nợ không nằm ngoài mụctiêu quản lý chung của ngân hàng ,gồm các mục tiêu cụ thể sau:

- Tìm kiếm các nguồn nhằm đáp ứng yêu cầu về quy mô cho vay và đầu tư

- Đa dạng hóa các nguồn nhằm tìm kiếm cơ cấu nguồn có chi phí thấp, và phùhợp với nhu cầu sử dụng vốn

- Duy trì tính ổn định của nguồn tiền

- Tìm kiếm các công cụ mới nhằm phát triển thị trường nợ của ngân hàng

Hoạt động sử dụng vốn

Hoạt động tín dụng:Hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động cơ bản và quan trọng

nhất của ngân hàng mặc dù các dịch vụ của ngân hàng ngày càng phát triển Nguồnthu từ hoạt động tín dụng luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng nguồn thu củahoạt động ngân hàng Hoạt động tín dụng có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế:thực hiện quá trình cung ứng vốn cho nền kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuấtkinh doanh, đầu tư, tiêu dùng cho cá nhân và tổ chức của nền kinh tế

Hoạt động ngân quỹ: Ngân hàng với vai trò thủ quỹ cho nền kinh tế, có trách

nhiệm chi trả kịp thời mọi nhu cầu của người gửi tiền dưới hình thức chuyển khoản

và cả bằng tiền mặt Nhằm đảm bảo tính thanh khoản cho ngân hàng, các ngân hàngthương mại luôn phải duy trì tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo quy định của ngân hàng nhànước và dự trữ vượt quá để đáp ứng nhu cầu chi trả thường xuyên của ngân hàng.Các khoản dự trữ này là tiền mặt trong két, tiền gửi tại ngân hàng khác bao gồmngân hàng Nhà nước, tại các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác

Hoạt động đầu tư: ngân hàng thương mại có thể là người đầu tư trực tiếp hay

gián tiếp

Các hoạt động khác

Ngoài những hoạt động chính ở trên, ngân hàng đã đa dạng hoá các hoạt độngnhằm phân tán rủi ro và mang lại những khoản thu nhập cho ngân hàng Các hoạtđộng như cho thuê tài chính, dịch vụ bảo lãnh, bảo hiểm, dịch vụ uỷ thác, môi giới,tin tư vấn…

1.1.2 Tổng quan về hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại

Trang 15

1.1.2.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng

Tín dụng ngân hàng là sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàngcho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định Cũngnhư quan hệ tín dụng khác, tín dụng ngân hàng chứa đựng ba nội dung:

- Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu này sang chongười sử dụng

- Sự chuyển nhượng này có thời hạn

- Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí

1.1.2.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng

Trong nền kinh tế thị trường, NHTM là trung gian tài chính Trong quan hệ tíndụng với các doanh nghiệp và cá nhân, ngân hàng vừa là người đi vay, vừa là ngườicho vay Với tư cách là người cho vay, ngân hàng cung cấp tín dụng cho các doanhnghiệp và cá nhân Còn với tư cách là người đi vay, ngân hàng nhận tiền gửi của cácdoanh nghiệp, cá nhân hoặc phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu để huy độngvốn nhàn rỗi trong nền kinh tế Như vậy, sự ra đời của ngân hàng cùng với sự xuấthiện của tín dụng ngân hàng là hết sức cần thiết và có vai trò to lớn trong việc phát

triển kinh tế xã hội:

Tín dụng ngân hàng góp phần vào quá trình tiết kiệm chi phí lưu thông của xã hội, là công cụ thực thi chính sách tiền tệ Việc phát triển các hình thức thanh toán

không dùng tiền mặt qua hệ thống ngân hàng tiết kiệm được chi phí lưu thông xãhội (như chi phí in, bảo quản, vận chuyển tiền…), còn làm cho tốc độ luân chuyểnvốn tăng lên và tái sản xuất xã hội được đảm bảo an toàn hơn

Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất lưu thông hàng hóa phát triển Trong

nền sản xuất hàng hóa, tín dụng là một trong những nguồn hình thành vốn lưu động

và vốn cố định của các xí nghiệp, vì vậy tín dụng đã góp phần động viên vật tư hànghóa đi vào sản xuất, thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật đẩy nhanh quá trình tái sảnxuất xã hội

Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm và ổn định trật tự

xã hội Trong điều kiện nước ta hiện nay, cơ cấu kinh tế còn nhiều mặt mất cân đối,

lạm phát và thất nghiệp vẫn luôn là khả năng tiềm ẩn Vì vậy thông qua việc đầu tưtín dụng sẽ góp phần sắp xếp và tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tế hợp

lý Mặt khác, thông qua hoạt động tín dụng mà sử dụng nguồn lao động và nguyênliệu thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế, đồng thời giải quyết các vấn đề xã hội

Tín dụng góp phần phát triển các mối quan hệ quốc tế Trong điều kiện ngày

Trang 16

nay, phát triển kinh tế của một nước luôn gắn liền với thị trường thế giới, kinh tế

“đúng” đã nhường bước cho kinh tế “mở”, vì vậy tín dụng ngân hàng đã trở thànhmột trong những phương tiện nối liền với các nền kinh tế các nước Đối với cácnước đang phát triển nói chung và nước ta nói riêng, tín dụng đóng vai trị rất quantrọng trong việc mở rộng xuất khấu hàng hóa, đồng thời nhờ nguồn tín dụng bênngoài để công nghiệp hóa và hiện đại hóa nền kinh tế

1.1.2.3 Phân loại tín dụng ngân hàng

Có nhiều cách phân loại tín dụng ngân hàng dựa theo nhiều tiêu thức khácnhau tuỳ theo mục đích nghiện cứu:

Tín dụng chia theo thời gian

Theo thời gian, tín dụng được phân thành:

Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ 12 tháng trở xuống,

nhằm tài trợ cho tài sản lưu động hoặc nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn của Nhànước, doanh nghiệp, hộ sản xuất

Tín dụng trung hạn: có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm, được dựng để đầu tư

mua sắm tài sản cố định, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án có quy

mô vừa và nhỏ với thời gian thu hồi vốn nhanh

Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, được cung cấp

để đáp ứng các nhu cầu dài hạn như xây dựng nhà ở, các thiết bị, phương tiện vậntải có quy mô lớn, xây dựng các dự án lớn, thường có thời gian sử dụng lâu

Việc xác định thời hạn trên cũng chỉ có tính chất tương đối vì nhiều khoản chovay không xác định trước chính xác thời hạn Phân chia tín dụng theo thời gian có ýnghĩa quan trọng đối với ngân hàng vì thời gian liên quan mật thiết đến tính an toàn

và sinh lợi của tài sản

Tín dụng chia theo hình thức tài trợ

Tín dụng được chia thành cho vay, chiết khấu thương phiếu, cho thuê tàichính, bảo lãnh…

Cho vay là việc ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với cam kết khách

hàng phải hoàn trả cả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định

Cho thuê tài chính là việc ngân hàng bỏ tiền mua tài sản để cho khách hàng

thuê theo những thoả thuận nhất định Sau thời gian nhất định, khách hàng phải trả

cả gốc và lãi cho ngân hàng Cho thuê trung và dài hạn được ghi vào khoản mục tàisản theo giá trị tài sản cho thuê trừ đi phần tiền thê ngân hàng đã thu được (dư nợ

Trang 17

cho thuê).

Chiết khấu thương phiếu là việc ngân hàng ứng trước tiền cho khách hàng

tương ứng với giá trị của thương phiếu, trừ đi phần thu nhập của ngân hàng để sởhữu một thương phiếu chưa đến hạn (hoặc một giấy nợ)

Bảo lãnh là việc ngân hàng cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính hộ

khách hàng của mình Mặc dù không phải xuất tiền ra, song ngân hàng đã chokhách hàng sử dụng uy tín của mình để thu lợi

Tín dụng phân loại theo rủi ro

Tín dụng lành mạnh: các khoản tín dụng có khả năng thu hồi cao.

Tín dụng có vấn đề: các khoản tín dụng có dấu hiệu không lành mạnh như tiến

độ thực hiện kế hoạch bị chậm, khách hàng gặp thiên tai, khách hàng trì hoãn nộpbáo cáo tài chính, khách hàng chậm tiêu thụ…

Nợ quá hạn có khả năng thu hồi: các khoản nợ đã quá hạn với thời hạn ngắn

và khách hàng có kế hoạch khắc phục tốt, tài sản đảm bảo có giá trị lớn…

Nợ quá hạn khó đòi: nợ quá hạn quá lâu, khả năng trả nợ rất kém, tài sản thế

chấp nhỏ hoặc bị giảm giá …

Tín dụng chia theo hình thức đảm bảo

Tín dụng không có tài sản đảm bảo: là loại tín dụng mà khoản cho vay không

có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, chỉ dựa vào uy tíncủa bản thân khách hàng Tín dụng được cấp cho khách hàng có uy tín, thường làkhách hàng làm ăn thường xuyên có lãi, tình hình tài chính vững mạnh, ít xảy ratình trạng nợ nần, hoặc món vay tương đối nhỏ so với vốn của người vay

Tín dụng có tài sản đảm bảo: là loại hình tín dụng mà khoản cho vay phát ra có tài

sản tương đương thế chấp, cầm cố, hoặc phải có sự bảo lãnh của người thứ ba

Phân loại khác

Theo ngành kinh tế (công, nông nghiệp,…)

Theo đối tượng tín dụng (tài sản lưu động, tài sản cố định)

Theo mục đích (sản xuất, tiêu dùng…)

Cách phân loại trên cho phép ngân hàng theo rõi rủi ro và sinh lợi gắn liền vớinhững lĩnh vĩnh vực tài trợ, để có chính sách lãi suất, bảo đảm, hạn mức và chínhsách mở rộng phù hợp

1.2 Hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh hoạt động tín dụng ngân hàng

Trang 18

thương mại

Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản và quan trọng nhất của ngân hàngthương mại Nguồn thu từ hoạt động tín dụng luôn là nguồn thu chủ yếu của ngânhàng Các chỉ tiêu thống kê giúp ta đánh giá về quy mô, cơ cấu và hiệu quả hoạtđộng tín dụng của ngân hàng nói riêng và phản ánh hoạt động kinh doanh của ngânhàng nói chung và đồng thời dự đoán được một số chỉ tiêu giúp cho việc quản lý vĩ

mô cũng như vi mô

1.2.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô tín dụng

1.2.1.1 Tổng vốn huy động: là toàn bộ giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động

được từ các tổ chức kinh tế và các cá nhân trong xã hội thông qua quá trình thựchiện các nghiệp vụ tín dụng, thanh toán các nghiệp vụ kinh doanh khác và đượcngân hàng dùng làm vốn để kinh doanh

Chỉ tiêu tổng vốn huy động phản ánh quy mô vốn huy động của ngân hàng,chỉ tiêu này cho ta biết khả năng thu hút vốn của ngân hàng

Công thức:

Trong đó: Vhd: Tổng vốn huy động

Vi : Số lượng tiền mỗi khoản huy động

1.2.1.2 Doanh số cho vay: Là tổng số tiền đã cho vay trong kỳ tính cho ngày,

tháng, quý, năm

Chỉ tiêu này phản ánh quy mô cấp tín dụng của ngân hàng hay dung lượnghoạt động cho vay trong kỳ

Công thức:

Trong đó: DSCV: Doanh số cho vay

DSCVi: Số lượng tiền của mỗi khoản vay

1.2.1.3 Doanh số thu nợ: là tổng các khoản thu nợ phát sinh trong kỳ, tính

cho ngày , tháng, quớ, năm

1.2.1.4 Dư nợ: là chỉ tiêu phản ánh số tiền mà ngân hàng hiện đang cho vay

tính đến thời điểm cụ thể Dư nợ là chỉ tiêu tích lũy qua các thời kỳ

Công thức: DNi = DNi-1 + DSCVi - DSTNi

Trong đó: DNi : Dư nợ cho vay năm i

DNi-1 : Dư nợ cho vay năm i-1DSCVi : Doanh số cho vay năm iDSTNi : Doanh số thu nợ năm i

1.2.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tín dụng

Trang 19

1.2.2.1 Cơ cấu vốn huy động:

Tuỳ theo mục đích nghiên cứu ta có thể phân loại vốn huy động (VHĐ) củangân hàng theo các tiêu thức khác nhau:

nghiệp, VHĐ từ tiền gửi dân cư, VHĐ từ các tổ chức tín dụng khác

bằng ngoại tệ quy đổi (NTQĐ)

 Theo thời hạn: vốn huy động được chia thành vốn huy động có kỳ hạn vàvốn huy động không có kỳ hạn

Công thức: (Đơn vị: lần hoặc %)

Trong đó: :Tỷ trọng huy động theo loại i

Theo thành phần kinh tế: nhà nước, tập thể, tư nhân…

Theo thời hạn: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn

Theo loại tiền: VNĐ, NTQĐ

Theo ngành kinh tế: công nghiệp, nông nghiệp, lâm ngư nghiệp,…

Theo mục đích vay: cho vay đầu tư bất động sản, cho vay thương mại

Căn cứ vào tỷ trọng từng loại cho vay, sự biến động của tỷ trọng đó, các nhàquản lý ngân hàng xác lập được một cơ cấu tín dụng hợp lý, phù hợp với địnhhướng của ngân hàng mình và chính sách phát triển kinh tế của nhà nước, đưa rabiện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng

Cơ cấu Doanh số cho vay

Trang 20

DSCV: Tổng doanh số cho vay trong kỳDoanh số cho vay loại i có thể được phân theo những tiêu thức như: thànhphần kinh tế; loại tiền; thời hạn cho vay…

Tỷ trọng doanh số cho vay từng loại nhằm nhận biết hoạt động cho vay củangân hàng trong một thời kỳ

Cơ cấu doanh số thu nợ

DSTNi: Doanh số thu nợ loại iDSTN: Tổng doanh số thu nợ trong kỳDoanh số thu nợ loại i được phân theo những tiêu thức như: thành phần kinhtế; loại tiền; thời hạn cho vay…

Tỷ trọng doanh số thu nợ từng loại nhằm nhận biết hoạt động thu nợ của ngânhàng trong một thời kỳ

Cơ cấu dư nợ

Trong đó: : tỷ trọng dư nợ cho vay loại i

DNi: Dư nợ cho vay loại i

1.2.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tín dụng

Việc phân tích các khoản đầu tư tín dụng, hiệu quả của hoạt động tín dụng lànội dung quan trọng trong phân tích hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.Trong phân tích thống kê, hoạt động tín dụng của NHTM được đánh giá một cách

cụ thể thông qua các chỉ tiêu sau

1.2.3.1 Khả năng sử dụng vốn:

Tổng vốn huy động

Trang 21

Đơn vị: lần

Chỉ tiêu này cho ta biết được có bao nhiêu đồng vốn huy động tham gia vào

dư nợ và khả năng huy động vốn tại địa phương của ngân hàng Nếu chỉ số này lớnthì vốn huy động tham gia vào dư nợ càng ít, khả năng huy động vốn của ngân hàngchưa cao Nếu chỉ số này càng gần 1 thì càng tốt cho hoạt động của ngân hàng, điềunày chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng có hiệu quả đồng vốn huy động được

1.2.3.2 Vòng quay vốn tín dụng:

Dư nợ bình quânĐơn vị: lần, vòng

Chỉ tiêu này cho biết trong một thời gian nhất định vốn tín dụng quay đượcmấy vòng Nếu vòng quay vốn tín dụng nhanh, tức là việc đưa vốn vào hoạt độngkinh doanh của ngân hàng đạt hiệu quả cao, vốn tín dụng sẽ tham gia được nhiềuchu kỳ sản xuất kinh doanh của ngân hàng, đồng thời giúp ngân hàng tiết kiệm đượcvốn tín dụng Vòng quay càng lớn, với số dư luôn tăng, chứng tỏ đồng vốn ngânhàng bỏ ra đã được sử dụng một cách có hiệu quả, tiết kiệm chi phí, tạo lợi nhuậnlớn cho ngân hàng

1.2.3.3 Hệ số thu nợ

Ta có công thức sau:

Doanh số cho vay Đơn vị: lần

Chỉ số này thể hiện mối quan hệ giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ,cho biết hiệu quả của công tác quản lý và thu hồi nợ của tổ chức tín dụng, nó đánhgiá khả năng và thiện chí trả nợ của khách hàng Nếu chỉ số này càng tiến gần về 1thì càng tốt cho tổ chức tín dụng

1.2.3.4 Hệ số nợ xấu

Nợ quá hạn là biểu hiện không lành mạnh của quá trình hoạt động tín dụng củacác ngân hàng, báo hiệu rủi ro đối với ngân hàng và các khách hàng Vì vậy, đây làmối quan tâm thường xuyên của các NHTM Trong quan hệ tín dụng, việc phát sinh

nợ quá hạn là điều không thể tránh khỏi, nhưng nếu nợ quá hạn phát sinh vượt quá tỷ

lệ cho phép sẽ dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán của ngân hàng

Tổng dư nợ

Trang 22

Đơn vị : %

Hệ số nợ xấu phản ánh các khoản nợ quá hạn so với tất cả các khoản cho vaycủa ngân hàng Hệ số này phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng và mức độrủi ro của các giao dịch Thông thường các ngân hàng luôn cố gắng đảm bảo tỷ lệnày ở một mức nhất định Thực tế tỷ lệ này được chấp nhận ở mức nhỏ hơn 5%, nếuvượt quá 15% thì sẽ xuất hiện những nguy hiểm cho ngân hàng

Trang 23

CHƯƠNG 2 VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ NỘI

93/NHCT-để thành lập Sở giao dịch NHCT Việt Nam Trong giai đoạn này, cùng với nhữngthành quả ban đầu của công cuộc đổi mới, hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch

đã thu được nhiều kết quả quan trọng như củng cố và mở rộng mạng lưới, trang bị

cơ sở vật chất kỹ thuật, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ nên đã có sự tăng trưởng cao.Đến năm 1998, nguồn vốn huy động đạt 5.572 tỷ đồng, tăng 133 lần so với năm1988; dư nợ cho vay đạt 870 tỷ đồng, tăng 23 lần

Ngày 30/3/1998, Chủ tịch HĐQT NHCT Việt Nam ra quyết định số HĐQT-NHCT1 chuyển hoạt động của Sở giao dịch thành Sở giao dịch I – NHCTViệt Nam kể từ ngày 1/1/1999 Một lần nữa cơ cấu tổ lại thay đổi, các phòng banđược sắp xếp lại để đáp ứng yêu cầu kinh doanh trong tình hình mới Kế thừa thànhquả và kinh nghiệm sau 10 năm hoạt động, Sở giao dịch I vẫn duy trì được sự pháttriển nhanh, vững chắc, toàn diện Từ năm 1999 đến năm 2007, các hoạt động cơ

Trang 24

134/QĐ-bản đều có tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 20% - 25% Sở giao dịch I đã trở thànhđơn vị có quy mô hoạt động lớn, kinh doanh đa năng, hiệu quả, có uy tín cao trongcộng đồng tài chính ngân hàng trong cả nước

Từ ngày 1/7/2009, Sở giao dịch I- NHCT đổi tên thành Ngân hàng TMCPCông thương Việt Nam -Chi nhánh Thành Phố Hà Nội theo quyết định số 493/QĐ-HĐQT-NHTMCP CT Việt Nam

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ các phòng ban

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của ngân hàng

TMCP Công thương chi nhánh Hà Nội

Ghi chú:

KH: Khách hàng; P KH: Phòng khách hàng; PGD: Phòng giao dịch

Các phòng ban được chia thành 4 khối và các phòng giao dịch:

Khối kinh doanh:

Gồm các phòng: phòng Khách hàng Doanh nghiệp, phòng Khách hàng cánhân và các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch

Trang 25

Phòng khách hàng cá nhân có chức năng: Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ

dành cho khách hàng cá nhân (KHCN) bao gồm các sản phẩm tín dụng, huy độngvốn, thẻ, và các dịch vụ chuyển tiền, chuyển khoản, thanh toán tự động, chi trả kiềuhối… qua các kênh giao dịch của ngân hàng Chịu trách nhiệm chăm sóc KHCN,quản lý và phát triển quan hệ với KHCN của chi nhánh thông qua việc ghi nhận vàgiải đáp các ý kiến thắc mắc của KHCN, tư vấn hướng dẫn KH về sản phẩm dịch vụ

để đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Phòng Khách hàng doanh nghiệp có chức năng: Tố chức triển khai các sản

phẩm dịch vụ dành cho khách hàng doanh nghiệp (KHDN) Quản lý, lưu trữ các hồ

sơ và chứng từ khác liên quan đến hoạt động tín dụng doanh nghiệp, quản lý tàikhoản và thông tin của KHDN Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ báo cáo, thống kê

kế toán, và thực hiện báo cáo thống kê về hoạt động tín dụng, thanh toán quốc tế,huy động vốn, kinh doanh dịch vụ dành cho KHDN Thực hiện các công việc khácliên quan đến việc phát triển quan hệ và chăm sóc KHDN

Khối Quản lý rủi ro:

Gồm có phòng Quản lý rủi ro Phòng Quản lý rủi ro có nhiệm vụ tham mưucho Giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro của chi nhánh; quản lý giám sátthực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng chotừng khách hàng; thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đềnghị cấp tín dụng; thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ cáchoạt động của ngân hàng

Khối tác nghiệp:

Gồm có phòng Kế toán và phòng Tiền tệ kho quỹ

Phòng Kế toán gồm hai bộ phận là bộ phận Kế toán và tổ điện toán Bộ phận

Kế toán có chức năng thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng; thực hiệncác nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội

bộ tại chi nhánh; cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanhtoán, xử lý hạch toán các giao dịch; quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thốnggiao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo quy định;thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm ngân hàng

Tổ điện toán có chức năng thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông

tin điện toán tại chi nhánh, bảo trì bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạtđộng của hệ thống mạng, máy tính của chi nhánh

Trang 26

Phòng tiền tệ kho quỹ là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý

quỹ tiền mặt theo quy định; ứng và thu tiền cho các phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm,các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp cóthu, chi tiền mặt lớn

Khối hỗ trợ:

Gồm phòng Tổ chức hành chính và phòng tổng hợp

Phòng tổ chức hành chính là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán

bộ và đào tạo tại chi nhánh theo chủ trương và quy định của Nhà nước cũng như củaNgân hàng TMCP Công thương Việt Nam; thực hiện công tác quản trị và vănphòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, anninh an toàn cho chi nhánh

Phòng tổng hợp là phòng nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc chi nhánh dự

kiến kế hoạch kinh doanh; tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinhdoanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của chi nhánh

Các phòng giao dịch

Các phòng giao dịch có chức năng huy động vốn và cấp tín dụng, thực hiệncông tác thanh toán, tiền tệ kho quỹ và một số dịch vụ khác của ngân hàng Cácphòng giao dịch còn đảm bảo an toàn tuyệt đối về vốn, tài sản và tự chịu tráchnhiệm trước pháp luật về các hoạt động của phòng giao dịch

2.1.3 Các hoạt động chủ yếu của chi nhánh

Các hoạt động hiện nay của Chi nhánh Hà Nội Ngân hàng TMCP Côngthương Việt Nam khá phong phú và đa dạng, từ những nghiệp vụ như huy độngvốn, cho vay… đến những nghiệp vụ ngân hàng hiện đại nhất, nhằm đáp ứng đượccác nhu cầu của khách hàng

 Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu

Cho vay, đầu tư

 Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ

 Cho vay trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ

Trang 27

 Tài trợ xuất, nhập khẩu; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất

 Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài

 Cho vay tài trợ, uỷ thác theo chương trình: Đài Loan (SMEDF); Việt Đức (DEG, KFW) và các hiệp định tín dụng khung

 Thấu chi, cho vay tiêu dùng

 Hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính trong nước và quốc tế

 Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế

Bảo lãnh

Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán

Thanh toán và Tài trợ thương mại

 Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu

 Nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection); Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A)

 Chuyển tiền trong nước và quốc tế

 Thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc

 Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM

Ngân quỹ

 Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap…)

 Mua, bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương phiếu…)

 Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ

 Cho thuê két sắt; cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá, bằng phát minh sáng chế

Thẻ và ngân hàng điện tử

 Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (VISA, MASTER CARD…)

 Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (Cash card)

Trang 28

Hoạt động khác

 Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ

 Tư vấn đầu tư và tài chính

 Cho thuê tài chính

 Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn, lưu ký chứng khoán

 Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua Công ty Quản lý nợ

và khai thác tài sản

Để hoàn thiện các dịch vụ liên quan hiện có nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càngcao của khách hàng, đồng thời tạo đà cho sự phát triển và hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế, Ngân hàng Công thương Việt Nam luôn có tầm nhìn chiến lược trong đầu tư và phát triển, tập trung ở 3 lĩnh vự

 Phát triển nguồn nhân lực

 Phát triển công nghệ

 Phát triển kênh phân phối

2.1.4 Chỉ tiêu kinh doanh năm 2011

Năm 2011 nền kinh tế Việt Nam vẫn còn có nhiều khó khăn, thách thức, cáccân đối kinh tế vĩ mô chưa thật ổn định; hoạt động của hệ thống tài chính còn nhiềurủi ro; lạm phát có nguy cơ tăng lên

Hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự hội nhập từ những ngânhàng nước ngoài, tạo ra một sự cạnh tranh khốc liệt hơn, đòi hỏi khả năng quản trịcủa các ngân hàng trong nước cao hơn và hiệu quả hơn

Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động bất lợi, hoạt động kinh doanhtiền tệ tiềm ẩn nhiều khó khăn, Chi nhánh Hà Nội quyết tâm đạt được các chỉ tiêu

kế hoạch được Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam giao năm 2011:

1 Tổng nguồn vốn huy động : 42.000 tỷ đồng

2 Dư nợ cho vay nền kinh tế : 20.000 tỷ đồng

3 Thu phí dịch vụ : 145 tỷ đồng

4 Thu hồi nợ đã xử lý rủi ro : 63 tỷ đồng 216 triệu

5 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh : 800 tỷ đồng

Trang 29

2.2 Đặc điểm nguồn số liệu và phương pháp thống kê phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội :

2.2.1 Đặc điểm nguồn số liệu :

Số liệu sử dụng trong chuyên đề là số liệu về: vốn huy động, doanh số chovay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn Đây là nguồn số liệu thứ cấp được thuthập và tích luỹ qua các năm và lấy từ báo cáo hoạt động tín dụng giai đoạn 2004-

2010, báo cáo tổng hợp huy động vốn giai đoạn 2004-2010

2.2.2.Phương pháp thống kê phân tích hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Thành phố Hà Nội :

2.2.2.1 Phương pháp dãy số thời gian:

Phương pháp dãy số thời gian là phương pháp thống kê phân tích đặc điểmbiến động của hiện tượng qua thời gian

Trong phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng, phương pháp dãy số thờigian giúp ta phân tích các yếu tố vốn huy động, doanh số cho vay, doanh số thu nợ,

dư nợ theo các chỉ tiêu sau:

- Lượng tăng ( giảm ) tuyệt đối: liên hoàn ( ), định gốc ( ), bình quân ( ) Phảnánh mức độ biến động của vốn huy động, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ

- Tốc độ phát triển: liên hoàn (ti), định gốc (Ti), bình quân ( ) Phản ánh xuhướng biến động

- Tốc độ tăng ( giảm ): liờn hoàn (ai), định gốc (Ai), bình quân ( )

- Giá trị tuyệt đối của 1% của tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn :phản ánh cứ1% tăng (hoặc giảm) của tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn thì tương ứng với mộtquy mô cụ thể là bao nhiêu

Sử dụng phương pháp dãy số thời gian giúp ta xác định xu hướng phát triển cơbản của hoạt động tín dụng trong các năm tiếp theo

2.2.2.2 Phương pháp đồ thị:

Phương pháp đồ thị thống kê giúp cho người xem có thể hình dung rõ hơn sự tăng (giảm) của hiện tượng nghiên cứu qua hình ảnh được mô tả trên đồ thị Đồng thời đồ thị thống kê có thể biểu hiện được sự phát triển của hiện tượng theo thời gian và có thể dựng để so sánh được giữa các mức độ của hiện tượng

Trong phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng, phương pháp đồ thị được

sử dụng giúp ta phân tích các yếu tố vốn huy động, doanh số cho vay, doanh số thu

nợ, dư nợ trong các trường hợp sau:

Trang 30

- Phân tích biến động về quy mô và cơ cấu tín dụng của ngân hàng giai đoạn 2004-2010 bằng đồ thị hình cột.

- Nghiên cứu biến động về quy mô tín dụng của ngân hàng giai đoạn

2004-2010 bằng đồ thị gấp khúc

- Phân tích biến động về cơ cấu tín dụng theo đối tượng, theo thời hạn, theo loại tiền

2.2.2.3 Phương pháp chỉ số:

Chỉ số trong thống kê là số tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức

độ của một hiện tượng nghiên cứu Trong phân tích hoạt động tín dụng của ngânhàng, phương pháp chỉ số giúp ta làm rõ vai trò của từng nhân tố và mức độ ảnhhưởng của từng nhân tố đến nghiệp vụ tín dụng nhất định

Một số mô hình phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng

MH1: Doanh số thu nợ do ảnh hưởng hai nhân tố: vòng quay vốn tín dụng (L)

2.2.2.4 Phương pháp dự đoán thống kê ngắn hạn:

Dự báo thống kê là dựa vào tài liệu thống kê được thu thập và sử dụng những phương pháp phù hợp để xác định mức độ của hiện tượng trong tương lai

Tài liệu thống kê thường được sử dụng trong dự báo thống kê là dãy số thờigian.Hiện nay có rất nhiều phương pháp để tiến hành dự báo thống kê ngắn hạn, vớiđặc điểm nguồn số liệu là doanh số cho vay và doanh số thu nợ các năm từ 2004-

2010 là số liệu theo từng năm Dựng phương pháp ngoại suy hàm xu thế để dự đoán

là thông dụng hơn cả Xem xét sự biến động về mặt lượng của các hiện tượng theo

Trang 31

thời gian rồi xây dựng hàm xu thế cho phù hợp nhất với sự biến động đó.

Ta sử dụng phần mềm SPSS đề xác định hàm xu thế phù hợp để dự đoán:Hàm tuyến tính:

2.3 Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2004-2010 :

2.3.1 Phân tích biến động quy mô tín dụng:

2.3.1.1 Phân tích biến động quy mô vốn huy động:

Trong tổng nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng, nguồn vốn huy động chiếm

tỉ trọng chủ yếu Vì vậy, công tác huy động vốn là công tác rất quan trọng trongviệc phát triển kinh doanh của ngân hàng

Bảng 2.1: Các chỉ tiêu biểu hiện mức độ biến động nguồn vốn huy động của Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2004-2010

Liênhoàn

Địnhgốc

Liênhoàn

Địnhgốc

Liênhoàn

Địnhgốc

Trang 32

Công thương Việt Nam giai đoạn 2004-2010)

Trong giai đoạn từ năm 2004-2010, tổng nguồn vốn huy động bình quânhàng năm của chi nhánh là 18548 tỷ đồng, với tốc độ phát triển bình quân hàng năm

là 114.60% hay tốc độ tăng bình quân hàng năm 14.60% tương ứng với lượng tăngtuyệt đối bình quân hàng năm là 2958 tỷ đồng

Nhìn chung nguồn vốn huy động của chi nhánh từ năm 2004 đến 2009 tănggiảm không đều Năm 2004, tổng vốn huy động là 14026 tỷ đồng, đến năm 2009,tổng vốn huy động là 15858 tỷ đồng giảm 11.61 % so với năm 2008 tương ứnggiảm 2082 tỷ đồng, tăng 13.06 % so với năm 2004

Năm 2007, tổng vốn huy động giảm 4.18% so với năm 2006 tương ứng giảm

730 tỷ đồng, do sự phát triển mạnh mẽ của các ngân hàng thương mại khác, nhưngnguyên nhân chủ yếu là thị trường chứng khoán và bất động sản quá nóng, dòngtiền từ dân cư và doanh nghiệp đầu tư thị trường chứng khoán thay vì gửi vào ngânhàng hưởng lãi suất Năm 2008, nền kinh tế nước ta gặp rất nhiều khó khăn, lạmphát tăng cao, khủng hoảng tài chính kéo theo sự suy thoái kinh tế diễn ra trên toàncầu, để tăng nguồn vốn huy động các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất, có thời điểmlãi suất huy động lên sát mức 21% Các doanh nghiệp và cá nhân đã chuyển từ kênhđầu tư khác về gửi tiết kiệm ngân hàng, an toàn mà lãi suất cao Bởi thế, năm 2008lượng tăng tuyệt đối liên hoàn đạt 1222 tỷ đồng Mặc dù, mặt bằng lãi suất tăng caonhưng tốc độ tăng chỉ đạt được 7.31% so với năm 2007 Năm 2009, sự ảnh hưởngmạnh mẽ của suy thoái kinh tế toàn cầu khiến các thị trường xuất nhập khẩu bị thuhẹp, huy động vốn từ quốc tế giảm đáng kể Vì vậy tác động to lớn đến kinh tế xãhội nước ta Không nằm ngoài tác động đó, tổng vốn huy động của chi nhánh giảm11.61 % so với năm 2008, tương ứng giảm 2082 tỷ đồng so với năm 2008 Năm

2010, tổng vốn huy động đạt 31775 tỷ đồng ,tăng 100.37% so với năm 2009 tươngứng tăng 15917 tỷ đồng Nguyên nhân là chi nhánh đã đề ra và thực hiện nhữngchính sách cực kỳ hợp lý như đầu tư xây dựng cơ sở vật chất,mở rộng mạng lướicác chi nhánh cấp 2, các phòng giao dịch tăng lên, đặc biệt chính sách về lãi suấtcực kỳ linh hoạt Ngoài ra, công tác đào tạo cán bộ tín dụng được chú trọng giúpnâng cao trình độ cán bộ tín dụng Chi nhánh tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong tất cảcác chi nhánh khác của ngân hàng trên cả nước

Nhìn chung, tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh trong giai đoạn

2004-2010 tăng giảm không đều và chỉ tăng mạnh mẽ vào năm 2004-2010 Thành công cóđược do Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh thành phố Hà Nội đã thực hiệnnhiều giải pháp giữ ổn định, phát triển nguồn vốn: khai thác nhiều kênh huy động

Trang 33

vốn, mở rộng thị trường bán lẻ trên mọi phương diện, tăng cường tiếp thị, đổi mớitác phong giao dịch, mở thêm các phòng giao dịch…Các phòng giao dịch sau thànhlập đều thu hút được lượng khách hàng rất tốt với nhiều sản phẩm dịch vụ.

Biểu đồ 2.1: Biến động quy mô tổng vốn huy động của Ngân hàng

TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2004-2010

2.3.1.2 Phân tích biến động quy mô doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ:

Biến động quy mô doanh số cho vay

Bảng 2.2 : Quy mô doanh số cho vay của ngân hàng TMCP Công Thương Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2004-2010

Tốc độ phát triển

(tỷđồng)

Liênhoàn Địnhgốc hoànLiên Địnhgốc hoànLiên Địnhgốc

Trang 34

Công thương Việt Nam giai đoạn 2004-2010)

Qua bảng 2.2 ,Doanh số cho vay bình quân hàng năm là 11195 tỷ đổng , tốc độtăng bình quân hàng năm là 31.15% , tăng tương ứng bình quân là 3842 tỷ đồng.Nhìn chung cả giai đoạn 2004-2010, doanh số cho vay liên tục tăng Năm 2005,doanh số cho vay thấp nhất là 5193 tỷ đồng , giảm 447 tỷ đồng so với năm 2004

Do ảnh hưởng của việc tăng giá cả hàng hóa trong nước, thêm vào đó ảnh hưởngcủa thiên tai, hạn hán,lũ lụt dịch bệnh ở gia súc, gia cầm đã làm ảnh hưởng ít nhiềuđến doanh số cho vay của chi nhánh

Năm 2010, doanh số cho vay đạt mức cao nhất, tăng 108.75 % so với năm

2009 tương ứng tăng 14632 tỷ đồng Có được thành công đó là do chi nhánh đã đadạng hóa các loại hình cho vay, chính sách lãi suất linh hoạt, thu hút khách hàngmới Ngoài ra, chi nhánh tiến hàng đầu tư vào các dự án lớn của các tập đoàn, tổngcông ty như tập đoàn điện lực ,công ty điện lực 1, Tổng công ty hàng hải việtnam,Bưu điện Hà Nội,…

Biến động quy mô doanh số thu nợ :

Doanh số thu nợ là số tiền mà ngân hàng đã thu hồi từ các khoản nợ đã cho vaytrong thời gian nhất định Để hoạt động có hiệu quả và bền vững thì ngoài việc mở rộngdoanh số cho vay còn phải chú trọng đến công tác thu nợ Chính vì thế, thu nợ là một vấn

đề rất quan trọng Nếu như doanh số cho vay thể hiện tình hình hoạt động của ngân hàng làkhả quan thì doanh số thu nợ lại càng khẳng định được hiệu quả hoạt động tín dụng tạingân hàng Tình hình thu nợ của chi nhánh qua các năm như sau:

Bảng 2.3 : Quy mô doanh số thu nợ của ngân hàng TMCP Công Thương

Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2004-2010

Năm số thu nợDoanh

(tỷ đồng)

Lượng tăng(giảm) tuyệt đối(tỷ đồng)

Tốc độ phát triển

(tỷđồng)

Liênhoàn Địnhgốc hoànLiên Địnhgốc hoànLiên Địnhgốc

Trang 35

Công thương Việt Nam giai đoạn 2004-2010)

Doanh số thu nợ bình quân hàng năm là 9863 tỷ đồng, tốc độ phát triển bìnhquân hàng năm là 126.62 % tương ứng tăng là 2902 tỷ đồng Doanh số thu nợ thấpnhất là 4819 tỷ đồng vào năm 2005 giảm 761 tỷ đồng so với năm 2004 Từ năm2006- 2010, doanh số thu nợ liên tục tăng nhưng không đều Năm 2007 là năm cómức tăng thấp nhất 1.22 % so với năm 2006 tương ứng tăng 85 tỷ đồng Đặc biệt,năm 2010 doanh số thu nợ là 22990 tỷ đồng tăng 92.06 % so với năm 2009 tươngứng tăng 11020 tỷ đồng, thành công có được là do chi nhánh đã mở rộng đầu tư vàocác dự án mới, thiết lập các quan hệ tín dụng với doanh nghiệp mới, đặc biệt là côngtác thẩm định tín dụng tốt và nâng hạn mức tín dụng đối với doanh nghiệp, nhà đầu

tư đã gắn bó lâu dài và mức tín nhiệm cao

Tình hình thu nợ của chi nhánh giai đoạn 2004-2010 là rất tốt, cho thấy khảnăng chi trả của các khách hàng và chất lượng các hợp đồng tín dụng

Biến động dư nợ:

Dư nợ là khoản tiền mà ngân hàng phải thu của khách hàng trong một thờigian nhất định, dư nợ còn phản ánh tình hình cho vay hoặc sử dụng vốn của ngânhàng tại một thời điểm nhất định vào cuối năm Hay nói cách khác thì dư nợ tỷ lệnghịch hoàn toàn với doanh số thu nợ của ngân hàng Dư nợ càng tăng cao cho thấythị phần cho vay của ngân hàng ngày càng mở rộng Tình hình dư nợ của ngân hàngtrong thời qua như sau

Bảng 2.4: Biến động dư nợ của Ngân hàng TMCP Công thươngViệt Nam

Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2004-2010

Liênhoàn

Địnhgốc

Liênhoàn

Địnhgốc

Liênhoàn

Địnhgốc

Trang 36

Công thương Việt Nam giai đoạn 2004-2010)

Biểu đồ 2.2: Biến động quy mô doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ của Ngân hàng TMCP Công thươngViệt Nam Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2004-2009

Qua bảng 2.4 và biểu đồ 2.2, ta có thể thấy được dư nợ của chi nhánh thành phố

Hà Nội-Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam có xu hướng tăng ( năm 2004 là

2414 tỷ đổng, năm 2010 là 11647 tỷ đồng ) Dư nợ bình quân hàng năm là 4650 tỷđồng, tốc độ phát triển bình quân năm 129.99 % , lượng tăng bình quân là 1539 tỷđồng Năm 2007-2010 , tốc độ tăng dư nợ của chi nhánh là trên 25 % Cụ thể tốc độtăng năm 2008 so với năm 2007 là 25.19 % tương ứng tăng 781 tỷ đồng Tốc độ tăng

dư nợ năm 2009 so với năm 2008 là 53.1 % , mặc dù bối cảnh kinh tế thế giới ảm đạmảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế Việt Nam nhưng chi nhánh bằng nhiều biện phápthích hợp đã đứng vững và phát triển mạnh mẽ Năm 2010, dư nợ đạt 11647 tỷ đồng,tăng 95.98 % so với năm 2009 tương ứng tăng 5704 tỷ đồng

Để đạt được những thành công đó, chi nhánh đã đưa ra những chiến lượchoạt động và giải pháp thực hiện hoạt động tín dụng như : Thường xuyên tiến hànhphân tích đánh giá, phân loại khách hàng, theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh,tình hình tài chính, năng lực quản lý điều hành của từng khách hàng; đối với kháchhàng mới phải phân tích và thẩm định kỹ về năng lực tài chính, quy mô ngành hàng

Trang 37

và kế hoạch chiến lược sản xuất kinh doanh của từng khách hàng, thông tin về hiệuquả sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ vay thể hiện qua từng phương án sản xuấtkinh doanh đưa ra hội đồng tín dụng thảo luận và quyết định.

2.3.2 Phân tích biến động cơ cấu tín dụng:

2.3.2.1 Biến động cơ cấu tổng vốn huy động:

Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng huy động:

Về mặt số tuyệt đối,Vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm có xu hướng giảm,năm 2004 là 3398 tỷ đồng và năm 2010 là 2963 tỷ đồng Bên cạnh đó, vốn huyđộng từ tiền gửi doanh nghiệp và vốn huy động từ tổ chức các tổ chức tín dụng tănggiảm thất thường Cụ thể vốn huy động (VHĐ) từ các tổ chức tín dụng từ năm2004-2006 tăng từ 1209 tỷ đồng đến 4219 tỷ đồng nhưng năm 2007 VHĐ từ các tổchức tín dụng chỉ đạt 839 tỷ đồng giảm 3380 tỷ đồng so với năm 2006

Bảng 2.5: Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng huy động của Ngân hàng TMCP

Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2004-2010

Tiền gửi doanh

Tiền gửi khác(TCTD+TC Khác)

Số tuyệtđối(tỷđồng)

Tỷ trọng(%)

Sốtuyệt đối(tỷđồng)

Sốtuyệt đối(tỷđồng)

Sốtuyệt đối(tỷđồng)

Tỷ trọng (%)

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng của Chi nhánh Hà Nội Ngân hàng TMCP

Công thương Việt Nam giai đoạn 2004-2010)

Qua bảng 2.5, ta nhận thấy vốn huy động ở tiền gửi doanh nghiệp chiếm tỉtrọng cao trong giai đoạn 2004-2010 nhưng theo xu hướng giảm Tỉ trọng của tiềngửi doanh nghiệp luốn chiếm trên 40 % Vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm chiếm

tỷ trọng giảm dần, năm 2004 là 24.23% còn năm 2010 là 9.32 % Về mặt tỷ trọngthay đổi nhưng về mặt số tuyệt đối thì vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm thay đổikhông nhiều và tiền gửi tiết kiệm là nguồn huy động vốn ổn định trong nhiều năm

Trang 38

Vốn huy động từ tiền gửi doanh nghiệp và tiền gửi tiết kiệm giảm thay vào đó

là vốn huy động từ tiền gửi khác tăng mạnh mẽ VHĐ từ tiền gửi khác năm 2004 là

1209 tỷ đồng, chiếm 5.06 % trong tổng vốn huy động, năm 2010 là 15462 tỷ đồngchiếm 49.44 % chiếm tỷ trọng cao nhất trong giai đoạn 2004-2010 Năm 2007,VHĐ từ tiền gửi khác đạt mức thấp nhất 839 tỷ đồng, chỉ chiếm 5.01 % trong tổngvốn huy động Nguyên nhân là năm 2007 là thị trường chứng khoán Việt Nam pháttriển mạnh mẽ nhất, các tổ chức tín dụng thay vì gửi vào ngân hàng hưởng lãi suấtthì đầu tư vào thị trường chứng khoán với mức lợi nhuận cao hơn Năm 2010, kinh

tế nước ta đang phục hồi sau khủng hoảng nhưng lạm phát tăng kéo theo lãi suấttăng khiến cho các tổ chức tín dụng có quy mô nhỏ dùng giải pháp gửi tiền vàongân hàng đáng tin cậy để giảm bớt rủi ro Vì vậy, năm 2010 là năm VHĐ từ tiềngửi khác ( TCTD + TC khác) đạt mức cao nhất trong cả giai đoạn

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng huy động của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2004-2010

Ngày đăng: 04/11/2014, 18:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của ngân hàng - phân tích thống kê hoạt động tín dụng của ngân hàng tmcp công thương việt nam- chi nhánh hà nội giai đoạn 2004-2010
Sơ đồ 1 Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của ngân hàng (Trang 19)
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu biểu hiện mức độ biến động nguồn vốn huy động của  Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2004-2010 - phân tích thống kê hoạt động tín dụng của ngân hàng tmcp công thương việt nam- chi nhánh hà nội giai đoạn 2004-2010
Bảng 2.1 Các chỉ tiêu biểu hiện mức độ biến động nguồn vốn huy động của Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2004-2010 (Trang 26)
Bảng 2.2  : Quy mô doanh số cho vay của ngân hàng TMCP  Công Thương Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2004-2010 - phân tích thống kê hoạt động tín dụng của ngân hàng tmcp công thương việt nam- chi nhánh hà nội giai đoạn 2004-2010
Bảng 2.2 : Quy mô doanh số cho vay của ngân hàng TMCP Công Thương Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2004-2010 (Trang 28)
Bảng 2.4: Biến động dư nợ của Ngân hàng TMCP Công thươngViệt Nam - phân tích thống kê hoạt động tín dụng của ngân hàng tmcp công thương việt nam- chi nhánh hà nội giai đoạn 2004-2010
Bảng 2.4 Biến động dư nợ của Ngân hàng TMCP Công thươngViệt Nam (Trang 30)
Bảng 2.6: Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền của Ngân hàng TMCP - phân tích thống kê hoạt động tín dụng của ngân hàng tmcp công thương việt nam- chi nhánh hà nội giai đoạn 2004-2010
Bảng 2.6 Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền của Ngân hàng TMCP (Trang 34)
Bảng 2.7: Cơ cấu vốn huy động theo thời hạn của Ngân hàng TMCP  Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2004-2010 - phân tích thống kê hoạt động tín dụng của ngân hàng tmcp công thương việt nam- chi nhánh hà nội giai đoạn 2004-2010
Bảng 2.7 Cơ cấu vốn huy động theo thời hạn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2004-2010 (Trang 35)
Bảng 2.8: Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế của chi nhánh Hà Nội - phân tích thống kê hoạt động tín dụng của ngân hàng tmcp công thương việt nam- chi nhánh hà nội giai đoạn 2004-2010
Bảng 2.8 Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế của chi nhánh Hà Nội (Trang 36)
Bảng 2.10 :Cơ cấu dư nợ theo thời hạn của chi nhánh Hà Nội Ngân hàng - phân tích thống kê hoạt động tín dụng của ngân hàng tmcp công thương việt nam- chi nhánh hà nội giai đoạn 2004-2010
Bảng 2.10 Cơ cấu dư nợ theo thời hạn của chi nhánh Hà Nội Ngân hàng (Trang 39)
Bảng 2.13: Hệ số thu nợ của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - phân tích thống kê hoạt động tín dụng của ngân hàng tmcp công thương việt nam- chi nhánh hà nội giai đoạn 2004-2010
Bảng 2.13 Hệ số thu nợ của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Trang 42)
Bảng 2.15: Biến động doanh số thu nợ do ba nhân tố vòng quay vốn tín dụng, - phân tích thống kê hoạt động tín dụng của ngân hàng tmcp công thương việt nam- chi nhánh hà nội giai đoạn 2004-2010
Bảng 2.15 Biến động doanh số thu nợ do ba nhân tố vòng quay vốn tín dụng, (Trang 46)
Bảng 2.17: Dự báo doanh số thu nợ của Ngân hàng TMCP Công thương - phân tích thống kê hoạt động tín dụng của ngân hàng tmcp công thương việt nam- chi nhánh hà nội giai đoạn 2004-2010
Bảng 2.17 Dự báo doanh số thu nợ của Ngân hàng TMCP Công thương (Trang 48)
Bảng 2.16: Các mô hình dự đoán doanh số cho vay của Ngân hàng TMCP - phân tích thống kê hoạt động tín dụng của ngân hàng tmcp công thương việt nam- chi nhánh hà nội giai đoạn 2004-2010
Bảng 2.16 Các mô hình dự đoán doanh số cho vay của Ngân hàng TMCP (Trang 48)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w