Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 56 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
56
Dung lượng
854,5 KB
Nội dung
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tập tại Học viện Ngân hàng và quá trình thực tập tại Công ty cổ phần Công nghiệp Việt Long, em đã cố gắng vận dụng những kiến thức đã học tại trường và những kiến thức em đã tìm hiểu được trong quá trình nghiên cứu với đề tài: “ Giải pháp huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư phát triền tại Công ty cổ phần Công nghiệp Việt Long”. Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em trong trong quá trình hoàn thành chuyên đề cũng như các thầy cô giáo đã dạy dỗ, truyền đạt kiến thức cho em trong suốt 4 năm học tại Học viện Ngân hàng. Và em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo và các anh chị công tác tại CTCP Công nghiệp Việt Long đã giúp đỡ em về nghiệp vụ cũng như tài liệu để có thể hoàn thành chuyên đề này. Do còn nhiều hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm nên cũng khó tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận được những góp ý của các thầy cô để bài chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Đặng Thị Kiều Oanh TCDNC-K12 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em. Các số liệu, kết quả nêu trong chuyên đề là trung thực và có nguồn gốc xuất phát từ đơn vị thực tập. Hà Nội, ngày…tháng…năm 2013 Sinh viên thực hiện Đặng Thị Kiều Oanh TCDNC-K12 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng DANH MỤC BẢNG BIỂU Số bảng biểu NỘI DUNG Trang Bảng 2.1 Danh sách cổ đông Công ty Viêt Long 21 Bảng 2.2 So sánh kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Việt Long giai đoạn 2010-2012 22 Bảng 2.3 Doanh thu và lợi nhuận Công ty Việt Long 23 Bảng 2.4 Cơ cấu vốn của Công ty Việt Long 25 Bảng 2.5 Sự biến động của nguồn vốn Công ty Việt Long 26 Bảng 2.6 Cơ cấu vốn chủ sở hữu và tỷ suất tự trài trợ của Công ty Việt Long 32 Bảng 2.7 Cơ cấu vốn nợ của Công ty Việt Long 33 Bảng 2.8 Vốn lưu động ròng và Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của công ty 36 Đồ thị 2.1 Doanh thu và lợi nhuận của Công ty giai đoạn 2010-2012 23 Đồ thị 2.2 Cơ cấu sản phẩm của công ty 2012 22 Đồ thị 2.3 Cơ cấu nguồn vốn huy động của Công ty cổ phần công nghiệp Việt Long giai đoạn 2010-2012 30 Đặng Thị Kiều Oanh TCDNC-K12 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Kí hiệu Giải thích 1 CTCP Công ty cổ phần 2 TSCĐ Tài sản cố định 3 TSLĐ Tài sản lưu động 4 HĐQT Hội đồng quản trị 5 NHNN Ngân hàng Nhà nước 6 NHTM Ngân hàng thương mại 7 TCTD Tổ chức tín dụng 8 VCSH Vốn chủ sở hữu 9 NPT Nợ phải trả Đặng Thị Kiều Oanh TCDNC-K12 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng MỤC LỤC MỤC LỤC 5 LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 3 TỔNG QUAN VỀ VỐN VÀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP 3 CHƯƠNG 2 15 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP VIỆT LONG 15 2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CTCP CÔNG NGHIỆP VIỆT LONG TRONG 3 NĂM GẦN ĐÂY: 17 2.3. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CTCP CÔNG NGHIỆP VIỆT LONG: 21 2.3.1. Cơ cấu vốn của Công ty Việt Long: 21 2.3.2. Các hình thức huy động vốn của công ty 28 CHƯƠNG 3 37 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN NHẰM ĐÁP ỨNG NHU CẦU ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP VIỆT LONG 37 Đặng Thị Kiều Oanh TCDNC-K12 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng Đặng Thị Kiều Oanh TCDNC-K12 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Ngày nay khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu hội nhập, toàn cầu hóa lại được đặt ra cấp thiết đối với tất cả các quốc gia. Để tiến tới “sân chơi chung” đó và đứng vững trên thị trường thì mỗi doanh nghiệp Việt Nam cần tự hoàn thiện mình, giải quyết các vấn đề đang xảy ra trong cuộc cạnh tranh ngày càng gay cấn, khốc liệt. Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, khối lượng đầu tư vào xây dựng hàng năm ở nước ta hiện nay tăng rất nhanh. Kéo theo đó ngày càng xuất hiện nhiều công ty xây dựng, thi công thuộc mọi thành phần kinh tế với nguồn vốn đầu tư phong phú và tính cạnh tranh của thị trường xây dựng trong nước tăng lên rõ rệt. Trong điều kiện đó, vốn có vai trò quan trọng, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp, góp phần nâng cao vị thế và sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Để làm được điều đó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải thực sự nhạy bén, linh hoạt trong tính toán, xác đinh nhu cầu vốn; huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Công ty cổ phần Công nghiệp Việt Long là doanh nghiệp hoạt động trên nhiều lĩnh vực trong đó có một số hoạt động kinh doanh chính như xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, thủy lợi; khai thác, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng;… Nhận thấy việc nghiên cứu tìm ra giải pháp tăng cường huy động vốn doanh nghiệp là vấn đề cần thiết và cấp bách hiện nay không chỉ đối với CTCP Công nghiệp Việt Long nói riêng mà còn là các doanh nghiệp Việt Nam nói chung. Do đó, em đã lựa chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư phát triển tại CTCP Công nghiệp Việt Long” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu: Đặng Thị Kiều Oanh TCDNC-K12 1 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng - Phân tích một số vấn đề lý luận cơ bản về vốn và công tác huy động vốn trong doanh nghiệp. - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác huy động vốn tại CTCP Công nghiệp Việt Long. - Đưa ra một số giải pháp và đề xuất để nâng cao chất lượng huy động vốn tại CTCP Công nghiệp Việt Long. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: các vấn đề liên quan đến công tác huy động vốn đầu tư phát triển tại Công ty Việt Long. - Phạm vi nghiên cứu: các thông tin và số liệu về Công ty Việt Long. 4. Phương pháp nghiên cứu: Kết hợp giữa lý luận và thực tiễn trong quá trình thực tập tại công ty để phân tích, đồng thời sử dụng tổng hợp các phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh kết hợp với hệ thống bảng biểu minh họa. 5. Kết cấu chuyên đề: Chương 1: Tổng quan về vốn và hiêu quả huy động vốn trong doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng huy động vốn đầu tư phát triển của Công ty cổ phần Công nghiệp Việt Long. Chương 3: Giải pháp huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển của Công ty cổ phần công nghiệp Việt Long. Đó là tất cả những vấn đề sẽ được nêu ra và giải quyết lần lượt trong ba chương của chuyên đề tốt nghiệp này. Đặng Thị Kiều Oanh TCDNC-K12 2 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VỐN VÀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. TỔNG QUAN VỀ VỐN TRONG DOANH NGHIỆP: 1.1.1. Khái niệm vốn của doanh nghiệp: Theo quan điểm của Marx: Dưới góc độ các yếu tố sản xuất, vốn (tư bản) là giá trị đem lại giá trị thặng dư, là đầu vào của quá trình sản xuất. Theo P.Samuelson: Vốn là các hàng hóa được sản xuất ra để phục vụ cho quá trình sản xuất mới, là đầu vào của hoạt động sản xuất của một doanh nghiệp ( máy móc, trang thiết bị, vật tư, nguyên vật liệu ). Trong cuốn Kinh tế học, D.Begg đã đưa ra hai khái niệm bao gồm vốn hiện vật và vốn tài chính. Vốn hiện vật là dự trữ các hàng hóa, sản phẩm đã sản xuất ra để sản xuất các hàng hóa khác. Vốn tài chính là tiền và các giấy tờ có giá của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, dưới góc độ của doanh nghiệp, vốn là một trong những điều kiện vật chất cơ bản kết hợp với sức lao động và các yếu tố khác làm đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh và các quá trình tiếp theo cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, vốn của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản hữu hình và vô hình được đầu tư vào hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lời. 1.1.2. Các đặc trưng cơ bản về vốn: - Vốn phải đại diện cho một lượng tài sản nhất định, nghĩa là vốn được biểu hiện bằng giá trị của tài sản hữu hình và tài sản vô hình của doanh nghiệp. - Vốn phải vận động sinh lời, đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Đặng Thị Kiều Oanh TCDNC-K12 3 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng - Vốn phải được tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định, có như vậy mới có thể phát huy tác dụng để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . - Vốn phải gắn liền với chủ sở hữu nhất định, không thể có đồng vốn vô chủ, không ai quản lý. - Vốn có giá trị về mặt thời gian vì sức mua của đồng tiền ở mỗi thời điểm là khác nhau, đó là do ảnh hưởng khách quan từ nền kinh tế ( lạm phát, giá cả, chính trị, xã hội, ). Do vậy, để sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả nhất, doanh nghiệp cần tạo ra giá trị lớn nhất của đồng vốn theo thời gian. - Vốn được quan niệm như một loại hàng hóa đặc biệt, có thể mua/ bán quyền sử dụng vốn trên thị trường. 1.1.3. Phân loại vốn: Tùy theo loại hình doanh nghiệp và mục đích cụ thể, các nhà quản lý có thể lựa chọn phân loại nguồn vốn theo các tiêu thức khác nhau, trong đó 4 tiêu thức phổ biến đó là: - Căn cứ vào phương thức chu chuyển. - Căn cứ vào quyền sở hữu. - Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn. - Căn cứ vào phạm vi huy động vốn. 1.1.3.1.Căn cứ vào phương thức chu chuyển: - Vốn cố định: là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định của doanh nghiệp. Tài sản cố định là những tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh. Khi doanh nghiệp hoàn thành một số hoạt động như xây dựng nhà xưởng, lắp đặt hệ thống máy móc thiết bị,… thì vốn đầu tư được chuyển thành vốn cố định của doanh nghiệp. ♣ Đặc điểm chu chuyển của vốn cố định: o Trong quá tình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn cố định chu chuyển giá trị dần dần từng phần và được thu hồi giá trị từng phần sau mỗi chu kỳ kinh doanh. o Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh mới hoàn thành một vòng chu chuyển. Đặng Thị Kiều Oanh TCDNC-K12 4 [...]... vốn của Công ty cổ phần Công nghiệp Việt Long CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP VIỆT LONG 2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP VIỆT LONG: Công ty cổ phần Công nghiệp Việt Long (tên giao dịch là VietLong Industry joint stock company) có trụ sở tại số 94 phố Linh Lang, phường Cống Vị, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội Công ty hoạt động trong một số... trả cổ tức bằng cổ phiếu - Số tiền khấu hao TSCĐ được tích lũy lại hàng năm: khi chưa có nhu cầu thay thế TSCĐ cũ, doanh nghiệp có thể sử dụng số tiền khấu hao TSCĐ để đáp ứng nhu cầu đầu tư tăng trưởng của doanh nghiệp - Phát hành cổ phiếu: cổ phiếu là phương tiện để hình thành vốn chủ sở hữu ban đầu của công ty và cũng là phương tiện để huy động tăng thêm vốn cho công ty cổ phần, bao gồm: Phát. .. tư phát triển của doanh nghiệp Huy động vốn hiệu quả giúp doanh nghiệp giảm chi phí, tăng lợi nhu n và tiết kiệm thời gian Lựa chọn phương án huy động vốn hiệu quả sẽ quyết định đến chất lượng nguồn vốn cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Để đánh giá hiệu quả huy động vốn của doanh nghiệp căn cứ vào khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn và chi phí sử dụng vốn 1.1.5.2.Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn. .. biến động về nguồn vốn dùng để tài trợ cho tài sản đó Cơ cấu vốn cho phép đánh giá được mối quan hệ kinh tế của công ty, chính vì vậy phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty sẽ cho thấy công tác huy động vốn của công ty như thế nào Đồ thị 2.3 Cơ cấu nguồn vốn huy động của Công ty cổ phần công nghiệp Việt Long giai đoạn 2010-2012: (đơn vị: triệu đồng) Đặng Thị Kiều Oanh TCDNC-K12 Chuyên đề tốt nghiệp. .. cổ đông ưu đãi Ngoài ra còn có quyền được ưu tiên mua trước các cổ phần mới do công ty phát hành, quyền kiểm tra sổ sách kế toán của công ty, … Bên cạnh đó thì cổ đông thường cũng phải gánh chịu những rủi ro mà công ty gặp phải tư ng ứng với phần vốn góp và giới hạn tối đa trong phần vốn góp đó Để đáp ứng nhu cầu tăng thêm vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, CTCP có thể lựa chọn phương pháp tăng thêm vốn. .. của vốn như vậy thì doanh nghiệp mới có thể sử dụng vốn một cách tiết kiệm, có hiêu quả hơn đồng thời có chính sách huy động vốn nhanh chóng 1.1.5 Hoạt động huy động vốn trong doanh nghiệp: 1.1.5.1.Khái niệm huy động vốn: Huy động vốn là việc tiếp nhận nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các tổ chức, cá nhân bằng nhiều hình thức khác nhau để phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh hay thực hiện dự án đầu tư. .. lý không phù hợp yêu cầu thì việc thiết lập cơ cấu và thực hiện huy động vốn không thể đạt đến lợi ích cần thiết cho doanh nghiệp - Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp: Thực chất huy động vốn là để đầu tư, tài trợ cho các tài sản phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh Trước khi huy động vốn doanh nghiệp cần xem xét nhu cầu vốn dựa trên cơ cấu tài sản để có phương pháp và nguồn huy động vốn hợp lý, hiệu quả... nguồn vốn được huy động từ nguồn lợi nhu n giữ lại, khấu hao TSCĐ và thu nhập khác cho thấy khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp - Nguồn vốn bên ngoài: là nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động từ bên ngoài khi nguồn vốn bên trong không đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh Các hình thức huy động nguồn vốn bên ngoài: • Vay ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng • Thuê tài chính • Nhận vốn. .. giải pháp an toàn cũng cần thiết cho các nhà đầu tư mạo hiểm KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Chương 1 của chuyên đề trình bày những vấn đề lý luận chung về vốn và hiệu quả huy động vốn trong doanh nghiệp, những nhân tố ảnh hưởng và chỉ tiêu đánh giá chất lượng huy động vốn của doanh nghiệp Dựa vào cơ sở đó chúng ta đi nghiên cứu, phân tích về thực trạng và giải pháp để nâng cao chất lượng huy động vốn của Công ty. .. năm: Lợi nhu n để lại là phần lợi nhu n sau thuế sau khi đã chi trả cổ tức, trích lập các quỹ, doanh nghiệp sẽ giữ lại một phần lợi nhu n nhằm đầu tư vào các khu vực mà công ty có thể tạo ra các cơ hội tăng trưởng tốt như mua máy móc Đặng Thị Kiều Oanh TCDNC-K12 Chuyên đề tốt nghiệp 11 Học viện Ngân hàng thiết bị mới hoặc dự án nghiên cứu và phát triển Phần này có thể kết chuyển làm tăng vốn đầu tư của . về vốn và hiêu quả huy động vốn trong doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng huy động vốn đầu tư phát triển của Công ty cổ phần Công nghiệp Việt Long. Chương 3: Giải pháp huy động vốn nhằm đáp ứng. TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CTCP CÔNG NGHIỆP VIỆT LONG: 21 2.3.1. Cơ cấu vốn của Công ty Việt Long: 21 2.3.2. Các hình thức huy động vốn của công ty 28 CHƯƠNG 3 37 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN NHẰM ĐÁP. học tại trường và những kiến thức em đã tìm hiểu được trong quá trình nghiên cứu với đề tài: “ Giải pháp huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư phát triền tại Công ty cổ phần Công nghiệp