Các hình thức huy động vốn của công ty

Một phần của tài liệu giải pháp huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư phát triển tại công ty cổ phần công nghiệp việt long (Trang 34 - 56)

2.3.2.1. Vốn chủ sở hữu:

Để đánh giá sự biến động của nguồn vốn chủ sở hữu, ta sẽ kết hợp với chỉ tiêu tỷ suất tự tài trợ. Tỷ suất này phản ánh khả năng tự chủ về mặt tài chính của công ty.

Công thức:

Từ bảng cân đối kế toán của công ty ta có bảng sau:

Bảng 2.6: Cơ cấu vốn chủ sở hữu và tỷ suất tự tài trợ của Công ty cổ phần Công nghiệp Việt Long:

(đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Giá trị Tỉ trọng (%) Giá trị Tỉ trọng (%) Giá trị Tỉ trọng (%)

Vốn đầu tư của chủ sở hữu 105,50 0 94.87 105,50 0 92.78 100,00 0 90.15

Lợi nhuận chưa phân

phối 5,691 5.12 8,190 7.20 10,906 9.83 Nguồn kinh phí và quỹ khác 19 0.02 19 0.02 19 0.02 Nguồn vốn chủ sở hữu 111,21 0 100.00 113,709 100.00 110,926 100.00 Tổng nguồn vốn 262,930 270,043 261,867 Tỷ suất tự tài trợ (%) 42.30% 42.11% 42.36%

(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty)

Năm 2010, tỷ suất tự tài trợ là 42.30% tức là trong 100 đồng vốn thì có tới 42.30 đồng vốn là được tài trợ từ bản thân doanh nghiệp, có thể nói khả năng tự chủ tài chính của công ty là tương đối lớn.

Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty biến động không đều, so với năm 2010 thì năm 2011 nguồn vốn chủ sở hữu tăng khoảng 2,500 triệu đồng nhưng đến năm 2012 lại giảm một lượng 2,783 triệu đồng. Đó là do lượng vốn đầu tư của chủ sở hữu giảm; năm 2010 và 2011 đều bằng 105,500 triệu đồng nhưng đến năm 2012 chỉ còn 100,000 triệu đồng, đưa tỉ trọng vốn đầu tư của chủ sở hữu từ 94.87% năm 2010 xuống còn 90.15% năm 2012. Lượng vốn đầu tư của chủ sở hữu giảm là do thực trạng chung của nền kinh tế lúc bấy giờ còn nhiều khó khăn nên hoạt động kinh doanh của công ty cũng bị hạn chế dẫn đến việc huy động vốn đầu tư từ chủ sở hữu cũng bị ảnh hưởng.

Tỷ suất tự tài trợ năm 2011 có giảm 0.19% so với năm 2010 nhưng đến năm 2012 đã có sự tăng trưởng trở lại và tăng cao hơn mức năm 2010 là 0.06%. Đó là biểu hiện công ty đã cố gắng trong việc cải thiện tình hình sản xuất kinh doanh, mặc dù tỷ lệ tăng trưởng vẫn còn khiêm tốn. Hơn nữa vốn đầu tư của chủ sở hữu luôn chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu vốn chủ sở hữu ( trên 90%). Đây là một biểu hiện tốt vì nguồn vốn chủ sở hữu cao không chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu về nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn tăng tính độc lập, tự chủ tài chính, hạn chế rủi ro cho công ty.

Như vậy ở cuối giai đoạn, công ty đã có sự tăng trưởng của tỷ suất tự tài trợ cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của công ty đã được cải thiện, điều này sẽ giúp cho công ty giảm bớt gánh nặng về nợ cũng như những rủi ro về tài chính.

Giá trị và tỉ trọng lợi nhuận chưa phân phối tăng dần qua các năm. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả. Việc sử dụng lợi nhuận chưa phân phối để huy động vốn được công ty thực hiện thường xuyên và chú trọng. Vì đây là nguồn vốn nội sinh nhằm làm tăng tính tự chủ, độc lập về tài chính, hơn nữa chi phí sử dụng vốn thấp do tiết kiệm thời gian và chi phí phát hành. Mặt khác sử dụng lợi nhuận để lại cũng hạn chế được việc sử dụng quá nhiều vốn vay, đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động, lãi suất tín dụng tăng cao, hạn chế được phần nào rủi ro tài chính cho công ty.

Bên cạnh việc tiến hành tăng vốn chủ sở hữu, công ty cũng mở rộng nguồn vốn bằng phương thức vay vốn qua các kênh huy động từ vốn nợ.

2.3.2.2. Vốn nợ:

Bảng 2.7: Cơ cấu vốn nợ của CTCP Công nghiệp Việt Long

(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty)

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh

2011-2012 Giá trị trọngTỉ (%) Giá trị trọngTỉ (%) Giá trị trọngTỉ (%) Mức tăng Tốc độ tăng (%) 1. Nợ ngắn hạn 28,395 18.72 36,730 23.50 31,620 21.40 -5,110 -13.91 Vay và nợ ngắn hạn 0 0.00 2,235 1.43 1,298 0.88 -937 -41.93 Phải trả người bán 22,648 14.93 27,635 17.68 19,937 13.50 -7,698 -27.86 Người mua ứng tiền trước 5,405 3.56 5,405 3.46 0 0.00 -5,405 - 100.00 Thuế và các khoản phải nộp 338 0.22 1,131 0.72 840 0.57 -291 -25.72 Phải trả người lao động 0 0.00 -1 0.00 0 0.00 1 - 100.00 Chi phí phải trả 0 0.00 0 0.00 7,536 5.10 7,536 100.00 Phải trả, phải nộp khác 4 0.00 326 0.21 2,009 1.36 1,683 516.33 2. Nợ dài hạn 123,326 81.28 119,600 76.50 116,115 78.60 -3,485 -2.91 Vay và nợ dài hạn 123,311 81.28 119,600 76.50 116,100 78.59 -3,500 -2.93 DP trợ cấp mất việc 15 0.01 0 0.00 15 0.01 15 100.00 Nợ phải trả 151,720 100.00 156,330 100.00 147,735 100.00 -8,596 -5.50

Nợ phải trả tăng giảm không theo một chiều, năm 2011 tăng 3.04% nhưng năm 2012 lại giảm 5.5%, trong đó nợ dài hạn chiếm chủ yếu (khoảng 80%) vì đây là nguồn tài trợ chủ yếu cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty.

Dựa vào bảng cơ cấu nợ có thể thấy hầu như các chỉ tiêu nợ phải trả năm 2012 đều có xu hướng giảm xuống kéo theo sự thu hẹp về quy mô nguồn vốn trừ khoản phải trả người lao động, chi phí phải trả và phải trả phải nộp khác, tuy nhiên lượng tăng này không đáng kể.

Năm 2011 khoản dự phòng trợ cấp mất việc làm bằng 0, chứng tỏ có phát sinh chi trợ cấp mất việc làm do nguyên tắc nếu nguồn dự phòng trợ cấp mất việc làm còn số dư thì doanh nghiệp hạch toán tăng thu nhập khác mà không được chuyển sang năm sau sử dụng. Năm 2012 công ty tiếp tục lập dự phòng trợ cấp mất việc làm, trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay thì điều này là cần thiết và cũng thể hiện sự quan tâm đến người lao động của công ty.

Các hình thức huy động vốn nợ của công ty:

- Tín dụng thương mại và nợ tích lũy:

Chiếm dụng từ khách hàng và người cung cấp là giải pháp quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tài trợ bằng nguồn vốn tín dụng thương mại và nợ tích lũy là phương thức tài trợ rẻ, linh hoạt và tiện dụng trong kinh doanh. Hơn nữa đây còn là cách để mở rộng các quan hệ hợp tác kinh doanh một cách lâu bền

Từ bảng 2.7 có thể thấy tỉ trọng nguồn vốn tín dụng thương mại của công ty tương đối cao (trung bình 3 năm là 15.37%); cụ thể tỷ lệ vốn chiếm dụng của người bán năm 2010 là 14.93%, năm 2011 tăng lên 17.68%, năm 2012 lại giảm còn 13.5%. Về quy mô cũng có sự biến động tương tự, so với năm 2010 thì năm 2011, khoản phải trả người bán của công ty tăng, đến năm 2012 lại giảm và ở mức 19,937 triệu đồng. Việc duy trì khoản phải trả người bán như vậy là hợp lý, cho thấy được mức độ uy tín của công ty trên thị trường và các mối quan hệ rộng rãi với bạn hàng của công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khoản tiền người mua ứng trước năm 2010 và 2011 bằng nhau và đều bằng 5,405 triệu đồng nhưng năm 2012 thì không có chứng tỏ công ty đã thực hiện

tốt công tác quản lý các khoản nợ từ khách hàng, giảm vốn đọng, công ty nên tiếp tục duy trì ở mức này để đảm bảo vốn kinh doanh của công ty được lưu thông.

- Vay ngắn hạn và vay dài hạn ngân hàng:

Hiện nay, công ty đang có quan hệ tín dụng với Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển (BIDV), đây là nguồn vốn vay chủ yếu của công ty. Công ty là khách hàng truyền thống, có quan hệ tín dụng tín nhiệm với BIDV, thực hiện đúng các cam kết với ngân hàng về các khoản vay, bảo lãnh, chưa từng phát sinh xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, nhận nợ bắt buộc hay ngân hàng phải trả thay bảo lãnh. Nhờ xây dựng được uy tín với ngân hàng, công ty cũng thường xuyên nhận được các khoản vay ngắn hạn và dài hạn, đặc biệt vay dài hạn ngân hàng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn.

2.3.3. Cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn:

Một trong những yêu cầu đầu tiên trước khi thực hiện huy động vốn là phải xác định được trạng thái vốn và nhu cầu sử dụng vốn, để tìm hiểu rõ hơn chúng ta cùng theo dõi các thông số trong bảng dưới đây:

Bảng 2.8. Vốn lưu động ròng và nhu cầu vốn thường xuyên của Công ty cổ phần Công nghiệp Việt Long:

(đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Vốn lưu động ròng -6,532 -13,930 -3,560

Nhu cầu VLĐ thường xuyên -8,514 -13,908 -2,093

Ngân quỹ ròng 1,982 -22 -1,467

(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty)

Ta có công thức:

Vốn lưu động của công ty 3 năm đều âm hay nguồn vốn dài hạn nhỏ hơn tài sản dài hạn, chứng tỏ trong cơ cấu nguồn vốn của công ty có một phần tài sản dài hạn được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn. Thông thường việc doanh nghiệp dùng nguồn vốn ngắn hạn đầu tư vào tài sản dài hạn sẽ tạo nên một cơ cấu vốn mạo hiểm, thể hiện việc công ty không có khả năng thanh toán các

khoản nợ bằng tài sản hiện có của mình (bao gồm tiền mặt, khoản phải thu, tồn kho). Tuy nhiên công ty đã có biện pháp khắc phục, biểu hiện là năm 2012, lượng vốn lưu động ròng đã tăng so với năm 2011 và cao hơn so với năm 2010. Đó là do sự giảm xuống của tài sản dài hạn (năm 2012 tài sản dài hạn giảm 16,637 triệu đồng tương đương 6.73% so với năm 2011). Vốn lưu động ròng tăng làm tăng khả năng thanh toán của công ty.

Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cả 3 năm của công ty đều nhỏ hơn 0 chứng tỏ nguồn vốn chiếm dụng được từ bên thứ 3 của công ty nhiều hơn toàn bộ nhu cầu vốn ngắn hạn phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.

Ngân quỹ ròng năm 2010 lớn hơn 0 (trạng thái dư thừa ngân quỹ) thể hiện năng lực tài chính vững mạnh của công ty, hoàn toàn có khả năng hoàn trả ngay các khoản nợ ngắn hạn cho chủ nợ nếu các khoản vay này đến hạn. Năm 2011 và 2012, ngân quỹ ròng đều âm thể hiện công ty bị mất cân bằng tài chính do bị chiếm dụng vốn, vốn bị ứ đọng trong các khoản phải thu khách hàng. Để giải quyết tình trạng này công ty nên thực hiện vay vốn từ ngân hàng và tổ chức tài chính để bù đắp lượng thiếu hụt vốn phục vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh.

2.3.4. Đánh giá công tác huy động vốn của Công ty:

2.3.4.1. Kết quả đạt được:

Sau quá trình tìm hiểu về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Công nghiệp Việt Long ta nhận thấy công ty đã thực hiện được một số kết quả đáng kể như sau:

Thứ nhất, Công ty đã chủ động hơn trong việc huy động các nguồn vốn trong và ngoài công ty, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn lưu động, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục và hiệu quả.

Thứ hai, Công ty đã tạo được mối quan hệ truyền thống với ngân hàng và nhiều chủ đầu tư có năng lực và thương hiệu trên thị trường, các nguồn vay vốn chủ yếu của công ty là từ Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển; Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam và nguồn huy động từ các cổ đông, nguồn vốn khác,…Từ đó công ty có được nguồn vốn vững chắc, quá trình huy động vốn được thuận tiện, nhanh chóng, đồng thời giảm được chi phí huy động vốn.

Thứ ba, cơ cấu nguồn vốn của công ty ổn định và quy mô có xu hướng đi lên theo hướng tăng dần nguồn vốn chủ sở hữu và giảm dần các khoản nợ phải trả, từ đó tỷ suất tự tài trợ tăng dần; điều này thể hiện công ty đã tăng khả năng tự chủ về mặt tài chính, đảm bảo sự an toàn về vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Từ những cố gắng đó trong những năm quacông ty đã có nhiều thành tựu nổi bật được kể đến, đó là:

- Đầu tư các Dự án:

+ Bất động sản: Công ty đang triển khai dự án: Nhà vườn sinh thái kết hợp nông nghiệp công nghệ cao, quy mô 300ha tại xã Song Phương - An Thượng - Vân Côn, huyện Hoài Đức- HN với tổng mức đầu tư 4.300 tỷ đồng; Dự án Nhà vườn sinh thái, quy mô 25ha tại xã Hoà Sơn, Lương Sơn, Hoà Bình có tổng mức đầu tư 450 tỷ đồng.

+ Công nghiệp: Công ty đã đầu tư và quản lý vận hành Nhà máy thuỷ điện Việt Long I, II với công suất 3.500 kw, tổng mức đầu tư 35 tỷ đồng (hoàn thành năm 2006); Nhà máy đá xẻ Việt Long công suất 100.000m2/năm, tổng mức đầu tư 13,2 tỷ đồng; Nhà máy gạch tuynel Lai Châu với công suất 20 triệu viên/năm, tổng mức đầu tư 16,2 tỷ đồng (góp 80% vốn điều lệ), Nhà máy thuỷ điện Thanh Thuỷ II công suất 9.000 kw, tổng mức đầu tư 220 tỷ đồng, Nhà máy thuỷ điện Thanh Thuỷ I với công suất 12.000 kw, tổng mức đầu tư 250 tỷ; các Dự án: Thuỷ điện Hàm Yên I - Tuyên Quang với công suất

45MW, tổng mức đầu tư 900 tỷ đồng; Nhà máy thủy điện Sử Pán I công suất 20MW, tổng mức đầu tư 450 tỷ đồng

- Thi công xây lắp: hoàn thành các công trình: Đường ô tô Nhè Lử - Sơn Vĩ - Hà Giang; San nền Bệnh viện Lao và Phổi Hà Giang; San ủi mặt bằng kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy- Hà Giang; Nhà máy đá xẻ Việt Long; Nâng cấp Nhà máy gạch tuynel Việt Long; Nhà máy thuỷ điện Việt Long I và II, hạng mục Đường giao thông, Đập đầu mối, tuyến năng lượng Nhà máy thuỷ điện Thanh Thuỷ II. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.4.2. Hạn chế:

Bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác huy động vốn của công ty còn một số hạn chế cần khắc phục.

Thứ nhất, quy mô nguồn vốn bị thu hẹp, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của và uy tín của công ty.

Thứ hai, vốn của công ty bị ứ đọng ở khâu thanh toán, khoản phải thu khách hàng tăng cao. Công ty không tận dụng được tối đa nguồn vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, gây lãng phí, thất thoát vốn.

Thứ ba, chưa linh hoạt trong công tác huy động vốn chủ sở hữu. Nguồn vốn chủ sở hữu chủ yếu từ lợi nhuận để lại và góp vốn của các chủ sở hữu nên phụ thuộc nhiều vào tình hình hoạt động kinh doanh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên cơ sở tìm hiểu chung về mô hình tổ chức hoạt động và phân tích khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh cũng như các đặc điểm của cơ cấu nguồn vốn qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bảng cân đối kế toán và Thuyết minh BCTC của Công ty cổ phần Công nghiệp Việt Long, Chương II của chuyên đề đã tập trung tìm hiểu, phân tích thực trạng huy động vốn của công ty, là cơ sở để nghiên cứu các giải pháp phù hợp giúp nâng cao khả năng huy động vốn, đó cũng là nội dung của Chương 3 chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sau đây.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN NHẰM ĐÁP ỨNG NHU CẦU ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ

PHẦN CÔNG NGHIỆP VIỆT LONG

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY :

3.1.1. Định hướng chiến lược của Công ty Việt Long giai đoạn 2013-2016:

- Trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu ở phía Bắc về sản xuất điện với công suất khoảng 200.000kw, doanh thu từ bán điện đạt khoảng 700 tỷ đồng/năm.

- Là một trong những doanh nghiệp có uy tín lớn trong lĩnh vực đầu tư Bất động sản ở Hà Nội, đặc biệt là các dự án: Hỗn hợp Trung tâm thương mại,

Một phần của tài liệu giải pháp huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư phát triển tại công ty cổ phần công nghiệp việt long (Trang 34 - 56)