1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam

75 327 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 863 KB

Nội dung

Vì mục tiêu an toàn và phát triển bền vững, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoạithương Việt Nam cũng đã ban hành nhiều quy định để hạn chế rủi ro tín dụng.Trong đó, chính sách mang tầm chi

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Chuyên đề tốt nghiệp vừa là cơ hội để sinh viên trình bày những nghiên cứu

về vấn đề mình quan tâm trong cả một quá trình, đồng thời cũng là một tài liệu quantrọng giúp giảng viên Học viện kiểm tra đánh giá quá trình học tập và kết quả họctập của mỗi sinh viên

Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôitrân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến: Ban Giám đốc, các giảng viên của Học việnNgân hàng đã tận tình giảng dạy, không chỉ truyền thụ cho tôi những kiến thức nềntảng mà còn là đạo đức hành chính và tinh thần của một công chức tương lai

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2013

Sinh viên thực tập

Lê Quỳnh Hoa

Trang 2

DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ KÝ TỰ VIẾT TẮT

BASEL Ủy Ban Basel về Giám sát Hoạt động Ngân hàng

CIC Credit Information Center (trung tâm thông tin tín dụng)

NHTM Ngân hàng thương mại

QĐ NHNN Quyết định ngân hàng Nhà nước

SACOMBANK Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín

Trang 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU ĐỒ THỊ

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh 28

Bảng 2.2: Thực trạng tín dụng phân theo thời gian 32

Bảng 2.3: Thực trạng tín dụng phân theo ngành 33

Bảng 2.4: Thực trạng tín dụng phân theo thành phần kinh tế 34

Bảng 2.5: Tình hình nợ quá hạn 36

Biểu đồ 2.1: Hoạt động huy động vốn từ nền kinh tế 25

Biểu đồ 2.2: Thực trạng tín dụng phân theo thời gian 31

Biểu đồ 2.3: Thực trạng tín dụng phân theo thành phần kinh tế: 35

Biểu đồ 2.4: Tình hình nợ quá hạn: 37

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1 KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI RỦI RO TÍN DỤNG 3

1.1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng 3

1.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng 3

1.2 ĐẶC ĐIỂM VÀ NGUYÊN NHÂN RỦI RO TÍN DỤNG 4

1.2.1 Đặc điểm 4

1.2.2 Nguyên nhân 5

1.3 QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7

1.4 KINH NGHIỆM QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRÊN THẾ GIỚI 9

1.4.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc 10

1.4.2 Kinh nghiệm của Nhật Bản 11

1.4.3 Kinh nghiệm của Mỹ 12

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 22

2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 22

2.1.1 Quá trình hình thành 22

2.1.2 Cơ cấu tổ chức 23

2.1.3 Tình hình hoạt động 24

2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh 28 2.2 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ

Trang 5

2.2.1 Thực trạng tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt

Nam 30

2.2.2 Tình hình nợ quá hạn 36

2.3 HOẠT ĐỘNG HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG 38

2.3.1 Kết quả thu hồi nợ quá hạn tại ngân hàng 38

2.3.2 Đánh giá thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 39

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 47

3.1 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG THỜI GIAN TỚI 47

3.1.1 Kế hoạch kinh doanh năm 2013 47

3.1.2 Kế hoạch kinh doanh tín dụng năm 2013 48

3.2 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 49

3.2.1 Hoàn thiện chính sách tín dụng 49

3.2.2 Sử dụng biện pháp mạnh và hợp lý trong xử lý rủi ro tín dụng 50

3.2.3 Chú trọng hơn nữa vào công tác đào tạo cán bộ 52

3.2.4 Tăng cường kiểm soát việc theo dõi sau khi cho vay 54

3.2.5 Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm về các khoản vay có vấn đề sau khi cho vay 55

3.2.6 Nâng cao chất lượng hệ thống báo cáo tín dụng và hiệu quả phân tích hoạt động tín dụng 56

3.2.7 Nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ 58

3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 61

3.3.1 Nâng cao vai trò và hiệu quả của Thanh tra Ngân hàng thuộc NHNN 61

3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước 63

KẾT LUẬN 69

Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU

Hệ thống Ngân hàng thương mại nước ta đang trong quá trình đổi mới để bắtkịp với xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhànước Ngân hàng đã thực sự là ngành tiên phong trong quá trình đổi mới cơ chếkinh tế Đặc biệt trong những năm qua, hoạt động ngân hàng nước ta đã góp phầntích cực huy động vốn, mở rộng vốn đầu tư cho lĩnh vực sản xuất phát triển, tạođiều kiện thu hút vốn nước ngoài để tăng trưởng kinh tế trong nước Ngành ngânhàng đã xứng đáng là công cụ đắc lực hỗ trợ cho nhà nước trong việc kiềm chế, đẩylùi lạm phát, ổn định giá cả

Song song với quá trình đó, vấn đề rủi ro tín dụng cũng đang diễn ra hết sứcphức tạp, gây ra những tác động to lớn không thể lường hết được cho nền kinh tế

Do đó đòi hỏi phải có sự đầu tư thích đáng trong việc nghiên cứu tìm ra những giảipháp nhằm ngăn ngừa, hạn chế mức tối đa những rủi ro có thể xảy ra

Hiện nay, các ngân hàng thương mại Việt Nam đang tích cực xây dựng chínhsách, chiến lược và đề ra những biện pháp thực hiện để hạn chế rủi ro tín dụngtrước những quy định và yêu cầu gắt gao của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước

Vì mục tiêu an toàn và phát triển bền vững, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoạithương Việt Nam cũng đã ban hành nhiều quy định để hạn chế rủi ro tín dụng.Trong đó, chính sách mang tầm chiến lược, định hướng lớn nhất là việc ban hành vàđưa vào áp dụng quy trình tín dụng mới với mục tiêu lớn nhất là hạn chế mức tối đanhững rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP NT Việt Nam Tuy

nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế cần khắc phục vì vậy chuyên đề: “Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam” được lựa chọn nghiên cứu nhằm mục đích phân tích, đánh giá

thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh, đồng thời đề xuất những giải pháp khắcphục hạn chế

Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu chuyên đề gồm 3 chương:

Trang 7

CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂNHÀNG THƯƠNG MẠI

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNGTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠINGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

Trang 8

CHƯƠNG 1 CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG

TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI RỦI RO TÍN DỤNG

1.1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng (credit risk), theo khái niệm cơ bản nhất, là khả năng kháchhàng nhận khoản vốn vay không thực hiện, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối vớingân hàng, gây tổn thất cho ngân hàng, đó là khả năng khách hàng không trả, khôngtrả đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi cho ngân hàng Từ đó, có nhiều tiêu chí phản ảnhrủi ro tín dụng của NHTM như:

- Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ

- Tỷ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu

- Tỷ lệ nợ xấu trên quĩ dự phòng tổn thất

- Nợ đáng nghi ngờ (nợ có vấn đề) - có khả năng chuyển thành nợ xấu cao

- Nợ không có tài sản đảm bảo

Nhiều ngân hàng phân loại nợ theo khách hàng để phân tích và đánh giá rủi

ro tín dụng Nợ của khách hàng nhóm A (loại 1) được coi có rủi ro thấp nhất còn nợkhách hàng nhóm D, E (loại 4-5) được coi là có khả năng mất vốn cao nhất Đểcách phân loại này phản ảnh chính xác rủi ro tín dụng phải có tiêu chuẩn để xếphạng tín nhiệm đúng

1.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng

Để có một cái nhìn thấu đáo nhất khi đánh giá rủi ro tín dụng, chúng ta cómột số cách phân loại khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu nghiên cứu

1.1.2.1 Phân loại rủi ro tín dụng theo khả năng kiểm soát rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng có thể kiểm soát được(rủi ro khả kháng): là loại rủi ro màngân hàng có thể dự đoán được chủ thể gây ra rủi ro, ước tính được mức độ ảnh

Trang 9

hạn chế tổn thất ở mức độ tối thiểu chấp nhận được Nguyên nhân của những rủi ronày thường là do trình độ yếu kém của người vay trong dự đoán tình hình kinhdoanh, yếu kém trong quản lý, chủ ý lừa đảo cán bộ ngân hàng, chây ỳ… là nhữngnguyên nhân có tính chủ quan, chủ yếu từ phía khách hàng.

Rủi ro tín dụng không thể kiểm soát được(rủi ro bất khả kháng): là loại rủi ro

mà ngân hàng không thể dự đoán và xác định một cách chính xác ảnh hưởng củachúng Nguyên nhân bất khả kháng tác động tới người vay, làm họ mất khả năngthanh toán cho ngân hàng Những nguyên nhân bất khả kháng như: thiên tai, hỏahoạn, lũ lụt, chiến tranh, hoặc những thay đổi tầm vĩ mô vượt quá khả năng kiểmsoát của cả ngân hàng và khách hàng

1.1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng theo chủ thể là ngân hàng

Rủi ro từ bên trong ngân hàng: là loại rủi ro phát sinh từ bên trong ngân hàng

do cán bộ tín dụng, do qui trình tín dụng lỏng lẻo, do chưa có sự kiểm soát sát saođối với các khoản tín dụng…

Rủi ro từ bên ngoài ngân hàng: là rủi ro phát sinh do Chính phủ ban hành cácqui chế, chính sách kinh tế, hàng rào thuế quan, chính sách cho vay theo chỉ địnhcủa Nhà nước…

1.2 ĐẶC ĐIỂM VÀ NGUYÊN NHÂN RỦI RO TÍN DỤNG

1.2.1 Đặc điểm

- Rủi ro tín dụng mang tính tất yếu: Rủi ro tín dụng luôn tồn tại và gắn liềnvới hoạt động tín dụng Chấp nhận rủi ro là tất yếu trong hoạt động ngân hàng Cácngân hàng cần phải đánh giá các cơ hội kinh doanh dựa trên mối quan hệ rủi ro-lợiích nhằm tìm ra những cơ hội đạt được những lợi ích xứng đáng với mức rủi rochấp nhận Ngân hàng sẽ hoạt động tốt nếu mức rủi ro mà ngân hàng gánh chịu làhợp lý và kiểm soát được và nằm trong phạm vi khả năng các nguồn lực tài chính vànăng lực tín dụng của ngân hàng

- Rủi ro tín dụng mang tính gián tiếp: Rủi ro tín dụng xảy ra sau khi ngânhàng giải ngân vốn vay và trong quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng Do tình

Trang 10

hàng thường biết thông tin sau hoặc biết thông tin không chính xác về những khókhăn thất bại của khách hàng và do đó thường có những ứng phó chậm trễ.

- Rủi ro tín dụng có tính chất đa dạng, phức tạp: Đặc điểm này thể hiện ở sự

đa dạng, phức tạp của nguyên nhân gây ra rủi ro ro tín dụng cũng như diễn biến sựviệc, hậu quả khi rủi ro xảy ra

1.2.2 Nguyên nhân

Trong quan hệ tín dụng có hai đối tượng tham gia là ngân hàng cho vay vàngười đi vay Nhưng người đi vay sử dụng tiền vay trong một thời gian, không gian cụthể, tuân theo sự chi phối của những điều kiện cụ thể nhất định mà ta gọi là môi trườngkinh doanh, và đây là đối tượng thứ ba có mặt trong quan hệ tín dụng Rủi ro tín dụngxuất phát từ môi trường kinh doanh gọi là rủi ro do nguyên nhân khách quan

Rủi ro xuất phát từ người vay và ngân hàng cho vay gọi là rủi ro do nguyênnhân chủ quan

1.2.2.1 Rủi ro tín dụng do nguyên nhân khách quan từ môi trường kinh doanh

Sự thay đổi của môi trường tự nhiên như thiên tai, dịch bệnh, bão lụt gây tổnthất cho khách hàng vay vốn kinh doanh

Sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường thế giới

Sự tấn công của hàng nhập lậu làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp

Cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng chưa thực sự lành mạnh, việc chạy theoquy mô, bỏ qua các tiêu chuẩn, điều kiện trong cho vay, thiếu quan tâm đến chấtlượng khoản vay

Rủi ro do môi trường pháp lý chưa thuận lợi và sự kém hiệu quả của cơ quanpháp luật cấp địa phương

Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của Ngân hàng Nhà nước

Hệ thống thông tin hỗ trợ tín dụng còn bất cập

Thay đổi về lãi suất, tỷ giá hối đoái, lạm phát, chỉ số giá cả tăng, nguyên vậtliệu đầu vào tăng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của khách hàng, khó khăn tài

Trang 11

chính dẫn đến không có khả năng trả nợ.

1.2.2.2 Rủi ro tín dụng do nguyên nhân chủ quan từ người vay

Sử dụng vốn sai mục đích so với phương án kinh doanh khi giải ngân

Năng lực quản lý kinh doanh kém, đầu tư nhiều lĩnh vực vượt quá khả năngquản lý

Khách hàng vay vốn tại nhiều tổ chức tín dụng dưới một danh nghĩa hay nhiềuthực thể khác nhau nên thiếu sự phân tích trên tổng thể, khó theo dõi được dòng tiềndẫn đến việc sử dụng vốn vay chồng chéo và mất khả năng thanh toán dây chuyền

Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch, che dấu cáckhoản lỗ

Chưa thực sự thay đổi quan điểm, còn xem vốn ngân hàng là vốn nhà nước,nếu doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả thì ngân hàng chịu, ngân hàng thua lỗ thìnhà nước chịu

Khách hàng kinh doanh thua lỗ, hàng hóa sản xuất ra không bán được, khôngtrả được nợ vay ngân hàng

Rủi ro tín dụng do khách hàng cố ý lừa đảo

1.2.2.3 Rủi ro tín dụng do nguyên nhân chủ quan từ ngân hàng cho vay:

Rủi ro do thiếu thông tin khi thẩm định và khi ra quyết định cho vay nên dẫnđến những quyết định cho vay sai lầm

Rủi ro do thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay, hệ thống cảnh báo sớm

về các khoản vay có vấn đề không hiệu quả nên không thể can thiệp kịp thời

Rủi ro do áp lực phải hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch hàng năm được giao, chưathật sự quan tâm đến chất lượng tín dụng

Rủi ro do hệ thống kiểm soát trong khi cho vay không chặt chẽ và kémhiệu quả

Rủi ro do lỏng lẻo trong công tác kiểm soát nội bộ của ngân hàng

Rủi ro do ý muốn chủ quan của người xét duyệt hoặc cấp có thẩm quyền

Trang 12

Rủi ro do việc chuyển dịch cơ cấu khách hàng theo ngành nghề, lĩnh vựccòn chậm.

1.3 QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Quản trị rủi ro là một quá trình quan trọng được dựa trên cơ sở kết hợp lýthuyết xác suất và lý thuyết rủi ro Nó phụ thuộc vào chính sách của từng ngân hàng– trên mức độ vi mô và của Ngân hàng Nhà nước – trên mức độ vĩ mô

Quản trị rủi ro ngân hàng được dựa trên hàng loạt những nguyên tắc, trong

đó bao gồm một số nguyên tắc cơ bản sau :

Một là, nguyên tắc chấp nhận rủi ro Các nhà quản trị ngân hàng cần phải

chấp nhận rủi ro ở mức cho phép nếu như mong muốn có được thu nhập phù hợp từnhững hoạt động nghiệp vụ của mình Dĩ nhiên, mỗi nghiệp vụ cụ thể sau khi đánhgiá mức độ rủi ro các ngân hàng thương mại (NHTM) cần xây dựng chiến thuật

“phòng chống rủi ro” Tuy nhiên, loại bỏ hoàn toàn rủi ro trong hoạt động ngânhàng là không thể, bởi vì rủi ro ngân hàng – là sự hiện hữu khách quan vốn có trongcác nghiệp vụ của ngân hàng Do đó, nguyên tắc đầu tiên trong quá trình quản trị rủi

ro đối với các nhà quản trị ngân hàng là phải nhận biết những “rủi ro cho phép”

Việc chấp nhận mức độ, loại rủi ro ngân hàng nào chính là điều kiện quantrọng để điều tiết những tác động tiêu cực của chúng trong quá trình quản lý rủi ro

Hai là, nguyên tắc điều hành rủi ro cho phép Nguyên tắc này đòi hỏi phần

lớn rủi ro trong “gói rủi ro cho phép” phải có khả năng điều tiết trong quá trình quản

lý, mà không phụ thuộc vào những hoàn cảnh khách quan và chủ quan của nó Chỉđối với những loại rủi ro như vậy thì các nhà quản trị ngân hàng mới có thể sử dụngtất cả những “vũ khí”, “nghệ thuật” của mình để điều tiết chúng Ngoài ra, đối vớicác loại rủi ro không có khả năng “điều chỉnh” cần phải được chuyển đẩy sang cáccông ty bảo hiểm bên ngoài

Ba là, nguyên tắc quản lý độc lập các rủi ro riêng biệt Một trong những

nguyên lý cơ bản của lý thuyết quản trị rủi ro là các loại rủi ro khá độc lập với nhau

và sự thiệt hại do một loại nào đó trong “gói rủi ro cho phép” gây nên không nhất

Trang 13

thiết sẽ làm tăng xác suất xảy ra với các loại rủi ro khác Nói cách khác, về nguyêntắc sự thiệt hại đối với ngân hàng do các loại rủi ro khác nhau gây nên là khá độclập với nhau và quá trình quản lý chúng cần phải được điều tiết riêng biệt, khôngthể gộp các loại rủi ro khác nhau vào một nhóm để đưa ra cùng một phương phápđiều hành.

Bốn là, nguyên tắc phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và mức độ thu

nhập Nguyên tắc này là nền tảng của lý thuyết quản trị rủi ro Các ngân hàng trongquá trình hoạt động của mình chỉ được phép chấp nhận các loại, mức độ rủi ro màthiệt hại khi chúng xảy ra ở mức không được cao quá mức thu nhập phù hợp Cónghĩa rằng, tất cả các loại rủi ro có mức độ rủi ro cao hơn mức độ thu nhập mongđợi cần phải được loại bỏ

Năm là, nguyên tắc phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và khả năng tài

chính Giá trị thiệt hại mà ngân hàng mong muốn từ những khoản rủi ro phải phùhợp với phần vốn mà ngân hàng có thể trích dự phòng cho những thiệt hại khichúng xảy ra Khi rủi ro xảy ra, nó kéo theo sự thiệt hại thu nhập, giảm tiềm nănglợi nhuận và nhịp độ phát triển của ngân hàng trong tương lai Do đó, giá trị thiệthại phải phù hợp với mức vốn dự phòng của ngân hàng và ngân hàng phải xác địnhđược mức độ (dự báo) phù hợp, bao gồm cả những khoản rủi ro không thể chuyểnđược sang cho đối tác hay các công ty bảo hiểm bên ngoài

Sáu là, nguyên tắc hiệu quả kinh tế Mục đích cơ bản của việc quản lý rủi ro

ngân hàng là điều tiết những tác động tiêu cực của rủi ro khi xảy ra Cùng với điềunày, chi phí của ngân hàng bỏ ra để điều tiết phải thấp hơn giá trị thiệt hại do nhữngrủi ro ngân hàng có khả năng xảy ra và thậm chí ở mức độ giá trị cao nhất khi chúngxảy ra

Bảy là, nguyên tắc hợp lý về thời gian Thời gian tồn tại của một nghiệp vụ

ngân hàng càng lâu thì biên độ xảy ra rủi ro càng lớn, khả năng điều tiết những tácđộng tiêu cực của nó và tính kinh tế của quản lý rủi ro càng thấp Khi bắt buộc phảitồn tại các nghiệp vụ này thì ngân hàng phải đảm bảo có mức độ thu nhập phụ trộicần thiết không chỉ vì lợi nhuận mà còn vì mục đích bù đắp những chi phí để điều

Trang 14

tiết tác động của rủi ro trong trường hợp chúng xảy ra.

Tám là, nguyên tắc phù hợp với chiến lược chung của ngân hàng Hệ thống

quản lý rủi ro cần phải được dựa trên nền tảng những tiêu chí chung của chiến lượcphát triển của ngân hàng cũng như các chính sách điều hành từng hoạt động riêngbiệt của ngân hàng

Chín là, nguyên tắc chuyển đẩy các loại rủi ro không cho phép Nguyên tắc

này đòi hỏi các loại rủi ro nằm trong “gói rủi ro cho phép” phải có khả năng/ tínhchuyển đẩy cao Các loại rủi ro không tương thích với khả năng của ngân hàngtrong việc điều tiết những hậu quả tiêu cực khi chúng xảy ra hay không phù hợp vớinhững yêu cầu cụ thể của chiến lược và chính sách điều hành hoạt động của ngânhàng cần phải được loại bỏ khỏi “gói rủi ro cho phép” Hay nói cách khác, chúngchỉ được cho vào khi có khả năng chuyển đẩy cao sang các đối tác hoặc các công tybảo hiểm bên ngoài

Trên đây là 9 nguyên tắc cơ bản để từ đó mỗi ngân hàng xây dựng cho mình một chính sách quản trị rủi ro ngân hàng riêng biệt Chính sách quản trị rủi ro ngân hàng phải được xem là một cấu phần trong chiến lược hoạt động chung của ngân hàng và nó đòi hỏi phải xây dựng được một hệ thống phòng chống từ xa, đưa ra được giải pháp nhằm điều tiết các tác động xấu đến tình hình tài chính của ngân hàng.

1.4 KINH NGHIỆM QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRÊN THẾ GIỚI

Cùng với những thời cơ và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế, nhất làdiễn biến phức tạp và nguy cơ khủng hoảng tín dụng và kinh tế thế giới đang tăngcao, vấn đề nâng cao khả năng quản lý rủi ro tín dụng, hạn chế đến mức thấp nhất

có thể những nguy cơ tiềm ẩn gây nên rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mạiđang và ngày càng trở nên cấp thiết…

Trong cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng khu vực châu Á thời kỳ

1997-1998, và cuộc khủng hoảng tài chính-ngân hàng toàn cầu khởi đầu từ Mỹ nhữngnăm gần đây đã và đang cho thấy ngày càng nhiều ngân hàng trên thế giới công bốcác khoản nợ xấu và thua lỗ lớn kỷ lục, trong đó có rất nhiều ngân hàng trong khu

Trang 15

vực và trên thế giới bị phá sản, kể cả những ngân hàng lớn tầm cỡ thế giới với bềdày hoạt động hàng trăm năm.

Vì vậy, nghiên cứu kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng ở các nước trên thếgiới sẽ là hữu ích để sẵn sàng đối phó với khủng hoảng tín dụng thế giới

1.4.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc

Hoạt động tín dụng tại Trung Quốc cho thấy các khoản Nợ xấu của ngânhàng thương mại tại nước này thường xuất phát từ:

Thứ nhất, dư nợ tín dụng tăng quá nhanh, trong khi cho vay những lĩnh vực

ngoài thị trường truyền thống và dựa vào thế chấp, người bảo lãnh, danh tiếng – lànhững nguồn trả nợ thứ yếu – mà không đánh giá nguồn trả nợ chính

Thứ hai, trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng có nhiều hạn chế so với

tiêu chuẩn

Thứ ba, coi nhẹ các tiêu chuẩn an toàn tín dụng, như: cho vay với kỳ vọng

tài sản hình thành từ vốn vay sẽ có giá trị cao (tuy nhiên tình trạng sốt và giảm giánhà đất nghiêm trọng ở Thượng Hải gần đây đã làm cho sự kỳ vọng vô nghĩa, giábất động sản sụt giảm, trị giá thế chấp không đủ bù đắp khoản vay, thanh khoảnkém, nguy cơ không trả được nợ là rất lớn); Tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản thếchấp quá cao; Cho vay đảm bảo bằng chính cổ phiếu ngân hàng mình; Cơ cấukhoản vay kém hiệu quả, cho vay quá khả năng chi trả; Không văn bản hoá thoảthuận cụ thể về mục đích và cách sử dụng khoản vay, kế hoạch nguồn trả nợ

Thứ tư, giám sát sau giải ngân kém; không giám sát thoả đáng các khoản

cho vay xây dựng, như đi thực địa, tiến độ rút vốn vay, thanh tra,…Không có chứng

từ địa chỉ giao dịch với khách hàng vay, hồ sơ pháp lý không đầy đủ; Không thuthập, xác minh và phân tích các báo cáo trong suốt kỳ hạn hiệu lực khoản vay;Không nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo như chu kỳ luân chuyển tồn kho vàkhoản phải thu chậm lại, chu kỳ các khoản phải trả dài ra và phát sinh lỗ ròng trongkinh doanh

Nhận biết và xử lý sớm, hiệu quả các nguyên nhân trên là điều kiện quan trong

Trang 16

1.4.2 Kinh nghiệm của Nhật Bản

Hoạt động của ngân hàng và nền kinh tế Nhật có mối quan hệ chặt chẽ vớinhau Khi nền kinh tế có vấn đề thì ngành kinh doanh ngân hàng cũng không thểhoạt động tốt được Cho dù ngân hàng đóng vai trò hỗ trợ đối với các ngành côngnghiệp sản xuất và dịch vụ, nhưng hệ thống ngân hàng cũng có thể làm tình hìnhxấu hơn và trì trệ sự ổn định của nền kinh tế nếu bản thân ngân hàng cũng gặp khókhăn Nếu như phần lớn các khoản cho vay của ngân hàng cấp cho các doanhnghiệp không khỏe mạnh, thì không chỉ ngân hàng hoạt động không hiệu quả, mànền kinh tế cũng sẽ bị ảnh hưởng

Thực tế hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại Nhật Bản cho thấyviệc cho vay không chặt chẽ cùng với chính sách mở rộng quá tham vọng càngđược kích thích thêm do cạnh tranh trên thị trường là kết quả gây ra thua lỗ củangân hàng Mặt khác, do không có kinh nghiệm với những khoản vay bị thất thoátnghiêm trọng trước đây nên các ngân hàng Nhật không biết cách quản lý khi có phátsinh lãi lỗ tín dụng

Các ngân hàng không hiểu rõ hậu quả nghiêm trọng của việc trì hoãn nhữngbiện pháp dứt khoát đối với các khách hàng vay có rủi ro, do đó mức lỗ lãi của ngânhàng không thể được giải quyết nhanh chóng và với phí tổn thấp hơn Nói cáchkhác, ngân hàng nên chủ động trong việc đánh giá một khách hàng có tiềm năng rủi

ro trong tương lai gần và xa, từ đó có biện pháp xử lý càng sớm càng tốt

Ngoài ra, thực tế ở Nhật cũng cho thấy, nếu mức lỗ của ngân hàng vượt quákhả năng của các ngân hàng thương mại, Nhà nước sẽ dùng các nguồn quỹ quốc gia

để can thiệp và tất yếu Ban điều hành các ngân hàng cũng phải được thay thế

Hiện nay các ngân hàng Nhật đã xử lý thành công các vấn đề liên quan đếntài sản không thu hồi được Tổ chức dịch vụ tài chính (The Financial ServiceAgency) đóng vai trò quan trọng trong việc thúc ép các ngân hàng thực hiện côngtác dự phòng cần thiết cũng như xử lý những khoản nợ xấu mà trước đây đã từnggây ra các khoản lỗ lớn kéo dài trong nhiều năm đối với hầu hết các ngân hàng

Trang 17

1.4.3 Kinh nghiệm của Mỹ

Thực tế hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại ở Mỹ cho thấy, đểviệc kiểm soát rủi ro tín dụng hiệu quả cần:

Thứ nhất, nuôi dưỡng một mối quan hệ lâu dài và tổng hợp với bên đi vay

và phục vụ mọi nhu cầu về tài chính của họ Kết quả là những người cho vay sẽhiểu nhiều hơn về tình hình tài chính của khách hàng và có được lợi nhuận khi báncác sản phẩm tài chính đa dạng, trong khi đó bên vay sẽ có được một nguồn hỗ trợlâu dài cùng với dịch vụ tín dụng

Thứ hai, nhấn mạnh việc thẩm định khoản vay hơn là việc kiểm soát khoản

vay Việc cắt giảm hoặc làm tắt trong quá trình thẩm định sẽ dẫn đến khoản nợ xấu.Thêm vào đó, cho vay các khoản nợ có rủi ro sẽ không đáng nếu tính đến khốilượng công việc phải thực hiện để khoản vay không bị quá hạn Hơn nữa, cần đánhgiá đúng tình trạng của từng bên vay hơn là câu nệ vào các phương pháp và côngthức tự động, ví dụ như chấm điểm tín dụng Chấm điểm tín dụng, căn cứ vào côngthức có sẵn để đo lường và tiên đoán về mức độ rủi ro của các khách hàng tiềmnăng, được thiết kế để cải tạo quy trình thẩm định khoản vay Mặc dù chấm điểmtín dụng theo cách truyền thống thường được sử dụng cho vay tiêu dùng, khi dựavào đó để duyệt khoản tín dụng thẻ hoặc tín dụng để mua ô tô, họ là khách hàngtiềm năng trong một chuỗi khách hàng 8/9 đơn vị cho vay được nghiên cứu, tuynhiên, lại không sử dụng chấm điểm tín dụng cho khách hàng nhỏ, chủ yếu vì họcho rằng không có nhiều tương quan giữa quá khứ tín dụng của bên vay, như được

đo lường trong hệ số tín nhiệm, với hoạt động của khách hàng này trong tương lai.Mặc dù có một số đơn vị cho vay sử dụng chấm điểm tín dụng cho tín dụng tiêudùng, họ tin rằng cho vay doanh nghiệp nhỏ có quá nhiều những đặc tính riêng rấtkhó được phân tích thông qua một hệ thống tự động Hơn thế nữa, chấm điểm tíndụng có thể loại trừ mất các khách hàng tiềm năng tốt, những khách hàng không có

đủ số lượng năm có lãi, số năm có lãi tối thiểu là một tiêu chí để xác định dự án khảthi trong tương lai

Thứ ba, tránh sử dụng những đơn vị môi giới, vì các đơn vị môi giới không

Trang 18

có động cơ để đem lại các khoản vay có chất lượng cao hơn do họ được trả khôngcăn cứ vào chất lượng khoản vay.

Thứ tư, “thực chứng hơn thực cung”, nghĩa là cần yêu cầu bên vay phải

chứng tỏ được kinh nghiệm của mình trong kinh doanh, yêu cầu bên vay cung cấpthế chấp cả tài sản cá nhân và tài sản doanh nghiệp cho dù là tài sản đảm bảo có cầnthiết hay không để tạo ra động lực về tâm lý cho bên vay đối với khoản vay

Thứ năm, tập trung quyết định cho vay để bảo đảm tính thống nhất và kiểm

soát Mặc dù các bên cho vay nhỏ hoặc lớn có thể khác nhau về phương pháp xemxét khoản vay, cả 2 đều yêu cầu có ít nhất một cán bộ, không phải là cán bộ thẩmđịnh khoản vay, để xem xét lại khoản vay và đưa ra quyết định phê duyệt cuối cùng.Kết cấu này loại bỏ việc ra quyết định phê duyệt cuối cùng từ nhiều cán bộ rải rác

mà tập trung việc phê duyệt vào một cán bộ hoặc một nhóm để đảm bảo tính thốngnhất, kiểm soát và hiệu quả trong thẩm định khoản vay

Thứ sáu, yêu cầu cán bộ cho vay phải có trách nhiệm với khoản vay họ cho

vay Quyết định tín dụng chỉ tốt khi thông tin trình bày, việc phân tích phải đầy đủ,

đa số các đơn vị cho vay đều tin vào trách nhiệm của cán bộ cho vay Mặc dù không

có đơn vị nào nhấn mạnh về việc phạt các cán bộ khi có nợ khó đòi, trong đa sốtrường hợp các cán bộ cho vay phải hỗ trợ việc thu hồi các khoản vay khó đòi

Thứ bảy, áp dụng hệ số tín nhiệm cho các khoản vay mới và thẩm định lại

hệ số này theo định kỳ trong suốt thời hạn của khoản vay Ngân hàng cần có một hệthống chấm hệ số tín nhiệm hoặc có kế hoạch để tạo ra một chương trình chấmđiểm Trong một chương trình điển hình, một khoản vay mới sẽ được áp dụng mộtgiá trị bằng số thể hiện mức rủi ro vào thời điểm thẩm định khoản vay Trong suốtthời gian vay vốn, con số này có thể được duyệt lại căn cứ vào lịch sử trả nợ củabên vay và các yếu tố khác Khi có trục trặc được tìm ra, càn có cách để nhận ra vàtheo dõi các khoản nợ xấu Hệ thống này khác với chấm điểm tín dụng, được sửdụng trước đó để ra quyết định vay vốn

Thứ tám, xác định nợ xấu sớm và tăng cường các nỗ lực thu hồi nợ rất mạnh

mẽ; luôn theo dõi để xác định sớm những dấu hiệu của khoản vay xấu trong tương

Trang 19

lai Cách tốt nhất để xác định sớm các dấu hiệu là luôn giữ mối liên hệ với kháchhàng, không đợi cho đến khi khoản vay trở nên quá hạn Sự tích cực xác định và tìmkiếm khả năng thu hồi các khoản nợ chỉ trong vài ngày kể từ khi khoản vay bị trễ

có thể làm giảm thời gian cần có tiêu tốn vào các động tác thu hồi nợ và cho phépcác bên cho vay điều chỉnh thời hạn trả nợ hoặc giải quyết các vấn đề khác của bênvay sớm

Thứ chín, tuy nhiên, thực tế ngân hàng Mỹ cho thấy, việc đề xuất đúng lối ra

cho các khoản nợ xấu là quan trọng hơn việc thu hồi nợ Việc tất toán khoản nợ xấuchỉ nên xem xét khi đó là cách cuối cùng để thu hồi khoản vay có vấn đề, vì thu hồi

có thể hiệu quả hơn thông qua việc tiếp tục trả nợ của một doanh nghiệp vẫn đanghoạt động hơn là phải tất toán tài sản

Đến nay đã có tới 117 ngân hàng Mỹ thuộc diện “có vấn đề” (theo công bố củaFederal Deposit Insurance Corporation – Công ty Bảo hiểm tiền gửi Liên bang MỹFDIC) và hơn 10 ngân hàng Mỹ bị phá sản Nguyên nhân là do các ngân hàng mất khảnăng thanh khoản do danh sách các khoản nợ khó thu hồi tăng cao, dùng huy động tiềngửi cho vay bất động sản đồng nghĩa với việc lấy ngắn nuôi dài, không thẩm địnhnguồn trả nợ, cho vay dưới chuẩn, đến khi giá bất động sản tụt dốc không phanh, cáckhoản nợ không thu hồi được, ngân hàng mất khả năng chi trả các khoản tiết kiệm đếnhạn, tình hình kinh tế khủng hoảng, các doanh nghiệp Mỹ rơi vào tình cảnh khó khănphá sản, các khoản đầu tư của ngân hàng cũng từ đó thua lỗ,…

Từ cuộc khủng hoảng tín dụng Mỹ, cho thấy nguyên nhân xuất phát phần lớn

từ việc quản lý kiểm soát khoản vay kinh doanh bất động sản và chứng khoán cònyếu kém, chất lượng tín dụng không được coi trọng, có nhiều khoản cho vay dướichuẩn, không thẩm định kỹ trước khi cho vay, sử dụng nguồn huy động ngắn hạn đểđầu tư vào những khoản dài hạn như bất động sản nên không tránh khỏi rủi ro mấtkhả năng thanh toán và không thu hồi được nợ Đó cũng là bài học kinh nghiệm quýbáu cho Việt Nam khi rơi vào tình trạng tương tự…

Kinh nghiệm về quản trị rủi ro tập trung tín dụng, trích lập dự phòng, quảntrị thông tin tín dụng , các nguyên tắc tín dụng thận trọng, kiểm tra giám sát …của

Trang 20

các nước.(" Nguồn : Báo cáo của Ủy Ban Basel - tháng 08/2006")

Quản trị rủi ro do tập trung tín dụng bằng biện pháp đặt ra hạn mức phát vay: phòng ngừa rủi ro do tập trung tín dụng là hoạt động được xem xét

thường xuyên của ngân hàng các nước trong việc quản lý danh mục tín dụng củamình Biện pháp sử dụng là đặt ra các hạn mức cho vay dựa trên vốn tự có của ngânhàng đối với khách hàng vay riêng lẻ hay nhóm khách hàng vay

Đơn cử như sau:

+ Tại Hồng Kông, Singapore và Thái Lan, giới hạn cho vay khách hàng đơn

lẻ ở mức 25% vốn tự có của ngân hàng

+ Tại Ấn Độ: giới hạn cho vay đối với khách hàng đơn lẻ ở mức 15% vốn tự

có của ngân hàng và giới hạn cho vay nhóm khách hàng ở mức 40% vốn tự có củangân hàng

+ Tại Hàn Quốc: giới hạn cho vay đối với khách hàng đơn lẻ ở mức 20% vốn

tự có của ngân hàng và giới hạn cho vay nhóm khách hàng ở mức 25% vốn tự cócủa ngân hàng Tổng các dư nợ lớn hơn 10% vốn tự có ngân hàng không được vượtquá 5 lần vốn tự có ngân hàng

+ Tại Malaysia: giới hạn chung cho vay ở mức 25% vốn tự có ngân hàng.Tổng các dư nợ lớn hơn 15% vốn tự có ngân hàng không được vượt quá 50% tổngdanh mục cho vay

+ Tại Chi lê: giới hạn cho vay ở mức 5% vốn tự có khách hàng, có thể nânglên 10% cho hoạt động xuất khẩu và 15% cho hoạt động tài chính công

+ Tại Columbia: giới hạn vay ở mức 40% giá trị ròng của khách hàng vay.+ Tại Mexico: giới hạn khoản vay từ 12-40% vốn ngân hàng tùy thuộc vào

hệ số đủ vốn của ngân hàng.Tổng 3 dư nợ lớn nhất không được vượt quá 100% vốnngân hàng

+ Tại Venezuela: giới hạn vay ở mức 10% vốn ngân hàng đối với khách vayriêng lẻ và 20% vốn ngân hàng đối với nhóm khách hàng

+ Tại Nga: khách vay riêng lẻ và nhóm khách hàng vay bị giới hạn ở 25%

Trang 21

vốn ngân hàng Tổng dư nợ lớn hơn 5% vốn ngân hàng không vượt quá 8 lần vốn tự

có ngân hàng

Quản trị rủi ro tín dụng bằng biện pháp trích lập dự phòng: các nguyên

tắc trích lập dự phòng là cách thức hữu hiệu để quản trị rủi ro do tổn thất tín dụng.Việc trích lập dự phòng phải căn cứ vào thực tế trả nợ vay thay vì căn cứ vào khảnăng trả nợ và lịch sử trả nợ trong quá khứ của khách hàng Các nước chia sẻ kinhnghiệm rằng họ áp dụng các nguyên tắc dự phòng khác nhau dựa theo việc phânloại nợ vay có khả năng gây tổn thất ở các mức độ khác nhau Sau đây là một số ví

+ Tại Hàn Quốc: các nguyên tắc dự phòng phân lập theo loại tín dụng

+ Tại Malaysia: các nguyên tắc dự phòng không thay đổi theo loại vay.+ Tại Singapore: dự phòng tổn thất khoản vay ước tính từ danh mục vayđược áp dụng cho các khoản vay tiêu dùng

+ Tại Thái Lan: phân loại khoản vay được đưa vào luật Các cơ quan giámsát ngân hàng có quyền yêu cầu trích lập dự phòng cho các khoản vay cần chú ý

+ Tại Chi lê: dự phòng dựa trên cơ sở xếp hạng tín dụng khách hàng vay.Khách hàng vay được xếp loại rủi ro tín dụng và được dự phòng như một kháchhàng đơn lẻ theo đặc điểm rủi ro

+ Tại Columbia: dự phòng cho tín dụng tiêu dùng, thương mại, cầm cố thếchấp và tín dụng nhỏ theo thời hạn khoản vay từ 1 -18 tháng

+ Tại Mexico: dự phòng cho các khoản vay tiêu dùng, thương mại dựa trênphân tích lịch sử trả nợ, tỷ lệ ký quỹ, tài chính

+ Tại Nga: dự phòng cho các khoản vay riêng lẻ dựa trên mức độ rủi ro Kýquỹ không được tính vào phân loại khoản vay mà dùng cho mục đích dự phòng

Trang 22

Quản trị hệ thống thông tin tín dụng: tổ chức tốt hệ thống thông tin tín

dụng sẽ hỗ trợ đắc lực cho công tác thẩm định khách hàng vay, giúp hạn chế vàphòng ngừa rủi ro ngay từ khâu thẩm định hồ sơ vay Sau đây là một số cách thức tổchức và quản lý hệ thống thông tin tín dụng tại các nước:

+ Tại Malaysia: ngân hàng trung ương tổ chức và quản lý thông tin tín dụng.Các ngân hàng báo cáo các khoản vay, không báo cáo phần thẩm định

+ Tại Singapore: hiệp hội ngân hàng tổ chức và quản lý thông tin tín dụng từcác thành viên Hỗ trợ thông tin về các khoản tín dụng lớn

+ Tại Thái Lan: Cục thông tin tín dụng quản lý bởi công ty tư nhân, tất cả cácngân hàng báo cáo thông tin về Cục, sau đó Cục thông tin kết xuất báo cáo về kháchvay và lịch sử trả nợ vay hàng tháng, không cung cấp thông tin thẩm định tín dụng

+ Tại Chi lê: ngân hàng trung ương quản lý thông tin về các khoản vay quabáo cáo định kỳ hàng tháng về các khoản tín dụng đã cấp và về xếp hạng tín dụng

+ Tại Columbia: ngân hàng báo cáo các khoản vay cho cơ quan giám sát theođịnh kỳ hàng tháng Sau đó thông tin về giá trị vay, lãi suất vay, chất lượng khoảnvay và tư cách khách hàng vay sẽ được tập hợp lại

Tuân thủ những nguyên tắc tín dụng thận trọng: bên cạnh biện pháp đặt rahạn mức phát vay để quản trị vấn đề tập trung tín dụng, các nước còn đặt ra cácnguyên tắc tín dụng thận trọng Cụ thể như sau:

+ Tại Hồng Kông: giới hạn vay cho các đối tác ở mức 5% giá trị ròng doanhnghiệp Tổng dư nợ vay cho các đối tác không vượt quá 10% vốn tự có ngân hàng

+ Tại Ấn Độ: giới hạn tài trợ 5% trong tổng vốn ứng trước

+ Tại Hàn Quốc: giới hạn cho vay cổ đông ở mức 25% vốn tự có ngân hànghoặc tỷ lệ mà họ sỡ hữu Giới hạn cho vay các đối tác liên quan ở mức 10% vốn tự

có ngân hàng

+ Tại Malaysia: việc phát vay cho các cổ đông hoặc các đối tác là bị cấm.+ Tại Singapore: ngân hàng không được phép tham gia vào các hoạt độngphi tài chính Cũng không được phép đầu tư hơn 10% vốn vào các công ty hoạt

Trang 23

động phi tài chính Mức đầu tư vốn vào một công ty đơn lẻ giới hạn ở 2% vốn tự cóngân hàng Tổng vốn đầu tư giới hạn ở 10% vốn tự có ngân hàng.

+ Tại Thái Lan: giới hạn đầu tư ở mức 10% vốn khách vay và 20% vốn củangân hàng.Giới hạn vay cho nhóm khách hàng ở mức 5% vốn ngân hàng, 50% giátrị ròng của doanh nghiệp và 25% giá trị nợ

+ Tại Columbia: giới hạn vay cho nhóm khách hàng liên quan là 10% vốn tự

có Mở rộng tới 25% nếu có tài sản đảm bảo tốt

+ Tại Venezuela: cho vay nhân viên các tổ chức giám sát bị ngăn cấm

Quản trị rủi ro tín dụng bằng các biện pháp kiểm tra, giám sát: kiểm

tra và giám sát là các hoạt động thường xuyên được thực hiện trước khi cho vay,trong khi cho vay và sau khi cho vay Ví dụ về việc thực hiện các hoạt động nàytại các nước:

+ Tại Hồng Kông: sử dụng mô hình CAMEL: vốn, tài sản, quản lý, thu nhập,thanh khoản để đánh giá

+ Tại Ấn Độ: kiểm soát sau, kiểm soát cho vay bất động sản hàng tháng,kiểm tra trong quá trình phát vay, báo cáo hàng quý

+ Tại Hàn Quốc: Sử dụng mô hình CAMELS: vốn, tài sản, quản lý, thu nhập,thanh khoản và thử nghiệm chịu đựng cực điểm (Capital, Assests Management,Earnings, Liquidity and Stress testing)

+ Tại Malaysia: kiểm soát sau, kiểm tra trong quá trình phát vay, báo cáohàng tháng

+ Tại Singapore: kiểm tra trong quá trình phát vay, báo cáo hàng tháng vàhàng quý

+ Tại Thái Lan: kiểm tra trong quá trình phát vay và sau khi cho vay Giámsát hệ số đủ vốn dự báo Có hệ thống báo cáo định kỳ

+ Tại Chi lê: Ngân hàng không bị giới hạn dư nợ cho vay Các cơ quan giámsát sẽ xếp hạng tốt hơn cho các ngân hàng thực hiện tốt đa dạng hóa rủi ro

+ Tại Columbia, Mexico: kiểm tra trong quá trình phát vay, kiểm tra bởi Ủy

Trang 24

ban giám sát ngân hàng.

+ Tại Venezuela: báo cáo hàng tháng, giám sát bằng luật lệ và chỉ thị trực tiếp.Nhận xét chung về kinh nghiệm quốc tế trong quản trị rủi ro tín dụng Quảntrị rủi ro tín dụng chú trọng đến vấn đề rủi ro do tập trung tín dụng vào một kháchhàng, nhóm khách hàng; chú trọng đến việc dự phòng rủi ro bù đắp tổn thất tíndụng; chú trọng đến hệ thống thông tin tín dụng về dư nợ, chất lượng khoản vay,khách hàng vay; chú trọng đến các nguyên tắc thận trọng an toàn trong khi cho vay

và chú trọng đến việc thiết lập cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng

Quản trị rủi ro do việc tập trung tín dụng: hầu hết các nước đều thiết lập

giới hạn cho vay ở mức an toàn Giới hạn này thường dựa vào vốn tự có của ngânhàng với tỷ lệ khống chế ở mức 10% - 40% vốn tự có của ngân hàng như ở HồngKông, Ấn Độ, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Venezuela, Mexico…Bên cạnh đó, cũng khống chế tổng dư nợ của các khoản vay lớn chạm ngưỡngkhông được vượt quá bao nhiêu lần vốn tự có của ngân hàng hay tổng danh mụccho vay

Quản trị rủi ro tín dụng bằng việc trích lập quỹ dự phòng cho các tổn thất tín dụng: cơ sở đặt mức dự phòng bao nhiêu thường căn cứ vào việc phân loại khoản

vay và xếp hạng khách hàng như ở : Hồng Kông, Ấn Độ, Hàn Quốc, Malaysia,Singapore, Thái Lan, Chile, Columbia, Mexico, Venezuela… Hiện nay hầu hết cácngân hàng trên thế giới đều tiến hành phân loại khoản vay thành các mức độ rủi ro từcao đến thấp bên cạnh việc kết hợp với xếp hạng khách hàng Từ đó xác định mức tríchlập dự phòng cần thiết là bao nhiêu để đảm bảo dự phòng cho tổn thất khi xảy ra đồngthời cũng phải đảm bảo hiệu quả kinh doanh của ngân hàng

Quản trị rủi ro tín dụng bằng việc hỗ trợ và chia sẻ các thông tin tín dụng: hệ thống thông tin tín dụng có vai trò đắc lực trong việc hỗ trợ các ngân hàng

thẩm định khách hàng để cho vay Ớ các nước, hệ thống thông tin này thường được

tổ chức và quản lý bởi ngân hàng trung ương hay hiệp hội ngân hàng như :Malaysia, Singapore, Thái Lan, Chile, Columbia… Chất lượng của hệ thống thôngtin phụ thuộc vào việc đóng góp thông tin của các ngân hàng thành viên Các loại

Trang 25

thông tin báo cáo gồm có thông tin về khoản vay, lãi suất vay, chất lượng khoảnvay, tư cách khách hàng vay, lịch sử trả nợ vay … Thông tin về thẩm định kháchhàng vay vốn thường không được báo cáo.

Quản trị rủi ro tín dụng bằng việc tuân thủ các nguyên tắc cho vay thận trọng: các nguyên tắc thận trọng trong việc cho vay bao gồm cả việc giới hạn tỷ lệ

cho vay các đối tác, cổ đông với tỷ lệ ở mức 5% - 50% vốn tự có ngân hàng như:Hồng Kông, Ấn Độ, Hàn Quốc, Thái Lan Ở Mexico tỷ lệ này lên đến 75% Trongkhi đó, một số nước ngăn cấm cho vay đối với các cổ đông và thành viên thuộc tổchức giám sát ngân hàng như Venezuela, Malaysia, Chile, Singapore thì không chophép cho vay các tổ chức phi tài chính

Quản trị rủi ro bằng việc giám sát các khoản vay: Phương pháp giám sát

tín dụng mà các nước thường áp dụng là sử dụng mô hình CAMEL hay CAMELS(Capital, Assests, Management, Earnings, Liquidity and Stress testing: vốn, tài sản,quản lý, thu nhập, thanh khoản và thử nghiệm chịu đựng cực điểm), sử dụng biệnpháp kiểm tra sau khi cho vay, kiểm tra giám sát trong khi cho vay, chế độ báo cáohàng tháng hay hàng quý, giám sát hệ số đủ vốn, xếp hạng ngân hàng thực hiện đadạng hóa rủi ro tốt

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Rủi ro tín dụng và các loại rủi ro khác của ngân hàng là sự hiện hữu kháchquan vốn có trong các nghiệp vụ của ngân hàng Việc xây dựng chiến thuật “phòngchống rủi ro” sau khi đánh giá mức độ rủi ro của mỗi nghiệp vụ cụ thể là tất yếu,tuy nhiên việc loại bỏ hoàn toàn rủi ro trong hoạt động ngân hàng là không thể

Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng có yếu tố chủ quan từ phía khách hàng vay

và ngân hàng cho vay, đồng thời cũng có yếu tố khách quan từ môi trường kinh doanh

Mỗi ngân hàng cần xây dựng cho mình một chính sách quản trị rủi ro riêng biệt.Các chính sách này đều dựa trên một số nguyên tắc cơ bản như : chấp nhậnrủi ro, điều hành rủi ro cho phép, quản lý độc lập các rủi ro, chuyển đẩy các rủi ro

Trang 26

đưa ra được giải pháp nhằm điều tiết các tác động xấu đến tình hình tài chính củangân hàng.

Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của quốc tế cho thấy :

Về mặt tổ chức quản trị rủi ro, Ủy ban Basel tập trung vào quản trị các khâu

và quá trình như : thiết lập môi trường quản trị rủi ro tín dụng tốt, điều hành một quitrình cấp phát tín dụng đúng và chuẩn xác, duy trì một qui trình đo lường và giámsát tín dụng tốt, đảm bảo sự kiểm soát đầy đủ đối với rủi ro tín dụng, nâng cao vaitrò của cơ quan hay bộ phận giám sát hoạt động tín dụng

Về nhận dạng những nguyên nhân rủi ro tín dụng phổ biến nhất , ngân hàngcác nước chú trọng đến : vấn đề rủi ro do tập trung tín dụng vào một khách hànghay nhóm khách hàng, dự phòng rủi ro bù đắp tổn thất tín dụng , hệ thống thông tintín dụng , các nguyên tắc thận trọng an toàn trong khi cho vay và thiết lập cơ chếkiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng

Từ những cơ sở lý luận và kinh nghiệm trong quản trị rủi ro tín dụng quốc tếnêu trên, chương hai sẽ tập trung vào việc nhận dạng, phân tích, làm rõ các nguyênnhân gây ra rủi ro tín dụng và chương ba sẽ vận dụng những lý luận, các kinhnghiệm từ Ủy ban Basel và các nước trên thế giới để đề ra những giải pháp phòngngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Trang 27

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG

Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank đã có những đóng gópquan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai tròcủa một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trongnước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khuvực và toàn cầu

Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombankngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp chokhách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốctế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng,tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ vàcác công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử…

Trang 28

Sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện đại, Vietcombank có lợi thế rõ néttrong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng,phát triển các sản phẩm, dịch vụ điện tử dựa trên nền tảng công nghệ cao Các dịchvụ: VCB Internet Banking, VCB Money, SMS Banking, VCB Cyber Bill Payment,

…đã, đang và sẽ tiếp tục thu hút đông đảo khách hàng bằng sự tiện lợi, nhanhchóng, an toàn, hiệu quả, dần tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt (quangân hàng) cho khách hàng

Sau gần nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện có trên13.560 cán bộ nhân viên, với gần 400 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đạidiện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm 1 Hội sở chính tại Hà Nội, 1 SởGiao dịch, 1 Trung tâm Đào tạo, 78 chi nhánh và hơn 300 phòng giao dịch trên toànquốc, 3 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con tại nước ngoài, 1 văn phòng đạidiện tại Singapore, 5 công ty liên doanh, liên kết Bên cạnh đó, Vietcombank cònphát triển một hệ thống Autobank với 1.835 ATM và 32.178 điểm chấp nhận thanhtoán thẻ (POS) trên toàn quốc Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lướihơn 1.300 ngân hàng đại lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ

Với bề dày hoạt động và đội ngũ cán bộ có chuyên môn vững vàng, nhạy bénvới môi trường kinh doanh hiện đại, mang tính hội nhập cao…Vietcombank luôn là

sự lựa chọn hàng đầu của các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn và của đông đảokhách hàng cá nhân

Bằng trí tuệ và tâm huyết, các thế hệ cán bộ nhân viên Vietcombank đã, đang

và sẽ luôn nỗ lực để xây dựng Vietcombank xứng đáng với vị thế là ngân hàng hàngđầu Việt Nam

2.1.2 Cơ cấu tổ chức

Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương đã phát triển lớn mạnh theo

mô hình ngân hàng đa năng với 58 Chi nhánh, 1 Sở Giao dịch, 87 Phòng Giao dịch

và 4 Công ty con trực thuộc trên toàn quốc; 2 Văn phòng đại diện và 1 Công ty contại nước ngoài, với đội ngũ cán bộ gần 6.500 người

• Công ty con

Trang 29

• Công ty Chứng khoán Vietcombank.

• Công ty Cho thuê tài chính Vietcombank

• Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản Vietcombank

• Công ty Tài chính Việt Nam (Vinafico) tại Hồng Kông

• Công ty liên doanh TNHH Cao Ốc VCB 198

• Ngoài ra còn có các công ty góp vốn:

• Góp vốn đầu tư dài hạn vào 15 đối tác (Ngân hàng và công ty)

• Góp vốn liên kết với 5 đối tác (Ngân hàng và công ty)

Nguồn nhân lực của Vietcombank trong thời gian qua đã và đang tăng khôngngừng cả về số lượng và chất lượng Năm 2012, toàn hệ thống Vietcombank tuyển dụngthêm hơn 1.100 người - chủ yếu là các cán bộ trẻ có năng lực, phẩm chất đáp ứng nhucầu giai đoạn phát triển mới Tính đến tháng 12/2012, số lao động của Vietcombank là13.637 người Trong đó 76% có bằng đại học, 7% có bằng trên đại học

Vietcombank kiểm soát chất lượng nhân viên đầu vào với một chính sáchtuyển dụng nghiêm túc và đúng yêu cầu vị trí công tác Hầu hết đội ngũ quản lý củavietcombank đều có trình độ thạc sỹ trở lên và 70% tốt nghiệp từ các trường đại học

uy tín trong nước và nước ngoài

bộ những cam kết nêu tại Hợp đồng tín dụng đã ký với Ngân hàng

Vietcombank đã áp dụng một hệ thống quản trị rủi ro tín dụng tập trung,được phân lập rõ ràng theo quy trình, chức năng giữa quản lý rủi ro, kinh doanh vàtác nghiệp Sự tách biệt giữa 3 chức năng nhằm mục tiêu hàng đầu là giảm thiểu rủi

ro ở mức thấp nhất đồng thời phát huy được tối đa kỹ năng chuyên môn của từng vịtrí cán bộ làm công tác tín dụng Tại Hội sở chính: Các bộ phận thẩm định, phê

Trang 30

duyệt tín dụng, quản lý tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng được phân định tách biệtnhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng Tại chi nhánh: Tiến hành tách các bộphận, chức năng bán hàng (tiếp xúc khách hàng, tiếp thị…), chức năng phân tích tíndụng (phân tích, thẩm định, dự báo, đánh giá khách hàng …) và chức năng tácnghiệp (xử lý hồ sơ, theo dõi, giám sát khoản vay, thu nợ, thu lãi…).

Trong năm 2012, Vietcombank đã thực hiện việc kiểm soát chặt chẽ từ khâucho vay để hạn chế khả năng phát sinh nợ xấu đồng thời tăngcường rà soát, đánh giálại chất lượng kháchhàng/khoản vay Bên cạnh đó, Hội sở chính tăng cường côngtác giám sát từ xa tất cả các chi nhánh, công ty trực thuộc, đưa ra các cảnh báo sớmnhằm ngăn chặn rủi ro đồng thời tiến hành hậu kiểm đối với một số chương trình tíndụng nhằm phát hiện các giao dịch không tuân thủ điều kiện, quy trình Mô hìnhtính toán xác xuất vỡ nợ PD, LGD từng bước được hoàn thiện và được ứng dụngthử nghiệm tại một số chi nhánh lớn của Vietcombank Trong năm 2012,Vietcombank đã triển khai Dự án Business modeling bao gồm xây dựng báo cáongành, mô hình dự báo doanh nghiệp để chuẩn hoá phân tích rủi ro ngành, lượnghoá và chuẩn hoá việc xác định giới hạn tín dụng với khách hàng

Trang 31

Tính đến 31/12/2012, huy động vốn từ nền kinh tế của Vietcombank đạt303.942 tỷ đồng, tăng 25,8% so với cuối năm 2011 Huy động vốn từ nền kinh tếtăng trưởng cao, vượt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra.

Phân theo đối tượng, huy động vốn từ dân cư đạt 162.080 tỷ đồng, tăng33,3%; trong khi huy động vốn từ TCKT đạt 141.862 tỷ đồng, tăng 18,1% so vớicuối năm 2011 Huy động vốn từ dân cư tăng trưởng cao hơn từ TCKT thể hiện sựnhìn nhận của xã hội đối với uy tín và thương hiệu của Vietcombank, cũng nhưkhẳng định Vietcombank đã đi đúng định hướng của chiến lược phát triển bán lẻnhằm duy trì nguồn vốn ổn định, bền vững Phân theo loại ngoại tệ, huy động vốnbằng VND tăng 34% so với cuối năm 2011; trong khi huy động vốn bằng ngoại tệtăng 4,3%

Năm 2011, công tác huy động vốn đặc biệt khó khăn do tác động của chínhsách tiền tệ thắt chặt và chính sách kiểm soát thị trường ngoại hối nghiêm ngặt Bêncạnh đó, hoạt động huy động vốn còn phải đối mặt với nhiều thách thức hơn do sựcạnh tranh không lành mạnh của các tổ chức tín dụng khác

Trước diễn biến phức tạp của thị trường, Ban lãnh đạo Vietcombank xácđịnh công tác huy động vốn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hàngđầu và xuyên suốt trong năm Vietcombank một mặt tuân thủ các quy định củaNHNN mặt khác đã linh hoạt đưa ra các giải pháp đẩy mạnh huy động vốn như làtăng cường chính sách chăm sóc khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm huy động …Bên cạnh đó, Vietcombank còn chủ động huy động vốn từ nước ngoài, tham gia tíchcực các hoạt động kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng

Tính đến 31/12/2011, huy động vốn từ nền kinh tế đạt 241.700 tỷ quy đồng,tăng cao hơn so với mức tăng trưởng trung bình của toàn ngành Đặc biệt, huy độngvốn từ dân cư đạt 121.587 tỷ đồng, tăng 23,0%, chiếm tỷ trọng 50,4% huy động vốn

từ nền kinh tế Điều này thể hiện sự nhìn nhận của xã hội đối với uy tín và thươnghiệu của Vietcombank Huy động vốn từ TCKT đạt 120.113 tỷ đồng, tăng 9,7% vàđạt 90,3% kế hoạch năm Huy động từ thị trường liên ngân hàng đạt 86.829 tỷ đồng,tăng 24,7% so với cuối năm 2010

Trang 32

HUY ĐỘNG VỐN TỪ CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG:

Huy động vốn từ các TCTD đạt 34.066 tỷ đồng, giảm 13.896 tỷ đồng (~ 29%) so với cuối năm 2011

-2.1.3.2 Tình hình sử dụng vốn

2.1.3.2.1 Cho vay và ứng trước khách hàng

Dư nợ cho vay và ứng trước khách hàng đến cuối năm 2012 đạt 241.163 tỷđồng, tăng 31.745 tỷ đồng (~ +15,2%) so với cuối năm 2011 Phân theo loại tiền, dư

nợ tín dụng VND đạt 166.040 tỷ đồng, tăng 21,1% so với cuối năm 2011; trong khi

dư nợ tín dụng ngoại tệ đạt 75.123 tỷ đồng, tương ứng tăng 3,9% so với cuối năm

2011 Sở dĩ tín dụng VND tăng trưởng cao là do VCB nắm bắt kịp thời xu hướngcủa nền kinh tế thông qua việc cung cấp nhiều gói tín dụng với lãi suất ưu đãi

Phân theo kỳ hạn, tín dụng ngắn hạn đạt 149.537 tỷ đồng, tăng 21,3% so vớicuối năm 2011; trong khi đó tín dụng trung-dài hạn đạt 91.626 tỷ đồng, tăng 6,4%

so với cuối năm 2011 Trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro Đến thời điểm31/12/2012, Vietcombank đã trích đủ dự phòng chung và dự phòng cụ thể theo kếtquả phân loại nợ của NHNN quy định Theo Báo cáo kiểm toán hợp nhất số dư Quỹ

dự phòng rủi ro đến thời điểm 31/12/2012 là 5.293 tỷ đồng, trong đó 1.735 tỷ đồngdành cho dự phòng chung, 3.558 tỷ đồng cho dự phòng cụ thể

2.1.3.2.2 Cho vay trên thị trường liên ngân hàng

Dư nợ cho vay/gửi tại các TCTD đến cuối năm 2012 đạt 65.713 tỷ đồng,giảm 39.292 tỷ đồng (~ -37,4%) so với cuối năm 2011 Tín dụng trên thị trường liênngân hàng giảm một phần do thanh khoản của các ngân hàng tốt hơn trong năm

2012, một phần do VCB kiểm soát chặt chẽ hơn trong cho vay để hạn chế rủi ro

Trang 33

2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh

Đơn vị: Tỷ đồng

2010

Năm 2011

Năm 2012 Thu nhập lãi thuần 8.195 12.422 10.954

Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 1.415 1.510 1.389

Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại

Lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư 268 24 208

(Lỗ)/lãi thuần từ hoạt động khác 580 (1.261) 525

Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần 492 1.003 469

Chi phí hoạt động (4.578) (5.700) (6.016)

Tổng lợi nhuận trước thuế 5.569 5.697 5.764

Lợi nhuận sau thuế 4.303 4.217 4.427

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Việt Nam năm

2010-2012)

Như vậy trong những năm qua, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoạithương Việt Nam đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong tất cả các mặt hoạt động.Trong các nguồn thu đem lại lợi nhuận cho Chi nhánh thì nguồn thu từ cho vay vàthu lãi tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn nhất Tổng thu nhập từ hai nguồn này luôn đạtmức xấp xỉ 90%-92% tổng thu nhập Trong khi đó, thu từ kinh doanh ngoại tệ vàthu phí dịch vụ chỉ đạt con số rất khiêm tốn vào năm 2010, nhưng con số này đãtăng mạnh bắt đầu vào năm 2011, và cao nhất là vào năm 2012 đã lớn hơn cả lãithuần từ hoạt động dịch vụ Kèm theo đó là chi phí cho hoạt động tăng Tuy nhiên,

tỷ trọng này đang có sự giảm dần qua các năm từ 2010 đến 2012 Các khoản chi

Trang 34

tăng Bắt đầu từ năm 2005, Ngân hàng thực hiện Quyết định 493/2005/QĐ-NHNNcủa Thống đốc NHNN làm cho khoản chi để trích lập dự phòng rủi ro tăng lênmạnh Điều này cũng làm cho lợi nhuận của các năm giảm đi đáng kể.Trong cácnguồn thu đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng thì nguồn thu từ cho vay và thu lãi tiềngửi chiếm tỷ trọng lớn nhất Trong tổng chi phí thì chi trả lãi tiền gửi chiếm tỷ trọnglớn nhất Tuy nhiên, tỷ trọng này đang có sự giảm dần qua các năm từ 2010 đến

2012 Năm 2011, lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 5.697 tỷ đồng, tăng 2,3% so vớinăm 2010 và đạt 100,8% kế hoạch Đại hội đồng cổ đông giao (5.650 tỷ đồng) Nhờnhững nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên ngân hàng , năm 2012 lợi nhuận sauthuế đạt 4.427 tỷ đồng, đây là một thành công lớn của ngân hàng

2.2 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM:

Vietcombank luôn phải đứng trước các rủi ro tín dụng, đó là nguy cơ mấtmát về tài chính khi các bên đối tác không thể hoàn thành nghĩa vụ đúng hạn Rủi rotín dụng phát sinh chủ yếu trong nghiệp vụ cho vay dưới hình thức các khoản vay

và tạm ứng, trong đầu tư dưới hình thức các chứng khoán nợ Các công cụ tài chínhngoại bảng, như cam kết cho vay, cũng tiềm ẩn rủi ro tín dụng Quản lý và kiểmsoát rủi ro tín dụng được thực hiện thông qua các chính sách và thủ tục có liên quan,trong đó có chính sách quản lý rủi ro tín dụng và hoạt động của Ủy ban Quản lý Rủi

ro và Hội đồng Tín dụng

Vietcombank tiến hành phân loại nợ đối với các khoản cho vay và ứng trướccho khách hàng và các tổ chức tín dụng khác dựa trên Quyết định 493 và Quyếtđịnh 18, qua đó thường xuyên đánh giá rủi ro của các khoản nợ có vấn đề, nợ xấu

và đề xuất biện pháp xử lý phù hợp Vietcombank đã áp dụng Điều 7 Quyết định

493 để phân nhóm các khoản nợ dựa trên yếu tố định tính và định lượng Chínhsách xếp hạng và phân loại nợ này được NHNN chấp thuận cho Ngân hàng thựchiện kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 tại Công văn số 3937/NHNN-TTGSNH ngày

27 tháng 3 năm 2010 của NHNN

Ngày 23 tháng 4 năm 2012, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số

Trang 35

780/QĐ-NHNN về việc phân loại nợ đối với nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, giahạn nợ Theo đó, Ngân hàng được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ đối với cáckhoản nợ mà Ngân hàng đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng cóchiều hướng tích cực và có khả năng trả nợ tốt sau khi điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, giahạn nợ được giữ nguyên nhóm nợ như đã được phân loại theo quy định trước khiđiều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ.

Để quản lý rủi ro tín dụng, Vietcombank sử dụng các công cụ: Xây dựngchính sách và ban hành các quy định liên quan công tác quản lý rủi ro tín dụng; xâydựng các quy trình tín dụng; thực hiện rà soát rủi ro tín dụng; xây dựng hệ thốngxếp hạng tín dụng và phân loại nợ; phân cấp thẩm quyền trong hoạt động tín dụng

2.2.1 Thực trạng tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Chính sách tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương ViệtNam được ban hành nhằm đảm bảo việc cấp tín dụng của Chi nhánh cho kháchhàng tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc sau đây:

- Tuân thủ pháp luật: Việc cấp tín dụng cho khách hàng phải tuân thủ cácquy định của pháp luật trong hoạt động tín dụng và các quy định liên quan

- Phù hợp với chiến lược hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại

cổ phần Ngoại thương Việt Nam nói chung cũng như của Chi nhánh nói riêng tạitừng thời kỳ: Việc mở rộng và phát triển tín dụng phải dựa trên cơ sở chiến lược và

có sự kết hợp chặt chẽ với các bộ phận khác trong hệ thống ngân hàng

- Vừa tôn trọng quyền tự quyết của Giám đốc chi nhánh vừa bảo đảm mụctiêu quản lý rủi ro tín dụng: Chính sách này vừa chú trọng tính an toàn tín dụng,song vừa bảo đảm tính linh hoạt trong hoạt động thực tế của các chi nhánh

- Quan điểm bình đẳng và hướng tới khách hàng: Thực hành thống nhấtchính sách khách hàng, không phân biệt thành phần kinh tế, hình thức sở hữu, việcgiao dịch với khách hàng được xây dựng theo mô hình một đầu mối giao dịch

- Đề cao trách nhiệm cá nhân: Mục đích là nâng cao tính minh bạch và chất

Trang 36

nhiệm trước quyết định đó.

2.2.1.1 Thực trạng tín dụng phân theo thời gian

Biểu đồ 2.2: Thực trạng tín dụng phân theo thời gian

Đơn vị: Tỷ đồng

Dài hạn Trung hạn

Ngắn hạn 0

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Việt Nam năm

2010-2012)

Với vai trò là một Ngân hàng thương mại lớn, bên cạnh việc tuân thủ thựchiện chính sách kiểm soát tăng trưởng tín dụng của NHNN, Vietcombank luôn linhhoạt theo sát tình hình thị trường để điều chỉnh hoạt động tín dụng cho phù hợpnhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả cao nhất cho hoạt động kinh doanh của ngânhàng Vietcombank đã xây dựng kế hoạch tăng trưởng tín dụng ở mức phù hợp,giao và kiểm soát trần dư nợ cho từng chi nhánh, giảm chỉ tiêu tăng trưởng dư nợđối với chi nhánh có nợ xấu cao, đặc biệt kiểm soát tăng trưởng dư nợ ngoại tệ chovay trung dài hạn nhằm tuân thủ các tỷ lệ an toàn theo quy định của NHNN và đảmbảo an toàn thanh khoản cho ngân hàng Tính đến 31/12/2011, dư nợ tín dụng đạt209.418 tỷ quy đồng, tăng 18,4%, hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đề ra, duy trì đượcthị phần 8,1% toàn ngành

Bảng 2.2: Thực trạng tín dụng phân theo thời gian

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Trang 37

(Nguồn: Báo cáo tín dụng của Ngân hàng TMCP Việt Nam năm 2010-2012)

Qua bảng số liệu trên ta thấy: Đến 31/12/2012, tổng dư nợ tín dụng của Ngânhàng đạt 241.136 tỷ VNĐ tăng 15,2% so với năm 2011 Năm 2011 mức tăng trưởng dư

nợ tín dụng tăng 18,4% so với năm 2010 Xu hướng giảm dần tốc độ tăng trưởng dư nợnằm trong định hướng tăng cường kiểm soát rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng củaNgân hàng Từ 2010 đến 2012 sự thay đổi theo cơ cấu thời hạn là không đáng kể, trong

đó chủ yếu vẫn là cho vay ngắn hạn chiếm trên 50%, cho vay dài hạn chiếm trên 20%

tỷ trọng dư nợ, tăng nhanh và nhiều hơn so với các khoản nợ trung hạn Tỷ trọng dư nợngắn hạn tăng từ năm 2010 đến 2012 cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối chứng tỏ dư

nợ ngắn hạn tăng tỷ lệ thuận với mức tăng tổng dư nợ Tỷ trọng dư nợ dài hạn giảm từnăm 2010 đến năm 2012 song con số tuyệt đối lại tăng lên chứng tỏ tổng dư nợ tăngnhanh hơn so với nợ dài hạn.Trong những năm gần đây, Ngân hàng chủ yếu tập trungvào các khoản nợ ngắn hạn, có thời gian thu hồi vốn nhanh nên hạn chế được những rủi

ro như lãi suất, tỷ giá Mặt khác, cho vay ngắn hạn hạn chế rủi ro do vốn không bị đọnglại ở người vay quá lâu, khó kiểm soát

Trong những năm gần đây, Ngân hàng chủ yếu tập trung vào các khoản nợngắn hạn, có thời gian thu hồi vốn nhanh nên hạn chế được những rủi ro như lãisuất, tỷ giá Mặt khác, cho vay ngắn hạn hạn chế rủi ro do vốn không bị đọng lại ởngười vay quá lâu, khó kiểm soát

2.2.1.2 Thực trạng tín dụng phân theo ngành

Bảng 2.3: Thực trạng tín dụng phân theo ngành

Đơn vị: Tỉ đồng

Số tiền Tỉ Số tiền Tỉ Số tiền Tỉ

Ngày đăng: 04/11/2014, 10:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Tài Chính Doanh nghiệp – Học Viện Ngân Hàng 2. Tiền tệ, Ngân hàng và thị trường tài chính – Prederic S. Mishkin Khác
5. Giáo trình Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp – Học Viện Ngân Hàng Khác
6. Ngân hàng thương mại – GS. TS Lê Văn Tư – NXB Thống Kê Khác
7. Những giải pháp chủ yếu nhằm huy động vốn trong nước phục vụ phát triển kinh tế Việt Nam – Nguyễn Văn Lai Khác
8. Tạo chí khoa học và đào tạo – Học Viện Ngân Hàng Khác
9. Báo cáo tổng kết kết quả kinh doanh năm 2010-2012 của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh - giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh (Trang 33)
Bảng 2.3: Thực trạng tín dụng phân theo ngành - giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Bảng 2.3 Thực trạng tín dụng phân theo ngành (Trang 37)
Bảng 2.4: Thực trạng tín dụng phân theo thành phần kinh tế - giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Bảng 2.4 Thực trạng tín dụng phân theo thành phần kinh tế (Trang 39)
Bảng 2.5: Tình hình nợ quá hạn - giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Bảng 2.5 Tình hình nợ quá hạn (Trang 40)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w