Tình hình hoạt động

Một phần của tài liệu giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 29 - 33)

TỔNG TÀI SẢN HỢP NHẤT CỦA VCB TÍNH ĐẾN THỜI ĐIỂM 31/12/2012 ĐẠT 414.475 TỶ ĐỒNG, TĂNG 47.753 TỶ ĐỒNG (~ +13,0%) SO VỚI CUỐI NĂM 2011.

Rủi ro tín dụng là loại rủi ro dẫn đến tổn thất tài sản trong trường hợp khách hàng vay vốn/được cấp tín dụng không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ những cam kết nêu tại Hợp đồng tín dụng đã ký với Ngân hàng.

Vietcombank đã áp dụng một hệ thống quản trị rủi ro tín dụng tập trung, được phân lập rõ ràng theo quy trình, chức năng giữa quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Sự tách biệt giữa 3 chức năng nhằm mục tiêu hàng đầu là giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất đồng thời phát huy được tối đa kỹ năng chuyên môn của từng vị trí cán bộ làm công tác tín dụng. Tại Hội sở chính: Các bộ phận thẩm định, phê

duyệt tín dụng, quản lý tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng được phân định tách biệt nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. Tại chi nhánh: Tiến hành tách các bộ phận, chức năng bán hàng (tiếp xúc khách hàng, tiếp thị…), chức năng phân tích tín dụng (phân tích, thẩm định, dự báo, đánh giá khách hàng …) và chức năng tác nghiệp (xử lý hồ sơ, theo dõi, giám sát khoản vay, thu nợ, thu lãi…).

Trong năm 2012, Vietcombank đã thực hiện việc kiểm soát chặt chẽ từ khâu cho vay để hạn chế khả năng phát sinh nợ xấu đồng thời tăngcường rà soát, đánh giá lại chất lượng kháchhàng/khoản vay. Bên cạnh đó, Hội sở chính tăng cường công tác giám sát từ xa tất cả các chi nhánh, công ty trực thuộc, đưa ra các cảnh báo sớm nhằm ngăn chặn rủi ro đồng thời tiến hành hậu kiểm đối với một số chương trình tín dụng nhằm phát hiện các giao dịch không tuân thủ điều kiện, quy trình. Mô hình tính toán xác xuất vỡ nợ PD, LGD từng bước được hoàn thiện và được ứng dụng thử nghiệm tại một số chi nhánh lớn của Vietcombank. Trong năm 2012, Vietcombank đã triển khai Dự án Business modeling bao gồm xây dựng báo cáo ngành, mô hình dự báo doanh nghiệp để chuẩn hoá phân tích rủi ro ngành, lượng hoá và chuẩn hoá việc xác định giới hạn tín dụng với khách hàng.

2.1.3.1. Tình hình huy động vốn

HUY ĐỘNG VỐN TỪ NỀN KINH TẾ:

Biểu đồ 2.1: Hoạt động huy động vốn từ nền kinh tế

Đơn vị: Tỷ đồng

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Việt Nam

Tính đến 31/12/2012, huy động vốn từ nền kinh tế của Vietcombank đạt 303.942 tỷ đồng, tăng 25,8% so với cuối năm 2011. Huy động vốn từ nền kinh tế tăng trưởng cao, vượt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra.

Phân theo đối tượng, huy động vốn từ dân cư đạt 162.080 tỷ đồng, tăng 33,3%; trong khi huy động vốn từ TCKT đạt 141.862 tỷ đồng, tăng 18,1% so với cuối năm 2011. Huy động vốn từ dân cư tăng trưởng cao hơn từ TCKT thể hiện sự nhìn nhận của xã hội đối với uy tín và thương hiệu của Vietcombank, cũng như khẳng định Vietcombank đã đi đúng định hướng của chiến lược phát triển bán lẻ nhằm duy trì nguồn vốn ổn định, bền vững. Phân theo loại ngoại tệ, huy động vốn bằng VND tăng 34% so với cuối năm 2011; trong khi huy động vốn bằng ngoại tệ tăng 4,3%.

Năm 2011, công tác huy động vốn đặc biệt khó khăn do tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt và chính sách kiểm soát thị trường ngoại hối nghiêm ngặt. Bên cạnh đó, hoạt động huy động vốn còn phải đối mặt với nhiều thách thức hơn do sự cạnh tranh không lành mạnh của các tổ chức tín dụng khác.

Trước diễn biến phức tạp của thị trường, Ban lãnh đạo Vietcombank xác định công tác huy động vốn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hàng đầu và xuyên suốt trong năm. Vietcombank một mặt tuân thủ các quy định của NHNN mặt khác đã linh hoạt đưa ra các giải pháp đẩy mạnh huy động vốn như là tăng cường chính sách chăm sóc khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm huy động … Bên cạnh đó, Vietcombank còn chủ động huy động vốn từ nước ngoài, tham gia tích cực các hoạt động kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng.

Tính đến 31/12/2011, huy động vốn từ nền kinh tế đạt 241.700 tỷ quy đồng, tăng cao hơn so với mức tăng trưởng trung bình của toàn ngành. Đặc biệt, huy động vốn từ dân cư đạt 121.587 tỷ đồng, tăng 23,0%, chiếm tỷ trọng 50,4% huy động vốn từ nền kinh tế. Điều này thể hiện sự nhìn nhận của xã hội đối với uy tín và thương hiệu của Vietcombank. Huy động vốn từ TCKT đạt 120.113 tỷ đồng, tăng 9,7% và đạt 90,3% kế hoạch năm. Huy động từ thị trường liên ngân hàng đạt 86.829 tỷ đồng, tăng 24,7% so với cuối năm 2010.

HUY ĐỘNG VỐN TỪ CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG:

Huy động vốn từ các TCTD đạt 34.066 tỷ đồng, giảm 13.896 tỷ đồng (~ -29%) so với cuối năm 2011.

2.1.3.2. Tình hình sử dụng vốn

2.1.3.2.1. Cho vay và ứng trước khách hàng

Dư nợ cho vay và ứng trước khách hàng đến cuối năm 2012 đạt 241.163 tỷ đồng, tăng 31.745 tỷ đồng (~ +15,2%) so với cuối năm 2011. Phân theo loại tiền, dư nợ tín dụng VND đạt 166.040 tỷ đồng, tăng 21,1% so với cuối năm 2011; trong khi dư nợ tín dụng ngoại tệ đạt 75.123 tỷ đồng, tương ứng tăng 3,9% so với cuối năm 2011. Sở dĩ tín dụng VND tăng trưởng cao là do VCB nắm bắt kịp thời xu hướng của nền kinh tế thông qua việc cung cấp nhiều gói tín dụng với lãi suất ưu đãi.

Phân theo kỳ hạn, tín dụng ngắn hạn đạt 149.537 tỷ đồng, tăng 21,3% so với cuối năm 2011; trong khi đó tín dụng trung-dài hạn đạt 91.626 tỷ đồng, tăng 6,4% so với cuối năm 2011. Trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro. Đến thời điểm 31/12/2012, Vietcombank đã trích đủ dự phòng chung và dự phòng cụ thể theo kết quả phân loại nợ của NHNN quy định. Theo Báo cáo kiểm toán hợp nhất số dư Quỹ dự phòng rủi ro đến thời điểm 31/12/2012 là 5.293 tỷ đồng, trong đó 1.735 tỷ đồng dành cho dự phòng chung, 3.558 tỷ đồng cho dự phòng cụ thể.

2.1.3.2.2. Cho vay trên thị trường liên ngân hàng

Dư nợ cho vay/gửi tại các TCTD đến cuối năm 2012 đạt 65.713 tỷ đồng, giảm 39.292 tỷ đồng (~ -37,4%) so với cuối năm 2011. Tín dụng trên thị trường liên ngân hàng giảm một phần do thanh khoản của các ngân hàng tốt hơn trong năm 2012, một phần do VCB kiểm soát chặt chẽ hơn trong cho vay để hạn chế rủi ro.

Một phần của tài liệu giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 29 - 33)