Bảng 2.5: Tình hình nợ quá hạn
Đơn vị: Tỉ đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tổng dư nợ 176.814 209.418 241.163
Nợ quá hạn 21.251 35.067 39.364
Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ 12% 16,7% 16,3%
năm 2010-2012)
Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình nợ quá hạn của chi nhánh có xu hướng tăng theo các năm cùng với sự gia tăng của tổng dư nợ. Năm 2010 nợ quá hạn là 21.251 tỷ đồng với tỷ lệ là 12% thì đến thời điểm cuối năm 2011 là 16,7% tức là 35.067 tỷ đồng. Năm 2012 con số này đã là 39.364 tỷ đồng với tỷ lệ nợ quá hạn là %. (ở các ngân hàng thế giới tỷ lệ nợ quá hạn là 5% mới coi là báo động, còn ở Việt Nam tỷ lệ này dao động trong khoảng 8% -9% tổng dư nợ).Xu hướng này tuy vẫn nằm trong tầm kiểm soát chủ động của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam nhưng cũng là dấu hiệu cho thấy chất lượng tín dụng tại Ngân hàng đã xuất hiện nhiều biểu hiện xấu. Do vậy cần có những chính sách hợp lý để phân loại, quản lý khách hàng hiệu quả hơn và thắt chặt hơn. Năm 2011, tỉ lệ nợ xấu là 2,03%, đạt kế hoạch khống chế dưới mức 2,8% do Đại hội đồng Cổ đông đề ra.
Biểu đồ 2.4: Tình hình nợ quá hạn:
Đơn vị: Tỉ đồng
(Nguồn: Báo cáo tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương năm 2010-2012)
Nguyên nhân của sự gia tăng nợ quá hạn như vậy một phần là do nợ quá hạn phát sinh nhanh chóng trong năm nhưng một phần là do nợ quá hạn của năm trước chưa được xử lý thu hồi, đã được cơ cấu lại và chuyển sang năm sau. Có rất nhiều doanh nghiệp đã không thể trả nợ đúng hạn, nợ quá hạn tập trung chủ yếu ở các đơn vị vay từ năm 2012 trở về trước. Họ có nhiều phương án để có thể có vốn trả nợ ngân hàng nhưng để có được khoản vốn đó thì chi phí còn lớn hơn chi phí lãi phạt do đó họ đã chấp nhận chịu mức lãi suất phạt thay vì thực hiện phương án khác. Năm 2012, Ngân hàng đã thành lập ban xử lý nợ tồn đọng và tích cực đôn đốc trả nợ cũng như áp dụng các biện pháp xử lý tài sản thế chấp nhưng trong năm vẫn thu hồi không được nhiều. Mặt khác, ngân hàng thực hiện phân loại nợ theo quy định mới của Ngân Hàng Nhà Nước, trong đó nợ quá hạn còn bao gồm cả những khoản nợ cơ cấu lại kỳ hạn và nợ tiềm ẩn rủi ro. Do vậy mà nợ quá hạn tăng khá nhanh trong các năm.