1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luan van sinh hoc

73 487 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 2,8 MB

Nội dung

nguyên cứu cá rô phi

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU Đặt vấn đề

Có nguồn gốc từ Châu Phi, cá Rô phi Oreochromis niloticus, còn được gọi là Rô

phi sông Nil, Rô phi vằn, cá Phi Đài Loan Cá Rô phi có thể sống tốt ở những điều kiện khắc nghiệt của môi trường, ít bệnh, tự sinh sản trong ao nuôi Cá có thể được chế biến thành nhiều món ăn ngon có giá trị thương phẩm cao Hiện nay cá Rô phi được nuôi phổ biến trên thế giới, tập trung ở các nước Châu Á trong đó có Việt Nam Sản lượng

cá Rô phi của thế giới đạt trên 2,3 triệu tấn, và quốc gia có mức tiêu thụ cá Rô phi lớn nhất thế giới hiện nay là Mỹ (FAO, 2006, trích Lê Ngọc Thảo, 2008) [7]

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội nêu trên, cá Rô phi còn là loài thích ứng tốt với với điều kiện nuôi công nghiệp như có thể ăn thức ăn công nghiệp, dễ chăm sóc,

có thể nuôi với mật độ cao và thích ứng tốt với những mô hình nuôi khác nhau: nuôi

bè, nuôi ao

Tại Việt Nam, cá Rô phi được xác định như một đối tượng chiến lược của ngành thủy sản Tuy nhiên, việc nuôi đồng thời cá Rô phi đực và cái trong ao cá thịt gặp nhiều bất lợi như: xuất hiện nhiều thế hệ cá khác nhau trong ao, kích thước và khối lượng cá không đồng nhất khi thu hoạch Những điều này làm giảm năng suất cá thịt, kéo dài thời gian nuôi và tăng giá thành sản phẩm

Với mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm giá thành sản phẩm cá thịt, việc sản xuất giống cá Rô phi toàn đực được các nhà nghiên cứu quan tâm (Rougeot (2002) , Drummond (2009), Wassermann và Afonso (2003) )

Trong phạm vi cho phép của luận văn thạc sĩ, chúng tôi tập trung nghiên cứu

dùng hormon 17α methyltestosteron (MT) để đực hóa cá Rô phi vằn (Oreochromis niloticus) Mục tiêu của đề tài là tối ưu hóa quá trình thao tác xử lý đực hóa loài này

Các nghiệm thức đực hóa của chúng tôi được thực hiện bằng cách ngâm cá con trong túi polyethylen (PE) được bơm oxy chứa nước có pha MT Phương pháp này

Trang 2

trong mỗi lần xử lý, nói chung là nâng cao hiệu quả việc xử lý đực hóa cá Rô phi Đó cũng là một đóng góp mới của công trình này

Mục tiêu đề tài

Đánh giá hiệu quả của phương pháp đực hóa cá Rô phi ở ba độ tuổi khác nhau bằng cách ngâm trong túi bơm oxy chứa nước có pha MT với ba nồng độ khác nhau trong thời gian ngâm là 2 giờ

Ý nghĩa khoa học và thực tiển của đề tài

Ý nghĩa khoa học: đề tài góp phần tìm hiểu khả năng tích lũy và phát huy tác dụng trước và trong thời gian biệt hóa giới tính (Sex differentiation) của MT

Về ý nghĩa thực tiễn:

Kết quả đề tài giúp khắc phục những cản trở trong quá trình đực hóa cá Rô phi hiện nay như: nồng độ MT cao cho một lần đực hóa, tỉ lệ chết ở cá bột cao, lặp lại nhiều lần trên cùng 1 quần thể, thời gian xử lý dài, số lượng cá cho mỗi lần xử lý ít và phải dùng dụng cụ chứa nước chiếm diện tích lớn gây trở ngại trong thao tác, vận hành Phương pháp này, ngoài bình nén oxy và túi PE thì khá đơn giản, có thể được thực hiện ngay cả khi mất điện hay không có điện (vì không cần sục khí) và thực hiện trong quá trình vận chuyển cá bột để tận dụng nguồn oxy trong túi vận chuyển, cũng như giảm số lần đóng túi chứa cá

Nội dung nghiên cứu

Với cùng một điều kiện nhiệt độ, các nội dung nghiên cứu cơ bản trong đề tài gồm:

- Nghiên cứu cứu ảnh hưởng của độ tuổi cá đến kết quả đực hóa

- Nghiên cứu cứu ảnh hưởng của nồng độ MT đến kết quả đực hóa

- Tìm ra thông số tối ưu để đực hóa cá Rô phi bằng cách ngâm

Trong đó hiệu quả đực hóa được đánh giá trên 4 chỉ tiêu cụ thể như sau:

- Tỉ lệ sống của cá sau khi ngâm MT

- Tỉ lệ đực và tỉ lệ đực hóa

Trang 3

- Hiệu suất đực hóa

- Tốc độ tăng trưởng của cá được xử lý đực hóa

- Tỉ lệ sống khi tiến hành kiểm tra giới tính cá

Trang 4

CHƯƠNG 1

Trang 5

Chương 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Sinh học và nghiên cứu điều khiển giới tính cá Rô phi

1.1.1 Nguồn gốc

Cá Rô phi có nguồn gốc từ Châu Phi, được con người nuôi đầu tiên vào năm

1924 và sau đó được nuôi phổ biến trên toàn thế giới vào những năm 1940 – 1950 nhất

là ở các quốc gia nhiệt đới và cận nhiệt đới Hiện nay cá Rô phi được nuôi chủ yếu tại các quốc gia châu Á Tại Việt Nam cá Rô phi là đối tượng thủy sản chiến lược để cung cấp nguyên liệu cung cấp cho nhu cầu trong nước và cho chế biến xuất khẩu

loài cá Rô phi thì giới hạn nhiệt độ thấp nhất của O niloticus là 11 – 130C, giới hạn trên là 420C [18]

Cá Rô phi sống được cả ở nước ngọt, nước lợ và nước mặn Tùy theo loài cá rô

phi mà khả năng chịu đựng độ mặn khác nhau (O aureus chịu mặn tốt hơn O niloticus) Cá Rô phi có thể đẻ ở nồng độ muối dưới 18‰ và có thể nuôi được ở độ

Trang 6

mặn 35‰, độ mặn thích hợp nhất cho cá Rô phi sinh trưởng là 10-20‰ (trích bởi Nguyễn Văn Tư, 2003).[10]

Cá rô phi phát triển tốt nhất trong môi trường có pH từ 6,5 đến 8,5 [14] Cá Rô phi có thể thích nghi được môi trường pH thay đổi từ 4 đến 11 nhưng sự phát triển của

cá giảm rõ rệt trong môi trường acid, vì môi trường pH thấp ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và hô hấp của cá, cá chết khi pH=12 [38]

So với các loài khác, cá Rô phi có thể chịu đựng được hàm lượng oxy hòa tan

thấp, khoảng 1mg/l [38] Đối với O niloticus ngay ở ngưỡng oxy hòa tan là 0,1 mg/l

chúng vẫn có thể tồn tại trong thời gian ngắn [37]

1.1.4 Đặc điểm sinh sản

Mùa vụ sinh sản: với điều kiện Việt Nam, cá Rô phi hầu như đẻ quanh năm (trừ những tháng quá lạnh hay quá nóng), chúng thường sinh sản ở nhiệt độ 200C, đẻ rộ vào khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 10 Mỗi năm đẻ 5 – 11 lứa, mỗi lứa đẻ khoảng

100 – 3.400 trứng (Nguyễn Tường Anh, 2005) [2]

Tuổi thành thục: Cá Rô phi thành thục rất sớm, trong điều kiện nhiệt độ ở Việt Nam, cá Rô phi trong tự nhiên bắt đầu sinh sản lần đầu khoảng 3 – 4 tháng sau khi nở,

có khi chỉ 2 tháng Cá thành thục có kích thước nhỏ nhất với cá đực là 7cm nặng 7gram, cá cái 5,5 cm nặng 6 gram (Nguyễn Tường Anh, 2005) [2]

Tập tính sinh sản trong tự nhiên:

Đến tuổi thành thục, cá đực đào tổ, tổ hình lòng chảo, độ sâu 10 – 20 cm, đường kính lớn hơn chiều dài một tí Sau khi đào tổ xong, cá cái đẻ trứng, con đực phóng tinh

để thụ tinh cho đám trứng

Tinh cá Rô phi sánh và khó tan, trứng thụ tinh được cá cái ngậm trong miệng Trứng được thông khí bởi hoạt động của miệng và mang, trứng hư sẽ được cá phun ra ngoài Trứng được ấp trong miệng cá cái 3 ngày thì nở, suốt thời gian ấp trứng cá mẹ không ăn

Trang 7

Cá Rô phi bắt đầu sinh sản lần đầu khá sớm (trong điều kiện Việt Nam sớm nhất

khoảng 3 tháng tuổi), còn ở cá O mossambicus có thể thành thục và đẻ sớm hơn Thời

gian tái thành thục ngắn (22 – 40 ngày), khả năng bổ sung bầy đàn rất cao do đó xảy ra hiện tượng dày đặc (overpopulation) có nghĩa là mật độ quá cao trong hệ thống nuôi (Pandian & Varadarai, 1990; trích bởi Nguyễn Tường Anh, 2005)[2]

1.1.5 Các giai đoạn phát triển của phôi

Có thể chia thành 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1: trứng vừa đẻ ra, chưa có dấu hiệu sự phát triển phôi, trứng có màu trắng ngà

Giai đoạn 2: trứng có vài điểm đen nhỏ chứng tỏ trứng đã được thụ tinh và phát triển, màu hơi sậm lại

Giai đoạn 3: trứng đã phát triển và xuất hiện dạng thân cá, có điểm mắt màu đen, trứng chuyển sang màu nâu vàng

Giai đoạn 4: cá vừa nở, có khối noãn hoàn lớn ở phần bụng

Cá bột: là đã hết noãn hoàng và bắt đầu ăn bên ngoài

Trang 8

Hình 1.3: Trứng giai đoạn 4 Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi

Nhiệt độ nước có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của phôi, nhiệt

độ nước ấp phôi cá Rô phi từ 24 đến 350C, nhiệt độ ấp tốt nhất là 28 và 300C

Trang 9

1.2 Nghiên cứu điều khiển giới tính cá Rô phi

Sự hình thành giới tính ở cá trên cơ bản giống với quá trình này ở động vật có vú

Ghi chú: - TDF (Testis Determining Factor): Yếu tố quyết định tinh hoàn

- SRY (Sex Region on Y chromosome): Vùng giới tính trên Y

- AMDF ( Anti Mullerian Duct Factor): Yếu tố kháng ống Muller

Hình 1.4: Sơ đồ hình thành giới tính ở động vật có vú (Trích từ Scott,1985 và rút

gọn, theo Nguyễn Tường Anh, 1999)[1]

Quá trình định đoạt giới tính (Sexual determination) là 1 sự kiên liên quan đến tuyến sinh dục sẽ thành buồng trứng hay tinh hoàn (Hayes,1998) [28]

Nhân tố di truyền là yếu tố quyết định tới sự đoạt giới tính và biệt hóa giới tính trên, 2 kiểu di truyền định đoạt giới tính (GSD - Genetic sex determination) là dạng có

bộ nhiễm sắc thể giới tính XY và ZW Tuy nhiên nhân tố di truyền này còn chịu ảnh

Định đoạt giới tính (Sex determination) Biệt hóa tuyến sinh dục (Sex differentiation)

Buồng trứng và hệ sinh dục cái Ống Muller

Trang 10

yếu tố xã hội đối vối một vài loài (Barlow 1993; Munday et al 2006; Godwin 2009) [16] [39] [23]

Ở động vật có vú, giới tính được quyết định bởi sự có mặt của nhiễm sắc thể giới tính (Y) Yếu tố quyết định tinh sào TDF (Testis Determining Factor) còn gọi là vùng giới tính trên Y (Sex Region Y) tạo ra tinh sào hay buồng trứng

Sau khi hình thành, tinh sào tiết ra 2 hormon chủ yếu là testosteron và glucoprotein Testosteron do tế bào Leydig (là tế bào kẽ, nằm xen kẽ giữa các ống dẫn tinh) tiết ra có tác dụng đực hóa phôi, hình thành tinh hoàn, dương vật, bìu Glucoprotein do tế bào Sertoli (là tế bào đầu tiên biệt hóa ra mầm sinh dục) tiết ra là yếu tố kháng ống Muller (AMDF: Anti Mullerian Duct Factor), Glucoprotein có tác dụng ức chế sự phát triển của ống Muller, mầm của ống dẫn trứng, những mô mà bình thường sẽ phát triển thành dạ con, ống dẫn trứng và phần trên âm đạo

Như vậy, một cơ thể sẽ phát triển thành kiểu hình cái nếu không có 2 lọai hormon nêu trên được tiết ra từ tinh sào của phôi thai Do đó sự biệt hóa giới tính cái xảy ra muộn hơn so với giới tính đực (Nguyễn Tường Anh, 2005) [2]

Ở cá, tuy vẫn hiện diện GSD, nhưng quá trình định đoạt giới tính của chúng lại dễ

bị ảnh hưởng bởi các tác nhân từ bên ngoài và có thể dùng hormon sinh dục từ bên ngoài để điều khiển sự hình thành tuyến sinh dục theo ý muốn con người (Koopman 2001) [32]

Phân biệt đực cái ở cá Rô phi:

Dựa vào hình thái bên ngoài

Khi đến tuổi phát dục, ở mép vây đuôi, vây lưng và hậu môn ở cá đực có màu sắc rực rỡ từ hồng đến xanh đen, trong khi cá cái không có sự thay đổi về màu sắc Bụng

cá cái thì phát triển rất nhanh và thường lớn hơn bụng cá đực

Căn cứ vào vùng bụng lỗ huyệt để phân biệt đực và cái ở cá Rô phi, cách phân biệt như sau: (1) Cá cái có 3 lỗ: lỗ hậu môn, lỗ niệu và lỗ sinh dục; (2) Cá đực: phía

Trang 11

trước là lỗ hậu môn, phía sau là rãnh huyệt (gọi là huyệt niệu sinh dục), (Nguyễn Tường Anh, 2008), (hình 1.2) [3]

Phương pháp này áp dụng cho cá trưởng thành có kích thước lớn, thường được áp dụng trong sản xuất, lựa chọn cá bố mẹ khi tiến hành ghép cặp cá

Ưu điểm của phương pháp này: dễ thao tác, nhanh, không giết cá

Khuyết điểm: độ chính xác không cao khi cá chưa thành thục hoàn toàn, phụ thuộc vào kinh nghiệm của người lựa

Hình 1.5: Đặc điểm phân biệt cá đực (a) và cá cái (b)

1.3 Các nghiên cứu sản xuất giống cá Rô phi toàn đực của thế giới và Việt Nam 1.3.1 Tại sao phải nghiên cứu chuyển đổi giới tính cá Rô phi

Sự việc cá Rô phi là loài mắn đẻ, thành thục sinh dục sớm trong các ao nuôi, là một thuận lợi trong công tác sản xuất giống cá Tuy nhiên trong việc nuôi cá thịt thì đây lại là 1 điểm bất lợi Trong chế biến cá thương phẩm để xuất khẩu, cá phải có khối lượng trên 500 gram/con mới được sử dụng làm nguyên liệu xuất khẩu, tương ứng với thời gian nuôi từ 5 đến 6 tháng (trích Lê Ngọc Thảo, 2008) [7]

- Việc nuôi cá Rô phi đực và cái chung sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất ao nuôi, khi nuôi chung cá Rô phi đực và cái thì sau 6-8 tháng nuôi trong lượng cá thấp hơn

100g Swingle (1960) [47] nhận thấy khi nuôi chung O mossambicus đực và cái thì sau

169-196 ngày nuôi sẽ thu được 3.000kg/ha nhưng hơn 90% cá có khối lượng dưới

100g Verani et al (1983) [52] nuôi cá O niloticus đực và cái chung, sau 11 tháng nuôi

thu được 4,944 kg/ha nhưng khối lượng trung bình của cá đạt dưới 100g Do đó việc nuôi chung cá Rô phi đực và cái trong ao nuôi cá thịt thì cá sẽ không đạt được khối lượng thương phẩm

Nguyên nhân của vấn đề này là cá Rô phi thành thục sớm, và thời gian tái thành thục ngắn Trong điều kiện nhiệt độ ở Việt Nam, cá Rô phi trong tự nhiên bắt đầu sinh

Trang 12

thước nhỏ nhất với cá đực là 7cm nặng 7g và cá cái 5,5 cm nặng 6 gram (Nguyễn Tường Anh, 2005) [2] Điều này này làm xuất hiện nhiều thế hệ cá khác nhau trong ao nuôi, làm khối lượng và kích thước cá trong ao nuôi không đồng đều và nhỏ, không đạt tiêu chuẩn thương phẩm

Khi cá thành thục, ở cá cái thì quá trình chuyển hóa năng lượng được tập trung vào sự hình thành trứng, thay vì vào tăng trưởng về khối lượng Trong khi ở cá đực thì năng lượng cho hình thành tinh sào ít hơn, nên cá đực lớn nhanh và có khối lượng lớn hơn cá cái

Một nguyên nhân khác, do đặc tính sinh học ở cá Rô phi là cá cái ấp trứng trong miệng nên trong suốt thời gian ấp trứng cá không ăn, làm giảm khối lượng cá cái Ngoài ra, cá Rô phi đực có thịt thơm ngon và tỉ lệ phi lê cao hơn cá cái (trích bởi Wassermann & Afonso, 2003) [53]

1.3.2 Dùng kỹ thuật di truyền,chọn giống thông và phép lai khác loài

Việc tạo ra đàn cá Rô phi đơn tính đực có thể thực hiện bằng cách lai giữa 2 loài

cá Rô phi có kiểu nhiễm sắc thể định đoạt giới tính khác nhau Phương pháp này được ghi nhận từ nghiên cứu của Hickling (1960) [30], đến 1982 thì thành công bởi Lovshin [33]

Cá Rô phi O niloticus thuộc nhóm di giao tử là con đực, do đó nhiễm sắc thể giới tính ở con đực là XY và con cái là XX Đối với O aureus thuộc nhóm dị giao tử cái,

do đó nhiễm sắc thể giới tính ở con cái là WZ và con đực là ZZ (Mair, 1988; Scott

1988, Penman, 1989, trích Lê Ngọc Thảo, 2008) [34], [7] Kết quả thu được từ phép lai khác loài là chúng ta có thể thu được gần 100% cá Rô phi đực ở thế hệ con khi thực hiện phép lai sau đây:

+ Cá cái O niloticus (♀ XX) x cá đực O hornorum (♂ ZZ)

+ Cá cái O niloticus (♀ XX) x cá đực O aureus (♂ ZZ)

Việc thực hiện phép lai này sẽ cho thế hệ con 100 % XZ Với giả thuyết trên thì ta

sẽ thu được 100% cá đực, nhưng thực tế ta chỉ thu được gần 100% con đực chứng tỏ

Trang 13

yếu tố di truyền giới tính không hoàn toàn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính mà có thể

nằm trên nhiễm sắc thể thường (soma) Từ đó có thể khẳng định sự biệt hóa giới tính ở

cá Rô phi là do nhiều yếu tố chi phối (Baroiller et al.,1995) [14]

Ưu điểm của phương pháp này là không sử dụng các hóa chất ngoại sinh nên an

toàn cho sức khỏe người tiêu dùng Tuy nhiên việc duy trì 2 đàn cá khác nhau sẽ chiếm

nhiều diện tích ao nuôi, thời gian thực hiện dài

1.3.3 Kỹ thuật dùng cá siêu đực

Công nghệ tạo cá siêu đực (YY) dùng cho sản xuất hàng loạt cá đơn tính đực

(XY) đã được đề xướng bởi Mair (1988) [34] và sau đó hàng loạt công trình của chính

Mair cùng các tác giả khác (Scort 1989, Mair & Little 1991, Mair et al., 1995, 1997)

[43], [35], [36], [37] tiếp tục hoàn chỉnh công nghệ cá siêu đực O.niloticus dòng

Egypt-Swansea, Mair còn tạo thành công cá cái YY cho phép sản xuất hàng loạt cá siêu đực

YY

(7) (6)

Xác định cá cái (YY) bằng lai

phân tích

Tạo hang loạt cá siêu đực (YY) dung làm bố mẹ sản xuất cá toàn đực

(3)

Thời gian (thế hệ)

1 1/2

3

4 1/2

5 1/2

Trang 14

Hình 1.6: Sơ đồ công nghệ sản xuất hàng loạt cá siêu đực của Mair (1995 - 1997)

Tại Việt Nam cá Rô phi O niloticus được thuần hóa từ năm 1973, và thích nghi

với điều kiện khí hậu và điều kiện nuôi ở nước ta Nghiên cứu tạo quần đàn cá Rô phi

đơn tính đực sử dụng công nghệ cá siêu đực được tiến hành ở nước ta từ đầu 1997 tại

Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản 1 (NCNTTS 1) Cá siêu đực và cái dòng

Egypt-Swansea được nhập từ Philippin [8]

Nguyễn Hồng Hải, Trần Mai Thiên, Phạm Anh Tuấn (1998) tạo con cái XY bằng

cách cho cá ăn thức ăn có trộn hormon Diethylstilbestron (DES), cá cái XY đem lai với

cá đực XY cho ra cá siêu đực YY Tác giả thực hiện cái hóa bằng cách trộn DES lần

lượt là 250, 500, 750 và 1000 mg/kg thức ăn Cá thí nghiệm khi hết noãn hoàng được

cho ăn thức ăn có trộn DES liên tục trong 21 ngày, mỗi ngày cho ăn 5 lần Kết quả là

cho tỉ lệ cái 79,2%-95,8%, sai khác rõ rệt với tỷ lệ lý thuyết 50% và cao hơn rõ rệt tỷ lệ

cái ở lô đối chứng sử dụng thức ăn không trộn hormon Tỷ lệ cái cao nhất ở lô thí

nghiệm trộn 1000 mg/kg thức ăn (91%) tuy nhiên không có sự sai khác có ý nghĩa

thống kê giữa các lô thí nghiệm dùng thức ăn trộn hormon với các hàm lượng khác

nhau [5]

Bạch Thị Tuyết, Phạm Anh Tuấn, Trần Trọng Trí (1998) thực hiện các phép lai

xa nhằm tạo quần đàn Rô phi đơn tính đực Các tác giả thực hiện 3 phép lai:

O niloticus x O aureus (công thức A), O aureus x siêu đực O niloticus (công thức

B) và con cái thường O niloticus x siêu đực O niloticus (công thức C) Kết quả là các

công thức lai đều cho tỉ lệ đực ở thế hệ con cao và sai khác rõ rệt so với tỉ lệ lý thuyết

50% Tỉ lệ đực trung bình ở các công thức A, công thức B và công thức C lần lượt là

65,35%, 67,19% và 83,34% Tỉ lệ này thấp hơn tỉ lệ đực tối thiểu 95% [9]

Phương pháp lai có ưu điểm là không sử dụng hormon trực tiếp ở thế hệ dùng làm

thương phẩm, an toàn cho người người tiêu dùng Tỉ lệ đực trong quần thể cao gần

100% Tuy nhiên phương này có khuyết điểm là phụ thuộc độ thuần chủng của cá bố

Trang 15

mẹ, phải duy trì 2 đàn cá bố mẹ ở 2 ao nuôi khác nhau gây tốn diện tích nuôi và thức

ăn, phụ thuộc vào yếu tố địa lý [49], môi trường nuôi đặc biệt là nhiệt độ ương cá con

1.3.4 Kỹ thuật tăng nhiệt độ ương để thu được nhiều cá đực

Có nhiều thí nghiệm chứng minh rằng nhiệt độ là nguyên nhân làm tăng tỉ đực trong quần thể cá Rô phi Số cá thể đực thêm này là do con cái XX chuyển thành con đực, hình thành con đực XX (neomale ♂ XX)

Baroiller (1995) đã chứng minh rằng nhiệt đô ương cao sẽ có tác động mạnh đến

tỉ lệ giới tính ở O niloticus Khi ương cá Rô phi ở nhiệt độ 34 - 360C thì thu được từ 69 đến 91% cá đực Ngược lại nhiệt độ ương từ 19 đến 230C không có ảnh hưởng đế tỉ lệ giới tính ở đàn cá Thí nghiệm tương tự trên cá Rô phi đỏ (cá Điêu hồng) các tác giả này cũng thu được từ 60 đến 97% cá đực khi ương ở 360C [13]

Tessema et al (2006) [49] khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ lên tỉ lệ giới tính của

2 quần thể cá Rô phi thu được tại 2 nơi khác nhau là hồ Manzala-Egypt và hồ Kenya Thí nghiệm được thực hiện trên gần 15.000 cá thể, các nghiệm thức nhiệt độ là

Rudolph-180C liên tục trong 20 ngày, 360C liên tục trong 10 ngày và 380C liên tục trong 10 ngày

kể từ ngày thứ 9 sau thụ tinh (nhiệt đô trước khi thí nghiệm là 280C) Kết quả là nhiệt

độ 180C không ảnh hưởng đến tỉ lệ giới tính ở cá Rô phi, nhiệt độ 360C cho tỉ lệ đực trung bình ở quần thể hồ Mamzala và hồ Rudolph tương ứng là 78,4% và 61,4%, sự gia tăng tỉ lệ đực ở nhiệt độ 380C không có sự khác biệt so với 360C Theo các tác giả, việc gia tăng số con đực khi ương cá ở nhiệt độ 360Cvà 380C trong 10 ngày là do con cá di truyền (cái XX) chuyển thành con đực kiểu hình (neomale XX) Kết quả thí nghiệm ở thế hệ con cũng cho thấy, tỉ lệ đực ở thế hệ con khi xử lý 360C ở quần thể hồ Manzala cũng cho kết quả tương tự như thế hệ trước và chỉ khác biệt 2 - 6% Giải thích sự duy trì kết quả đực ở thế hệ con trên, các tác giả cho rằng sự nhạy cảm nhiệt độ dẫn đến chuyển giới tính là do có gen quy định và độ nhạy của tỷ lệ giới tính đối với nhiệt độ

xử lý là tính trạng di truyền

Trang 16

Rougeot et al (2008) [42] tiến hành đực hóa cá Rô phi XX bằng nhiệt độ cao Các tác giả cho ghép cặp giữa con đực XX với con cái XX, thu được thế hệ con toàn những con có nhiễm sắc thể giới tính XX Thế hệ con này được ương trong nhiệt độ 34, 35 và

360C Sau khi tác động nhiệt độ các tác giả tiến hành kiểm tra tỉ lệ sống sau 10 ngày kết thúc thí nghiệm, kiểm tra tỉ lệ đực của từng nghiệm thức sau 3 tháng ương (khối lượng

cá từ 3 - 6g), kết quả được so sánh với nhóm đối chứng có nhiệt độ ương là 270C Kết quả là nhiệt độ làm tăng tỉ lệ đực trung bình là 9,7%; 18,2% và 17,5% ứng với nhiệt độ tương ứng là 34, 35, và 360C Tuy nhiên nhiệt độ 35, 360C làm giảm tỉ lệ sống ở cá Thí nghiện này một lần nữa chứng minh việc định đoạt giới tính ở cá Rô phi phụ thuộc vào nhiệt độ ương cá non và nhiễm sắc thể giới tính không đóng vai trò hoàn toàn quyết định trong biệt hóa giới tính ở cá Rô phi

Drummond et al (2009) thực hiện đực hóa cá Rô phi bằng cách kết hợp nhiệt độ

và cho ăn thức ăn có bổ sung MT Thí nghiệm được tiến hành trên cá có khối lượng khoảng 0,008g bằng cách cho ăn MT với liều 20, 40, 60 mg/kg thức ăn với 4 nhiệt độ nuôi là 260, 280, 300, 320C Các nghiệm thức được thực hiện liên tục trong 28 ngày Kết quả là khi có sự gia tăng nhiệt độ 28-320C thì không có sự gia tăng tỉ lệ đực và các tác giả kết luận 320C không ảnh hưởng đến sự thay đổi giới tính cá Rô phi, tuy nhiên nhiệt

độ cao làm tăng khối lượng, kích thước và tỉ lệ sống ở cá Ở nhiệt độ 280C khi bổ sung

MT vào thức ăn thì có sự tăng khối lượng và kích thước cá Đối với yếu tố MT, kết quả

là việc bổ sung MT vào thức ăn cho cá làm tăng tỉ lệ đực và không có sự khác biệt ý nghĩa về tỉ lệ đực giữa lượng MT bổ sung là 40 mg và 60 mg MT trong 1 kg thức ăn Các tác giả cũng cho rằng liều bổ sung 40 mg MT trong 1 kg thức ăn là đủ để hình thành đàn cá đơn tính [22]

1.3.5 Kỹ thuật dụng hormon sinh dục đực

Hormon sinh duc đực có 2 chức năng sinh lý là: hình thành các cơ quan sinh dục đực và tăng khả hoạt động tổng hợp protein

Trang 17

Việc sử dụng hormon sinh dục để chuyển giới tính được áp dụng thành công trên nhiều đối tượng khác nhau (phụ lục II) Việc tạo đàn cá Rô phi đàn cá Rô phi đơn tính đực bằng hormon sinh duc đực (MT) được cho là một phương pháp hiệu quả và kinh tế nhất so với các phương pháp khác (Guerrero và Guerrero 1988) [24]

1.3.5.1 Phương pháp cho cá ăn thức ăn có trộn 17α methyltestosteron

Tayamen và Shelton (1978) khảo sát ảnh hưởng của hormon lên sự đổi giới tính

trên cá Rô phi (Sarotherodon niloticus) Tác giả sử dụng 2 loại hormon đực hóa

ethynyltestosteron (ET), methyltestosteron (MT) và 2 loại hormon cái là diethylstilbestrol (DES), estron (E) Lượng hormon trộn vào thức ăn là: ET và MT là

30 và 60 mg/kg thức ăn, DES là 25 và 100 mg/kg thức ăn, E là 100 và 200 mg/kg thức

ăn Cá thí nghiệm được cho ăn thức ăn có trộn hormon với lượng bằng 10% khối lượng toàn thân trong 25, 35 và 59 ngày Kết quả là: ET và MT ở liều 30 mg/kg thức ăn cho toàn đực khi cho cá ăn liên tục trong 35 và 59 ngày, ET và MT ở liều 60 mg/kg thức ăn thì cho toàn đực ở tất cả các thí nghiệm Đối với hormon cái hóa, kết quả là không có nghiệm thức nào cho quần thể 100% cái, tuy nhiên có sự khác biệt tỉ lệ giới tính có ý nghĩa thống kê so với tỉ lệ 50% nhưng không có gia tăng lớn, chỉ từ 1,5 đến 8,8% [48]

Varadaraj K (1990) [51] tiến hành đực hóa cá Rô phi (O mossambicus) ở Ấn Độ

bằng cách trộn 19-norethisterone acetate (19-NE) vào thức ăn Lượng 19-NE được trộn vào thức ăn theo các liều là 1, 2, 3, 5, 10 và 20 µg/g thức ăn Mỗi loại thức ăn có trộn 19-NE trên được cho cá 9 ngày tuổi ăn liên tục trong thời gian là 11 ngày và 15 ngày Kết quả thí nghiệm cho thấy ở liều 1µg/g thức ăn không ảnh hưởng đến tỉ lệ giới tính ở

cá Ở liều 2 µg/g thức ăn thì xuất hiện 15% giới tính trung gian (intersex) Ở liều 3-20 µg/g thức ăn thì tỉ lệ đực là 100% Kết quả là thức ăn có trộn 19-NE không ảnh hưởng đến tăng trưởng và tỉ lệ sống ở cá, liều 19-NE là 20 µg/g thức ăn còn cho khối lượng trung bình ở cá là 769 mg trong khi cá đối chứng chỉ có khối lượng trung bình là 461

mg

Trang 18

Vera Cruz G.C và Mair (1994) nghiên cứu điều kiện ảnh hưởng đổi giới tính của

androgen ở cá Rô phi (O niloticus) Các tác giả tiến hành trộn MT vào thức ăn với 2

liều khác nhau Liều thứ 1 là 40 mg/kg thức ăn ứng với mật độ cá là 1.000 con/m2, liều

2 là 60 mg/kg thức ăn ứng với mật độ cá là 1.000-5.000 con/m2 Cá được cho ăn thức

ăn có trộn MT trong 25 ngày, mỗi ngày cho ăn 4 lần Kết quả là thức ăn có trộn MT thì không ảnh hưởng đến tỉ lệ sống và sự sinh trưởng của cá, cá được cho ăn thức ăn có trộn MT tăng trưởng nhanh hơn cá đối chứng nhưng cá lớn không đều Thí nghiệm liều

MT là 40 mg/kg thức ăn, mật độ 1.000/m2 cho tỉ lệ đực là 95,4-98,4% Thí nghiệm liều

MT là 60 mg/kg thức ăn, mật độ 2000-5000/m2 cho tỉ lệ đực là 99,4% nhưng làm giảm

tỉ lệ sống và tăng trưởng của cá [19]

Nguyễn Văn Tư (2006) đực hóa cá Rô phi (Oreochromis niloticus) bằng phương

pháp cho ăn thức ăn có trộn MT với liều 60 mg/kg thức ăn, thu được tỉ lệ đực trung bình từ 96,67 đến 97,33% Tỉ lệ này đạt yêu cầu cho qui trình sản xuất giống cá Rô phi đơn tính đực [11]

Ưu điểm của phương pháp này trên là cho tỉ lệ đực cao mà vẫn duy trì được tỉ lệ sống và tăng trưởng ở cá Một 1 số thí nghiệm cho thấy cá ăn thức ăn có trộn hormon đực với liều thích hợp thì tăng trưởng nhanh hơn so với đối chứng Phương pháp đơn giản dễ thực hiện Nhược điểm của phương pháp là phải tiến hành trong thời gian dài, lượng hormon lớn, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người sản xuất do tiếp xúc trực tiếp với hormon MT

Bảng 1.1: Tóm tắt một số công trình đực hóa O niloticus bằng cách cho cá ăn thức ăn có

trộn MT (mg MT/kg thức ăn)

Lượng MT Số ngày cho cá ăn

thức ăn có trộn MT

Lượng thức ăn cho cá ăn Tỉ lệ đực(%) Tham khảo Đối chứng

lượng cơ thể, nhiệt độ 290C

Trang 19

50,4

Tayamen và Shelton (1978) [48]

60 mg/kg

1.3.5.2 Phương pháp ngâm cá bột

Wassermann & Afonso (2003) [53] đã thí nghiệm đực hóa cá Rô phi với 3 loại androgen là MT, ET và MDTH bằng cách ngâm cá vào thời điểm 10 và 14 ngày sau nở (DPH – Day Post Hatching) Kết quả là nồng độ 0,2 mg/l không có hormon nào làm thay đổi đến tỉ lệ giới tính, ở nồng độ 0,6 mg/l thì chỉ có MDHT có ảnh hưởng đế tỉ lệ giới tính và làm dịch chuyển theo hướng đực, ở nồng độ 1,8 mg/l thì cả ba loại hormon đều cho khác biệt có ý nghĩa về sự dịch chuyển giới tính: MDHT cho tỉ lệ đực trong

Trang 20

khoảng 90 – 100%, ET cho tỉ lệ đực trong khoảng 76,9 – 86,7% và MT cho tỉ lệ đực trong khoảng 86,0 – 91,6%

Lê Văn Thắng, Phạm Anh Tuấn (2000) đực hóa cá Rô phi bằng phương pháp ngâm cá bột trong nước có pha MT Các tác giả sử dụng cá có độ tuổi là 9, 17, và 25 ngày sau nở để ngâm với liều MT là 5 mg/l và 10 mg/l, thời gian ngâm là 2-9 ngày Kết quả thí nghiệm cho thấy cá Rô phi độ tuổi 9, 17 và 25 ngày sau nở được ngâm với liều

MT 5 mg/l sau 3 và 6 ngày đạt tỉ lệ đực từ 68,5 đến 83,3%, tỷ lệ sống của cá là 68% Kết quả này cho thấy việc ngâm cá trong dung dịch hormon có tác dụng chuyển giới tính rõ rệt và cho kết quả chuyển giới không sai khác so với phương pháp cho cá

38,6-ăn thức 38,6-ăn trộn hormon và không phụ thuộc nhiều vào thời gian ngâm Với nồng độ

MT là 10 mg/l thì tỷ lệ chết cao, bằng 95-100% nên không phù hợp để áp dụng [6]

Lê Ngọc Thảo (2008) đực hóa cá Rô phi O niloticus ở tuổi 13, 14, 15 ngày sau

khi nở bằng cách ngâm trong nước pha MT ở các nồng độ 1,2; 1,8; 2,4 mg/L trong 3, 4,

5 giờ Tỷ lệ đực thu được là 92,84-95,19% (trung bình 94,12%), tỷ lệ sống bằng 99,02% (trung bình 98,39%) hiệu suất đực hóa là 0,84-0,89 (trung bình 0,86) [7]

97,78-1.3.5.3 Phương pháp ngâm phôi

Cagauan và Baleta (2004) [17], đã cho ghép cặp cá bố mẹ theo tỉ lệ 1 đực : 3 cái, sau đó cách 2 ngày thì thu trứng từ miệng cá cái 1 lần Sau đó, trứng được phân loại và

chỉ ngâm những phôi O niloticus có điểm mắt Hormon được sử dụng là MT, thời gian

ngâm là 0, 24, 48, 72 và 96 giờ, nồng độ hormon sử dụng là 0, 200 , 400, 600 và 800 µg/l Ngâm 100 phôi trong bình 1,5 lít và được đảo liên tục trong bình Sau khi ấp, cá bột được chuyển ra nuôi trong vèo, mỗi vèo là 1 nghiệm thức khác nhau Kết quả cho thấy khi gia tăng lượng MT thì tỉ lệ đực cũng tăng theo Tỉ lệ đực giao động từ 67% với liều MT là 200 µg/l đến 83,97% với liều MT là 800 µg/l, trong khi tỉ lệ đực ở đối chứng là 58,62% Kết quả thí nghiệm cũng cho thấy tỉ lệ nở của phôi khi ngâm MT liều

800 µg/l giống với tỉ lệ nở của phôi ở lô không ngâm MT Khi gia tăng thời gian ngâm thì tỉ lệ đực cũng tăng theo Thời gian ngâm là 96 giờ cho tỉ lệ đực cao nhất, là 78,96%

Trang 21

và không có sự sai khác có ý nghĩa khi ngâm phôi trong 48 và 72 giờ với cùng liều

MT Tuy nhiên thời gian ngâm phôi càng dài thì tỉ lệ nở càng thấp Kết hợp 2 yếu tố thời gian và liều hormon sử dụng, có tỉ lệ đực cao nhất ở lô thí nghiệm là ngâm MT liều 800 µg/l trong 96 giờ, cho tỉ lệ đực là 91,09%, tỉ lệ nở là 92,58% và tỷ lệ sống sau

2 tháng là 80,94%

Ưu điểm của phương pháp này là liều MT sử dụng thấp, kết quả cho tỉ lệ đực cao

và thời gian thực hiện ngắn hơn phương pháp cho ăn Nhược điểm là phải cung cấp đủ oxy liên tục trong thời ngâm phôi, thời gian ngâm phôi dài dẫn đến tỉ lệ nở thấp và có khó khăn trong việc thay nước khi thời gian ngâm là 72 giờ và 96 giờ

Trang 22

CHƯƠNG 2

Trang 23

Chương 2 - VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1 Đối tượng nghiên cứu

Cá Rô phi (Oreochromis niloticus)

Đề tài được thực hiện tại Trung Tâm Quốc Gia Giống Thủy Sản Nước Ngọt Nam

Bộ tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang Đây là cơ sở thuộc Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản 2, trung tâm có trang thiết bị, ao nuôi vỗ cá bố mẹ, ao ương đạt tiêu chuẩn, bể ấp trứng trong nhà với hệ thống nước tuần hoàn liên tục

Hình 2.1: Cá Rô phi – Oreochromis niloticus

ra ngoài Curtis (1991) cho cá ăn thức ăn có pha MT được đánh dấu phóng xạ trong 30 ngày, 10 ngày sau 21 ngày cho ăn thì chỉ có một ít MT phóng xạ được tìm thấy 90% lượng MT được tìm thấy chủ yếu nằm ở phần đầu và nội tạng của cá và chỉ bằng 1% so với lượng ban đầu Lượng MT còn lại sẽ nhanh chóng bị chuyển hóa và bài tiết ra ngoài [21] [20]

MT có công thức phân tử: C20H30O2, khối lượng phân tử 302 đvC (đơn vị carbon) MT là chất bột kết tinh màu trắng, không mùi, không tan trong nước, tan trong cồn và các dung môi hữu cơ

Trang 24

Hình 2.2: Công thức cấu tạo của phân tử MT

Hình 2.3: Khu bể ghép cặp cá bố mẹ và cho đẻ

Hình 2.4: Thao tác súc miệng cá cái để thu trứng

CH3

Trang 25

Hình 2.5: Ấp trứng trên khay

2.4 Phương pháp tính tuổi cá và bố trí thí nghiệm

Do sự định đoạt giới tính ở cá Rô phi chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: di truyền, nhiệt độ ương cá non cho nên cá thí nghiệm cần có sự đồng nhất về các yếu tố đảm bảo kết quả thí nghiệm được chính xác

Một thuận lợi quan trọng khi thực hiện thí nghiệm tại Trung Tâm Quốc Gia Giống Thủy Sản Nước Ngọt Nam Bộ là toàn bộ khu ấp nằm trong nhà có mái che và

có bể nước dự phòng khi cúp điện Điều này giúp nước được cung cấp ổn định về lượng, tốc độ dòng chảy và nhiệt độ (giao động trong khoảng 22-250C) Do đó nhiệt độ nước không ảnh hưởng đến sự kết quả chuyển giới tính của cá trong suốt thời gian thực hiện thí nghiện trong khu ấp

Các phôi có cùng tuổi phát triển đến giai đoạn 4 (cá vừa mới nở, có mang khối noãn hoàng lớn ở bụng) ở các khay ấp khác nhau được chọn ra các khay riêng biệt để chuẩn bị dùng làm thí nghiệm Tập trung cá ngay ở giai đoạn 4 của phôi vì đây là giai đoạn dễ nhận biết nhất và cũng là giai đoạt quyết định để tính tuổi cá Điều này đảm bảo sự đồng nhất về tuổi cá thí nghiệm và đủ về số lượng (do thu từ các cá mẹ khác nhau)

Tuổi của cá tính từ thời điểm nở là DPH (Day Post Hatching), ngày trứng được

Các khay thí nghiệm sau đó tiếp tục được theo dõi, loại bỏ cá chết và bổ sung cá

có cùng độ tuổi Điều này đảm bảo đủ số lượng và sự đồng đều của cá thí nghiệm khi

Trang 26

Thời điểm được xác định để tiến hành thí nghiệm ngâm là 8-11-14 DPH

Cá đến 8 DPH thì tiến hành nghiệm thức 1: ngâm trong nước có pha MT với 3 mức nồng độ 1,2 - 1,6 - 2,0 mg/L Thí nghiệm ngâm cá được thực hiện trong túi PE có kích thước 20 x 30 cm có bơm oxy Mỗi túi có 200 ml nước có pha MT, 100 con cá và

200 ml oxy, thời gian ngâm cá là 2 giờ

Thực hiện tương tự như trên cho nghiệm thức 2 là 11 DPH và nghiệm thức 3 là

Đến 21 DPH thì chuyển ra ao nuôi riêng biệt từng thí nghiệm trong vèo,

cá 90 DPH thì kiểm tra cá chỉ tiêu

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ - KẾT LUẬN

Trang 27

- Đối chứng: cá bột 8-11-14 ngày sau nở tiến hành ngâm trong túi PE chứa nước

có pha cồn, không có MT

Tất cả các nghiệm thức được tiến hành như sau, cá bột đến 8 DPH (nghiệm thức 1), 11 DPH (nghiệm thức 2), 14 DPH (nghiệm thức 3) được ngâm nước có pha MT theo 3 mức nồng độ 1,2-1,6-2,0 mg/L trong túi PE có bơm oxy với thời gian ngâm là 2 giờ Lượng cá bột cho vào ngâm với mật độ 100 con/200ml nước Sau thí nghiệm cá được chuyển ra ương trên khay, đến 22 DPH thì chuyển ra ương tiếp trên vèo, mỗi vèo

là một nghiệm thức riêng biệt

Mỗi nghiệm thức có 3 lô, 3 nghiệm thức có 9 lô và 3 lô đối chứng Mỗi lô nghiệm thức được thực hiện lặp lại 3 lần và một lô đối chứng

Thực hiện ngâm cá trong 2 giờ là do sự liên kết của các thụ thể với steroid (trong trường hợp này là MT) có thể xảy ra ngay trong những giây đầu tiên sau khi tiếp xúc (Smith & Ecker, 1969) [45] và sự tồn tại của nó sau đó có thể là không cần thiết nữa

Vì các steroid rất dễ liên kết với các thụ thể cũng như có thể đi xuyên qua màng tế bào

và màng nhân Hơn nữa, khi hàm lượng steroid đạt mức đủ để phát huy tác dụng thì có thể còn có sự liên kết tích lũy một cách không đặc hiệu với các chất có nguồn gốc là protein và lipid (Smith & Ecker, 1971; Smith, 1975) [46] [44]

2.5 Phương pháp pha MT

Lượng MT được cân theo các mức nồng độ thí nghiệm, cách tính lượng MT như sau Mỗi đơn vị thí nghiệm (ĐVTN) n=100 cá bột, mật độ ngâm là 100 con/200ml nước, lượng nước cần cho 1 ĐVTN là 200 ml Lượng MT cần cho các ĐVTN được tính cụ thể như sau:

Trang 28

mẹ tương ứng vào 200 ml nước Với cách làm này thì nồng độ cồn không vượt quá 0,1% do đó không ảnh hưởng đến sức khỏe cá khi nghâm (Wassermann & Afonso, 2003) [53]

2.6 Phương pháp ngâm cá bột

Cá bột có tuổi tương ứng 8-11-14 DPH trên các khay đã được chia sẳn với số lượng 100 con/khay, cá được chuyển vào bình nhựa và loại bỏ nước thừa trong bình sao cho còn 200ml

Cho 1 ml dung dịch mẹ ứng với từng thí nghiệm vào nước trong bình, đảo nhẹ nước trong bình

Cho toàn bộ cá trong bình vào túi PE và bơm oxy vào túi

Cột chặt túi không cho khí oxy thoát ra và để túi ở nơi mát, không có nắng chiếu trực tiếp vào tránh làm hao hụt lượng MT

Sau 2 giờ thì cho cá trở lại khay ương bình thường

Thời gian thực hiện là 8 giờ và 15 giờ trong ngày

Hình 2.6: Ngâm cá trong túi bơm oxy chứa nước có pha MT

Hình 2.7: Cá 1 DPH Hình 2.8: Cá 22 DPH được chuyển ra vèo

2.7 Phương Pháp kiểm tra giới tính cá

Giới tính của cá Rô phi có thể nhân biết bằng phương pháp Guerrero, Shelton (1974) [25], thời điểm áp dụng phương pháp này tối thiểu là 60 DPH

Phương pháp này giúp xác định giới tính cá ở giai đoạn sớm, vào thời điểm này

cá có kích thước nhỏ và khối lượng từ 4 - 8g/con

Ưu điểm: giúp phát hiện sớm giới tính của cá, chính xác, thích hợp áp dụng để khỏa sát ở đàn cá thí nghiệm

Khuyết điểm: giết cá, sử dụng thuốc nhuộm, yêu cầu người thực hiện có kinh nghiệm, phải quan sát dưới kính hiểm vi

Trang 29

Các bước thực hiện:

+ Thu nhận tuyến sinh dục

+ Nhuộm mẫu bằng lugol 1% (thay vì aceto-carmine trong phương pháp Guerrerp & Shelton, 1974)

+ Quan sát và xác định dưới kính hiểm vi

Kiểm tra giới tính cá sau thời gian nuôi 3 tháng, thu mẫu 30 con ngẫu nhiên đại diện của mỗi đơn vị thí nghiệm (100 con) để giải phẫu tuyến sinh dục

dục

Hình 2.11: Mô tuyến sinh dục cái

Trang 30

Hình 2.12: Tuyến sinh dục đực (X.10) và mô tuyến sinh dục đực (X.40)

Cá cái: mẫu tuyến sinh dục (TSD) có các hình tròn, lớn, không đồng đều

Cá đực: mẫu TSD có các tế bào nhỏ, đều

Cá trung giới (intersex): mẫu TSD có xuất hiện cả mô TSD đực và mô TSD cái

2.8 Phương pháp xác định các chỉ số trong thí nghiệm

Tỷ lệ đực hóa cho biết con số tương đối (%) cá đáng lẽ biết hóa thành cái thì nhờ xử lý bằng hormon MT mà thành con đực hay nói cách khác là những cá cái theo kiểu gen (XX) có kiểu hình đực (neomale ♂ XX) Với trường hợp cá thể trung giới là

cá thể không thể sinh sản và là vật nuôi tốt (Nguyễn Tường Anh, 2005), do đó có thể được tính dồn vào tỉ lệ đực [2]

Trang 31

Hiệu suất đực hóa = Tỉ lệ sống khi kiểm tra giới tính x Tỉ lệ đực

Hiệu suất đực hóa cho biết hiệu quả tổng quát của việc tạo đàn cá đơn tính đực Con số này thực sự có ý nghĩa thực tiễn khi tỷ lệ sống cao và tỷ lệ đực cao

Ở đối chứng tỉ lệ đực hóa bằng 0 nhưng tỷ lệ đực xấp xỉ 50% theo lý thuyết

Để so sánh hiệu quả của việc đực hóa với cách sản xuất giống bình thường, ở đây phải dùng tham số "tỷ lệ đực" chứ không phải "tỉ lệ đực hóa" để tránh trường hợp số cá đực tuyệt đối trong thí nghiệm thấp hơn đối đối chứng mà hiệu suất đực hóa là số dương trước lớn hơn 0

Khái niệm "hiệu suất đực hóa" được Trịnh Quốc Trọng và Nguyễn Tường Anh đưa ra từ 1998 (Trịnh Quốc Trọng và Nguyễn Tường Anh, 2000) [12]

2.9 Phương pháp nhập số liệu

Dùng phần mềm thống kê Excell để xử lý số liệu, vẽ đồ thị và thực hiện các phép

so sánh

Trang 32

CHƯƠNG 3

Trang 33

Chương 3 - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Ảnh hưởng của MT lên tỉ lệ đực và tỉ lệ đực hóa

3.1.1 Tỉ lệ đực

Trong điều kiện tự nhiên với cơ chế định đoạt giới tính bằng bộ nhiễm sắc thể XY

ở cá Rô phi thì tỉ lệ đực trong đàn cá thường xấp xỉ 50% Ở điều kiện tại Trung Tâm Quốc Gia Giống Thủy Sản Nước Ngọt Nam Bộ (Trung giống tại Cái Bè) thì tỉ lệ đực ở nhóm đối chứng là 53,33%

Tỉ lệ đực là tỉ lệ cá đực trên tổng số quan sát tính bằng phần trăm (%) Khi đực hóa cá Rô phi bằng cách sử dụng hormon sinh dục đực, thu được những cá thể mà trong tuyến sinh dục chúng ta quan sát và phát hiện được cả mô TSD cái và mô TSD đực Trường hợp trên được gọi là cá thể trung giới (intersex hay ovotestis), đây là cá thể không có khả năng sinh sản và là vật nuôi tốt do đó có thể được tính dồn vào tỉ lệ đực (Nguyễn Tường Anh, 2005) [2]

Chú thích: những con số và ký tự mũ (chữ cái nhỏ phía trên, bên phải) giống nhau thì không có sự khách biệt mang ý nghĩa thống kê

Tỉ lệ đực ở các nghiệm thức giao động từ 84,44% đến 86,67% (Bảng 3.1) Các

Trang 34

so với tỉ lệ đực ở đối chứng Điều đó chứng tỏ phương pháp ngâm trong túi PE chứa nước có pha MT với các liều 1,2-1,6-2,0 mg/l có tác dụng làm tăng tỉ lệ cá Rô phi đực

53,33 84,44

0 20 40 60 80 100

Hình 3.1: Kết quả tỉ lệ đực của cá nghiệm thức

Sự sai khác về tỉ lệ đực ở các liều MT 1,2-1,6-2,0 mg/l tác động lên cá có tuổi 11-14 DPH là không có ý nghĩa về thống kê (p>0,05) Do đó có thể sử dụng liều MT thấp nhất là 1,2 mg/l để đực hóa cá Rô phi

8-Khi so sánh kết quả trong các nghiệm thức của thực nghiệm này gần bằng với kết quả của một số công trình trong và ngoài nước cùng phương pháp ngâm MT Wassermann & Afonso (2003) đực hóa bằng phương pháp ngâm cá bột 14 DPH với nồng độ MT 1,8 mg/l là thì được tỉ lệ đực trong khoảng 86,0 – 91,6% [53]; Dương Văn Biểng (2006) với phương pháp ngâm cá bột 15-17 DPH, nồng độ MT là 5 mg/L cho tỉ

lệ đực 68,5-83,3% [4]; Lê Ngọc Thảo (2008) đực hóa bằng các ngâm cá bột 13-15 DPH cho tỉ lệ đực 88,89-98,89% [7]

Kết quả tỉ lệ đực trong đề tài tuy không cao hơn kết quả các thí nghiệm trước nhưng có các ưu điểm sau

Lượng MT sử dụng có nồng độ bằng hoặc thấp hơn các công trình trước đó Thấp hơn 33,33% so với công trình của Wssermann & Afonso (2003), thấp hơn gấp 4,17 lần

so công trình của Dương Văn Biểng (2006)

Trang 35

Số lần thực hiện ít (1 lần) với thời gian thực hiện ngắn (2 giờ) Wssermann & Afonso (2003) ngâm 2 lần vào 10 DPH và 14 DPH, thời gian ngâm là 2-4 giờ; Dương Văn Biểng (2006) 3-5 ngày, Lê Ngọc Thảo (2008) ngâm 3-5 giờ

Số cá bột cho 1 lần đực hóa nhiều, trong thí nghiệm này là 100 con/200 ml nên trong 1 lít sẽ xử lý được 500 con gấp 8,33 lần so với công trình của Wassermann & Afonso (2003) , Lê Ngọc Thảo (2008), (60 con/L)

Phương pháp đơn giản, dễ thao tác, có thể thực hiện ngay cả khi mất điện hay không có nguồn điện (vì không cần sục khí) và có thể thực hiện trong quá trình vận chuyển cá đến nơi ương cá bột để tận dụng nguồn oxy trong túi vận chuyển

3.1.2 Tỉ lệ đực hóa

Tỉ lệ đực hóa là tỉ lệ tính bằng phần trăm (%) số con cái di truyền XX chuyển thành con đực Cá mang bộ nhiễm sắc thể giới tính XX được ngâm MT đã biệt hóa thành đực

Bảng 3.2: Tỉ lệ đực hóa của các nghiệm thức

Trang 36

0 10

Hình 3.2: Tỉ lệ đực hóa của cá nghiệm thức

Tỉ lệ đực hóa của ở cá Rô phi chịu tác động bởi nhiều yếu tố từ môi trường như nhiệt độ ương cá ở giai đoạn nhỏ, độ nhạy cảm của gen cảm ứng nhiệt, giống cá Trong thí nghiệm của đề tài tỉ lệ đực hóa giao động trong khoảng 67,03-71,45%, tức là có 67,03-71,45% trong tổng số 46,67% cá cái XX trong quần thể cá Rô phi chuyển thành cá đực XX, hình thành quần thể cá Rô phi có 84,44-86,67% đực Sự khác biệt về tỉ lệ đực hóa giữa các nghiệm thức là không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)

3.2 Ảnh hưởng của MT lên tỉ lệ sống sau khi ngâm và tỉ lệ sống sau khi ương cá đến 90 DPH

Tỉ lệ sống sau khi ngâm là tỉ số cá sống sau khi ngâm với số cá có trước đó Một thời điểm khác để tính tỉ lệ sống là sau 90 ngày ương cá, trước khi tiến hành kiểm tra giới tính cá

Tỉ lệ sống của cá trong các nghiệm thức sau 2 giờ ngâm trong túi oxy chứa nước pha MT và đối chứng chứa nước có pha cồn 960 không có MT đều cho tỉ lệ sống là 100% Kết quả này cho thấy phương pháp này không ảnh hưởng đến tỉ lệ sống của cá bột trong khi ngâm

Ngày đăng: 27/03/2013, 15:36

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sự hình thành giới tính ở cá trên cơ bản giống với quá trình này ở động vật có vú - luan van sinh hoc
h ình thành giới tính ở cá trên cơ bản giống với quá trình này ở động vật có vú (Trang 9)
Hình 1.4: Sơ đồ hình thành giới tính ở động vật có vú (Trích từ Scott,1985 và rút  gọn, theo Nguyễn Tường Anh, 1999)[1] - luan van sinh hoc
Hình 1.4 Sơ đồ hình thành giới tính ở động vật có vú (Trích từ Scott,1985 và rút gọn, theo Nguyễn Tường Anh, 1999)[1] (Trang 9)
Bảng 1.1: Tóm tắt một số công trình đực hóa O.niloticus bằng cách cho cá ăn thức ăn có trộn MT (mg MT/kg thức ăn)  - luan van sinh hoc
Bảng 1.1 Tóm tắt một số công trình đực hóa O.niloticus bằng cách cho cá ăn thức ăn có trộn MT (mg MT/kg thức ăn) (Trang 18)
Bảng 1.1: Tóm tắt một số công trình đực hóa O. niloticus bằng cách cho cá ăn thức ăn có  trộn MT (mg MT/kg thức ăn) - luan van sinh hoc
Bảng 1.1 Tóm tắt một số công trình đực hóa O. niloticus bằng cách cho cá ăn thức ăn có trộn MT (mg MT/kg thức ăn) (Trang 18)
Bảng 1.1 cho thấy, việc tăng lượng MT trộn vào thức ăn nhằm mục đích tăng tỉ lệ đực  là  không  thể  thực  hiện  được - luan van sinh hoc
Bảng 1.1 cho thấy, việc tăng lượng MT trộn vào thức ăn nhằm mục đích tăng tỉ lệ đực là không thể thực hiện được (Trang 19)
Bảng 1.1 cho thấy, việc tăng lượng MT trộn vào thức ăn nhằm mục đích tăng tỉ lệ  đực  là  không  thể  thực  hiện  được - luan van sinh hoc
Bảng 1.1 cho thấy, việc tăng lượng MT trộn vào thức ăn nhằm mục đích tăng tỉ lệ đực là không thể thực hiện được (Trang 19)
Hình 2.2: Công thức cấu tạo của phân tử MT - luan van sinh hoc
Hình 2.2 Công thức cấu tạo của phân tử MT (Trang 24)
Hình 2.2: Công thức cấu tạo của phân tử MT - luan van sinh hoc
Hình 2.2 Công thức cấu tạo của phân tử MT (Trang 24)
Bảng 3.1: Tỉ lệ đực của các nghiệm thức - luan van sinh hoc
Bảng 3.1 Tỉ lệ đực của các nghiệm thức (Trang 33)
Bảng 3.1: Tỉ lệ đực của các nghiệm thức  Nghiệm - luan van sinh hoc
Bảng 3.1 Tỉ lệ đực của các nghiệm thức Nghiệm (Trang 33)
Hình 3.1: Kết quả tỉ lệ đực của cá nghiệm thức - luan van sinh hoc
Hình 3.1 Kết quả tỉ lệ đực của cá nghiệm thức (Trang 34)
Hình 3.1: Kết quả tỉ lệ đực của cá nghiệm thức - luan van sinh hoc
Hình 3.1 Kết quả tỉ lệ đực của cá nghiệm thức (Trang 34)
Bảng 3.2: Tỉ lệ đực hóa của các nghiệm thức  Nghiệm - luan van sinh hoc
Bảng 3.2 Tỉ lệ đực hóa của các nghiệm thức Nghiệm (Trang 35)
Hình 3.2: Tỉ lệ đực hóa của cá nghiệm thức - luan van sinh hoc
Hình 3.2 Tỉ lệ đực hóa của cá nghiệm thức (Trang 36)
Hình 3.2: Tỉ lệ đực hóa của cá nghiệm thức - luan van sinh hoc
Hình 3.2 Tỉ lệ đực hóa của cá nghiệm thức (Trang 36)
Bảng 3.3: Kết quả tỉ lệ sống của cá sau 90 ương - luan van sinh hoc
Bảng 3.3 Kết quả tỉ lệ sống của cá sau 90 ương (Trang 37)
Bảng 3.3: Kết quả tỉ lệ sống của cá sau 90 ương - luan van sinh hoc
Bảng 3.3 Kết quả tỉ lệ sống của cá sau 90 ương (Trang 37)
Chú thích: như bảng ở 3.1 - luan van sinh hoc
h ú thích: như bảng ở 3.1 (Trang 39)
Bảng 3.4: Hiệu suất đực hóa Ngày tuổi thí  - luan van sinh hoc
Bảng 3.4 Hiệu suất đực hóa Ngày tuổi thí (Trang 39)
Bảng 3.4: Hiệu suất đực hóa  Ngày tuổi thí - luan van sinh hoc
Bảng 3.4 Hiệu suất đực hóa Ngày tuổi thí (Trang 39)
Hình 3.4: Kết quả hiệu suất đực hóa - luan van sinh hoc
Hình 3.4 Kết quả hiệu suất đực hóa (Trang 39)
Bảng 3.5: Khối lượng của cá ở 90 DPH - luan van sinh hoc
Bảng 3.5 Khối lượng của cá ở 90 DPH (Trang 41)
Bảng 3.5: Khối lượng của cá ở 90 DPH   Ngày tuổi thí - luan van sinh hoc
Bảng 3.5 Khối lượng của cá ở 90 DPH Ngày tuổi thí (Trang 41)
Hình 3.5: Khối lượng của cá ở 90 DPH - luan van sinh hoc
Hình 3.5 Khối lượng của cá ở 90 DPH (Trang 42)
Bảng 3.6: So sánh hiệu quả kinh tế giữa phương pháp cho ăn và ngâm MT (đơn vị: VNĐ)  - luan van sinh hoc
Bảng 3.6 So sánh hiệu quả kinh tế giữa phương pháp cho ăn và ngâm MT (đơn vị: VNĐ) (Trang 43)
Bảng 3.6: So sánh hiệu quả kinh tế giữa phương pháp cho ăn và ngâm MT   (đơn vị: VNĐ) - luan van sinh hoc
Bảng 3.6 So sánh hiệu quả kinh tế giữa phương pháp cho ăn và ngâm MT (đơn vị: VNĐ) (Trang 43)
Phụ lục VIII: Bảng theo dõi nhiệt độ trong ao ương - luan van sinh hoc
h ụ lục VIII: Bảng theo dõi nhiệt độ trong ao ương (Trang 72)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w