So sánh hiệu quả kinh tế giữa phương pháp cho ăn và phương pháp ngâm MT

Một phần của tài liệu luan van sinh hoc (Trang 42 - 45)

Để tiện đánh giá, đề tài chỉ so sánh những chi phí cơ bản giữa 2 phương pháp được áp dụng là phương pháp ngâm và cho ăn thức ăn có trộn MT, tất cà những chi phí còn lại được coi là giống nhau. Đây là bảng phân tích chi phí để xử lý 100.000 cá bột và được tính khấu hao cho một đợt sản xuất tại thời điểm đánh giá.

Do đề tài không thực hiện phương pháp cho ăn nên tham khảo số liệu từ Lê Ngọc Thảo (2008) [7]. Nhìn vào cơ cấu chi phí chúng ta có thể nhận thấy chi phí của phương pháp cho ăn cao hơn chi phí của phương pháp ngâm trong túi có bơm oxy.

43

Chi phí tổng cộng để đực hóa 1 cá bột bằng phương pháp ngâm trong túi PE là 9,8 đ ít hơn 3,7 lần so với phương pháp cho ăn (tốn 3,65 đ/cá bột) và thấp hơn 1,6 phương pháp sục khí (tốn 15,5đ/cá bột) (Lê Ngọc Thảo, 2008). Ngoải ra, tỉ lệ sống của cá trong phương pháp ngâm cao hơn phương pháp cho ăn thức ăn có trộn MT cho nên giá thành để xử lí 1 cá bột còn thấp hơn nữa.

Bảng 3.6: So sánh hiệu quả kinh tế giữa phương pháp cho ăn và ngâm MT (đơn vị: VNĐ)

STT Nội dung chi phí Phương pháp cho ăn Phương pháp ngâm

1 Trang thiết bị - Giai ương 4 m2 (2x2) - Dụng cụ phối trộn MT, dụng cụ ngâm - 3 cái x 100.000 = 300.000 - Bình phun, thau trộn = 100.000 - 1 cái = 100.000 - Oxy, túi nilon =

100.000

2 MT - 2 g = 400.000 - 0,4g = 80.000

3 Công lao động (50.000 đ/ngày công)

2 công nhân (21 ngày) = 2.100.000

1 công nhân (10 ngày) = 500.000 4 Thức ăn 33 kg bột cá (20.000đ/kg) = 660.000 Thức ăn tự do = 200.000 Tổng cộng 3.650.000 980.000 Trung bình 36,5 đ/cá bột 9,8 đ/cá bột

Kết hợp với những chi tiêu đã phân tích trên, tuy phương pháp cho ăn cho kết quả là hiệu suất đực hóa cao hơn phương pháp ngâm trong túi PE có bơm oxy chứa nước có pha MT nhưng phương pháp ngâm trong túi oxy chứa nước cá pha MT có những ưu thế vượt trội là đơn giản, ít tốn công, giá thành thấp, tỉ lệ đực cao, tỉ lệ sống và tốt độ tăng trưởng tương đương với bình thường.

Mặc khác, khâu chuẩn bị thức ăn có phối trộn MT cần phải 2 công nhân làm việc đều đặn trong 21 ngày, thức ăn lựa chọn phối trộn cần thích hợp với cỡ miệng cá con, phải theo dõi liên tục trong quá trình cho ăn để có điều chỉnh thích hợp. Trong khi đó

44

phương pháp ngâm chỉ cần thực hiện 1 lần và không cần theo dõi liên tục sau khi đã đực hóa, thức ăn như trong các ao nuôi thông thường. Ngoài ra, việc phối trộn và cho cá ăn thức ăn có MT có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của công nhân do tiếp xúc trực tiếp với MT.

45

Một phần của tài liệu luan van sinh hoc (Trang 42 - 45)