Hệ thống thương mại thế giới WTO và những thách thức của nó đối với Việt Nam
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với xu thế toàn cầu hoá hiện nay, Tổ chức thương mại thế giới(WTO) kế thừa Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT) bắt đầu hoạtđộng từ 1/1/1995 nhằm tạo điều kiện hơn nữa cho sự phát triển của hệ thốngthương mại đa biên, đảm bảo cạnh tranh công bằng, lành mạnh, xoá bỏ dần cácrào cản trong thương mại quốc tế Từ đó cho đến nay, WTO đã không ngừng
mở rộng cả về quy mô lẫn phạm vi hoạt động của mình, đã thực sự khẳng địnhđược vai trò quan trọng của mình trong quá trình tự do hoá thương mại quốc tế.Cùng với hệ thống các quy tắc, nguyên tắc, các Hiệp định của mình, WTO
đã tạo ra một hành lang pháp lý để từ đó các nước có thể đẩy nhanh tiến hànhtiến trình toàn cầu hoá, tự do thương mại, đồng thời tiếp nhận những cơ hộithuận lợi để phát triển nền kinh tế của mình Tuy nhiên, hoạt động của WTOcùng với hệ thông các nguyên tắc và hiệp định của mình không phải lúc nàocũng có lợi và đảm bảo được sự công bằng cho các nước thành viên, đặc biệt làđối với các nước đang phát triển
Để có thể tìm hiểu rõ hơn về những ảnh hưởng của WTO đến sự phát triển
nền kinh tế của các nước đang phát triển, em đã lựa chọn đề tài: “Hệ thống thương mại thế giới WTO và những thách thức của nó đối với Việt Nam”
làm khoá luận tốt nghiệp Ngoài phần mở đầu, kết luận, và phụ lục, nội dungcủa khoá luận được chia làm ba chương:
Chương 1: Tổng quan về Tổ chức thương mại thế giới WTO.
Chưong 2: Tác động của WTO đến các nước đang phát triển.
Chương 3: Tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam, những cơ hội và thách thức.
Với những kiến thức đã được trang bị trong 4 năm qua tại Khoa Kinh tếĐại học Quốc Gia - Hà Nội, cùng với sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướngdẫn, em đã hoàn thành được bài khoá luận này Tuy nhiên, do tính phức tạp củavấn đề nghiên cứu và do trình độ có hạn của người viết khoá luận này không
Trang 2tránh được nhiều thiếu sót Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy
cô giáo để bài khoá luận này được hoàn chỉnh hơn
Em xin chân thành cảm ơn !
Trang 3CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI WTO
1.1 Sự ra đời của WTO
1.1.1 Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT - Tổ chức tiền thân của WTO
Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT (General Agreements
on Tariff & Trade) là tổ chức tiền thân của tổ chức thương mại thế giới WTO.Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, GATT được ra đời trong trào lưu hìnhthành hàng loạt các cơ chế đa biên điều tiết các hoạt động kinh tế quốc tế nhằmkhôi phục lại sự phát triển kinh tế thương mại thế giới
Ý tưởng ban đầu của các nước là thành lập một tổ chức thứ ba cùng với hai
tổ chức được biết đến là Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Quĩ tiền tệ Quốc
tế (IMF) nhằm giải quyết các vấn đề hợp tác kinh tế quốc tế trong hệ thống
"Bretton Woods", hình thành các nguyên tắc thể lệ cho thương mại quốc tế, điềutiết các lĩnh vực về thương mại hàng hoá, công ăn việc làm, hạn chế và khắcphục tình trạng hạn chế, ràng buộc thương mại phát triển Vì vậy kế hoạch đầy
đủ được trên 50 nước lúc đó dự định là thiết lập tổ chức thương mại thế giới(ITO) như là một tổ chức chuyên ngành của Liên hợp quốc (UN) Dự thảo hiếnchương ITO rất tham vọng, dự thảo này đã tiến xa hơn các nguyên tắc vềthương mại gồm các lĩnh vực như lao động, hiệp định hàng hoá, thực tiễn hạnchế kinh doanh, đầu tư quốc tế và dịch vụ
Trước khi hiến chương ITO được phê chuẩn, 23 trong số 50 nước đã cùngnhau tiến hành các cuộc đàm phán về thuế quan xử lý các biện pháp bảo hộ mậudịch đang được áp dụng và duy trì trong thương mại quốc tế từ đầu những năm
Trang 430 Các nước này mong muốn nhanh chóng thúc đẩy tự do hoá mậu dịch, khôiphục lại nền kinh tế bị phá huỷ nặng nề sau chiến tranh thế giới thứ II.
Hiến chương thành lập Tổ chức thương mại thế giới đã được thoả thuận tạiHội nghị Liên hợp Quốc tế về thương mại và việc làm tại Havana từ 11/1947đến 24/3/1948, nhưng do một số nước không tán thành nên việc hình thành tổchức thương mại thế giới (ITO) đã không thực hiện được Tuy nhiên kết quả củacuộc đàm phán cũng đem lại sự thành công nhất định; đã có 45000 nhượng bộ
về thuế quan, ảnh hưởng đến khối lượng thương mại trị giá 10 tỉ USD, tức làgần 1/5 tổng thương mại trên thế giới 23 nước này đều cùng nhất trí chấp nhậnủng hộ một số quy định trong hiến chương của ITO Các quy định này sẽ đượcthực hiện hết sức nhanh chóng một cách tạm thời để có thể bảo vệ được thànhquả của những cam kết thuế quan đã được đàm phán Kết hợp của những quiđịnh thương mại và cam kết thuế quan được biết đến dưới tên gọi Hiệp địnhchung về thuế quan và thương mại (GATT) Hiệp định này bắt đầu có hiệu lực
kể từ ngày 11/1/1948 23 nước tham gia trở thành những thành viên sáng lậpGATT, hay còn gọi là "các bên tham gia hiệp định" Mặc dù GATT chỉ mangtính tạm thời nhưng đây vẫn là công cụ duy nhất mang tính đa biên điều tiếtthương mại thế giới kể từ năm 1948 cho đến khi WTO được thành lập vào năm
1995 và trong suốt thời gian đó các văn bản pháp lý của GATT vẫn được duy trìgần giống năm 1948 Có thêm một số hiệp định mới được đưa vào dưới dạnghiệp định "nhiều bên" và các nỗ lực cắt giảm thế quan vẫn được tiếp tục Tất cảnhững bước tiến lớn của thương mại quốc tế đã diễn ra thông qua các cuộc đàmphán thương mại đa biên được biết đến dưới cái tên "vòng đàm phán thươngmại"
Bảng 1: Các vòng đàm phán của GATT
Trang 51956 Geneva Thuế quan 26
1964-1967 Geneva (vòng Kenedy) Thuế quan và các biện pháp
chống bán phá giá
62
1973-1979 Geneva ( Vòng Tokyo) Thuế quan và các biện pháp
phi thuế, các hiệp định khung
102
1986-1994 Geneva (vòng Uruguay) Thuế quan và các biện pháp
phi thuế, dịch vụ, sở hữu tríTuệ, giải quyết tranh chấp,Nông nghiệp,WTO
123
Nguồn: Việt Nam và các tổ chức quốc tế - NXB Chính trị Quốc gia 2000
Trong các vòng đàm phán thương mại đầu tiên của GATT chủ yếu tậptrung vào việc cắt giảm thuế quan hơn nữa Đến vòng Kenedy, nội dung của cácvòng đàm phán đã được mở rộng: đưa ra đàm phàn về hiệp định chống bán phágiá, số nước tham gia là 62 nước Tiếp theo là vòng đàm phán Tokyo, kéo dài từnăm 1973 đến năm 1979 với sự tham gia của 102 nước Kết quả vòng đàm phánnày bao gồm 9 thị trường công nghiệp hàng đầu trên thế giới cắt giảm trungbình 1/3 mức thuế quan và do đó mức thuế trung bình đối với hàng nông sảngiảm xuống ở mức 47% Việc cắt giảm thuế quan sẽ được thực hiện trong vòng
8 năm bao gồm cả vấn đề điều hoà thuế - thuế càng cao thì cắt giảm càng lớntheo tỷ lệ
Tuy nhiên, bên cạnh các vấn đề có kết quả như trên thì đối với các vấn đềkhác kết quả của vòng đàm phán Tokyo là không mấy hoàn hảo Vòng đàmphán này đã thất bại trong việc giải quyết một số vấn đề liên quan đến thươngmại hàng nông sản, không đưa ra được hiệp định mới về các biện pháp tự vệ(biện pháp khẩn cấp đối với hàng nhập khẩu) Mặc dù vậy, đã có nhiều hiệpđịnh về hàng rào phi quan thuế đã xuất hiện tại vòng đàm phán này (một vàihiệp định mới hoàn toàn, một vài hiệp định tiếp tục bổ sung thêm từ các qui
Trang 6dịnh của GATT) Trong phần lớn các trường hợp thì chỉ có một số nước rất nhỏ,chủ yếu là các nước công nghiệp phát triển chấp nhận tham gia vào các hiêpđịnh mới này vì họ là những người được lợi ích nhiều nhất Do đó, các hiệp địnhnày chỉ được gọi là "hệ thống qui tắc" Những qui tắc này không mang tính chất
đa biên, nhưng đây là một bước khởi đầu mới
Các "hệ thống qui tắc" của vòng Tokyo:
Trợ cấp và các biện pháp đối kháng - diễn giải điều 6.16 và 23 hiệp địnhGATT
Các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại - còn được gọi là: Hiệp định vềtiêu chuẩn
Các thủ tục cấp phép nhập khẩu
Mua sắm chính phủ
Định giá hải quan - diễn giải điều 7
Chống phá giá - diễn giải điều 6, thay cho qui định vòng Kenedy
Thoả thuận về sữa quốc tế
Thương mại máy bay dân dụng
Một số hệ thống qui tắc sau vòng đàm phán Uuguay đã được điềuchỉnh lại và được cam kết mang tính chất đa biên buộc các nước thành viên phảicùng nhau thực hiện Chỉ có 4 hiệp định: mua sắm chính phủ, máy bay dân dụngcho đến hiện nay vẫn mang tính nhiều bên Vào năm 1997, hai hiệp định về thịt
bò và sữa đã được huỷ bỏ
Cho đến hết vòng đàm phán Tokyo, GATT hoạt động mang tính tạm thời
và có phạm vi hoạt động hạn chế Tuy nhiên, GATT đã đem lại những thànhcông rất lớn trong việc đảm bảo tự do hoá phần lớn thương mại quốc tế Chỉ tínhđến việc cắt giảm thuế quan đã khiến cho tốc độ tăng trưởng trung bình củathương mại thế giới lên mức trung bình trong suốt thập niên 50-60
Chính tốc độ tự do hoá mậu dịch đã giúp cho tốc độ tăng trưởng củathương mại luôn luôn vượt qua tốc độ tăng trưởng kinh tế trong suốt thời kỳGATT tồn tại Bên cạnh đó, ngày càng nhiều nước đệ đơn tham gia xin gia nhập
Trang 7đã cho thấy hệ thống thương mại đa biên đã được công nhận như một công cụ
để phục vụ công cuộc phát triển kinh tế, thương mại của cả thế giới nói chung
và của từng quốc gia nói riêng
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được đã xuất hiện những vấn đềmới nảy sinh Vòng Tokyo đã cố gắng giải quyết một số vấn đề đó nhưng kếtquả mang lại còn khá hạn chế
GATT đã phải đối mặt với những khó khăn rất lớn.
Thứ nhất, thành công của GATT trong việc cắt giảm thuế quan xuống mức
thấp cộng với tác động của suy thoái kinh tế trong suốt thập niên 70 và 80 đãdẫn đến việc chính phủ các nước đã tiến hành điều chỉnh các hình thức bảo hộđối với các lĩnh vực đang phải cạnh tranh với nước ngoài nhằm có thể giữ được
ổn định cho nền kinh tế của họ
Tỷ lệ thất nghiệp cao cộng với việc phải đóng cửa liên tục nhiều nhà máy
đã buộc chính phủ các nước Tây Âu và Bắc Mỹ phải đi đến thoả thuận songphương về chia sẻ thị trường với các nhà cạnh tranh và ngày càng tăng dần mức
độ trợ cấp nhằm duy trì được vị trí của mình, nhất là trong thương mại hàngnông sản Những thay đổi này có nguy cơ làm giảm và mất đi những giá trị củaviệc giảm thuế quan đã mang lại cho thương mại quốc tế, vì vậy hiệu quả và độtin cậy của GATT bị suy giảm
Thứ hai, đến thập niên 80 thì Hiệp định chung không còn đáp ứng được
những yêu cầu thực tiễn của thương mại quốc tế như ở thập niên 40 nữa Ít nhấtthì hệ thống thương mại thế giới đã trở nên phức tạp, đa dạng và quan trọng hơnrất nhiều so với 40 năm trước Phần lớn GATT chỉ điều tiết thương mại hànghoá hữu hình nhưng ngày nay nền kinh tế thế giới đang trong quá trình toàn cầuhoá mạnh mẽ, thương mại quốc tế đã phát triển nhanh chóng, thương mại dịch
vụ - lĩnh vực không được hiệp định GATT điều chỉnh đã trở thành lợi ích cơ bảncủa ngày càng nhiều nước Từ ngân hàng, bảo hiểm, vận tải biển, tư vấn đãphát triển không ngừng; đầu tư quốc tế cũng được mở rộng Thương mại dịch vụphát triển cũng kéo theo sự gia tăng hơn nữa của thương mại hàng hoá
Trang 8Thứ ba, trong một số lĩnh vực của thương mại hàng hoá GATT cũng còn
nhiều bất cập, ví dụ đối với lĩnh vực nông nghiệp, những lỗ hổng của hệ thốngthương mại đa biên đã bị lợi dụng triệt để và mọi nỗ lực nhằm tự do hoá hàngnông sản đã không đạt được thành công Trong lĩnh vực hàng dệt may cũng vậy,các nước đã cùng nhau miễn trừ các nguyên tắc của GATT và đưa ra một hiệpđịnh mới là Hiệp định đa sợi
Thứ tư, cơ cấu tổ chức và cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT cũng gây
ra nhiều lo ngại GATT chỉ là một hiệp định, việc tham gia không mang tínhchất bắt buộc do vậy các nước có thể tuân theo và cũng có thể không Bên cạnh
đó, thương mại quốc tế trong những năm 80 trở đi đòi hỏi phải có một tổ chức
cố định, có nền tảng pháp lý vững chắc để có thể đảm bảo thực thi các quy định,các nguyên tắc chung của thương mại quốc tế Về hệ thống các quy chế giảiquyết tranh chấp, GATT cũng chưa có cơ chế chặt chẽ, chưa có thời gian biểunhất định do vậy các cuộc tranh chấp thường bị kéo dài, dễ đi vào ách tắc
Đây là những nhân tố khiến cho các thành viên của GATT tin rằng phải cónhững nỗ lực mới nhằm củng cố và mở rộng hệ thống thương mại đa biên.Những nỗ lực đó đã dẫn đến kết quả có vòng đàm phán Uruguay, tuyên bốMarrakesh và việc tổ chức thương mại thế giới WTO ra đời
1.1.2 Vòng đàm phán Uruguay và sự ra đời của WTO
1.1.2.1 Vòng đàm phán Uruguay
Vòng đàm phán Uruguay là vòng đàm phán lớn nhất cả về thời gian và cáclĩnh vực thương mại Vòng này kéo dài 7 năm rưỡi, gần bằng 2 lần thời gian dựđịnh ban đầu Đến cuối vòng đàm phán số nước tham dự đă lên tới 125 nước;đây thực sự là vòng đàm phán thương mại lớn nhất từ trước tới nay và có lẽ đâycũng là cuộc đàm phán thuộc loại lớn nhất trong lịch sử
Một số thời điểm chủ chốt của vòng Uruguay:
Tháng 9/86 Punta del Este: bắt đầu
Tháng 12/88 Montreal: rà soát giữa kỳ của các bộ trưởng
Tháng 4/89 Geneva: Rà soát giữa kỳ hoàn thành
Trang 9 Tháng 12/90 Brussels: bế mạc hội nghị bộ trưởng trong bế tắc.
Tháng 12/91 Genneva: Dự thảo đầu tiên của "Hiệp định cuối cùng"
được hoàn thành
Tháng 11/92 Washington: Mỹ và EC đạt được mức bột phá mang tên
"Blair House" trong lĩnh vực nông nghiệp
Tháng 7/93 Tokyo: Nhóm Quad đạt được bước đột phá về mở cửa thị
trường tại hội nghị thượng đỉnh G7
Tháng 12/93 Geneva: Phần lớn các cuộc đàm phán kết thúc (một số
cuộc thương thảo về mở cửa thị trường được tiếp tục)
Tháng 4/94 Marrakesh: Các hiệp định được ký
Tháng 1/95 Geneva: WTO được thành lập và các hiệp định bắt đầu có
hiệu lực
Mặc dù tại một số thời điểm, vòng đàm phán có vẻ như thất bại, nhưngcuối cùng vòng Uruguay đã đem lại sự cải tổ lớn nhất từ trước tới nay đối với hệthống thương mại quốc tế
Cơ sở cho chương trình nghị sự của vòng đàm phán Uruguay đã được khởiđầu ngay từ tháng 11 năm 1982 tại Geneva, tuy nhiên phải mất đến 4 năm đểthăm dò làm rõ các vấn đề và xây dựng sự nhất trí thì các bộ trưởng mới đi đếnthống nhất trong việc đưa ra 1 vòng đàm phán mới Cuộc đàm phán được bắtđầu tại Punta del Este Uruguay (1986) Chương trình đàm phán bao gồm hầu hếtcác vấn đề chính sách thương mại còn chưa được điều chỉnh, nhằm mở rộng hệthống thương mại đa biên sang một số lĩnh vực mới Trong đó, quan trọng nhấtlà: dịch vụ, sở hữu trí tuệ và cải tổ hệ thống thương mại trong một số lĩnh vực cótính nhạy cảm cao như hàng nông sản và hàng dệt may, mọi nguyên tắc về điềukhoản ban đầu của GATT đều được rà soát lại
Hai năm sau đó, vào tháng 12 năm 1988, các Bộ trưởng gặp nhau tạiMontreal, Canada nhằm mục đích kiểm điểm lại những tiến triển tại thời điểmgiữa vòng đàm phán, bên cạnh đó tiếp tục đề ra mục tiêu cho các cuộc đàm phántiếp theo Tuy nhiên, đàm phán đã đi đến bế tắc Mọi vấn đề chỉ được giải quyết
Trang 10tại hội nghị ở Geneva 4 năm sau đó Mặc dù gặp phải nhiều khó khăn, tại hộinghị Montreal các vị bộ trưởng đều thống nhất thông qua hầu hết các kết quảban đầu gồm: các nhượng bộ mở cửa thị trường cho hàng nhiệt đới nhằm mụcđích giúp đỡ các nước đang phát triển; cơ chế giải quyết tranh chấp được đơngiản hóa và một cơ chế rà soát chính sách thương mại Từ trước đến nay, đây làlần đầu tiên đưa ra được một cơ chế thường xuyên, mang tính hệ thống và toàndiện để rà soát chính sách và thực hành thương mại đối với các nước thành viêncủa GATT Vòng đàm phán này đã dự định kết thúc tại Brussels vào tháng 12năm 1990, nhưng do bất đồng quan điểm giữa các bên về cách thức tiến hànhcải cách hệ thống thương mại hàng nông sản nên đã phải kéo dài Đây là thời kỳvòng Uruguay đang đi vào giai đoạn khó khăn nhất Cho dù viễn cảnh chính trịđen tối, một khối lượng công việc kỹ thuật đáng kể đã được thực hiện và dẫnđến kết quả là có một dự thảo hiệp định pháp lý cuối cùng, dự thảo này được gọi
là “Dự thảo luật cuối cùng” Dự thảo này được đệ trình tại Geneva vào năm
1991 Dự thảo đã hoàn tất được tất cả các mục tiêu đề ra tại Punta del Este,ngoại trừ danh mục cam kết cắt giảm thuế quan và mở cửa thị trường dịch vụcủa các nước Dự thảo này đã trở thành cơ sở để có được sự thống nhất cuốicùng
Trong vòng hai năm tiếp theo, các cuộc đàm phán đã đứng giữa hai ngả,một bên là thất bại cận kề, một bên là thành công với tới được Một vài thời hạncuối cùng được đưa ra và bị vượt quá Tại vòng đàm phán đã nảy sinh những bấtđồng quan điểm bên cạnh vấn đề nông nghiệp; đó là dịch vụ, mở cửa thị trường,các qui tắc chống bán phá giá và đề xuất về việc thành lập một tổ chức thươngmại mới Tại đây, bất đồng quan điểm của Mỹ và EU chính là nguyên nhânquan trọng nhất khiến cho vòng đàm phán chưa thể kết thúc thành công được.Tháng 11 năm 1992, Mỹ và EU đã thống nhất được phần lớn sự khác biệttrong lĩnh vực nông nghiệp, cả hai đã đưa ra được một thỏa thuận mang tên
“Thỏa thuận Blair House” Đến tháng 7 năm 1993, nhóm Quad ( Mỹ, EU, Nhật,Canada ) tuyên bố đã đạt được những thỏa thuận đáng kể trong đàm phán thuế
Trang 11quan và các vấn đề liên quan đến mở cửa thị trường Đến 15 tháng 12 năm 1993thì tất cả mọi vấn đề đều được giải quyết và đàm phán về mở cửa thị trường chohàng hóa và dịch vụ được kết thúc Ngày 15/4/1994, thỏa thuận đã được bộtrưởng của phần lớn 125 nước tham gia hội nghị ký kết tại Marrakesh, Marốc.
Cuối cùng, vào tháng 1/1995 hội nghị bộ trưởng tại Geneva đã thống nhất
thành lập một tổ chức thương mại mới, tổ chức thương mại thế giới - WorldTrade Organization - viết tắt là WTO chính thức được thành lập; các hiệp địnhđược kí kết tại vòng đàm phàn Uruguay bắt đầu có hiệu lực
Nhìn chung tại một số thời điểm, vòng Uruguay có vẻ như đã thất bại, tuynhiên cuối cùng thì vòng Uruguay đã đem lại sự cải tổ lớn nhất, là bước tiếnquan trọng nhất đối với hệ thống thương mại thế giới kể từ ngày GATT đượcthành lập sau Đại chiến thế giới lần thứ hai Mặc dù còn gặp phải nhiều vấn đề,vòng Uruguay đã đem lại một số kết quả ngay từ những ngày đầu: Trong vòng 2năm các nước tham dự đã nhất trí cắt giảm thuế nhập khẩu với hàng nhiệt đới -những sản phẩm chủ yếu do các nước đang phát triển xuất khẩu Các nước cũng
đã nhất trí điều chỉnh các qui định về giải quyết tranh chấp, trong đó một số biệnpháp đã được thực hiện ngay lập tức Các nước cũng yêu cầu cần có báo cáothường xuyên về hệ thống chính sách thương mại của các nước thành viên, đây
là một bước tiến hết sức quan trọng nhằm làm minh bạch hóa hệ thống chínhsách của các nước trên thế giới
Với kết quả của vòng đàm phán Uruguay người ta ước tính thuế quan nóichung sẽ giảm đi trung bình khoảng 40% Dự kiến Mĩ sẽ giảm 35%, Canada45%, Ấn Độ 55%, Nam Triều Tiên (Hàn Quốc) 41%, Đài Loan giảm khoảng 30
- 50% cho hàng công nghiệp và nông sản Với mức thuế hàng nông sản nóiriêng, trong vòng 6 năm tới tính từ năm 1995 sẽ giảm 36% và mức trợ cấp gâyphương hại cho thương mại bình đẳng cũng sẽ giảm 20% Do đó, người ta dựđoán rằng từ năm 1995 đến năm 2002, buôn bán quốc tế sẽ tăng thêm từ 213 -
272 tỷ đô la mỗi năm, xuất khẩu thế giới mỗi năm tăng 5% nhập khẩu tăng3,5% 1
1 Tác động của hiệp đàm phán thương mại đa biên Uruguay, Bộ Thương mại
Trang 12Chương trình nghị sự : 15 chủ đề tại vòng đàm phán Uruguay
Thuế quan
Hàng rào phi thuế quan
Sản phẩm tài nguyên thiên nhiên
Hàng dệt may
Nông nghiệp
Sản phẩm nhiệt đới
Các điều khoản của GATT
Các hệ thống qui định của vòng đàm phán Tokyo
Chống phá giá
Trợ cấp
Tài sản trí tuệ
Các biện pháp đầu tư
Giải quyết tranh chấp
Hệ thống GATT
Dịch vụ
1.2.2 Sự khác nhau giữa WTO và GATT
WTO là một tổ chức thương mại được thành lập trên cơ sở kế thừa GATT.GATT sau WTO đã được sửa đổi, bổ sung và là một trong những hiệp định củaWTO Sau đây là những khác biệt chủ chốt :
GATT chỉ mang tính chất tạm thời Hiệp định chung về thương mại vàthuế quan chưa bao giờ được quốc hội các nước phê chuẩn; nó không có quiđịnh nào về việc thành lập một tổ chức nhất định
WTO và các hiệp định của nó mang tính thường trực lâu dài WTO là một
tổ chức quốc tế được thành lập bởi sự nhất trí của các quốc gia thành viên WTO
có nền tảng pháp lý vững chức bởi vì các nước thành viên đã thông qua cáchiệp định và chính các hiệp định đã mô tả phương thức hoạt động của tổ chức.Các quốc gia thành viên phải thực hiện đúng theo các qui định, nguyên tắc củaWTO và các hiệp định của nó
Trang 13 GATT chỉ có "các bên tham gia ký kết", điều này cho thấy rõ ràng làGATT chỉ mang tính chất một hiệp định WTO có các nước thành viên và WTO
là một tổ chức quốc tế
Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT chỉ giải quyết cácvấn đề liên quan đến thương mại hàng hoá Trong khi đó WTO là tổ chức kếthừa và phát triển GATT, hiệp định GATT tồn tại cùng với các hiệp định kháccủa WTO như hiệp định chung về thương mại và dịch vụ (GATS); hiệp định vềquyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (TRIPS) WTO đã đưa 3 hiệpđịnh này vào chung một tổ chức
Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO mang tính tự động và nhanh hơn
so với cơ chế của GATT Đây là đóng góp lớn nhất của WTO đối với hệ thốngthương mại thế giới
Trước đây việc giải quyết tranh chấp giữa các nước ký kết GATT được dựa vàohai cơ chế chủ yếu :
+ Theo điều khoản tham vấn và điều khoản Bảo vệ các ưu đãi và lợi ích.+ Cơ chế giải quyết tranh chấp của mỗi hiệp định đa phương
Tuy nhiên, cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT còn bị những hạn chế :
+ Các nghị quyết đạt được không giải quyết được những tranh chấp phátsinh, thường dẫn đến việc các bên thương lượng hoà giải là chính
+ Hệ thống giải quyết tranh chấp không mang tính tự động do vậy bên bịkiện có thể dễ dàng gây khó khăn để ngăn cản một nhóm chuyên trách (Ban hộithẩm) tiến hành hoạt động của mình
+ Thời hạn tiến hành qui trình giải quyết tranh chấp quá dài
+ Hệ thống không có cơ chế bảo đảm cho các nghị quyết được thực hiện.Những khiếm khuyết trên làm giảm bớt những giá trị của tự do hoá thươngmại mà hệ thống thương mại đa phương đem lại các nước đã vấp phải nhiều khókhăn trong việc giải quyết tranh chấp với các đối tác mạnh hơn mình
Đối với WTO, tổ chức thương mại thế giới đã đưa ra được một cơ chế giảiquyết tranh chấp hoàn chỉnh hơn, cho phép các mối quan hệ trong thương mại
Trang 14quốc tế được giải quyết một cách công bằng hơn, hạn chế được những hànhđộng đơn phương, độc đoán của các cường quốc thương mại, cho phép nhanhchóng tháo gỡ những ách tắc thường xảy ra và khó giải quyết trước đây Các thủtục của WTO dựa trên qui định luật pháp và giúp cho hệ thống thương mại antoàn và dễ dự báo hơn Hệ thống này dựa trên các qui tắc được xác định rõ ràngvới cả biểu thời gian để hoàn thành một vụ tranh chấp Một nhóm chuyên gia sẽđược thành lập cho mỗi tranh chấp Nhóm này sẽ đưa ra các qui định đầu tiên vàcác thành viên WTO có thể ủng hộ hay phản đối, các kháng cáo dựa trên luật là
có thể chấp nhận được Các thành viên WTO đều nhất trí rằng khi mà một nướcthành viên khác đang vi phạm qui tắc thương mại, họ sẽ sử dụng hệ thốngthương mại đa biên để giải quyết tranh chấp thay cho việc thực hiện các hànhđộng đơn phương
Trước đây GATT có thủ tục để giải quyết tranh chấp nhưng nó chưa đưa rađược thời gian biểu cụ thể, các qui định dễ bị cản trở và nhiều vụ vẫn không giảiquyết được sau một thời gian dài WTO đã đưa ra một quy trình giải quyết tranhchấp với thời gian và thủ tục được xác định rõ ràng hơn Khoảng thời gian đểgiải quyết một vụ tranh chấp dài hơn trước kia Thời hạn cuối cùng cho mỗi giaiđoạn giải quyết tranh chấp rất linh hoạt Hiệp định nhấn mạnh việc giải quyếtnhanh chóng là cần thiết Các thủ tục và thời gian biểu phải được tuân theotrong quá trình giải quyết
WTO cũng không cho phép các nước thất bại trong vụ tranh chấp ngăn cảnviệc thi hành quyết nghị Theo thủ tục của GATT các quyết định chỉ có thể đượcthông qua theo các thoả hiệp Điều đó có nghĩa là chỉ cần một sự phản đối nào
đó cũng có thể ngăn việc thi hành quyết nghị Nhưng hiện nay các quyết nghịđược thông qua một cách tự động, trừ khi có một thoả hiệp để từ chối một quyếtnghị Bất kỳ một nước nào muốn ngăn cản một quyết nghị cũng cần phải thuyếtphục các thành viên khác (kể cả đối thủ) đồng ý với quan điểm của mình
Tóm lại, hệ thống giải quyết tranh chấp được coi là một trong những thànhtựu lớn nhất của WTO
Trang 151.2 Mục tiêu, chức năng và nguyên tắc hoạt động của WTO
Tổ chức thương mại thế giới (WTO) là cơ quan quốc tế duy nhất giải quyếtcác qui định về thương mại giữa các quốc gia với nhau Nội dung chính củaWTO là các hiệp định được hầu hết các nước có nền thương mại cùng nhautham gia đàm phán và ký kết Các văn bản này qui định các cơ sở pháp lý làmnền tảng cho thương mại quốc tế Các tài liệu đó về cơ bản mang tính ràng buộccác chính phủ phải duy trì một chế độ thương mại trong một khuôn khổ đã đượccác bên thống nhất Mặc dù các thoả thuận đạt được là do các chính phủ đàmphán và ký kết nhưng mục đích lại nhằm giúp các nhà sản xuất kinh doanh hànghoá và dịch vụ trong nước; các nhà hoạt động xuất nhập khẩu có thể tiến hànhcác hoạt động kinh doanh dễ dàng hơn
1.2.1 Mục tiêu
Mục tiêu chính của hệ thống thương mại thế giới là nhằm giúp thương mạiđược lưu chuyển tự do ở mức tối đa, chừng nào nó còn nằm trong giới hạnkhông gây ra các ảnh hưởng xấu không muốn có
Ngoài ra, WTO còn có những mục tiêu sau:
Nâng cao mức sống của con người
Bảo đảm tạo đầy đủ công ăn việc làm, tăng trưởng vững chắc thu nhập vànhu cầu thực tế của người lao động
Sử dụng hợp lý các nguồn lực của thế giới, đặc biệt là nguồn nhân lực
Mở rộng việc sản xuất và trao đổi hàng hóa dịch vụ trên phạm vi toàn thếgiới
1.2.2 Chức năng của WTO
WTO có những chức năng sau đây:
Chức năng thứ nhất của WTO: Tổ chức các cuộc đàm phán mậu dịch đa
biên mà nội dung của nó rất đa dạng đề cập lớn tới nhiều lĩnh vực khác nhau.Thông qua các cuộc đàm phán như vậy, việc tự do hoá mậu dịch của các nướctrên thế giới được phát triển, đồng thời những qui tắc quốc tế mới cũng đượcxây dựng và sửa đổi theo yêu cầu của thời đại
Trang 16Chức năng thứ hai của WTO: WTO đề ra những qui tắc quốc tế về thương
mại và đảm bảo các nước thành viên của WTO phải thực hiện các nguyên tắc
đó Đặc trưng của các quyết định và qui tắc của WTO là nó có hiệu lực bắt buộctất cả các thành viên và có khả năng làm cho mọi thành viên có nghĩa vụ bắtbuộc phải thực hiện Bất cứ một nước thành viên nào một khi đã thừa nhận
"hiệp định WTO" và những hiệp định phụ khác của WTO thì nước đó cần phảiđiều chỉnh hay chuyển các quy định pháp luật và các thủ tục hành chính củamình theo các quy định của WTO
Chức năng thứ ba của WTO: Giải quyết các mâu thuẫn và tranh chấp mậu
dịch quốc tế WTO có chức năng như là một toà án giải quyết các tranh chấpnảy sinh giữa các thành viên trong các lĩnh vực liên quan Bất cứ một thành viênnào của WTO khi thấy lợi ích của nước mình đang bị xâm hại trong hoạt độngkinh tế ở một thị trường nào đó vì có thành viên khác đang thực hiện chính sáchtrái với các qui tắc của WTO thì có quyền khởi tố lên cơ quan giải quyết mâuthuẫn mậu dịch của WTO và yêu cầu nước đó ngừng các hoạt động kinh tế xâmhại đến lợi ích của mình Bất cứ thành viên nào cũng phải chấp nhận khi bị cácthành viên khác khởi tố lên WTO vì đây là một trong những nghĩa vụ của mọithành viên, không nước nào có thể tránh khỏi
Chức năng thứ tư của WTO: Phát triển nền kinh tế thị trường Để nền kinh
tế thị trường hoạt động và nâng cao được hiệu quả, WTO xúc tiến việc giảm nhẹqui chế Phần lớn các nước trước kia theo cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hoátập trung hiện nay đều đang chuyển sang nền kinh tế thị trường đã và đang làmthủ tục để xin gia nhập WTO Qua các cuộc đàm phán cần thiết để gia nhậpWTO, các nước này có thể tìm hiểu được về hệ thống kinh tế thị trường và đồngthời xắp xếp lại những chế độ và qui tắc để có thể quản lý nền kinh tế theo cơchế thị trường
1.2.3 Các nguyên tắc của WTO
Các hiệp định của WTO mang tính chất lâu dài và phức tạp vì đó là nhữngvăn bản pháp lý bao trùm nhiều lĩnh vực hoạt động rộng lớn Các hiệp định này
Trang 17giải quyết các vấn đề liên quan đến: nông nghiệp, hàng dệt may, ngân hàng, bưuchính viễn thông, mua sắm chính phủ, tiêu chuẩn công nghiệp, các qui định về
vệ sinh dịch tễ, sở hữu trí tuệ và nhiều lĩnh vực khác nữa Tuy nhiên có một sốcác nguyên tắc hết sức cơ bản và đơn giản xuyên suốt tất cả các hiệp định Cácnguyên tắc đó chính là nền tảng của hệ thống thương mại đa biên Sau đây là chitiết các nguyên tắc đó
Nguyên tắc thứ nhất: Thương mại không phân biệt đối xử Nguyên tắc này
được áp dụng bằng hai loại đãi ngộ song song, đó là đãi ngộ tối huệ quốc và đối
xử quốc gia
Nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc (MFN): Đối xử mọi người bình đẳng nhưnhau Theo qui định của các hiệp định WTO, nguyên tắc này được áp dụng nhưsau: Mỗi thành viên đối xử với mọi thành viên khác bình đẳng với nhau như làcác bạn hàng được ưu đãi nhất Nếu như một nước cho một nước khác đượchưởng lợi nhiều hơn thì đối xử "tốt nhất" đó phải được giành cho tất cả cácnước thành viên WTO khác để các nước khác vẫn tiếp tục có được đối xử tốihuệ quốc Nguyên tắc MFN đảm bảo rằng mỗi thành viên WTO đối xử trên 140thành viên khác tương tự nhau
Nguyên tắc này rất quan trọng vì vậy nó được ghi nhận tại điều đầu tiêncủa hiệp định chung về quan thuế và thương mại GATT về thương mại hànghoá Nguyên tắc MFN cũng được đề cao trong hiệp định chung về dịch vụGATS, hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại TRIMs tuy
Trang 18bảo vệ sản xuất trong nước và không được phân biệt đối xử đối với hàng nhậpkhẩu từ các nước thành viên WTO khác.
Nguyên tắc này cũng áp dụng cho dịch vụ nhãn hiệu thương mại, bảnquyền và quyền phát minh sáng chế trong nước và của nước ngoài Đối xử quốcgia chỉ áp dụng được khi hàng hoá dịch vụ và đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ
đã vào đến thị trường Vì vậy, việc đánh thuế nhập khẩu hàng hoá không viphạm nguyên tắc này mặc dù hàng nội địa không chịu thuế tương tự
Nguyên tắc thứ hai: Tự do thương mại hơn thông qua đàm phán.WTO đảm
bảo thương mại giữa các nước ngày càng tự do hơn thông qua quá trình đàmphán hạ thấp hàng rào thuế quan để thúc đẩy buôn bán Hàng rào thương mạibao gồm thuế quan, và các biện pháp khác như cấm nhập khẩu, quota có tácdụng hạn chế nhập khẩu có chọn lọc, đôi khi vấn đề khác như tệ quan liêu,chính sách ngoại hối cũng được đưa ra đàm phán
Kể từ khi GATT, sau đó là WTO được thành lập đã tiến hành 8 vòng đàmphán để giảm thuế quan, dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan và mở cửa thị trường Đểthực hiện nguyên tắc tự do thương mại này, WTO đảm nhận chức năng là diễnđàn đàm phán thương mại đa phương để các nước có thể liên tục thảo luận vềvấn đề tự do hoá thương mại
Nguyên tắc thứ ba: WTO tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng bình
đẳng WTO là một hệ thống các nguyên tắc nhằm thúc đẩy cạnh tranh tự do,công bằng và không bị bóp méo Các quy định về phân biệt đối xử được xâydựng nhằm đảm bảo các điều kiện công bằng trong thương mại Các điều khoản
về chống phá giá, trợ cấp cũng nhằm mục đích tương tự Tất cả các hiệp địnhcủa WTO như Nông nghiệp, dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thươngmại đều nhằm mục đích tạo ra được một môi trường cạnh tranh ngày càng bìnhđẳng hơn giữa các nước
Nguyên tắc thứ tư: Tính tiên liệu được thông qua ràng buộc thuế Các cam
kết không tăng thuế cũng quan trọng như việc cắt giảm thuế vì cam kết như vậy
Trang 19tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể dự đoán tốt hơn các cơ hội trongtương lai.
Trong WTO, khi các nước thoả thuận mở cửa thị trường cho các hàng hoá
và dịch vụ nước ngoài, họ phải tiến hành ràng buộc các cam kết thuế Đối vớithương mại hàng hoá, các ràng buộc này được thể hiện dưới hình thức thuế trần.Một nước có thể thay đổi mức thuế ràng buộc, tuy nhiên điều này chỉ cóthể thực hiên được sau khi nước đó đã đàm phán với các nước bạn hàng và cónghĩa là phải bồi thường cho khối lượng thương mại đã bị mất Qua vòng đàmphán Uruguay, một khối lượng thương mại lớn được hưởng cam kết về ràngbuộc thuế Tính riêng trong lĩnh vực hàng nông sản 100% sản phẩm đã đượcràng buộc thuế Kết quả là WTO đã tạo được sự đảm bảo cao hơn cho các doanhnghiệp và các nhà đầu tư
Nguyên tắc thứ năm: Các thoả thuận thương mại khu vực WTO thừa nhận
các thoả thuận thương mại khu vực nhằm mục tiêu đẩy mạnh tự do hoá thươngmại Các liên kết như vậy là một ngoại lệ của nguyên tắc đãi ngộ Tối huệ quốctheo những tiêu chuẩn nghiêm ngặt, nhằm bảo đảm các thoả thuận này tạo thuậnlợi cho thương mại các nước liên quan song không làm tăng hàng rào cản trởthương mại với các nước ngoài liên kết
Nguyên tắc thứ sáu: Các điều kiện đặc biệt dành cho các nước đang phát
triển WTO là một tổ chức quốc tế với hơn 2/3 tổng số nước thành viên là cácnước đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi, vì thế một trong nhữngnguyên tắc cơ bản của WTO là khuyến khích phát triển, dành những điều kiệnđối xử đặc biệt và khác biệt cho các nước này, với mục tiêu đảm bảo sự thamgia sâu rộng hơn của họ vào hệ thống thương mại đa biên Để thực hiện đượcnguyên tắc này, WTO dành cho các nước đang phát triển và các nền kinh tếđang chuyển đổi những linh hoạt và các ưu đãi nhất định trong việc thực thi cáchiệp định, đồng thời chú ý đến việc trợ giúp kỹ thuật cho các nước này
Trang 20CHƯƠNG 2
TÁC ĐỘNG CỦA WTO ĐẾN CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
2.1 Những ảnh hưởng của WTO đối với các nước đang phát triển
2.1.1 Những ảnh hưởng tích cực
Tổ chức thương mại thế giới WTO là một tổ chức quốc tế, điều tiết hệthống thương mại đa biên, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tếthế giới nói chung và đến nền kinh tế của mỗi quốc gia thành viên nói riêng Đốivới các nước đang phát triển, gia nhập WTO đã mang lại được rất nhiều lợi íchthiết thực đối với công cuộc phát triển kinh tế của họ Cùng với quá trình toàncầu hoá kinh tế và đặc biệt là sự ra đời của WTO từ năm 1995, tỷ lệ tăng trưởngkinh tế bình quân của các nước đang phát triển luôn đạt khoảng từ 4% đến 5%
Tỷ trọng kinh tế của các nước này trong nền kinh tế toàn cầu đã tăng lên nhanhchóng, từ 13% năm 1995 lên 29% năm 1998 (chỉ 3 năm, sau khi WTO ra đời)
Tỷ trọng trong thương mại thế giới của các nước đang phát triển cũng tăng lên
từ 11% đến 32% trong cùng thời kỳ Đến năm 2010, theo dự báo, tỷ lệ này cóthể lên tới 45% Đặc biệt, các nền kinh tế Đông Á trong nhiều năm liền có tốc
độ tăng trưởng nhanh đã đạt đến tỷ lệ 7% Các nước Mỹ La Tinh cũng đạt mứctăng trưởng bình quân cao; các nước Châu Phi đã dần dần bước ra khỏi tìnhtrạng bi đát về kinh tế Năm 1999, Châu Phi đã đạt mức tăng trưởng 3,6% làmức cao nhất từ hơn một thập kỷ qua 2 Một số nước đang phát triển có tốc độphát triển cao đã trở thành một trong những động lực thúc đẩy nền kinh tế thếgiới Đây là những con số tổng quan về những thành công của hoạt động của tổ
2 Nguyễn Hoàng Giáp - Các nước đang phát triển trong quan hệ kinh tế quốc tế ở thập niên bản lề giữa hai thế kỷ Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế số 261, tháng 2/2000.
Trang 21chức thương mại thế giới đối với các nước đang phát triển, làm rõ thêm nhữngảnh hưởng tích cực của WTO đến các mặt của nền kinh tế:
Thứ nhất, tất cả các hàng hoá và dịch vụ của các nước đang phát triển là
thành viên của WTO đều được đối xử theo các nguyên tắc, quy định của WTO;được đối xử bình đẳng, không phân biệt đối với hàng hoá và dịch vụ của cácnước phát triển Các loại hàng hoá và dịch vụ này khi được xuất khẩu sang bất
kỳ một thị trường của một nước thành viên nào kể cả Mỹ hay EU đều đượchưởng mọi quyền lợi mà chính phủ nước đó dành cho hàng hoá và dịch vụ nướcmình
Thứ hai, các rào cản thuế và phi thuế quan đều buộc phải cắt giảm, các
biện pháp hạn chế định lượng đều bị cấm sử dụng được áp dụng cho mọi thànhviên của WTO không loại trừ một thành viên nào của WTO Do đó cơ hội xuấtkhẩu của các nước đang phát triển gia tăng rõ rệt, thị trường tiêu thụ hàng hoá
và dịch vụ được mở rộng Các nước đang phát triển đã và sẽ tập trung chuyênmôn hoá các mặt hàng mà mình có lợi thế, nhằm thúc đẩy xuất khẩu ra thịtrường nước ngoài
Thứ ba, sản xuất trong nước được chú trọng và thu hút được nhiều lao
động, tạo được nhiều công ăn việc làm hơn cho người dân, đặc biệt là trongnhững ngành nghề sản xuất phục vụ xuất khẩu làm tăng nhanh sự tăng trưởngcủa nền kinh tế và xã hội của nước đó
Thứ tư, là thành viên của WTO, có nghĩa là các nước đã tạo dựng được một
môi trường kinh tế, chính trị ổn định, tạo được sự tín nhiệm của các nước trênthế giới Chính vì vậy, các nước đang phát triển có thể mở rộng được thị phầncủa mình trên thị trường quốc tế, giành được nhiều ưu đãi thương mại tạo đượccho mình lợi thế kinh tế chính trị, thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư củanước ngoài
Thứ năm, các quan hệ kinh tế, văn hoá, chính trị với các nước thành viên
được mở rộng, tiếp thu được nhiều kinh nghiệm tốt trong quản kí kinh tế, xãhội, khoa học kĩ thuật, tiếp cận được các thành tựu KHKT tiên tiến trên thế giới,
Trang 22cũng như tiếp thu được các lối sống văn hoá của các nền văn minh khác nhautrên thế giới.
Thứ sáu, hoạt động của WTO khiến cho cạnh tranh quốc tế ngày càng trở
nên gay gắt, do đó các doanh nghiệp của các nước đang phát triển buộc phải tìmtòi, khắc phục những hạn chế của mình, đồng thời áp dụng công nghệ mới pháttriển bền vững hoạt động sản xuất kinh doanh, tích tụ được nhiều nguồn lực để
có thể nâng cao khả năng cạnh tranh tích cực trong nước thúc đẩy nền kinh tếphát triển và có đủ năng lực canh tranh được với nước ngoài, thích ứng với xuhướng toàn cầu hoá hiện nay Cạnh tranh với bất cứ bản chất nào thì cũng khiếncho các nước đang phát triển có tầm nhìn tốt hơn, tiếp cận được kỹ thuật côngnghệ tiên tiến của các nước phát triển, đồng thời thúc đẩy các doanh nghiệp nộiđịa cải tiến và chấp nhận các tiêu chuẩn giám sát quốc tế tốt nhất, kiểm soátđược rủi ro và thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển
Thứ bảy, vấn đề di chuyển lao động giữa các nước thành viên đã trở nên dễ
dàng hơn Di chuyển lao động tự do đã mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho cácnước đang phát triển Cái lợi của các nước đang phát triển thường xuyên xuấtkhẩu lao động là nhận được một khoản thu nhập ngoại tệ không nhỏ từ tiềnlương mà nước sở tại trả cho người lao động Theo báo cáo của EconomicAspects thì trong những năm 1990 - 1995 khoản tiền đó lên đến 70 tỷ USD.Xuất khẩu lao động có vị trí đặc biệt đối với các nước đang phát triển, vừa thayđổi cán cân kinh tế vừa tăng sức mua của xã hội thúc đẩy thương mại và sảnxuất nội địa Thêm vào đó, các nước phát triển thường nhập khẩu lao động từcác nước đang phát triển và sau thời gian làm việc cho các hãng, công ty kinhnghiệm, tay nghề và trình độ của người lao động được nâng lên, có khả năngtiếp cận với nền công nghiệp tiên tiến, khi trở về tổ quốc, họ sẽ trở thành nguồnnhân lực quan trọng cho phát triển đất nước
2.1.2 Những ảnh hưởng tiêu cực
Trang 23Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, những lợi ích không nhỏ, nhận được
từ WTO, các nước đang phát triển phải đối mặt với những ảnh hưởng tiêu cựccủa nó:
Thứ nhất, trong tổ chức thương mại thế giới, theo các nguyên tắc của nó,
mọi thành viên đều được đối xử như nhau, đều được hưởng mọi đãi ngộ MFN
và NT, các hàng rào thuế quan và phi thuế quan của các nước đều được giảmdần chính vì vậy, thị trường tiêu thụ được mở rộng, các nước đều tập trung sảnxuất theo định hướng xuất khẩu Các nước đang phát triển cũng không là ngoại
lệ Các nước này đều chú trọng sản xuất các mặt hàng xuất khẩu mà mình có lợithế so sánh và mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất là nguyên liệu thô và các mặthàng công nghiệp có giá trị thấp Tuy nhiên trên thực tế, các nước đang pháttriển cũng bị buộc phải sản xuất ra các mặt hàng có giá trị và lợi nhuận thấp đó.Các nước phát triển sử dụng đòn bẩy thuế quan buộc các nước đang phát triểnphải tập trung khai thác và xuất khẩu hai loại hàng hoá có mức thuế thấp nhưnguyên liệu thô và hàng hoá bán thành phẩm, còn mặt hàng công nghiệp có giátrị cao thì chịu thuế cao hơn và vấn đề tìm kiếm thị trường cũng gặp nhiều khókhăn hơn, điều này ảnh hưởng rất lớn đến nền công nghiệp nội địa của các nướcđang phát triển Do các nước đang phát triển chỉ sản xuất được các hàng côngnghiệp có giá trị thấp, không chú trọng được vào đầu tư và phát triển các ngànhcông nghiệp giá trị cao và phải nhập khẩu các mặt hàng này từ các nước pháttriển Công nghiệp nội địa của các nước đang phát triển do đó không có cơ hội
để phát triển Mặt khác, trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay, vai trò của cácngành công nghiệp dịch vụ và lao động kỹ năng ngày càng tăng lên và cùng với
nó là sự giảm dần tầm quan trọng của các hàng hoá sơ chế và lao động không kỹnăng Bên cạnh đó, sự tiến bộ trong khoa học công nghệ cũng không chỉ làmthay đổi cơ cấu mà còn làm thay đổi tầm quan trọng của các sản phẩm đầu vào.Các ngành công nghiệp hiện đại ngày càng ít sử dụng tài nguyên thiên nhiên, do
đó chúng không còn là yếu tố cạnh tranh quan trọng nữa Điều này đã khiến cho
Trang 24các nước đang phát triển vốn là những nước xuất khẩu hàng hoá sơ chế vànguồn lao động không kỹ năng rơi vào tình trạng rất bất lợi.
Thứ hai, trong lĩnh vực nông nghiệp, các nước đang phát triển cũng phải
chịu những tác động rất lớn trong quá trình điều tiết hệ thống thương mại đabiên của WTO:
Do định hướng xuất khẩu, nền nông nghiệp của các nước đang phát triểncùng chú trọng vào sản xuất các mặt hàng có giá trị xuất khẩu, đất đai ngày càngkhan hiếm, vì một phần bị lấy đi để phát triển công nghiệp, thành thị Sản lượnglương thực của nhiều nước giảm đi rõ rệt Điều đó, có nghĩa là sự sản xuất nôngnghiệp tự cung tự cấp đã không thoả mãn yêu cầu của nhân dân trong nước do
sự bành trướng của cây công nghiệp Rất nhiều nước đang phát triển, vấn đề anninh lương thực bị đe dọa nghiêm trọng, buộc các nước này phải nhập khẩulương thực từ nước ngoài, mức độ lệ thuộc lương thực của các nước này ngàycàng gia tăng
Sự chênh lệch giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn ngày càng trởnên rõ rệt hơn Các nước đang phát triển phần lớn đều phải gánh chịu tình trạng
dù tỷ lệ tăng trưởng của cả nước khá cao và ngày càng gia tăng nhưng tại cáckhu vực nông thôn, tình trạng đói nghèo vẫn tồn tại, có nơi còn tăng lên Sựphồn vinh chỉ thấy được tại các khu vực thành thị Nguyên nhân của hiện tượngnày là do các nước đang phát triển quá chú trọng vào phát triển công nghiệp,dẫn đến sự phát triển bất cân đối, các nguồn lực ít được đầu tư cho nông nghiệp,nông dân không có đủ điều kiện để phát triển sản xuất
Thứ ba, xu hướng đô thị hoá cộng với tình trạng nguồn lực của nông thôn
bị hạn chế buộc rất nhiều nông dân ra thành phố kiếm sống Nhiều thành phố vìthế đã trở nên quá tải, mật độ dân cư tăng lên quá nhanh, đã khiến cho tình trạng
ô nhiễm, các tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông tăng vọt
Thứ tư, để thực hiện theo quy định của WTO, các nước đang phát triển sẽ
bị thúc ép, buộc phải từ bỏ ngày càng nhiều các chính sách hiện hữu đang bảo
Trang 25vệ và phát triển nền kinh tế nội địa của mình cho hàng hoá và dịch vụ của nướcngoài tự do tràn vào, gây ra các tác động xấu:
Phải mở cửa nền kinh tế khi đất nước chưa đủ tiềm lực và sự chuẩn bị đốiphó trước những tác động tiêu cực của nền kinh tế thế giới Các doanh nghiệptrong nước chưa đủ mạnh và chưa chuẩn bị sẵn sàng để cạnh tranh với các tậpđoàn lớn, có thể các công ty, tập đoàn đó sẽ thế chân họ trên thị trường trongnước
Hàng hoá hoặc dịch vụ nước ngoài có thể tràn ngập thị trường, thế chỗhàng hóa và dịch vụ nội địa do chúng có sức cạnh tranh cao hơn, như giá rẻ hơn,chất lượng tốt hơn Do vậy, các công ty nước ngoài sẽ ngày càng chiếm đượcnhiều thị phần của khu vực nội địa
Tình trạng chảy máu chất xám tại các nước đang phát triển gia tăng, do cácchính sách đãi ngộ cao của các nước phát triển, nhằm thu hút lao động có trình
độ cao sang làm việc cho họ Nguồn nhân lực tại các nước đang phát triển bịthiệt hại nặng nề, đặc biệt là nguồn nhân lực có kĩ năng cao
Quá trình tự do hoá thương mại đã kéo theo nhiều vấn đề, ảnh hưởng xấuđến nền văn hoá, lối sống tại các nước đang phát triển, du nhập nhiều sách báo,văn hoá phẩm không lành mạnh, làm cho nhận thức của người dân bị sai lệch,
do ảnh hưởng của lối sống nước ngoài; tình trạng xung đột bạo lực ngày một giatăng Môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, do tình trạng khai thác bừa bãi, cácchất độc hại của các khu công nghiệp thải ra môi trường không kiểm soát được.Trong xã hội, tình trạng bất bình đẳng ngày càng trầm trọng, người giàu cànggiàu thêm, người nghèo càng nghèo đi, sự bất bình đẳng vốn đã ngấm ngầmtrong xã hội về giai cấp, sắc tộc, màu da hiện nay càng trở nên rõ rệt và sâusắc hơn bao giờ hết
2.2 Những cơ hội và thách thức đặt ra đối với các nền kinh tế đang phát triển trong qúa trình thực hiện một số hiệp định của WTO
2.2.1 Hiệp định về tự do hàng nông sản
2.2.1.1 Nội dung
Trang 26Hàng nông sản là mặt hàng tương đối nhạy cảm, cho nên từ trước đến nayvẫn được hưởng nhiều ngoại lệ Mặc dù nông sản chỉ chiếm không quá 10%thương mại thế giới và không quá 5% GDP của nhiều nước, đặc biệt là các nướcphát triển, nhưng thương mại hàng nông sản vẫn luôn là đối tượng rất quantrọng trong đàm phán thương mại quốc tế.
Thương mại hàng nông sản là lĩnh vực được bảo hộ cao nhất trong chínhsách thương mại của các nước thành viên WTO Trong thời kỳ GATT, thươngmại hàng nông sản đã được quy định, điều chỉnh, nhưng vẫn còn nhiều lỗ hổng,chẳng hạn như cho phép các nước áp dụng một số biện pháp phi thuế, hạnngạch nhập khẩu cho loại hàng hóa này Mậu dịch nông sản do đó trở nên méo
mó cao độ Nguyên nhân của vấn đề này chính là do hàng nông sản là mặt hàngchịu thuế cao nhất, là đối tượng của chính sách bảo đảm an ninh lương thực vànông nghiệp của thế giới, được các nước phát triển áp dụng trợ cấp với mức độcao Nông nghiệp là lĩnh vực gây nhiều tranh chấp và thách thức đối với cácnước thành viên WTO, đặc biệt là các nước đang phát triển phải gánh chịu ảnhhưởng và sức ép lớn nhất
Nhằm tạo ra khuôn khổ cho thương mại hàng nông sản thế giới và thúc đẩytrao đổi mặt hàng này, tại vòng đàm phán Uruguay các nước đã cùng nhau kýkết hiệp một hiệp định mới : “Hiệp định nông nghiệp” Thỏa thuận đạt được tạivòng đàm phán Uruguay là một bước tiến quan trọng dẫn đến sự cạnh tranhcông bằng, có trật tự hơn và mậu dịch ít bị bóp méo hơn Hiệp định nông nghiệp
đã đạt được những thoả thuận về mở cửa thị trường nông sản, thuế khoá và cácbiện pháp phi thuế quan; giảm trợ cấp cũng như mức hỗ trợ trong nước của cácnước thành viên Hiệp định vẫn cho phép chính phủ các nước thành viên hỗ trợcho nền kinh tế nông thôn của mình phát triển, với hy vọng, sự hỗ trợ này sẽđược thực hiện thông qua các chính sách làm cho thương mại nông sản đượcthông thương và ít bị lệch lạc hơn Hiệp định này cũng cho phép có linh hoạt vềcách thức với mực độ mà các cam kết thực hiện và chấp nhận được Các nướcđang phát triển không phải cắt giảm các khoản trợ cấp hay hạ thấp biểu thuế của
Trang 27họ với mức như các nước phát triển đang áp dụng và họ được dành thêm thờigian để hoàn thành nghĩa vụ của mình.
Tiếp cận thị trường:
Tất cả thuế quan đối với hàng nông sản đều bị ràng buộc Hầu hết các hạnchế khác không phải dưới dạng thuế đều được chuyển sang thuế - đây là quátrình mà nội dung thực chất là “thuế hoá” Mức độ thuế hoá dựa trên việc tínhtoán tác động bảo hộ của biện pháp phi thuế quan đó, nhằm đưa ra mức thuếquan có tác động bảo hộ tương đương
Các nước phát triển cam kết sẽ giảm thuế trung bình 36%, mức độ giảm tốithiểu đối với mỗi dòng thuế không ít hơn 15% và được thực hiện trong thời gian
6 năm, từ 1995-2000
Các nước đang phát triển cam kết sẽ giảm thuế trung bình 24% và mứcgiảm tối thiểu với mỗi dòng thuế không ít hơn 10% và thực hiện trong vòng 10năm, từ 1995-2004
Các nước chậm phát triển không phải cắt giảm biểu thuế của mình
Đối với các sản phẩm mà hạn chế phi thuế đã được chuyển hoá thành thuế,chính phủ các nước thành viên được phép thực hiện các hành động khẩn cấp đặcbiệt hay còn gọi là biện pháp tự vệ, nhằm ngăn chặn không để tình hình giátrượt xuống nhanh hay giá hàng nhập khẩu tăng vọt ảnh hưởng xấu đến nôngdân nước họ Có 4 nước có vấn đề an ninh lương thực đặc biệt nhạy cảm (chủyếu là với mặt hàng gạo) sử dụng điều khoản đối xử đặc biệt để hạn chế hàngnhập khẩu nhưng họ lại phải có nghĩa vụ đẩy nhanh mức độ mở cửa thị trườngcho hàng nhập khẩu Ví dụ với Nhật Bản: mở cửa thị trường bắt đầu là 4% vàlên đến 8% vào năm 2000
Các nước cũng cam kết giữ mức mở cửa thị trường tối thiểu không thấphơn mức trung bình của thời kỳ 1986-1990 và không đưa ra thêm hàng rào phithuế quan
Các biện pháp hỗ trợ trong nước:
Trang 28Các chính sách trong nước có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và thươngmại phải được cắt giảm Các nước thành viên WTO đã tính toán được mức hỗtrợ toàn bộ hay “tổng AMS” cho khu vực nông nghiệp trong mỗi năm tại các cơ
sở, từ năm 1986-1988 Tổng AMS là giá trị của toàn bộ các khoản trợ cấp nộiđịa và khoản trợ cấp cho từng mặt hàng nông sản Trong các cam kết, yêu cầucắt giảm 20% của AMS toàn phần đối với các nước phát triển trong thời gian 6năm; đối với các nước đang phát triển, cam kết cắt giảm là 13% trong vòng 10năm, kể từ năm 1995; không có yêu cầu cắt giảm đối với những nước chậm pháttriển
Giảm trợ cấp xuất khẩu hàng nông sản
Hiệp định Nông nghiệp cấm trợ cấp xuất khẩu đối với các sản phẩm nôngnghiệp, trừ phi các trợ cấp này được quy định rõ ràng trong danh mục các camkết của một nước Đối với các trợ cấp đã liệt kê này, hiệp định đòi hỏi các thànhviên của WTO cắt giảm số tiền sử dụng cho trợ cấp xuất khẩu lẫn số lượng xuấtkhẩu nhận trợ cấp
Lấy mức bình quân trong các năm 1986-1990 làm cơ sở, các nước pháttriển thoả thuận cắt giảm 36% nguồn ngân sách để trợ cấp xuất khẩu và 21%khối lượng xuất khẩu được hưởng trợ cấp trong vòng 6 năm tính từ năm 1995.Còn các nước đang phát triển sẽ cắt giảm 24% nguồn ngân sách cho trợ cấp xuấtkhẩu; khối lượng hàng được hưởng trợ cấp sẽ giảm 14% trong vòng 10 năm tính
từ năm 1995 Các nước chậm phát triển không phải đưa ra các cam kết cắt giảm
Các quy định đối với các sản phẩm động thực vật
Có một hiệp định riêng về vấn đề an toàn thực phẩm và các tiêu chuẩn y tế
về động thực vật gọi tắt là: “Các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch”, đặt ra các quyđịnh cơ bản cho vấn đề an toàn thực phẩm Hiệp định cho phép các nước đặttiêu chuẩn cho riêng mình, nhưng đồng thời cũng quy định rằng các quy chếphải căn cứ trên cơ sở khoa học Các nước thành viên WTO được khuyến khích
sử dụng các tiêu chuẩn, hướng dẫn và gợi ý mang tính quốc tế
Trang 29Hiệp định cho phép các nước được sử dụng những biện pháp khác nhau đểgiám định hàng hoá; đồng thời hiệp định cũng có những điều khoản quy định vềkiểm tra, giám định và các thủ tục phê duyệt.
Bảng 2: Mục tiêu cắt giảm trợ cấp, bảo hộ trong thương mại
hàng nông sản
Các nước pháttriển( 6 năm )
1995 - 2000
Các nước đang phát
triển( 10 năm )
+ Khối lượng được trợ cấp
( giai đoạn cơ sở :1986 -1990)
Trước hết, khả năng tiếp cận thị trường của các nước đang phát triển sẽ trởnên dễ dàng hơn Theo quy định của AoA, các nước dần dần phải loại bỏ các
Trang 30loại hạn chế thương mại khác nhau mà nhà xuất khẩu phải đối phó như hạnngạch, thuế quan và các hàng rào phi thuế quan Các nước đang phát triển cóthể xuất khẩu các mặt hàng nông sản không hạn chế định lượng sang mọi thịtrường các nước thành viên WTO, thị trường xuất khẩu được bảo đảm chắcchắn Tất cả các thuế quan đối với hàng nông sản đều bị ràng buộc sẽ làm tăng
độ ổn định thị trường cho các nhà kinh doanh xuất và nhập khẩu Hầu như tất cảcác hạn chế không phải dưới dạng thuế đều được chuyển sang thuế dưới hìnhthức thuế hoá, điều này khiến cho các nhà xuất khẩu nông sản các nước đangphát triển có thể xác định chính xác mức độ bảo hộ của các thành viên khác.Tiếp theo, các nước đang phát triển có thời gian dài hơn (10 năm thay vì 4năm đối với các nước phát triển) để cắt giảm thuế quan và trợ cấp xuất khẩu;trong những năm thực hiện, các nước này đều được phép sử dụng trợ cấp theonhững điều kiện nhất định để giảm bớt chi phí Marketting và vận chuyển hàngxuất khẩu Ngoài ra, WTO còn cho phép chính phủ các nước đang phát triển hỗtrợ cho nền nông nghiệp nước mình được hưởng ưu đãi hơn so với các nướcphát triển; các nước đang phát triển không phải cắt giảm các khoản trợ cấp hay
hạ thấp biểu thuế của mình với mức như của các nước phát triển Mặt hàng nôngsản của các nước đang phát triển nhờ đó có cơ hội cạnh tranh nhiều hơn đối vớihàng nông sản của các nước phát triển do có giá thành thấp hơn nhiều
Tự do hoá mậu dịch hàng nông sản dẫn đến hàng nông sản của các nướcđang phát triển không bị đối xử phân biệt theo các nguyên tắc của WTO(nguyên tắc đãi ngộ quốc gia và tối huệ quốc), khối lượng hàng xuất khẩu không
bị hạn chế, các mặt hàng nông sản không ngừng tăng lên cả về số lượng và chấtlượng, thu nhập của nông dân được tăng lên, giảm đói nghèo Trình độ, kinhnghiệm sản xuất nông nghiệp tiến bộ rất đáng kể Các nước đang phát triển cókhả năng và điều kiện công nghiệp hóa nền nông nghiệp của mình, cải thiện vànâng cao đời sống của người lao động, nâng cao chất lượng, hạ giá thành và đadạng hóa hàng nông sản, qua đó nâng cao được khả năng cạnh tranh của hànghóa nông nghiệp trên thị trường quốc tế
Trang 312.2.1.3 Những thách thức
Bên cạnh những cơ hội đạt được trong Hiệp định Nông nghiệp AoA, cácnước đang phát triển đang phải đối mặt với những thách thức rất lớn trong lĩnhvực này Trên thực tế, AoA có lợi nhiều hơn cho các cường quốc kinh tế, nhất là
Mỹ và EU Có nhiều nước đang phát triển đã cảm thấy rằng họ bị buộc phải kývào Hiệp định này Vấn đề cạnh tranh thị trường tiêu thụ cộng với việc phải trợcấp cho nông dân quá cao đã khiến cho Mỹ và EU thống nhất một ý tưởngchung là cùng nỗ lực đưa vấn đề nông nghiệp vào đàm phán tại Uruguay nhằmcủng cố thế cạnh tranh độc quyền và mỗi bên tìm kiếm lợi thế của mình trong
đó (Vào cuối những năm 80, EU phải chi gần 80% ngân sách cho việc trợ cấpcác chương trình nông nghiệp, còn Mỹ thì bắt tay vào một chương trình tổng thếrất tốn kém để dành lại thị trường từ tay EU, như thị trường bột mì tại Tây Phi) 3
Thứ nhất, về quá trình thực hiện các cam kết trong Hiệp định nông nghiệp:
Do chính phủ các nước đang phát triển phải tiến hành chương trình cắt giảmthuế quan, dần xoá bỏ hạn ngạch và hàng rào phi thuế quan khác, ngành nôngnghiệp sẽ không được bảo hộ nhiều như trước Khó khăn sẽ đến với các nhà sảnxuất các mặt hàng chưa có lợi thế cạnh tranh vốn vẫn được nhà nước bảo hộ,đặc biệt đối với những người nông dân sản xuất những mặt hàng mà các nướcđang phát triển xuất khẩu nhiều nhất như: gạo, cà phê, hạt điều, cọ dừa vì thờigian và điều kiện chưa đủ để họ hiện đại hóa nền nông nghiệp Thời gian choquá trình cắt giảm các chính sách là 10 năm, so với các nước phát triển là 6năm, tuy vậy, đối với các nước đang phát triển thời gian đó là quá ngắn so vớiquảng đường họ phải đi, vẫn chưa đủ cho nền nông nghiệp các nước này thíchứng được với quá trình chuyển đổi Những ngành sản xuất nông sản chắc chắngặp phải những khó khăn rất lớn, thậm chí có nhiều doanh nghiệp chuyên sảnxuất kinh doanh các nông sản này cũng có thể bị phá sản, nhiều vùng nông thônđang nghèo đói sẽ trở nên đói nghèo hơn, nếu những ngành đó không có sựchuẩn bị điều kiện thích ứng và thích ứng nhanh, không có kế hoạch điều chỉnh
3 Từ diễn đàn Siatơn toàn cầu hoá và tổ chức thương mại thế giới NXB Chính trị Quốc gia 2000
Trang 32cơ cấu sản xuất và đầu tư thích hợp, xác định rõ mức độ cạnh tranh với nông sảnnhập khẩu và cấu trúc thị trường trong từng thời kỳ.
Tự do hoá thương mại hàng nông sản, có nghĩa là nền nông nghiệp cácnước đang phát triển phải đối mặt với tình trạng hàng nhập khẩu tràn lan trên thịtrường nội địa với chất lượng cao và giá thấp, điều này sẽ khiến cho các nhà sảnxuất trong nước mất đi thị phần, ngay cả đối với những nông sản truyền thống.Một ví dụ về tình trạng nhập khẩu ngô tại Mêhicô Ngô là một trong nhữnglương thực chủ yếu của Mêhicô Việc đột nhiên mở cửa thị trường cho nhậpkhẩu mặt hàng nông nghiệp vào, đã gây ra một cú sốc lớn cho các nhà sản xuấtnông nghiệp Mêhicô đặc biệt là ngô Mỹ là nước xuất khẩu ngô nhiều nhất vàoMêhicô Sau khi mở cửa, Mỹ xuất khẩu ngô ồ ạt vào Mêhicô, năm 1996 Mêhicôphải chi ra 1,1 tỷ USD cho việc nhập khẩu mặt hàng này, hậu quả là ngô thừamứa trên thị trường, đẩy giá nội địa tụt xuống 18-23% so với năm 1995 Nhưvậy, nhập khẩu ngô của Mêhicô đã làm giá ngô nội địa giảm kỷ lục, trong khigiá thế giới đang ở mức cao kỷ lục 4 Nhà nước phải chi một lượng tiền lớntrong khi nhưng người nông dân và các doanh nghiệp sản xuất hàng nông sản bịkhốn đốn
Giá cả các mặt hàng nông sản, đặc biệt là nông sản thô trên thị trường thếgiới biến động rất mạnh, người nông dân khó có thể tự bảo vệ mình trước sựbiến động của giá cả Vì vậy, nhiều nông dân rất lo lắng ngay cả khi họ đượcmùa
Thứ hai, về mặt trợ cấp Các nước phát triển trợ cấp cho nông dân của họ
như phụ cấp thu nhập trực tiếp cho những người này để bù đắp cho sự bấp bênhcủa thị trường Tuy Hiệp định AoA đã có hiệu lực hơn 5 năm, nhưng nó lạichẳng có mấy hiệu lực đối với sự hạn chế bảo hộ và trợ cấp cho nông dân tại cácnước phát triển Việc đặt trợ cấp thu nhập trực tiếp ra ngoài khuôn khổ quy địnhcủa GATT là một trong những đòn giáng nặng nề vào các nước đang phát triển,khi họ đang hy vọng Hiệp định Nông nghiệp sẽ được sử dụng như một cơ chế
4 Từ diễn đàn Siatơn toàn cầu hoá và tổ chức thương mại thế giới NXB Chính trị Quốc gia 2000
Trang 33làm cho thương mại quốc tế được thông thoáng hơn Các phụ cấp trực tiếp đóđược chi trả cho nông dân với lý do là “không dính dáng đến sản xuất” và do đókhông làm biến dạng thị trường Mức độ trợ cấp của các nước phát triển rất cao.Các nước OECD, kể từ khi hiệp định AoA có hiệu lực thực hiện trợ cấp trựctiếp cho người nông dân, từ trợ cấp 182 tỷ USD năm 1995 đã lên đến hơn 300 tỷUSD vào năm 1998.(5) Phần lớn số tiền này thuộc về Mỹ và EU, trong khi đó,
do các nước đang phát triển không đủ tiền để trợ cấp, nông dân của các nướcthành viên này chỉ nhận được rất ít trợ cấp của chính phủ, nếu có thì cũng chưađạt đến tỷ lệ phần trăm của giá trị sản xuất mà AoA cho phép và không thể sosánh với những khoản tiền mà người nông dân của nước phát triển được trợ cấp.Thực tế các nước đang phát triển đã bị thua thiệt do các chính sách của AoA đãảnh hưởng tiêu cực cho nền nông nghiệp của họ Nông dân các nước này đangphải gánh chịu hậu quả nặng nề của việc phải điều chỉnh cho thích hợp với hệthống nông nghiệp mới (giảm thuế quan, thay đổi hạn ngạch ), vì với một mứctrợ cấp ít ỏi của chính phủ cộng với việc họ phải mở cửa thị trường rộng hơncho các nước phát triển xuất khẩu hàng hoá dư thừa của họ vào làm căng thêmsợi dây thọng lọng thắt vào cổ chính họ Việc trợ cấp cho các nhà sản xuất nôngsản ở các nước phát triển đã biến tự do hoá toàn cầu thành việc giành giật thịtrường của các nước đang phát triển và bóp chết những người nông dân khôngđược trợ cấp ở các nước này
Thứ ba, mức độ lệ thuộc vào lương thực của các nước đang phát triển có
chiều hướng gia tăng Hiện nay, sản xuất lương thực theo hướng xuất khẩu làsức ép buộc người nông dân làm ăn theo lối tự cung tự cấp lâu nay phải bỏmảnh đất của mình hoặc chuyển hướng sang sản xuất hàng nông sản để xuấtkhẩu Do vậy lương thực cung cấp cho nội địa ngày một ít đi Chính vì vậy, mặc
dù thế giới đã sản xuất được một lượng lương thực dồi dào, nhưng mức độ lệthuộc lương thực và tình trạng nhập khẩu lương thực tại các nước đang pháttriển ngày càng tăng Một số lượng khá lớn lao động nông nghiệp do năng suấtlao động thấp và mức độ cạnh tranh của hàng nhập khẩu rất cao so với hàng nội
Trang 34địa cùng loại, đã phải rời bỏ khỏi mảnh đất của mình, hy vọng tìm được việclàm có thu nhập khá hơn, dẫn đến tình trạng thất nghiệp gia tăng.
Thứ tư, trong quá trình phân phối sản phẩm, các nước đang phát triển gặp
phải những rào cản lớn mà họ không thể vượt qua được khi muốn xâm nhập thịtrường của các nước phát triển
Phân phối phụ thuộc rất nhiều với yếu tố thị trường và cơ sở hạ tầng giaothông vận tải Tại các nước đang phát triển hầu như đều tồn tại tình trạng cơ sở
hạ tầng vật chất yếu kém, cũ kĩ, thiếu sự tân trang bảo dưỡng Do vậy vấn đềvận chuyển bị ảnh hưởng rất nhiều, thời gian vận chuyển dài, chi phí vậnchuyển khá cao, điều này khiến cho việc nhập khẩu lương thực từ nước ngoàivào có khi còn rẻ hơn việc vận chuyển và mua bán giữa các vùng trong nước
Thứ năm, các nước phát triển đặc biệt là Mỹ luôn kêu gọi các nước đang
phát triển mở cửa tự do hàng nông sản, nhưng lại bảo hộ thị trường của mìnhgây nên sự bất bình đẳng và ảnh hưởng tiêu cực đến khu vực nông nghiệp củacác nước đang phát triển
Thứ sáu, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cũng là một thách thức không
nhỏ đối với các nước đang phát triển Các nước đang phát triển gặp khó khănlớn trong việc thực hiện các tiêu chuẩn về vệ sinh và kiểm dịch động thực vật dothiếu cơ sở kĩ thuật và chuyên môn pháp lý,không đủ khả năng đầu tư trong mộtthời gian quá ngắn Nhiều nước phát triển đã dựa vào điểm yếu của các nướcđang phát triển là hàng nông sản của họ không đủ điều kiện về an toàn lươngthực để hạn chế nhập hàng nông sản từ các nước này
Thách thức cuối cùng của hiệp định AoA đối với các nước đang phát triển
là: theo cam kết của AoA, các nước đang phát triển không được chi để hỗ trợcác nhà sản xuất trong nước quá 10% tổng giá trị của ngành nông nghiệp, còncác nước phát triển là 5% Tuy nhiên, trên thực tế nhiều nước phát triển đã chiquá 50% để hỗ trợ cho các nhà sản xuất của mình, các khoản chi này lại đượccoi là hợp pháp theo cam kết của họ trong AoA Còn các nước đang phát triểnlại không đủ khả năng tài trợ ngay chỉ mức cho phép của AoA
Trang 35Hiệp định Nông nghiệp đã mang lại cho các nước đang phát triển những cơhội rất rõ rệt, nhưng các thách thức đặt ra với các nước này cũng rất lớn Chính
vì vậy, chính phủ các nước đang phát triển cần phải có những chính sách thíchứng nhằm phát triển, củng cố và hiện đại hóa nền nông nghiệp nội địa, nâng caokhả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế
2.2.2 Hiệp định về hàng dệt may
2.2.2.1 Nội dung
Cũng giống như hàng nông sản, hàng dệt may cũng là một vấn đề khó khănnhất trong WTO, cũng như trong hệ thống GATT trước đây Trước vòng đàmphán Uruguay, thương mại hàng dệt may được điều chỉnh bởi hiệp định đa sợi(MFA) Đây là khuôn khổ cho các thoả thuận song phương, cũng như các hoạtđộng mang tính đơn phương, thiết lập quota, hạn chế số lượng hàng nhập khẩu
Hệ thống này rất bất lợi cho các nước đang phát triển vốn rất có tiềm năng tronglĩnh vực này
Kể từ năm 1995, Hiệp định thương mại hàng dệt và may mặc (ATC) đãđược ký kết và có hiệu lực, thay thế cho hiệp định đa sợi (MFA) Hiện tại hàngdệt may đang trải qua một quá trình thay đổi cơ bản kéo dài 10 năm, được cácnước chấp nhận tại vòng đàm phán Uruguay Theo đó đến năm 2005, hệ thốngquota xuất khẩu được áp dụng rộng khắp trong thương mại hàng dệt may từnhững năm 60 sẽ được bãi bỏ, các nước nhập khẩu sẽ không được phân biệt đối
xử giữa các nhà xuất khẩu với nhau Khi đó Hiệp định dệt may sẽ không tồn tạinữa ATC là hiệp định duy nhất của WTO tự đưa ra thời hạn chấm dứt củamình
Theo ATC, toàn bộ sản phẩm dệt may sẽ hoàn toàn được hoà nhập vào hệthống chính sách thương mại đa biên, quay trở lại với các quy định của GATT.Các sản phẩm dệt may sẽ trở lại khuôn khổ của GATT trong vòng 10 năm.Bất kỳ quota nào tồn tại trước 31/12/1994 sẽ được đưa vào hiệp định và sẽ diễn
ra quá trình loại bỏ hay còn gọi là các sản phẩm được nhất thể hoá
Trang 36Nới lỏng các hạn chế số lượng đối với các sản phẩm còn lại, từ hạn mức cơ
sở được xác định (với mức tối thiểu quy định) Hiệp định cũng quy định tỷ lệ %
số sản phẩm phải đưa vào khuôn khổ các quy định của GATT cho mỗi giaiđoạn Tỷ lệ này được tính theo số lượng nhập khẩu hàng dệt may vào năm 1990.Hiệp định ATC cũng quy định khối lượng của quota cũng phải được tăng dầnhàng năm và tỷ lệ tăng này phải cao hơn cho các giai đoạn sau
Trang 37Bảng 3: Các giai đoạn thực thi ATC
(Áp dụng mức nhập khẩu năm 1990 làm cơ sở)STT Giai đoạn % sản phẩm được đưa
vàoGATT (gồm cả việc dỡ
bỏhạn ngạch)
Tốc độ nới lỏng hiệnNay (nếu mức năm
( tối đa ) Không còn hạn ngạch
Nguồn: Việt Nam và các tổ chức quốc tế - NXB chính trị quôc gia, 2000.
Hiệp định cho phép trong thời kỳ chuyển tiếp được áp dụng các biện pháp
tự vệ Chỉ những thành viên đã tiến hành chương trình “nhất thể hoá” mới được
áp dụng các biện pháp này Tuy nhiên các nước nhập khẩu phải chứng minhđược rằng có thiệt hại nghiêm trọng hoặc có đe dọa về thiệt hại nghiêm trọng cóthể xảy ra Nước đó cũng phải chứng minh thiệt hại đó là kết quả của hai yếu tố:tăng nhập khẩu từ tất cả các nguồn và tăng đáng kể từ nguồn một nước xuấtkhẩu nhất định Hiệp định cũng dự tính đối xử đặc biệt đối với một số nhómnước: nước mới tham gia thị trường, nước nhỏ và nước chậm phát triển nhất
Trang 38WTO có một cơ quan giám sát hàng dệt (TMB), giám sát việc thực hiện hiệpđịnh.
2.2.2.2 Những cơ hội
Hàng dệt may là lĩnh vực các nước đang phát triển có lợi thế và tiềm năngphát triển cao Hiệp định dệt may được ký kết đã thể hiện được lợi ích thiết thựcđối với các nước đang phát triển Nhiều nước phát triển đã cho rằng: mở cửalĩnh vực này là đem lại lợi ích nhất cho các nước đang phát triển
Cũng giống như mặt hàng nông sản, tự do hoá thương mại hàng dệt may đãkhiến cho thị trường xuất khẩu sản phẩm dệt may của các nước đang phát triểnđược mở rộng Khi hạn ngạch được xoá bỏ, các nước đang phát triển có nhiều
cơ hội hơn trong việc tiếp cận thị trường thế giới, không còn bị hạn chế về khốilượng xuất khẩu, gia tăng đáng kể cơ hội xuất khẩu mặt hàng này Sản phẩm dệtmay từ các nước đang phát triển có thể tràn ngập thị trường thế giới, có thể cạnhtranh được với sản phẩm của các nước phát triển
Cạnh tranh giữa sản phẩm nội địa và nước ngoài càng trở nên gay gắt, điềunày đã khiến cho các doanh nghiệp tại các nước đang phát triển phải điều chỉnhlại quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để có thể đứng vững, cạnhtranh và giữ được thị phần của mình trong nước và mở rộng thị phần quốc tế.Chính trong quá trình chuyển đổi này, nền công nghiệp dệt may của các nướcđang phát triển đã tiến bộ rất nhiều Kinh nghiệm, trình độ quản lí được nângcao, công nghệ và thiết bị được hiện đại hóa, năng suất lao động tăng lên, chấtlượng sản phẩm dệt may ngày càng tốt hơn rất nhiều, giá thành hạ, tạo được thếđứng vững hơn trong thị trường
Trong hiệp định ATC, các nước phát triển đã phải ràng buộc những camkết kỹ thuật của họ, điều này tạo điều kiện cho các nước đang phát triển có thểtìm hiểu trước được yêu cầu của các nước phát triển, đối với từng loại hàng dệtmay, để từ đó sản xuất và xuất khẩu sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu thịtrường
Trang 392.2.2.3 Những thách thức
Mặc dù Hiệp định về hàng dệt may ATC là một hiệp định là có lợi nhất đốivới các nước đang phát triển, tuy vậy nền công nghiệp dệt may của các nướcnày cũng phải đứng trước những thách thức không nhỏ, khi phải tuân thủ cácyêu cầu của Hiệp định và dưới sự chèp ép liên tục của các nước phát triển
Các nước cùng nhau xoá bỏ hạn ngạch đối với hàng dệt may, thị trườngđược mở rộng, điều này đồng nghĩa với việc các nước đang phát triển phải đốiđầu với mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn Các nước đang phát triểnphải tự xem xét và quyết định là hàng dệt may của mình có thể cạnh tranh đượcvới các nước khác hay không Tại các nước đang phát triển ưu thế lớn nhất làgiá nhân công thấp, nhưng do vốn sản xuất hạn chế, cơ sở vật chất kỹ thuật cònyếu kém, việc đầu tư đổi mới kĩ thuật còn chậm, lực lượng lại phân tán, tảnmạn Hầu hết các nước đang phát triển đều tồn tại nền sản xuất nhỏ, thủ côngchiếm đa số (trừ một số nước có nền công nghiệp phát triển tương đối như TháiLan, Malaysia, Braxin, Mehico ), nên khối lượng sản phẩm không nhiều, chấtlượng không đồng đều, thấp, mẫu mã chậm đổi mới Chính vì vậy, rất khó khăncạnh tranh trên thị trường thế giới
Các nước đang phát triển có thể xuất khẩu sản phẩm dệt may không hạnchế định lượng, tuy nhiên có nhiều nước chưa đủ khả năng cung cấp đủ sảnlượng sản phẩm, thậm chí có nước còn chưa đạt đến mức hạn ngạch được xoá
bỏ Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến thị phần của các nước này trên thị trườngnước ngoài, thậm chí thị phần trong nước cũng bị đe dọa do sự tràn ngập sảnphẩm của nước ngoài
Một khó khăn mà các nước đang phát triển phải gánh chịu tiếp là vấn đềcác nước phát triển tuy đã ràng buộc những cam kết kỹ thuật sản phẩm dệt may,nhưng họ chỉ làm vậy với các sản phẩm không được bảo hộ hàng đầu Đối vớicác loại mặt hàng này, các nước đang phát triển sẽ rất khó khăn trong việc tiếpcận thị trường, thâm nhập thị trường của các nước phát triển