Hiệp định về hàng dệt may

Một phần của tài liệu Hệ thống thương mại thế giới WTO và những thách thức của nó đối với Việt Nam (Trang 35 - 39)

2.2.2.1. Nội dung

Cũng giống như hàng nông sản, hàng dệt may cũng là một vấn đề khó khăn nhất trong WTO, cũng như trong hệ thống GATT trước đây. Trước vòng đàm phán Uruguay, thương mại hàng dệt may được điều chỉnh bởi hiệp định đa sợi (MFA). Đây là khuôn khổ cho các thoả thuận song phương, cũng như các hoạt động mang tính đơn phương, thiết lập quota, hạn chế số lượng hàng nhập khẩu. Hệ thống này rất bất lợi cho các nước đang phát triển vốn rất có tiềm năng trong lĩnh vực này.

Kể từ năm 1995, Hiệp định thương mại hàng dệt và may mặc (ATC) đã được ký kết và có hiệu lực, thay thế cho hiệp định đa sợi (MFA). Hiện tại hàng dệt may đang trải qua một quá trình thay đổi cơ bản kéo dài 10 năm, được các nước chấp nhận tại vòng đàm phán Uruguay. Theo đó đến năm 2005, hệ thống quota xuất khẩu được áp dụng rộng khắp trong thương mại hàng dệt may từ những năm 60 sẽ được bãi bỏ, các nước nhập khẩu sẽ không được phân biệt đối xử giữa các nhà xuất khẩu với nhau. Khi đó Hiệp định dệt may sẽ không tồn tại nữa. ATC là hiệp định duy nhất của WTO tự đưa ra thời hạn chấm dứt của mình.

Theo ATC, toàn bộ sản phẩm dệt may sẽ hoàn toàn được hoà nhập vào hệ thống chính sách thương mại đa biên, quay trở lại với các quy định của GATT.

Các sản phẩm dệt may sẽ trở lại khuôn khổ của GATT trong vòng 10 năm. Bất kỳ quota nào tồn tại trước 31/12/1994 sẽ được đưa vào hiệp định và sẽ diễn ra quá trình loại bỏ hay còn gọi là các sản phẩm được nhất thể hoá.

Nới lỏng các hạn chế số lượng đối với các sản phẩm còn lại, từ hạn mức cơ sở được xác định (với mức tối thiểu quy định). Hiệp định cũng quy định tỷ lệ % số sản phẩm phải đưa vào khuôn khổ các quy định của GATT cho mỗi giai đoạn. Tỷ lệ này được tính theo số lượng nhập khẩu hàng dệt may vào năm 1990. Hiệp định ATC cũng quy định khối lượng của quota cũng phải được tăng dần hàng năm và tỷ lệ tăng này phải cao hơn cho các giai đoạn sau.

Bảng 3: Các giai đoạn thực thi ATC

(Áp dụng mức nhập khẩu năm 1990 làm cơ sở) STT Giai đoạn % sản phẩm được đưa

vào

GATT (gồm cả việc dỡ bỏ

hạn ngạch)

Tốc độ nới lỏng hiện Nay (nếu mức năm

1996 là 6%) 1 Từ 1/1/1995 đến 31/12/1997 16% 6,69% /năm 2 Từ 1/1/1998 đến 31/12/2001 17 % 8,7% /năm 3 Từ 1/1/2002 đến 31/12/2004 18% 11,05% /năm 4 Từ 1/1/2005 đến 31/12/2004 nhất thể hoá hoàn toàn vào WTO. ATC chấm dứt.

49%

( tối đa ) Không còn hạn ngạch

Nguồn: Việt Nam và các tổ chức quốc tế - NXB chính trị quôc gia, 2000.

Hiệp định cho phép trong thời kỳ chuyển tiếp được áp dụng các biện pháp tự vệ. Chỉ những thành viên đã tiến hành chương trình “nhất thể hoá” mới được áp dụng các biện pháp này. Tuy nhiên các nước nhập khẩu phải chứng minh được rằng có thiệt hại nghiêm trọng hoặc có đe dọa về thiệt hại nghiêm trọng có thể xảy ra. Nước đó cũng phải chứng minh thiệt hại đó là kết quả của hai yếu tố: tăng nhập khẩu từ tất cả các nguồn và tăng đáng kể từ nguồn một nước xuất khẩu nhất định. Hiệp định cũng dự tính đối xử đặc biệt đối với một số nhóm nước: nước mới tham gia thị trường, nước nhỏ và nước chậm phát triển nhất. WTO có một cơ quan giám sát hàng dệt (TMB), giám sát việc thực hiện hiệp định.

2.2.2.2. Những cơ hội

Hàng dệt may là lĩnh vực các nước đang phát triển có lợi thế và tiềm năng phát triển cao. Hiệp định dệt may được ký kết đã thể hiện được lợi ích thiết thực đối với các nước đang phát triển. Nhiều nước phát triển đã cho rằng: mở cửa lĩnh vực này là đem lại lợi ích nhất cho các nước đang phát triển.

Cũng giống như mặt hàng nông sản, tự do hoá thương mại hàng dệt may đã khiến cho thị trường xuất khẩu sản phẩm dệt may của các nước đang phát triển được mở rộng. Khi hạn ngạch được xoá bỏ, các nước đang phát triển có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cận thị trường thế giới, không còn bị hạn chế về khối lượng xuất khẩu, gia tăng đáng kể cơ hội xuất khẩu mặt hàng này. Sản phẩm dệt may từ các nước đang phát triển có thể tràn ngập thị trường thế giới, có thể cạnh tranh được với sản phẩm của các nước phát triển.

Cạnh tranh giữa sản phẩm nội địa và nước ngoài càng trở nên gay gắt, điều này đã khiến cho các doanh nghiệp tại các nước đang phát triển phải điều chỉnh lại quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để có thể đứng vững, cạnh tranh và giữ được thị phần của mình trong nước và mở rộng thị phần quốc tế. Chính trong quá trình chuyển đổi này, nền công nghiệp dệt may của các nước đang phát triển đã tiến bộ rất nhiều. Kinh nghiệm, trình độ quản lí được nâng cao, công nghệ và thiết bị được hiện đại hóa, năng suất lao động tăng lên, chất lượng sản phẩm dệt may ngày càng tốt hơn rất nhiều, giá thành hạ, tạo được thế đứng vững hơn trong thị trường.

Trong hiệp định ATC, các nước phát triển đã phải ràng buộc những cam kết kỹ thuật của họ, điều này tạo điều kiện cho các nước đang phát triển có thể tìm hiểu trước được yêu cầu của các nước phát triển, đối với từng loại hàng dệt may, để từ đó sản xuất và xuất khẩu sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu thị trường.

Mặc dù Hiệp định về hàng dệt may ATC là một hiệp định là có lợi nhất đối với các nước đang phát triển, tuy vậy nền công nghiệp dệt may của các nước này cũng phải đứng trước những thách thức không nhỏ, khi phải tuân thủ các yêu cầu của Hiệp định và dưới sự chèp ép liên tục của các nước phát triển.

Các nước cùng nhau xoá bỏ hạn ngạch đối với hàng dệt may, thị trường được mở rộng, điều này đồng nghĩa với việc các nước đang phát triển phải đối đầu với mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Các nước đang phát triển phải tự xem xét và quyết định là hàng dệt may của mình có thể cạnh tranh được với các nước khác hay không. Tại các nước đang phát triển ưu thế lớn nhất là giá nhân công thấp, nhưng do vốn sản xuất hạn chế, cơ sở vật chất kỹ thuật còn yếu kém, việc đầu tư đổi mới kĩ thuật còn chậm, lực lượng lại phân tán, tản mạn. Hầu hết các nước đang phát triển đều tồn tại nền sản xuất nhỏ, thủ công chiếm đa số (trừ một số nước có nền công nghiệp phát triển tương đối như Thái Lan, Malaysia, Braxin, Mehico...), nên khối lượng sản phẩm không nhiều, chất lượng không đồng đều, thấp, mẫu mã chậm đổi mới. Chính vì vậy, rất khó khăn cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Các nước đang phát triển có thể xuất khẩu sản phẩm dệt may không hạn chế định lượng, tuy nhiên có nhiều nước chưa đủ khả năng cung cấp đủ sản lượng sản phẩm, thậm chí có nước còn chưa đạt đến mức hạn ngạch được xoá bỏ. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến thị phần của các nước này trên thị trường nước ngoài, thậm chí thị phần trong nước cũng bị đe dọa do sự tràn ngập sản phẩm của nước ngoài.

Một khó khăn mà các nước đang phát triển phải gánh chịu tiếp là vấn đề các nước phát triển tuy đã ràng buộc những cam kết kỹ thuật sản phẩm dệt may, nhưng họ chỉ làm vậy với các sản phẩm không được bảo hộ hàng đầu. Đối với các loại mặt hàng này, các nước đang phát triển sẽ rất khó khăn trong việc tiếp cận thị trường, thâm nhập thị trường của các nước phát triển.

Thực tế, mặc dù có nhiều lợi ích trong Hiệp định hàng dệt may nhưng thay cho việc các nước đang phát triển phải tăng xuất khẩu nhiều hơn trong lĩnh vực

này so với các nước phát triển thì xu thế có vẻ ngược lại. Hàng dệt may xuất khẩu của các nước đang phát triển chỉ tăng 4,5% trong vòng 5 năm qua từ năm 1995 - 2000, trong khi của các nước phát triển đã tăng 9% trong cùng khoảng thời gian đó 5.

Một phần của tài liệu Hệ thống thương mại thế giới WTO và những thách thức của nó đối với Việt Nam (Trang 35 - 39)