Hiệp định về tự do hàng nông sản

Một phần của tài liệu Hệ thống thương mại thế giới WTO và những thách thức của nó đối với Việt Nam (Trang 25 - 35)

Hàng nông sản là mặt hàng tương đối nhạy cảm, cho nên từ trước đến nay vẫn được hưởng nhiều ngoại lệ. Mặc dù nông sản chỉ chiếm không quá 10% thương mại thế giới và không quá 5% GDP của nhiều nước, đặc biệt là các nước phát triển, nhưng thương mại hàng nông sản vẫn luôn là đối tượng rất quan trọng trong đàm phán thương mại quốc tế.

Thương mại hàng nông sản là lĩnh vực được bảo hộ cao nhất trong chính sách thương mại của các nước thành viên WTO. Trong thời kỳ GATT, thương mại hàng nông sản đã được quy định, điều chỉnh, nhưng vẫn còn nhiều lỗ hổng, chẳng hạn như cho phép các nước áp dụng một số biện pháp phi thuế, hạn ngạch nhập khẩu... cho loại hàng hóa này. Mậu dịch nông sản do đó trở nên méo mó cao độ. Nguyên nhân của vấn đề này chính là do hàng nông sản là mặt hàng chịu thuế cao nhất, là đối tượng của chính sách bảo đảm an ninh lương thực và nông nghiệp của thế giới, được các nước phát triển áp dụng trợ cấp với mức độ cao. Nông nghiệp là lĩnh vực gây nhiều tranh chấp và thách thức đối với các nước thành viên WTO, đặc biệt là các nước đang phát triển phải gánh chịu ảnh hưởng và sức ép lớn nhất.

Nhằm tạo ra khuôn khổ cho thương mại hàng nông sản thế giới và thúc đẩy trao đổi mặt hàng này, tại vòng đàm phán Uruguay các nước đã cùng nhau ký kết hiệp một hiệp định mới : “Hiệp định nông nghiệp”. Thỏa thuận đạt được tại vòng đàm phán Uruguay là một bước tiến quan trọng dẫn đến sự cạnh tranh công bằng, có trật tự hơn và mậu dịch ít bị bóp méo hơn. Hiệp định nông nghiệp đã đạt được những thoả thuận về mở cửa thị trường nông sản, thuế khoá và các biện pháp phi thuế quan; giảm trợ cấp cũng như mức hỗ trợ trong nước của các nước thành viên. Hiệp định vẫn cho phép chính phủ các nước thành viên hỗ trợ cho nền kinh tế nông thôn của mình phát triển, với hy vọng, sự hỗ trợ này sẽ được thực hiện thông qua các chính sách làm cho thương mại nông sản được thông thương và ít bị lệch lạc hơn. Hiệp định này cũng cho phép có linh hoạt về cách thức với mực độ mà các cam kết thực hiện và chấp nhận được. Các nước đang phát triển không phải cắt giảm các khoản trợ cấp hay hạ thấp biểu thuế của

họ với mức như các nước phát triển đang áp dụng và họ được dành thêm thời gian để hoàn thành nghĩa vụ của mình.

• Tiếp cận thị trường:

Tất cả thuế quan đối với hàng nông sản đều bị ràng buộc. Hầu hết các hạn chế khác không phải dưới dạng thuế đều được chuyển sang thuế - đây là quá trình mà nội dung thực chất là “thuế hoá”. Mức độ thuế hoá dựa trên việc tính toán tác động bảo hộ của biện pháp phi thuế quan đó, nhằm đưa ra mức thuế quan có tác động bảo hộ tương đương.

Các nước phát triển cam kết sẽ giảm thuế trung bình 36%, mức độ giảm tối thiểu đối với mỗi dòng thuế không ít hơn 15% và được thực hiện trong thời gian 6 năm, từ 1995-2000.

Các nước đang phát triển cam kết sẽ giảm thuế trung bình 24% và mức giảm tối thiểu với mỗi dòng thuế không ít hơn 10% và thực hiện trong vòng 10 năm, từ 1995-2004.

Các nước chậm phát triển không phải cắt giảm biểu thuế của mình.

Đối với các sản phẩm mà hạn chế phi thuế đã được chuyển hoá thành thuế, chính phủ các nước thành viên được phép thực hiện các hành động khẩn cấp đặc biệt hay còn gọi là biện pháp tự vệ, nhằm ngăn chặn không để tình hình giá trượt xuống nhanh hay giá hàng nhập khẩu tăng vọt ảnh hưởng xấu đến nông dân nước họ. Có 4 nước có vấn đề an ninh lương thực đặc biệt nhạy cảm (chủ yếu là với mặt hàng gạo) sử dụng điều khoản đối xử đặc biệt để hạn chế hàng nhập khẩu nhưng họ lại phải có nghĩa vụ đẩy nhanh mức độ mở cửa thị trường cho hàng nhập khẩu. Ví dụ với Nhật Bản: mở cửa thị trường bắt đầu là 4% và lên đến 8% vào năm 2000.

Các nước cũng cam kết giữ mức mở cửa thị trường tối thiểu không thấp hơn mức trung bình của thời kỳ 1986-1990 và không đưa ra thêm hàng rào phi thuế quan.

Các chính sách trong nước có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và thương mại phải được cắt giảm. Các nước thành viên WTO đã tính toán được mức hỗ trợ toàn bộ hay “tổng AMS” cho khu vực nông nghiệp trong mỗi năm tại các cơ sở, từ năm 1986-1988. Tổng AMS là giá trị của toàn bộ các khoản trợ cấp nội địa và khoản trợ cấp cho từng mặt hàng nông sản. Trong các cam kết, yêu cầu cắt giảm 20% của AMS toàn phần đối với các nước phát triển trong thời gian 6 năm; đối với các nước đang phát triển, cam kết cắt giảm là 13% trong vòng 10 năm, kể từ năm 1995; không có yêu cầu cắt giảm đối với những nước chậm phát triển.

• Giảm trợ cấp xuất khẩu hàng nông sản.

Hiệp định Nông nghiệp cấm trợ cấp xuất khẩu đối với các sản phẩm nông nghiệp, trừ phi các trợ cấp này được quy định rõ ràng trong danh mục các cam kết của một nước. Đối với các trợ cấp đã liệt kê này, hiệp định đòi hỏi các thành viên của WTO cắt giảm số tiền sử dụng cho trợ cấp xuất khẩu lẫn số lượng xuất khẩu nhận trợ cấp.

Lấy mức bình quân trong các năm 1986-1990 làm cơ sở, các nước phát triển thoả thuận cắt giảm 36% nguồn ngân sách để trợ cấp xuất khẩu và 21% khối lượng xuất khẩu được hưởng trợ cấp trong vòng 6 năm tính từ năm 1995. Còn các nước đang phát triển sẽ cắt giảm 24% nguồn ngân sách cho trợ cấp xuất khẩu; khối lượng hàng được hưởng trợ cấp sẽ giảm 14% trong vòng 10 năm tính từ năm 1995. Các nước chậm phát triển không phải đưa ra các cam kết cắt giảm.

• Các quy định đối với các sản phẩm động thực vật.

Có một hiệp định riêng về vấn đề an toàn thực phẩm và các tiêu chuẩn y tế về động thực vật gọi tắt là: “Các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch”, đặt ra các quy định cơ bản cho vấn đề an toàn thực phẩm. Hiệp định cho phép các nước đặt tiêu chuẩn cho riêng mình, nhưng đồng thời cũng quy định rằng các quy chế phải căn cứ trên cơ sở khoa học. Các nước thành viên WTO được khuyến khích sử dụng các tiêu chuẩn, hướng dẫn và gợi ý mang tính quốc tế.

Hiệp định cho phép các nước được sử dụng những biện pháp khác nhau để giám định hàng hoá; đồng thời hiệp định cũng có những điều khoản quy định về kiểm tra, giám định và các thủ tục phê duyệt.

Bảng 2: Mục tiêu cắt giảm trợ cấp, bảo hộ trong thương mại hàng nông sản

Các nước phát triển ( 6 năm ) 1995 - 2000 Các nước đang phát triển ( 10 năm ) 1995 - 2000 Thuế quan cắt giảm trung bình:

+ Cho tất cả các nông phẩm + Tối thiểu cho từng sản phẩm

36 % 15 % 24 % 10 % Trợ cấp nội địa Tổng mức cắt giảm AMS (giai đoạn cơ sở : 1986 - 1988)

20 % 13 %

Xuất khẩu + Giá trị trợ cấp

+ Khối lượng được trợ cấp ( giai đoạn cơ sở :1986 -1990)

36 % 21 %

24 % 14 %

Nguồn: WTO - Tổ chức của tương lai, Bộ thương mại.

2.2.1.2. Những cơ hội

Hiệp định về Nông nghiệp (AoA) đã bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1/1/1995. Hầu hết các nhà đàm phán của các nước đang phát triển nói chung đều muốn tham gia vào AoA. Hiệp định về Nông nghiệp đã mang lại những cơ hội chắc chắn cho các nước đang phát triển.

Trước hết, khả năng tiếp cận thị trường của các nước đang phát triển sẽ trở nên dễ dàng hơn. Theo quy định của AoA, các nước dần dần phải loại bỏ các loại hạn chế thương mại khác nhau mà nhà xuất khẩu phải đối phó như hạn ngạch, thuế quan và các hàng rào phi thuế quan... Các nước đang phát triển có thể xuất khẩu các mặt hàng nông sản không hạn chế định lượng sang mọi thị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trường các nước thành viên WTO, thị trường xuất khẩu được bảo đảm chắc chắn. Tất cả các thuế quan đối với hàng nông sản đều bị ràng buộc sẽ làm tăng độ ổn định thị trường cho các nhà kinh doanh xuất và nhập khẩu. Hầu như tất cả các hạn chế không phải dưới dạng thuế đều được chuyển sang thuế dưới hình thức thuế hoá, điều này khiến cho các nhà xuất khẩu nông sản các nước đang phát triển có thể xác định chính xác mức độ bảo hộ của các thành viên khác.

Tiếp theo, các nước đang phát triển có thời gian dài hơn (10 năm thay vì 4 năm đối với các nước phát triển) để cắt giảm thuế quan và trợ cấp xuất khẩu; trong những năm thực hiện, các nước này đều được phép sử dụng trợ cấp theo những điều kiện nhất định để giảm bớt chi phí Marketting và vận chuyển hàng xuất khẩu. Ngoài ra, WTO còn cho phép chính phủ các nước đang phát triển hỗ trợ cho nền nông nghiệp nước mình được hưởng ưu đãi hơn so với các nước phát triển; các nước đang phát triển không phải cắt giảm các khoản trợ cấp hay hạ thấp biểu thuế của mình với mức như của các nước phát triển. Mặt hàng nông sản của các nước đang phát triển nhờ đó có cơ hội cạnh tranh nhiều hơn đối với hàng nông sản của các nước phát triển do có giá thành thấp hơn nhiều.

Tự do hoá mậu dịch hàng nông sản dẫn đến hàng nông sản của các nước đang phát triển không bị đối xử phân biệt theo các nguyên tắc của WTO (nguyên tắc đãi ngộ quốc gia và tối huệ quốc), khối lượng hàng xuất khẩu không bị hạn chế, các mặt hàng nông sản không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng, thu nhập của nông dân được tăng lên, giảm đói nghèo. Trình độ, kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp tiến bộ rất đáng kể. Các nước đang phát triển có khả năng và điều kiện công nghiệp hóa nền nông nghiệp của mình, cải thiện và nâng cao đời sống của người lao động, nâng cao chất lượng, hạ giá thành và đa dạng hóa hàng nông sản, qua đó nâng cao được khả năng cạnh tranh của hàng hóa nông nghiệp trên thị trường quốc tế.

2.2.1.3. Những thách thức

Bên cạnh những cơ hội đạt được trong Hiệp định Nông nghiệp AoA, các nước đang phát triển đang phải đối mặt với những thách thức rất lớn trong lĩnh

vực này. Trên thực tế, AoA có lợi nhiều hơn cho các cường quốc kinh tế, nhất là Mỹ và EU. Có nhiều nước đang phát triển đã cảm thấy rằng họ bị buộc phải ký vào Hiệp định này. Vấn đề cạnh tranh thị trường tiêu thụ cộng với việc phải trợ cấp cho nông dân quá cao đã khiến cho Mỹ và EU thống nhất một ý tưởng chung là cùng nỗ lực đưa vấn đề nông nghiệp vào đàm phán tại Uruguay nhằm củng cố thế cạnh tranh độc quyền và mỗi bên tìm kiếm lợi thế của mình trong đó. (Vào cuối những năm 80, EU phải chi gần 80% ngân sách cho việc trợ cấp các chương trình nông nghiệp, còn Mỹ thì bắt tay vào một chương trình tổng thế rất tốn kém để dành lại thị trường từ tay EU, như thị trường bột mì tại Tây Phi) 3

Thứ nhất, về quá trình thực hiện các cam kết trong Hiệp định nông nghiệp: Do chính phủ các nước đang phát triển phải tiến hành chương trình cắt giảm thuế quan, dần xoá bỏ hạn ngạch và hàng rào phi thuế quan khác, ngành nông nghiệp sẽ không được bảo hộ nhiều như trước. Khó khăn sẽ đến với các nhà sản xuất các mặt hàng chưa có lợi thế cạnh tranh vốn vẫn được nhà nước bảo hộ, đặc biệt đối với những người nông dân sản xuất những mặt hàng mà các nước đang phát triển xuất khẩu nhiều nhất như: gạo, cà phê, hạt điều, cọ dừa...vì thời gian và điều kiện chưa đủ để họ hiện đại hóa nền nông nghiệp. Thời gian cho quá trình cắt giảm các chính sách là 10 năm, so với các nước phát triển là 6 năm, tuy vậy, đối với các nước đang phát triển thời gian đó là quá ngắn so với quảng đường họ phải đi, vẫn chưa đủ cho nền nông nghiệp các nước này thích ứng được với quá trình chuyển đổi. Những ngành sản xuất nông sản chắc chắn gặp phải những khó khăn rất lớn, thậm chí có nhiều doanh nghiệp chuyên sản xuất kinh doanh các nông sản này cũng có thể bị phá sản, nhiều vùng nông thôn đang nghèo đói sẽ trở nên đói nghèo hơn, nếu những ngành đó không có sự chuẩn bị điều kiện thích ứng và thích ứng nhanh, không có kế hoạch điều chỉnh cơ cấu sản xuất và đầu tư thích hợp, xác định rõ mức độ cạnh tranh với nông sản nhập khẩu và cấu trúc thị trường trong từng thời kỳ.

Tự do hoá thương mại hàng nông sản, có nghĩa là nền nông nghiệp các nước đang phát triển phải đối mặt với tình trạng hàng nhập khẩu tràn lan trên thị 3 Từ diễn đàn Siatơn to n cà ầu hoá v tà ổ chức thương mại thế giới. NXB Chính trị Quốc gia. 2000

trường nội địa với chất lượng cao và giá thấp, điều này sẽ khiến cho các nhà sản xuất trong nước mất đi thị phần, ngay cả đối với những nông sản truyền thống. Một ví dụ về tình trạng nhập khẩu ngô tại Mêhicô. Ngô là một trong những lương thực chủ yếu của Mêhicô. Việc đột nhiên mở cửa thị trường cho nhập khẩu mặt hàng nông nghiệp vào, đã gây ra một cú sốc lớn cho các nhà sản xuất nông nghiệp Mêhicô đặc biệt là ngô. Mỹ là nước xuất khẩu ngô nhiều nhất vào Mêhicô. Sau khi mở cửa, Mỹ xuất khẩu ngô ồ ạt vào Mêhicô, năm 1996 Mêhicô phải chi ra 1,1 tỷ USD cho việc nhập khẩu mặt hàng này, hậu quả là ngô thừa mứa trên thị trường, đẩy giá nội địa tụt xuống 18-23% so với năm 1995. Như vậy, nhập khẩu ngô của Mêhicô đã làm giá ngô nội địa giảm kỷ lục, trong khi giá thế giới đang ở mức cao kỷ lục 4. Nhà nước phải chi một lượng tiền lớn trong khi nhưng người nông dân và các doanh nghiệp sản xuất hàng nông sản bị khốn đốn.

Giá cả các mặt hàng nông sản, đặc biệt là nông sản thô trên thị trường thế giới biến động rất mạnh, người nông dân khó có thể tự bảo vệ mình trước sự biến động của giá cả. Vì vậy, nhiều nông dân rất lo lắng ngay cả khi họ được mùa.

Thứ hai, về mặt trợ cấp. Các nước phát triển trợ cấp cho nông dân của họ như phụ cấp thu nhập trực tiếp cho những người này để bù đắp cho sự bấp bênh của thị trường. Tuy Hiệp định AoA đã có hiệu lực hơn 5 năm, nhưng nó lại chẳng có mấy hiệu lực đối với sự hạn chế bảo hộ và trợ cấp cho nông dân tại các nước phát triển. Việc đặt trợ cấp thu nhập trực tiếp ra ngoài khuôn khổ quy định của GATT là một trong những đòn giáng nặng nề vào các nước đang phát triển, khi họ đang hy vọng Hiệp định Nông nghiệp sẽ được sử dụng như một cơ chế làm cho thương mại quốc tế được thông thoáng hơn. Các phụ cấp trực tiếp đó được chi trả cho nông dân với lý do là “không dính dáng đến sản xuất” và do đó không làm biến dạng thị trường. Mức độ trợ cấp của các nước phát triển rất cao. Các nước OECD, kể từ khi hiệp định AoA có hiệu lực thực hiện trợ cấp trực tiếp cho người nông dân, từ trợ cấp 182 tỷ USD năm 1995 đã lên đến hơn 300 tỷ 4 Từ diễn đàn Siatơn to n cà ầu hoá v tà ổ chức thương mại thế giới. NXB Chính trị Quốc gia. 2000

USD vào năm 1998.(5). Phần lớn số tiền này thuộc về Mỹ và EU, trong khi đó, do các nước đang phát triển không đủ tiền để trợ cấp, nông dân của các nước

Một phần của tài liệu Hệ thống thương mại thế giới WTO và những thách thức của nó đối với Việt Nam (Trang 25 - 35)