1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LỢI ÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN TRUY XUẤT NGUỒN GỐC TRONG CHUỖI CUNG ỨNG CÁ

24 745 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 687,5 KB

Nội dung

Bài dịch: BENEFITS OF TRACEBILITY IN FISH SUPPLY CHAINS – Case studies LỢI ÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN TRUY XUẤT NGUỒN GỐC TRONG CHUỖI CUNG ỨNG CÁ – NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG Tóm tắt Mục tiêu – Mục tiêu của báo cáo này là khám phá ngành công nghiệp hải sản nhận thức lợi ích của việc thực hiện truy xuất nguồn gốc như thế nào. Ngoài ra, báo cáo này còn tiến hành phân tích lợi ích - chi phí trong việc ứng dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc mới cho 02 công ty hoạt động ở những công đoạn khác nhau trong chuỗi cung ứng, giúp chúng ta có những hiểu biết sơ bộ về lợi ích ròng của dự án, và chi phí, lợi ích được phân bổ giữa các công ty đó như thế nào. Thiết kế nghiên cứu/ Phương pháp nghiên cứu/ Cách tiếp cận – Đây là nghiên cứu tình huống. Kết quả nghiên cứu – Lợi ích quan trọng nhất mà các công ty (tham gia khảo sát) thu được từ việc truy xuất nguồn gốc là cải tiến việc quản lý chuỗi cung ứng. Những lợi ích khác có thể thấy được là duy trì khách hàng hiện hữu, cải tiến chất lượng sản phẩm, khác biệt hóa sản phẩm, và giảm khiếu nại từ khách hàng. Tuy nhiên, các công ty trong những công đoạn khác nhau của chuỗi cung ứng định lượng lợi ích khác nhau, chẳng hạn, việc ứng dụng thẻ từ (RFID: Radio Frequency Identification: Xác định tần số sóng vô tuyến) trên các kiện hàng (pallet) ở trường hợp công ty thương mại thu được những lợi ích được định lượng rõ ràng. Nguồn gốc/ giá trị - Báo cáo này hữu ích cho những công ty trong lĩnh vực này và các viện nghiên cứu trong việc tìm hiểu lợi ích của việc truy xuất nguồn gốc trong chuỗi cung ứng cá. Nghiên cứu này cung cấp cho chúng ta cái nhìn ban đầu về lợi ích khi theo đuổi giải pháp truy xuất RFID. Báo cáo cũng chỉ ra rằng các công ty chế biến chịu gánh nặng tài chính trong việc ứng dụng công nghệ này, trong khi các trung gian phân phối gần với người tiêu dùng cuối cùng lại thu được lợi. Điều đó có thể giải thích một phần tại sao các công ty sản xuất chậm thực hiện truy xuất nguồn gốc như là một công cụ tiếp thị tăng thêm giá trị cho sản phẩm của mình, thay vào đó họ buộc ứng dụng công nghệ này vì các đạo luật về an toàn thực phẩm. Từ khóa – Phân tích lợi ích - chi phí, Ngành công nghiệp cá và nông nghiệp, châu Âu, Việt Nam, Chi Lê, Quản lý chuỗi cung ứng. Kiểu báo cáo – Nghiên cứu tình huống. 1. Giới thiệu Việc truy xuất nguồn gốc đã được áp dụng nhiều năm qua trong ngành cung ứng thực phẩm theo yêu cầu của thị trường và luật pháp, chẳng hạn, Quy định của Liên minh châu Âu số 178/2002 trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm và Quy định của Hoa Kỳ số PL107-188 (2002) trong việc phòng ngừa khủng bố sinh học qua đường thực phẩm. Việc truy xuất nguồn gốc tốt trong chuỗi cung ứng thực phẩm có tiềm năng giảm rủi ro và chi phí liên quan đến sự bùng nổ của dịch bệnh (Hobb, 2003), chẳng hạn, giảm những tác động trên diện rộng đối với sức khỏe con người; giảm hoặc tránh được các chi phí y tế; giảm những mất mát về việc suy giảm năng suất lao động; giảm các chi phí về an toàn phát sinh từ sự lan truyền dịch bệnh có nguồn gốc từ thực phẩm (Can-Trace, 2007). Việc giảm các chi phí cũng liên quan đến vấn đề thu hồi sản phẩm, chẳng hạn như là giảm thời gian và phạm vi thu hồi. Điều này cũng là động lực kinh tế để các doanh nghiệp thực hiện truy xuất nguồn gốc thực phẩm (Golan et al., 2004, Can-Trace, 2007). Việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm cũng liên 1 Bài dịch: BENEFITS OF TRACEBILITY IN FISH SUPPLY CHAINS – Case studies quan đến việc duy trì khách hàng và xây dựng niềm tin của thị trường đối với sản phẩm (Can- Trace 2007). Ngoài ra, việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm, đặc biệt là việc sử dụng các thiết bị điện tử sẽ có tiềm năng gia tăng hiệu quả sản xuất, chẳng hạn, giảm chi phí thu mua, vận chuyển và lưu kho; thực hiện quản lý đúng lúc (just-in-time) trong sản xuất (Moschini, 2007); cải tiến việc lập kế hoạch, giảm chi phí ở hệ thống phân phối, gia tăng doanh thu đối với các sản phẩm có giá trị cao hoặc là các sản phẩm được người tiêu dùng tín nhiệm trên thị trường (Golan, et al., 2004). Việc chứng minh nguồn gốc bền vững của các loại thực phẩm có thể dễ dàng được truy tìm trong chuỗi cung ứng, điều này đem lại những lợi ích kinh tế gia tăng, nếu không thì doanh nghiệp sẽ không đáp ứng đòi hỏi của khách hàng. Những khách hàng quan tâm đến môi trường sẵn sàng trả giá cao hơn cho sản phẩm càng thân thiện với môi trường, chẳng hạn, sản phẩm có nguồn gốc từ các ngư trường được quản lý một cách bền vững. Gần đây, vấn đề phát triển bền vững ngày càng trở nên quan trọng trên thị trường. Đây là các sản phẩm có nguồn gốc sạch (Intrafish, 2009), và một hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm giúp gia tăng yếu tố “xanh và sạch” (Tyedmers et al, 2008) của sản phẩm, cũng là yếu tố quyết định một lần nữa trong việc lựa chọn sản phẩm có hình ảnh “xanh” của khách hàng (Carbon Trust, 2008), và thông thường, họ sẽ sẵn lòng chi trả cao hơn. Hơn nữa, những vấn đề liên quan đến công bằng trong thương mại đòi hỏi việc theo dõi và truy xuất nguồn gốc thực phẩm và nguồn gốc của những khiếu nại (provenance of the claims). Bằng cách ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc, các công ty trong chuỗi cung ứng có thể đáp ứng những yêu cầu về luật pháp của nước sở tại cũng như nhằm thỏa mãn các khách hàng, từ đó giúp họ có thể duy trì và mở rộng thị trường (Souza and Monterio and Caswell, 2004). Một lý do kinh tế nữa khi thực hiện việc truy xuất nguồn gốc là loại bỏ các rủi ro trách nhiệm pháp lý liên quan đến vấn đề thực phẩm không an toàn (Hobb, 2003), các rủi ro này sẽ gây ra những thiệt hại tài chính như là phạt, tổn thất, thiệt hại về uy tín, và làm giảm giá trị thương hiệu (Can-Trace, 2007). Một hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm tốt có thể giúp các nhà cung cấp tránh được các cáo buộc sai trái về thực phẩm an toàn, cũng như gia tăng độ an toàn của thực phẩm. Các công ty sẽ được an toàn khi ứng dụng truy xuất nguồn gốc thực phẩm bởi vì họ có thể cung cấp các tài liệu cần thiết về hệ thống sản xuất cũng như thực tiễn hoạt động để chứng minh rằng họ không làm những điều vi phạm khi các vấn đề về an toàn thực phẩm phát sinh. Những công ty này có thể sẽ ít bị vướng vào các vấn đề pháp lý hơn là các công ty không chứng minh được họ đã giải quyết các vấn đề về sức khỏe cộng đồng (Souza-Monterio, Casrwell, 2004). Cải tiến việc truy xuất nguồn gốc có thể làm giảm các chi phí ở các công ty ở công đoạn dưới (downstream) (ví dụ như là nhà bán lẻ hoặc các nhà chế biến) trong việc theo dõi hoạt động của các công ty ở công đoạn trên (upstream) (ví dụ như là các nhà cung cấp nguyên liệu thô) trong chuỗi cung ứng. Những thông tin đáng tin cậy về nguồn gốc thực phẩm có thể làm giảm các chi phí khách hàng trong việc tìm kiếm thông tin về chất lượng sản phẩm (Hobb, 2003), chẳng hạn, việc dán nhãn thể hiện sự an toàn của thực phẩm, sản xuất thân thiện với môi trường, đảm bảo trong chăn nuôi, không ngược đãi động vật, những đặc trưng của sản phẩm. Lợi ích của việc truy xuất nguồn gốc có thể được phân thành các nhóm, gồm: lợi ích về thị trường; giảm chi phí thu hồi; giảm khiếu nại và trách nhiệm pháp lý; và cải tiến quy trình (Can-Trace, 2004; Poghosyan et al., 2004; Sparling et al., 2006; Chryssochodis et al., 2009; Wang et al., 2009a). Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc bằng điện tử có thể làm giảm các chi phí về lao động so với công nghệ giấy tờ thông thường (Buhr, 2003; Alfaro and Radabe, 2009; Chryssochodis et al., 2009). 2 Bài dịch: BENEFITS OF TRACEBILITY IN FISH SUPPLY CHAINS – Case studies Tuy nhiên, cho đến hiện nay, không có nhiều ấn bản khoa học về lợi ích của việc thực hiện truy xuất nguồn gốc từ góc nhìn (viễn cảnh) của các công ty, và cũng không có bất kỳ phân tích lợi ích - chi phí (CBAs) nào trong lĩnh vực này. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm lấp những khoảng trống đó bằng cách khám phá những lợi ích thu được từ việc truy xuất nguồn gốc (cả định tính lẫn định lượng) từ góc nhìn của các công ty hải sản. Việc thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với các công ty (thành tố) trong chuỗi cung ứng bị hạn chế bởi vì sự phân bổ không đều lợi ích và chi phí giữa họ (Can-Trace, 2004). Do đó, báo cáo này cũng khám phá các yếu tố lợi ích và chi phí của giải pháp truy xuất nguồn gốc ở những công đoạn khác nhau của chuỗi cung ứng. Hai phân tích lợi ích - chi phí (quy về giá trị hiện tại) rời rạc về việc chấp nhận giải pháp truy xuất RFID mới được tiến hành ở 02 công ty hoạt động trong 02 công đoạn khác nhau của chuỗi cung ứng cá. Mục tiêu là nhằm đạt được những hiểu biết ban đầu về lợi ích ròng của dự án và sự phân bổ chi phí, lợi ích như thế nào giữa các công ty và đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện sự phân bổ chi phí, lợi ích. Báo cáo này được sắp xếp như sau: Phần 2 là tổng quan lý thuyết về thái độ của các công ty thực phẩm trong việc thực hiện truy xuất nguồn gốc và những lợi ích của nó, và kết thúc với một bảng tóm tắt (Bảng 1) cung cấp một khung khái niệm cho phương pháp luận của nghiên cứu này. Phần 3 cung cấp những thông tin nền tảng về các công ty tham gia điều tra trong nghiên cứu này. Phần 4 trình bày các dữ liệu thu nhập và phương pháp phân tích. Phần 5 trình bày những kết quả của nghiên cứu này về lợi ích của việc thực hiện truy xuất nguồn gốc từ góc nhìn của các công ty hải sản, cũng như kết quả phân tích lợi ích - chi phí chi tiết của 02 tình huống nghiên cứu. Phần 6 tóm tắt những kết quả chính, những hạn chế của nghiên cứu và gợi ý cho những nghiên cứu trong tương lai. 2. Tổng quan lý thuyết Từ góc nhìn của các công ty, lợi ích từ việc thực hiện truy xuất nguồn gốc có thể đến từ hiệu quả thương mại (giá sản phẩm cao hơn, mở rộng thị trường); giảm những tác động của việc thu hồi sản phẩm; giảm các chi phí liên quan đến kiện tụng và trách nhiệm pháp lý; cải tiến quy trình chế biến (giảm chi phí lưu kho, hư hỏng, quy trình chế biến, cải tiến chất lượng sản phẩm và các vấn đề khác) (Can-Trace 2007; Moschini, 2004). Pauliot và Summer (2008) đã chỉ ra rằng truy xuất nguồn gốc có thể xem như là công cụ nhằm cải tiến độ an toàn của thực phẩm, bù lại giá mà khách hàng sẵn sàng trả sẽ cao hơn cho sản phẩm an toàn hơn. Các công ty phía dưới có thể đẩy trách nhiệm cho các công ty phía trên trong chuỗi cung ứng và giảm các rủi ro liên quan đến an toàn thực phẩm. Theo Oslo (2008) thì động lực chính khiến các công ty trong chuỗi cung ứng phải thực hiện truy xuất nguồn gốc là việc tối thiểu hóa tỷ lệ thu hồi, giữ được thị phần, bảo vệ thương hiệu, và gia tăng danh tiếng. Ông cũng cho rằng trong chuỗi cung ứng thực phẩm thì nhà sản xuất là người bị đổ lỗi nhiều nhất khi khách hàng khó chịu. Hobb (2004) cũng chỉ ra rằng vai trò của việc truy xuất nguồn gốc là nhằm truy tìm nguồn gốc của thực phẩm trong trường hợp có phát sinh các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm để xác định và thu hồi những sản phẩm bị ảnh hưởng; nhằm xác định căn nguyên của vấn đề và quy trách nhiệm. Truy xuất nguồn gốc cũng góp phần làm giảm các chi phí về chứng thực sản phẩm đạt chất lượng cho khách hàng. Frederiksen (2002) cho rằng những lý do chính để ứng dụng truy xuất nguồn gốc thực phẩm là sự hiệu quả, kiểm soát thiệt hại, tỷ lệ thu hồi, bảo vệ thương hiệu và một số lý do khác. Tác giả cũng đưa ra một ví dụ về sự mất lòng tin của khách hàng đối với nước khoáng đóng chai Perrier, dẫn đến sự sụt giảm về thị phần từ 60% xuống 15% trên toàn cầu. 3 Bài dịch: BENEFITS OF TRACEBILITY IN FISH SUPPLY CHAINS – Case studies Trong một nghiên của của Poghosyan (2004) về động lực của việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm và những lợi ích của nó, tập trung vào việc phỏng vấn đại điện của 17 công ty nông nghiệp quốc tế từ Argentina, Úc, Đức, Hà Lan, Nam Phi, Thụy Sỹ, và Mỹ. Nghiên cứu này đã tìm ra động lực khiến các công ty thực hiện truy xuất nguồn gốc thực phẩm là: cải thiện hiệu quả quản lý chuỗi cung ứng; đạt được mục tiêu chất lượng sản phẩm; giảm các rủi ro và trách nhiệm pháp lý bằng cách cải tiến hoạt động; phù hợp với quy định; tăng lợi thế cạnh tranh và tiếp cận thị trường một cách tốt hơn; đảm bảo niềm tin của khách hàng và bảo vệ thương hiệu. Hơn nữa, những công ty được phỏng vấn cho rằng lợi ích chính của việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm là cải tiến sản phẩm và quy trình chế biến; giảm chi phí sản xuất; giảm rủi ro về việc thu hồi các sản phẩm có vấn đề; bảo vệ thương hiệu. Wang (2009a) cũng nghiên cứu những động lực và lợi ích khiến các công ty chế biến cá của Trung Quốc theo đuổi việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm. Các công ty tham gia điều tra được yêu cầu sử dụng thang đo Likert 5 bậc từ “rất không hài lòng” cho đến “rất hài lòng”. Từ đó, nghiên cứu này đã chỉ ra rằng việc cải tiến chất lượng sản phẩm, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm khỏe mạnh, và những cải tiến trong quản lý là những động cơ phổ biến nhất cho việc thực hiện truy xuất nguồn gốc thực phẩm. Hơn nữa, đối với các công ty tư nhân và liên doanh, việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng, mở rộng thị trường nội địa và quốc tế cũng là những yếu tố quan trọng khiến họ theo đuổi công nghệ này. Sparling (2006) cũng nghiên cứu động cơ khiến các nhà máy sản xuất bơ sữa tại Canada theo đuổi công nghệ truy xuất nguồn gốc thực phẩm. Tác giả đã tiến hành phỏng vấn các Giám đốc quản lý chất lượng với các câu hỏi theo chiều sâu - cấu trúc chung ở giai đoạn thứ nhất để thiết kế dữ liệu khảo sát qua thư ở giai đoạn thứ hai. Trong một phần của bảng câu hỏi khảo sát, các công ty được yêu cầu cho điểm vào 19 động cơ tiềm tàng khiến các công ty theo đuổi công nghệ này theo thang đo Likert 1 - 5, từ 1 = “rất không quan trọng” cho đến 5 = “rất quan trọng”. Tác giả đã phát hiện ra rằng có 03 yếu tố phổ biến khiến các công ty theo đuổi các công nghệ này là: những vấn đề liên quan đến sản phẩm (giảm các rủi ro liên quan đến sản phẩm, giảm tỷ lệ thu hồi và các rủi ro liên quan đến thu hồi sản phẩm); những vấn đề liên quan đến động lực thị trường (như thỏa mãn nhu cầu khách hàng, định vị lại vị trí của sản phẩm/ hoặc gia tăng thị phần, xâm nhập thị trường mới, bán sản phẩm với giá cao hơn); những vấn đề liên quan đến luật/ điều lệ (như hạn chế trách nhiệm pháp lý đối với sản phẩm, đáp ứng các đòi hỏi của luật lệ). Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng tới 60% trong số 130 công ty nhận định lợi ích từ việc ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc vượt so với chi phí bỏ ra và 27,8% trong số đó cho rằng lợi ích thu được vượt quá mong đợi. Một điều thú vị nữa là sau khi ứng dụng công nghệ này, các công ty tham gia điều tra cho rằng việc tiếp cận cải tiến theo hướng nhắm vào khách hàng, luật pháp, và người tiêu dùng là những yếu tố rất quan trọng; trong khi việc định vị lại thị trường, bán được sản phẩm với giá cao hơn, tiếp cận thị trường mới là không quan trọng mấy. Một nghiên cứu tại Italia về các động lực kinh tế đối với việc tự nguyện ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc thực phẩm vào các ngành công nghiệp như chế biến thịt, trái cây, rau quả, bơ sữa, rượu, dầu ôliu, làm bánh và chăn nuôi cũng được tiến hành (Banterle and Statienry, 2008). Một bảng câu hỏi nhiều lựa chọn và thang đo đánh giá được dùng. Nghiên cứu cho thấy rằng các công ty được lợi từ việc truy xuất nguồn gốc thông qua việc tạo ra sự khác biệt của sản phẩm, giảm tỷ lệ thu hồi sản phẩm, xác định chính xác trách nhiệm của các công ty trong chuỗi cung ứng, và cải tiến việc quản lý chuỗi cung ứng. Một bình luận từ Mỹ đối với việc ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc trong các lĩnh vực chăn nuôi gia súc, gia cầm, và chế biến thịt (Smith et al., 2005) cho rằng việc truy xuất nguồn gốc được dùng để đảm bảo nguồn gốc thực phẩm, kiểm soát và loại bỏ các động vật mang dịch bệnh từ nước ngoài, bảo hộ các loài vật nuôi trong nước, tuân thủ những yêu cầu 4 Bài dịch: BENEFITS OF TRACEBILITY IN FISH SUPPLY CHAINS – Case studies của khách hàng quốc tế và yêu cầu dán nhãn xuất xứ, cải tiến việc quản lý chuỗi cung ứng, nhắm đến tiếp thị giá trị cốt lõi và giá trị gia tăng, xác định một cách hiệu quả và chính xác nguồn gốc của các vấn đề liên quan đến thực phẩm, giảm đến mức tối thiểu tỷ lệ thu hồi sản phẩm và cải tiến khả năng quản lý khủng hoảng. Nghiên cứu của Ward (2005) cho rằng thịt bò Canada được ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc thực phẩm sẽ được chấp nhận hơn là loại thịt bò không được ứng dụng công nghệ này sau khi dịch bò điên hoành hành tại Mỹ vào tháng 12/2003. Theo Leat (2008), công nghệ truy xuất nguồn gốc đối với ngành nông nghiệp Scotland sẽ giúp gia tăng lợi thế cạnh tranh. Những lý do chính để theo đuổi công nghệ này chính là nhằm đảm bảo cho người tiêu dùng về xuất xứ an toàn của thực phẩm; khả năng xác định nguồn thực phẩm dưới tiêu chuẩn; kiểm soát dịch bệnh và sự lan truyền ra khu dân cư; hỗ trợ đo lường tiêu chuẩn; tuân thủ các quy định về nhãn mác; và đối với thị trường thịt bò đó là gỡ bỏ các lệnh cấm xuất khẩu đối với thịt bò Anh và các sản phẩm liên quan đến thịt bò. Alfaro and Rabade (2009) cũng tiến hành việc điều tra đối với việc ứng dụng hệ thống điện toán cho việc xác định nguồn gốc thực phẩm đối với ngành rau quả tại Tây Ban Nha. Những cuộc phỏng vấn sâu với nhiều nhân viên đã được tiến hành với bảng câu hỏi chung. Đối với sản xuất, lưu kho và phân phối, nghiên cứu đã chỉ ra rằng hệ thống truy xuất nguồn gốc giúp cải tiến năng suất gấp đôi với cùng một số lượng công nhân; giảm thiệt hại liên quan đến chế biến đến 90%; giảm các chi phí gián tiếp 20%; gia tăng công suất lưu kho 10 - 15%, giảm tồn kho an toàn 20 - 30%, giảm sự thoái hóa các lô hàng 80%. Thêm nữa, một vài lợi ích định tính cũng được liệt kê như cải tiến quy trình hoạt động, tăng niềm tin của khách hàng, Các công ty thấy rằng hệ thống truy xuất nguồn gốc nguồn gốc là công cụ phục vụ cho việc cải tiến liên tục. Chryssochodis (2009) đã phát triển khung đánh giá lợi ích và chi phí đối với việc ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc bằng điện tử với trường hợp cụ thể là công ty sản xuất nước khoáng thiên nhiên WaterCo. Các câu hỏi được thiết kế cho các nhà điều hành WaterCo sẽ có thang điểm từ 1 - 7 để lựa chọn và trả lời. Những lợi ích từ việc ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc thực phẩm bằng điện tử có thể thấy được như là: tiết kiệm chi phí lao động; các chi phí về tài sản và hoạt động; cải tiến việc lưu kho; giảm tỷ lệ thu hồi sản phẩm và quản lý rủi ro; cải tiến việc quản lý chuỗi cung ứng; tuân thủ các quy định pháp luật. Buhr (2003) nghiên cứu vai trò của việc sử dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc thực phẩm bằng điện tử trong ngành công nghiệp chế biến thịt và gia cầm tại châu Âu. Việc nghiên cứu được tiến hành dựa trên việc thăm các cơ sở chế biến và phỏng vấn từng người quan trọng trong các công đoạn của quy trình chế biến. Ông ta cho rằng nguyên nhân chính của việc ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc thực phẩm bằng điện tử là để giảm các thiệt hại về thông tin bất cân xứng trong chuỗi cung ứng. Một số động lực để theo đuổi công nghệ này cũng có thể được liệt kê như là giảm chi phí lao động, gia tăng sự chính xác, và giảm những lỗi do con người gây ra trong sản xuất. Ngoài ra, công nghệ này còn giúp giảm các chi phí liên quan đến việc thu hồi đối với các sản phẩm an toàn. Navaobi là một ví dụ, nhà sản xuất sữa bò này nhờ việc ứng dụng công nghệ này đã tiết kiệm 100.000 USD cho việc thu hồi và thay thế các sản phẩm của mình khi dịch bệnh do vi khuẩn Salmonella bùng phát. Hệ thống này cũng giúp cải tiến khâu chế biến, một công ty giết mổ tại Na Uy đã ứng dụng công nghệ này kết hợp với một hệ thống đánh giá hợp lý để tăng sản lượng từ 5 - 7%. Tổng lợi ích mà Saintbury (nhà bán lẻ) thu được từ việc ứng dụng các thẻ điện tử hoạt động bằng sóng vô tuyến đối với các loại thực phẩm đông lạnh (không có sự tham gia của nhà cung cấp) được ước tính khoảng 8,5 triệu bảng/năm; trong đó, tiết kiệm từ việc nhập kho là 294.000 bảng, từ việc kiểm tra là 2.556.000 bảng, từ việc nâng hiệu suất cung ứng đầy đủ là 1.425.000 bảng, và từ mất mát trong lưu kho là 4.117.000 bảng (Karlkainen, 2003). 5 Bài dịch: BENEFITS OF TRACEBILITY IN FISH SUPPLY CHAINS – Case studies Việc ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc thực phẩm bằng các thẻ điện tử hoạt động bằng sóng vô tuyến trong công tác hậu cần có thể làm giảm tỷ lệ mất mát sản phẩm từ 0,05% (hệ thống hậu cần thông thường) cho đến 0,01%; làm giảm tỷ lệ nhầm lẫn từ 0,1% xuống 0,01%; cải thiện quy trình hậu cần từ 0 đến 10 - 30% (Kim và Sohn, 2009). Lợi ích của công nghệ truy xuất nguồn gốc thực phẩm cũng được phản ánh qua giá mà người tiêu dùng sẵn sàng trả cho thực phẩm. Phương pháp đấu giá thử nghiệm cũng được áp dụng đối với người tiêu dùng tại Chicago và Denver nhằm xác định những ưu tiên của họ trong việc lựa chọn thực phẩm (Umberger, 2009). Người tiêu dùng được yêu cầu đánh giá và đấu giá cho 02 loại thịt khác nhau, và chỉ khác nhau duy nhất ở mẫu mã của nhãn hiệu bên ngoài. Đa số những người tham gia đều sẵn sàng trả mức giá trung bình cao hơn khoảng 19% đối với loại thịt dán nhãn hiệu của Mỹ. Một trong những nguyên nhân chính khiến người tiêu dùng chọn lựa thịt bò được bảo đảm và có dán nhãn của Mỹ đó là việc e ngại khi dịch bò điên bùng phát. Mức trả giá cao hơn cho các sản phẩm có chứng nhận Mỹ là 38% đối với thịt và 58% đối với Hamburger tại khu vực Colorado (Lourerio và Umberger, 2003). Tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu ở trên. Mức giá mà người tiêu dùng Mỹ sẵn sàng trả cho các loại thịt có các thông tin về nguồn gốc trên nhãn cao hơn so với việc không có là 1.899 USD/tấn (nguồn gốc của nông trại nuôi những vật nuôi đó) (Loureio and Umberger, 2007). Những kết quả từ một cuộc thử nghiệm thị trường tại Đại học Utah, Mỹ cho thấy người tiêu dùng Mỹ sẵn sàng trả tiền cho sự xác định minh bạch và nguồn gốc của thịt (ví dụ như việc đảm bảo vệ sinh giết mổ thịt thú), các điều khoản đảm bảo an toàn thêm khác (ví dụ như tiến hành xét nghiệm vi khuẩn ký sinh đường ruột – Escherichia coli và bệnh khuẩn Salmonella ở thịt bò và thịt heo, lần lượt từng loại). Chi phí bình quân cho việc truy xuất nguồn gốc thịt bò nướng là 0,23 USD, cho đảm bảo an toàn giết mổ 0,5 USD, các cam đoan khác về an toàn thực phẩm 0,63 USD và cho cả 03 yêu cầu trên thì 1 USD. Cho thịt lợn muối, người tiêu dùng sẵn lòng trả thêm cho việc xác định nguồn gốc là 0,5 USD; 0,53 USD cho đảm bảo về giết mổ, cho đảm bảo an toàn thực phẩm khác là 0,59 USD và nếu cho cả ba yêu trên thì chi phí phải là 1,14 USD. Cuộc nghiên cứu thực nghiệm tại Saskatchewan và Ontario cho thấy rằng người dân Canada sẵn lòng trả thêm mức phí ít hơn 10% cho việc xác định được nguồn gốc thực phẩm trên mỗi cái bánh sandwich kẹp thịt bò giá 2,5 CND (Hobbs 2003). Một nghiên cứu thực nghiệm khác tại Canada (Hobbs 2005) cho thấy rằng khách hàng chấp thuận trả thêm 0,27 CND trên mỗi cái bánh sandwich thịt lợn, trả thêm 4.9% chi phí cho mỗi cái bánh sandwich có giá 2,85 CND. Cả 02 cuộc khảo sát này chỉ ra cho chúng ta thấy được nếu chỉ xác định nguồn gốc thực phẩm (không liên quan đến xác định chất lượng) thì nó bị hạn chế tùy thuộc vào từng người tiêu dùng. Còn nếu có cả hai thì nó sẽ tạo ra được sự hưởng ứng rộng rãi hơn trong người tiêu dùng. Những cuộc phỏng vấn được tiến hành trên 19 người tiêu dùng Ý sau khi họ mua sản phẩm dầu ăn Olive tinh chiết ở một siêu thị và họ than phiền rằng cứ mỗi lít dầu thì họ mất gần 1 LIA. Một loạt những cuâ hỏi được điều tra tại Trung Quốc về thái độ của người tiêu dùng về chi phí phải trả thêm cho việc xác định nguồn gốc thực phẩm này là 60,1% người tiêu dùng sẵn lòng trả thêm khoảng 10% nếu như nguồn gốc sản phẩm cá được an toàn. Mức phí trung bình chấp nhận là 6%. Người tiêu dùng thì đa dạng, nên họ cũng có nhiều ý kiến khác nhau cho việc trả thêm chi phí này như ở các nước châu Âu (Đức, Pháp, Ý, và Tây Ban Nha) và nhận định là việc truy 6 Bài dịch: BENEFITS OF TRACEBILITY IN FISH SUPPLY CHAINS – Case studies xuất nguồn gốc thực phẩm sẽ giúp gia tăng sự tin cây về sản phẩm cho người tiêu dùng, nhưng cái chính là họ thu được lợi chung về nhãn hiệu chất lượng sản phẩm. Từ tổng quan lý thuyết, lợi ích của việc truy xuất nguồn gốc từ góc nhìn của các công ty có thể được tổng hợp và xem xét định tính (vô hình) và định lượng (hữu hình). Lợi ích định tính thật khó có thể xác định được giá trị bằng tiền; trái với lợi ích định lượng (Boardman et al., 2006). Lợi ích định lượng có thể được phân thành 05 loại theo thứ tự: lợi ích về thị trường, tiết kiệm chi phí thu hồi, tiết kiệm chi phí pháp lý, tiết kiệm nhờ cải tiến quy trình sản xuất, và cuối cùng là tiết kiệm chi phí lao động (Bảng 1). Các lợi ích Định tính (Vô hình) Định lượng (hữu hình) Thị trường Thu hồi Trách nhiệm Quy trình Lao động Cải tiến khôi phục thị trường X Tăng trưởng doanh thu và thị trường X Sản phẩm có giá cao hơn X Giảm thu hồi sản phẩm thường xuyên X Giảm thu hồi sản phẩm khắt khe X Quản lý việc thu hồi tốt hơn X Giảm khiếu nại và kiện tụng thường xuyên X Giảm khiếu nại và kiện tụng khắt khe X Giảm chi phí bảo hiểm trách nhiệm X Cải tiến lưu kho X Giảm chi phí sản phẩm hỏng/quá hạn X Cải tiến sản lượng X Giảm chi phí lao động Tuân thủ luật pháp và điều lệ X X An ninh quốc gia X Gia tăng lòng tin của khách hàng X Thu hẹp rủi ro về pháp lý hoặc chuyển các rủi ro này cho các doanh nghiệp (thành tố) khác. X Giải quyết các khiếm khuyết về xác định và theo dõi X Danh tiếng – Khách hang X Danh tiếng – Người tiêu dùng X Danh tiếng – Chính phủ và cộng đồng X Cải tiến dịch vụ khách hàng X Danh tiếng – Nhà cung ứng X Trở thành một chuyên gia và dẫn đầu thị trường về ứng dụng công nghệ chế biến X Nguồn: Smyth and Phillips (2002); Buhr (2003); Karkkainen (2003); Can-Trace (2004); Poghosyan et al.(2004); Sparling et al. (2006); Pouliot and Sumner (2008); Chryssochoidis et al. (2009); Wang et al. (2009a) Bảng I. Bảng tóm tắt lợi ích của việc truy xuất 3. Nền tảng Một khảo sát lợi ích định tính của việc truy xuất nguồn gốc được tiến hành với các công ty trong ngành cá ở Khu vực kinh tế châu Âu (EEA), Việt Nam, và Chi Lê. Những công ty này hoạt động trong các công đoạn khác nhau của chuỗi cung ứng, như cung ứng nguyên liệu thô, chế biến, vận tải, thương mại và bán sỉ. Các cuộc phỏng vấn lợi ích định lượng khi chuyển sang một giải pháp truy xuất nguồn gốc mới (chẳng hạn, RFID) được tiến hành ở 08 công ty ngành cá, trong đó 02 công ty chuyên về chế biến (01 ở Ai Len và 01 ở Chi Lê), 01 công ty thương mại Ai Len, và 05 công ty bán sỉ Tây Ban Nha. Bốn trong số 05 công ty này chỉ kinh doanh tại thị trường nội địa, và công ty thứ năm kinh doanh 80% ở thị trường và 20% ở thị trường chung châu Âu. 7 Bài dịch: BENEFITS OF TRACEBILITY IN FISH SUPPLY CHAINS – Case studies Hai phân tích lợi ích - chi phí được tiến hành tại 01 công ty chế biến và 01 công ty thương mại hải sản. Công ty chế biến là một doanh nghiệp nhỏ với 02 chi nhánh, 01 ở Ai Len và 01 ở Pháp. Doanh thu hàng năm khoảng 1 triệu bảng và có 50 nhân viên, sản xuất cá thành phẩm tươi sống, đông lạnh, hun khói, và ướp muối. Công ty này thực hiện truy xuất nguồn gốc bằng giấy tờ thông thường đã nhiều năm, nhưng bây giờ họ quan tâm đến công nghệ Rf-TTI (chỉ báo nhiệt độ thời gian - tần số sóng vô tuyến), công nghệ này là sự kết hợp của RF (tần số sóng vô tuyến) và TTI (chỉ báo nhiệt độ thời gian), và được gắn trên mỗi hộp lớn (master box). Những hộp này có trọng lượng từ 1 - 17,7 kg. Hàng năm, công ty dự định tiêu thụ trung bình khoảng 450 tấn sản phẩm ứng với công nghệ mới này. Việc phân tích lợi ích - chi phí, kích thước hộp trọng lượng 1 kg được sử dụng trong tính toán. Công ty thương mại còn lại có trụ sở tại Ai Len, có chi nhánh tại các nước châu Âu (như Đức, Pháp, Tây Ban Nha, và Hy Lạp), Mỹ và châu Á. Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực tiếp thị và thương mại hải sản (đông lạnh, tươi sống, hun khói, ướp muối), là cầu nối giữa các nhà sản xuất với khách hàng trên toàn thế giới (các công ty chế biến thêm, các công ty bán sỉ, các công ty phân phối, các nhà bán lẻ, các nhà hàng…). Công ty này có doanh thu hàng năm là 400 triệu bảng và 70 nhân viên. Công ty hiện đang ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc bằng giấy tờ, lưu trữ bằng điện tử và cũng sử dụng mã vạch cho một số sản phẩm. Công ty này sẵn sàng triển khai hệ thống gắn các thẻ từ (RFID tag) trên mỗi kiện hàng (pallet). Do khối lượng sản xuất, hộp và các kiện hàng khác nhau nên việc phân tích lợi ích - chi phí được giả định dựa trên khối lượng thương mại bình quân hàng năm là 10 ngàn tấn, kích thước hộp là 3 kg và mỗi kiện hàng xếp 100 hộp. 4. Phương pháp luận 4.1. Khảo sát Ba kiểu bảng câu hỏi được dùng trong nghiên cứu. Đầu tiên, một bảng câu hỏi ngắn (Phụ lục) được gửi đi vào Tháng 12/2008 đến 07 nhà phát triển công nghệ để thu thập chi phí của những giải pháp /hệ thống truy xuất nguồn gốc, nhận được 02 hồi âm. Thứ hai, một bảng câu hỏi khác gồm 07 phần có 21 câu hỏi (Phụ lục) được dùng để phỏng vấn tại 01 công ty chế biến hải sản và 01 công ty thương mại hải sản ở Ai Len để định lượng lợi ích của việc thực hiện những giải pháp/ hệ thống truy xuất nguồn gốc. Phần thứ nhất của bảng câu hỏi này đề cập những thông tin chung về công ty và thái độ của họ về một giải pháp/ hệ thống truy xuất nguồn gốc mới. Từ phần thứ hai đến phần thứ sáu, người trả lời phỏng vấn được hỏi để định lượng lợi ích mà họ nhận được khi thực hiện giải pháp/ hệ thống truy xuất nguồn gốc mới đó bằng 05 loại lợi ích định lượng được liệt kê như Bảng I. Phần cuối cùng là những câu hỏi nhạy cảm hơn, như quy mô và doanh số hàng năm của công ty. Cũng bảng câu hỏi này được gửi đến Chi Lê và Tây Ban Nha để phỏng vấn những công ty hoạt động nghề cá ở đó; nhận được 01 hồi âm từ Chi Lê và 05 hồi âm từ Tây Ban Nha. Người trả lời phỏng vấn hoặc là chủ tịch hoặc là cán bộ điều hành của công ty, vốn am hiểu tình hình sản xuất và kinh doanh của họ. Các cuộc phỏng vấn được tiến hành vào Tháng 12/2008, Tháng 01 và Tháng 02/2009. Bảng câu hỏi được gửi bằng e-mail trước 01 tháng cho các công ty chuẩn bị. Mỗi bài phỏng vấn mất từ 45 đến 60 phút. Thông tin từ cuộc khảo sát thứ nhất và thứ hai được dùng trong phân tích lợi ích - chi phí. Cuối cùng, để khảo sát trên diện rộng về thái độ của các công ty đối với việc thực hiện truy xuất nguồn gốc và những lợi ích, 01 bảng câu hỏi trực tuyến được triển khai vào Tháng 01 và 02/2009 dùng thang đo 5 bậc, trong đó 1 là “rất không chắc chắn” đến 5 là “rất chắc chắn” (Phụ lục). Bảng câu hỏi này được chấp nhận và chỉnh sửa từ bảng câu hỏi được dùng trong dự án của chúng tôi cho ngành công nghiệp hải sản Trung Quốc (Wang et al., 2009a, b). Trong một phần của bảng câu hỏi này, các công ty được hỏi họ định tính lợi ích của việc thực hiện 8 Bài dịch: BENEFITS OF TRACEBILITY IN FISH SUPPLY CHAINS – Case studies những giải pháp/ hệ thống truy xuất nguồn gốc như thế nào bằng cách đánh giá câu trả lời của họ. Do đó, đáng để nhận xét rằng định tính ở đây là cách các công ty nhận thức được những lợi ích. Nó không có nghĩa là tất cả lợi ích được sắp xếp trong bảng câu hỏi không thể được lượng hóa thành tiền. Nhóm được nghiên cứu là những công ty hải sản (nhà kinh doanh, nhà chế biến, nhà cung ứng, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu). 120 lời mời tham gia cuộc khảo sát trực tuyến, và nhận được 24 câu trả lời (12 từ những công ty ở EEA, 01 từ Chi Lê và 11 từ Việt Nam). Tất cả những bảng câu hỏi trên được phát triển hoặc chấp nhận dựa trên kết quả từ tổng quan lý thuyết, đề xuất của các chuyên gia, và được thử nghiệm với một vài công ty tiên phong để chỉnh sửa hoàn thiện trước khi gửi đi khảo sát thực sự. 4.2. Những nghiên cứu tình huống của các công ty được lựa chọn Những phân tích lợi ích - chi phí của việc thực hiện những hệ thống truy xuất nguồn gốc được tiến hành cho 02 công ty đã được đề cập trước đó (01 chế biến và 01 thương mại). Chi phí của hệ thống truy xuất dựa trên sự phân tích kết quả của bảng câu hỏi ngắn đối với các nhà phát triển công nghệ, trong khi lợi ích được thu thập từ những cuộc phỏng vấn với các công ty được lựa chọn. 4.3. Phương pháp phân tích lợi ích - chi phí Hiện giá ròng (NPV), được dùng là tiêu chí chính trong phân tích lợi ích - chi phí của 02 nghiên cứu tình huống, được tính bởi công thức sau đây (Boardman et al., 2006): n NPV = ∑ NB t /(1+r) t t=0 Với t là thời gian của dòng tiền; n là thời gian tính toán (vòng đời) của dự án; r là suất chiết khấu, là lãi suất sinh lợi của một khoản đầu tư trên thị trường tài chính có mức rủi ro tương tự), NB t là lợi ích ròng tại thời gian t, = B t - C t , mà B t , C t lần lượt là lợi ích, chi phí phát sinh tại thời gian t. Chi phí liên quan tới cấu trúc thường xuyên không được đưa vào tính toán. Thêm nữa, Euro thực trước thuế và suất chiết khấu thực trước thuế được dùng khi phân tích được giả định để phản ánh tổng lợi ích xảy ra với nhà sản xuất và nhà thương mại. Thêm nữa, giả định rằng việc thực hiện dự án sẽ không ảnh hưởng đến giá thị trường của đầu vào sản xuất, kinh doanh bởi vì quy mô nhỏ của nó (Bell and Devarajan, 1983; Dreze and Stern, 2001). Giả định dưới đây được dùng trong tính toán của 02 nghiên cứu tình huống: - Suất chiết khấu thực 4,5% được dùng cho kịch bản bình thường; phân tích độ nhạy với suất chiết khấu từ 2,4% đến 7% (dữ liệu này được dùng hiện hành ở các nước châu Âu) (Evans and Sezer, 2005). - Khung thời gian của hệ thống truy xuất là 05 năm (dựa trên hồi âm từ các nhà phát triển công nghệ). - Dòng tiền đầu tiên xảy ra vào cuối mỗi năm (từ năm đầu tiên). - Bởi vì hệ thống gồm có những khoản mục có tuổi thọ ngắn có mối liên hệ với nhau, khấu hao được bỏ ra ngoài tính toán. - Giá trị thanh lý của những khoản mục hệ thống bằng 0 (nghĩa là chi phí được đánh giá rất cao). Trong cả 02 nghiên cứu tình huống, 03 kịch bản được xem xét là: bình thường, xấu nhất và tốt nhất. Kịch bản bình thường có suất chiết khấu là 4,5%; chi phí được ước tính trung bình; lợi ích được ấn định với 02 giá trị: thấp có nghĩa là giới hạn dưới của lợi ích ước tính, cao có nghĩa là giới hạn trên của lợi ích ước tính. Kịch bản xấu nhất có suất chiết khấu là 7%; chi phí 9 Bài dịch: BENEFITS OF TRACEBILITY IN FISH SUPPLY CHAINS – Case studies được ước tính tối đa; lợi ích được ước tính ở giới hạn dưới. Và kịch bản tốt nhất có suất chiết khấu là 2,4%; chi phí được ước tính thấp nhất; lợi ích được ước tính ở giới hạn trên. 4.4. Phân tích dữ liệu Bài kiểm nghiệm Wilcoxon W cho 02 mẫu độc lập tại mức ý nghĩa 0,05 được tiến hành, dùng phần mềm thống kê SPSS phiên bản 16, để thấy có sự khác nhau nào không về điểm số trung bình lợi ích nhận được giữa các công ty Việt Nam và nhóm các công ty EEA. Microsoft Excel 2007 được dùng để tính điểm số trung bình, hiện giá của lợi ích và chi phí, hiện giá ròng, phân tích độ nhạy, và vẽ đồ thị. 5. Kết quả và thảo luận 5.1. Định tính lợi ích của việc truy xuất nguồn gốc Kết quả từ khảo sát lợi ích định tính của việc truy xuất nguồn gốc được trình bày trong Biểu đồ 1. Điểm số trung bình của các công ty trong cùng vùng được cho 11 công ty Việt Nam và 12 công ty EEA, trong khi giá trị điểm số đơn lẻ được thể hiện đối với công ty Chi Lê. Điểm số trung bình thông qua 24 công ty cũng được thể hiện. Từ Biểu đồ 1, có thể thấy rằng các công ty xem cải thiện việc quản lý chuỗi cung ứng là lợi ích quan trọng nhất của việc truy xuất nguồn gốc. Những lợi ích khác gồm tăng khả năng duy trì khách hàng hiện hữu, cải tiến chất lượng sản phẩm, khác biệt hóa sản phẩm, và giảm khiếu nại từ khách hàng. Nhìn chung, các công ty Việt Nam và EEA đã nhận thức được rằng việc truy xuất nguồn gốc có thể giảm các vụ kiện tụng và trách nhiệm pháp lý, trong khi công ty Chi Lê không nhận thức được điều này. Nhóm các công ty EEA và Chi Lê còn nhận thấy lợi ích của việc truy xuất nguồn gốc là giảm hư hỏng sản phẩm. Những lợi ích này còn được xem xét và/ hoặc được báo cáo trong những lĩnh vực thực phẩm khác, chẳng hạn, cải tiến việc quản lý cung ứng (Golan et al., 2004); nâng cao chất lượng sản phẩm (Poghosyan et al., 2004; Chryssochoidis et al., 2009); giữ vững thị trường thịt bò ở những nước có yêu cầu việc truy xuất nguồn gốc (Souza-Monteiro and Caswell, 2004); khác biệt hóa sản phẩm trong ngành trái cây và rau quả (Golan et al., 2004), hay lĩnh vực sản xuất bơ sữa (Sparling et al., 2006). 10 [...]... chất lượng Lợi ích 01 lần với việc truy xuất nguồn gốc Lợi ích hàng năm với việc truy xuất nguồn gốc Lợi ích khác Lợi ích 01 lần với việc truy xuất nguồn gốc Lợi ích hàng năm với việc truy xuất nguồn gốc Với khả năng hiện tại 0% 0% 0% Với hệ thống mới 0,2% 0% 0,3% Ghi chú Khó/Chủ quan G Quy mô kinh doanh: câu hỏi 19 đến 21 19 Vui lòng cho biết thị phần của bạn trong những thị trường chính Trong nước... tính của việc truy xuất nguồn gốc từ góc nhìn của các công ty Cải tiến việc quản lý chuỗi cung ứng được kỳ vọng là lợi ích quan trọng nhất của việc truy xuất nguồn gốc này Các lợi ích khác là tăng khả năng duy trì khách hàng hiện hữu, cải tiến chất lượng sản phẩm, khác biệt hóa sản phẩm, và giảm khiếu nại từ khách hàng Những kết quả trong tài liệu này đưa ta bằng chứng thực tế cho việc ủng hộ việc truy. .. Nghiên cứu trong tương lai với mẫu lớn hơn là cần thiết Bài viết cũng mô tả những lợi ích định lượng của việc áp dụng những giải pháp mới về truy xuất nguồn gốc để đáp ứng mong muốn của ngành công nghiệp trong việc thay đổi một hệ thống truy xuất nguồn gốc tiên tiến hơn Những công ty ở những công đoạn khác nhau trong chuỗi cung ứng hải sản nhận thức những lợi ích khác nhau Nhìn chung, những lợi ích được... nguồn gốc hơn 05 năm trước năm 2005, ngược lại trả lời câu hỏi (5b) nếu công ty bạn thực hiện truy xuất nguồn gốc ngay trước hay sau quy định năm 2005 5a Quy định truy xuất nguồn gốc năm 2005 của EU đã thay đổi/ ảnh hưởng hệ thống truy xuất nguồn gốc của bạn và việc kinh doanh của bạn thế nào? Không thay đổi Thay đổi để phù hợp với luật Tốt hơn Xấu hơn Ý kiến khác Hệ thống truy xuất nguồn gốc x Việc. .. hơn bằng việc tiếp thị đơn giản là sản phẩm được truy xuất Sparling et al (2006) còn khám phá ra rằng các công ty sản xuất bơ sữa nhận thức việc được giá bán cao hơn không là lợi ích quan trọng của việc truy xuất nguồn gốc Tuy nhiên, phần lớn các công ty hải sản trong nghiên cứu này đều mong đợi có thể tăng trưởng thị trường nhờ giải pháp truy xuất nguồn gốc mới Có lẽ giải pháp truy xuất nguồn gốc mới... dụng hệ thống/ giải pháp truy xuất nguồn gốc mới* (tấn/ năm) (dựa trên số liệu giao dịch hiện tại) Tối thiểu:…………… ; Tối đa:……………… ; Trung bình: 450 * Hệ thống/ giải pháp truy xuất nguồn gốc mới ở đây có nghĩa là hệ thống mà bạn muốn sử dụng trong tương lai thay cho hệ thống/ giải pháp truy xuất nguồn gốc hiện tại 4 Bạn muốn sử dụng truy xuất nguồn gốc để quảng cáo sản phẩm của bạn như thế nào? Đánh... phối chi phí và lợi ích của việc thực hiện truy xuất nguồn gốc (Can-Trace, 2004) Lời cám ơn Phần chính của nghiên cứu được mô tả trong tài liệu này là một phần trong khung thứ sáu của dự án được tài trợ bởi EC mang tên “Phát triển những công nghệ mới để cải thiện sự an toàn, minh bạch và đảm bảo chất lượng của dây chuyền cung ứng thực phẩm đông lạnh/ đông đá - trường hợp kiểm tra của cá và gia cầm” với... Những lợi ích có được khi sử dụng truy xuất nguồn gốc hiện tại so với không sử dụng truy xuất nguồn gốc từ việc có thể bán sản phẩm với giá cao hơn (ước tính % mức đóng góp của sản phẩm được truy xuất nguồn gốc vào doanh thu hàng năm) 0%  ≤ 2%  ≤ 5%  ≤ 10%  ≤ 15%  ≤ 20%  > 20%  21 Bài dịch: BENEFITS OF TRACEBILITY IN FISH SUPPLY CHAINS – Case studies 6 Bạn mong đợi hệ thống truy xuất nguồn gốc. .. lòng nêu rõ thực trạng thực hiện truy xuất nguồn gốc của công ty bạn Có thể chọn hơn 01 đáp án  Không thực hiện  Sử dụng giấy tờ  Dữ liệu đánh máy  Sử dụng mã vạch  E-exchange 6 Bạn có muốn thay đổi hệ thống/ giải pháp truy xuất nguồn gốc hiện tại?  Có  Không 19 Bài dịch: BENEFITS OF TRACEBILITY IN FISH SUPPLY CHAINS – Case studies 7 Bạn có muốn thay đổi hiện trạng truy xuất nguồn gốc của bạn thành... điều kiện và trường hợp cụ thể Việc mở rộng những phân tích lợi ích - chi phí với quy mô rộng hơn cần được tiến hành để đánh giá lại những lợi ích ròng (Boardman et al., 2006) của việc áp dụng những giải pháp truy xuất nguồn gốc mới Bởi vì 02 nghiên cứu tình huống không có cùng chuỗi cung ứng và nó nhắm đến những giải pháp truy xuất nguồn gốc khác nhau (Rf-TTI với thẻ kích hoạt RFID) và quyết định sử . nhận thức lợi ích của việc thực hiện truy xuất nguồn gốc như thế nào. Ngoài ra, báo cáo này còn tiến hành phân tích lợi ích - chi phí trong việc ứng dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc mới cho 02 công. Định tính lợi ích của việc truy xuất nguồn gốc Kết quả từ khảo sát lợi ích định tính của việc truy xuất nguồn gốc được trình bày trong Biểu đồ 1. Điểm số trung bình của các công ty trong cùng. người thực hiện khác nhau trong chuỗi cung ứng thực phẩm về mặt phân phối/ tái phân phối chi phí và lợi ích của việc thực hiện truy xuất nguồn gốc (Can-Trace, 2004). Lời cám ơn Phần chính của nghiên

Ngày đăng: 02/11/2014, 19:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w