Hiện nay,cơ sở hạ tần đều được nâng cấp,điện nước cũng phụ khắp các thôn xóm ,làng xã đa số các nhà đều có điện thắp sáng,nhà nhà đều có đầu đĩa ti vi xem truyền hình hoặc hát Karaoke để
Trang 1Phần mở đầu
I/ Bối Cảnh Lịch Sử
Trường THPT Dân Tộc Nội Trú An Giang ở trên địa bàn ấp Cây Me xã Châu Lăng
Huyện Tri Tôn Tỉnh An Giang.Huyện Tỉnh Biên và Huyện Tri Tôn là 2 huyện có đong đồng bào dân tộc khmer và đều được học hầu hết ở tất cả các trường Huyện Tri Tôn có 14 xã và 2 thị trấn.Huyện Tri Tôn dân số trung bình toàn huyện tính trong năm 2008 khoảng 140.821
người,đến năm 2011 tăng hơn khoảng 130.665 người
Về giáo dục Trung Học Cơ Sở gồm 15 trường tập trung ở tất cả các xã,tổng số giáo viên
có khoảng 400 giáo viên,riêng giáo viên dạy âm nhạc tính đến nay có khoảng 14 người (Trường THPT Dân Tộc Nội Trú An Giang và Trường Thị Trấn Tri Tôn mỗi trường có 2 giáo viên dạy
âm nhạc).Đa số tất cả các giáo viên đều có trình độ tốt nghiệp Cao Đẳng Âm Nhạc trở lên
Hiện nay,cơ sở hạ tần đều được nâng cấp,điện nước cũng phụ khắp các thôn xóm ,làng xã
đa số các nhà đều có điện thắp sáng,nhà nhà đều có đầu đĩa ti vi xem truyền hình hoặc hát Karaoke để giải trí ,đường xá đều được nâng cấp và mở rộng thêm con đường đến các nơi hẻo lánh xa sôi.Tất cả các trường đều trang bị CNTT máy chiếu và máy vi tính giúp cho giáo viên
có điều kiện ứng dụng CNTT trong giảng dạy sinh động và đạt kết quả cao hơn
Trong những năm vừa qua ,đa số các trường đều tham gia hội thi văn nghệ do phòng giáo dục tổ chức hoặc các ban nghành khác tổ chức và đạt kết quả cao.Về phía nhà trường ,giáo viên
tổ chức hội thi văn nghệ ở các lớp hoặc tổ chức hội diễn văn nghệ để chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam và các ngày lễ ,ngày hội ,ngày tết trong năm…
Nhìn chung nhờ sự quan tâm của Đảng và nhà nước ,giáo dục huyện Tri Tôn không ngừng phát triển Riêng môn Âm Nhạc,các giáo viên cũng không ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ ,không ngừng học hỏi để phát triển tay nghề,không ngừng nghiên cứu các bước giảng dạy giúp cho học sinh nắm được nội dung của bài học, tìm hiểu những biển pháp giúp học sinh
dễ hiệu, học đạt kết quả cao.Đặc biệt có sự quan tâm nhiều hơn các em là người dân tộc Khmer
II/ Lý Do Chọn Đề Tài
Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật dùng âm thanh để diễn đạt tình cảm, cảm xúc của con người Nó được chia ra hai loại chính: thanh nhạc và khí nhạc Thanh nhạc là âm nhạc dựa trên lời hát thể hiện rõ ý tưởng và tình cảm Còn khí nhạc là âm nhạc dựa trên âm thanh thuần tuý của các nhạc cụ, nên trừu tượng, gây cảm giác và sự liên tưởng
Qua thời gian giảng dạy và nghiên cứu ,phân môn học hát là phần rất quan trọng trong chương trình dạy âm nhạc ở cấp THCS.Nó tạo không khí trong tiết dạy thêm thoại mái và phấn khởi.Tuy nhiên ,phân môn này cũng dễ gây nhàm chán nếu chúng ta không biết vận dụng kĩ năng sử dụng nhạc cụ đúng giai điệu của bài và phân phối thời gian không phù hợp.
Từ yêu cầu của việc đổi mới phương pháp là phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh.Nên ứng dụng công nghệ thông tin hát karaoke trong giảng dạy rất quang trọng, giải quyêt được sử bỡ ngỡ của học sinh nhất là học sinh người dân tộc Có như vậy các em mới có điều kiện khắc phục khó khăn tiếp nhận kiến thức mới
Cũng từ tâm lý lứa tuổi học sinh là lứa tuổi nhạy cảm hiếu động ham thích ca hát Nếu giáo viên gây được hứng thú trong bài dạy sẽ tạo cho học sinh sự phấn chấn, hào hứng để tiêp thu bài học một cách có hiệu quả
Trang 2Từ thực tiễn giảng dạy, cũng như thực tiễn của học sinh nông thôn và học sinh ở thành thị ,đều có điều kiện để tiếp thu và nhận thức được về phân môn học hát, nếu giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin hát karaoke trong giảng dạy sẽ tạo được phương pháp tự học và giúp cho học sinh say mê học tập
Từ những lý do nói trên, bản thân tôi nhận thấy việc ứng dụng CNTT hát karaoke giảng dạy trong phân môn học hát cho học sinh là một trong những giải pháp hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng trong việc dạy và học Vì vậy nó là động lực giúp tôi đi sâu nghiên cứu và đúc kết thành bài kinh nghiệm với đề tài:Ứng Dụng CNTT hát Karaoke trong giảng dạy của phân môn học hát
III/ Phạm vi nghiên cứu
-Đặt biệt Trường THPT Dân Tộc Nội Trú An Giang là học sinh người dân tộc khmer,nên khả năng tiếp thu còn hạn chế
-Học sinh của trường còn thủ động trong lớp học
-Do thời gian có hạn nên Tôi chỉ ứng dụng cho học sinh khối 6,7,8 của Trường THPT Dân Tộc Nội Trú An Giang
IV/Đổi Mới Trong Kết Quả Nghiên Cứu
Mục đích nghiên cứu nhằm nâng cao thành tích trong phân môn học hát
Để nâng cao mục đích nghiên cứu của đề tài :
-Phòng học phải trang bị loa,đầu hát đĩa VCD,tivi,hoặc máy vi tính để trình chiếu
-Giáo viên phải có đĩa nhạc VCD karaoke khối 6,7,8 (file bài hát karaoke khối 6,7,8) và bài hát tắt được tiếng hát
-Nếu sử dụng vi tính phải có chương trinh hero 3000 hoặc chương trình tắt được tiếng hát
NỘI DUNG ĐỀ TÀI I/Cơ Sở Lý Luận
Như chúng ta đã biết âm nhạc có vai trò rất to lớn, âm nhạc đem đến những khoái cảm thẩm mỹ cao, là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người
Trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo âm nhạc có điều kiện phát triển những bước cao hơn Cho đến ngày nay, việc đưa âm nhạc vào học đường đã được chú trọng, vì
những lợi ích quan trọng của nó trong việc giáo dục học sinh thành những con người toàn diện Bởi vậy ,việc dạy âm nhạc ở trường THCS, mặc dù không nhằm đào tạo các em thành những con người hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp, mà chủ yếu là giáo dục văn hoá âm nhạc, làm cho các em yêu thích nghệ thuật ca hát đúng giai điệu của bài hát,nên ứng dụng hát karaoke trong giảng dạy hình thành ở các em có một cách nghe và hát bài hát đúng nhịp,đúng điệu ,đúng lời ca của bài hát,và tạo cho các em có một sự vui vẻ trong sang khi trinh bày hoàn thiện một bài hát, đó cũng là một cách tư duy sắc sảo, giàu tình cảm nhanh nhẹn hoạt bát và sống vui tươi Âm nhạc phát triển tối đa những tố chất sinh lý, những phẩm chất tâm lý của lứa
Trang 3tuổi học sinh, tạo điều để các em hoàn chỉnh và cân đối về tâm hồn, trí tuệ và thể chất, làm phong phú tình cảm của lứa tuổi học trò
Môn âm nhạc nói chung ,phân môn học hát nói riêng,không là một môn học còn mới mẻ
nó giống những môn học khác, nhưng môn học này mang tính nghệ thuật cao, học sinh học theo phương châm học vui- vui học Vì vậy tạo cho các em say mê hứng thú học tập và có kiến thức phù hợp nên ứng dụng hát karaoke trong giảng dạy là rất cần thiết
Là một giáo viên giảng dạy bộ môn âm nhạc, bản thân tôi nhận thấy đó là một trong những yếu tố hết sức quan trọng
II Thực Trạng Của Vấn Đề
Thực tế các em chỉ nhìn vào sách giáo khoa và hát với nhạc đệm nên các em còn mơ hồ,không chắt chắn hát đúng lắm,nhưng khi ứng dụng phần hát karaoke này ,nó giúp các em có bản lĩnh hơn ,vì đã có màu tô chữ theo nhạc đệm của bài hát.Khi nhạc đệm có giai điệu bài hát tới đâu thì nó sẽ tô màu chữ tới đó như vậy các em không còn mơ hồ nữa và cứ bình tĩnh mà hát theo màu tô chữ
Qua việc tìm hiểu nghiên cứu,bản thân tôi sưu tầm bài hát của ba khối (khối 6,7,8)làm thành đĩa VCD karaoke có kèm theo trong bài sáng kiến này
Xuất phát từ sự thay đổi về mặt tâm sinh lý lứa tuổi và một số học sinh còn xem môn học
âm nhạc là một môn phụ, các em chỉ quan tâm đến môn học mà các em đã định hướng cho nghề nghiệp tương lai sau này nên một số học sinh chưa thực sự hứng thú học
Các năm về trước, đi thực tế tại các trường tôi thấy một số giáo viên đào tạo chuyên sâu vào môn nhạc còn ít, có nhiều giáo viên dạy môn khác còn thiếu tiết hoặc có một ít hiểu biết về
âm nhạc được kèm theo cả môn nhạc nữa, nên trong quá trình dạy chưa đáp ứng hết yêu cầu của bộ môn cũng như không đáp ứng phân môn học hát cũng như khả năng sử dụng nhạc cụ của giáo viên còn yếu.Hiện nay ,trình độ giáo viên dạy nhạc ngày càng nâng cao nên khả năng sử dụng nhạc cụ và kiến thức giảng dạy âm nhạc cũng tiến bộ nên giúp việc dạy ứng dụng hát karaoke càng hoàn thiện hơn
III/ Các Biện Pháp Tiến Hành Để Giải Quyết Vấn Đề
Sau đây Tôi đưa ra một giải pháp ứng dụng hát karaoke trong phân môn học hát lớp 7 với bài hát:Chúng Em Cần Hoà Bình(Hoàng Long-Hoàng Lân)
1/Mục tiêu
-Kiến thức :học sinh hát đúng giai điệu và lời ca của bài hát
-Kỹ năng:
+Học sinh biết cách vào nhịp của bài hát
+Học sinh biết trình bài qua vài cách hát tập thể như;hoà giọng,hát lĩnh xướng,hướng dẫn một vài động tác phụ hạo cho bài hát
-Thái độ:qua nội dung của bài hát giáo dục các em có thái độ than ái với mọi người,biết yêu quí và bảo vệ nên hoà bình trên trái đất
-Thời gian :tuỳ theo trình độ của học sinh mà giáo viên uyển chuyển cho phù hợp với lớp
Trang 42/Chuẩn bị
-Chuẩn bị của giáo viên :nhạc cụ(đàn organ),nhạc đệm,bài hát có phần hát karaoke,máy chiếu.(đầu hát đĩa VCD)
-Chuẩn bị của học sinh:sách giáo khoa,vở ghi chép
3/Hoạt Động Dạy Và Học
a.Ổn định lớp -Giáo viên điểm danh
-Kiểm tra bài cũ(nếu có) 5 phút
b.Giáo án bài dạy -Tiến trình bài dạy
Thời
Gian
Hoạt động
của GV
động của HS
3 phút
-Giáo Viên
ghi bảng
-Giáo viên
giới thiệu
Tiết 9 Học hát bài:Chúng Em Cần Hoà Bình
Nhạc và lời:Hoàng Lonng –Hoàng Lân
I/Giới thiệu bài
1/Giới thiệu tác giả
-Cho HS nghe một đoạn bài hát của 2 tác giả hoặc 1 trong hai tác giả của bài hát
-Bài hát vừa rồi tác giả là ai?
-GV tóm tắc về tác giả
- Nhạc sĩ Hoàng Long và nhạc sĩ Hoàng Lân là anh
em sinh đôi, sinh ngày 18/6/1942 tại thị xã Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc), người anh là Hoàng Long cất
tiếng chào đời trước Hoàng Lân 15 phút
Sinh tại Vĩnh Yên nhưng từ nhỏ đến lớn, họ sống ở thị xã Sơn Tây (Hà Nội) trong hoàn cảnh gia đình khá đặc biệt: bố mất sớm từ khi Hoàng Long - Hoàng Lân mới 10 tháng tuổi;
mẹ dạy học, rồi đi bước nữa, 2 anh em ở với bà nội cho đến khi khôn lớn.Hoàng Long có tên thật là Nguyễn Hoàng Long; còn Hoàng Lân là Nguyễn Hoàng Lân
-HS ghi bài
-Học sinh nghe
Nhạc sĩ Hoàng Long và Hoàng Lân
Trang 52 phút
3 phút
1 phút
3 phút
-Giáo viên
thực hiện
Giáo viên
yêu cầu HS
đọc
-GV có thể
hát(mở bài
hát)
-GV đàn
-GV hỏi
+Tác phẩm:Em đi thăm miền nam,Bác Hồ người cho em tất cả,Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác,Những bong hoa những bài ca,Đi học về…
2/Giới thiệu và dạy bài hát
-Trong lịch sử phát triển nhân loại,chiến tranh ,bệnh dịch và thiên tai là những mối đe doạ và thiệt hại về tài sản và con người ảnh hưởng đến sử phát triển xã hội cũng như cuộc sống của chúng ta cho nên nhạc sĩ Hoàng Long và Hoàng Lân đã viết bài hát để nói lên ước vọng của tuổi thơ mong muốn cuộc sống yên vui đầy tình thân ái ,đó chính là nội dung của bài hát Chúng Em Cần Hoà Bình
2/Nghe hát mẫu -Mở bài hát có lời karaoke (GV hát mẫu)
3/Khởi động giọng -Khởi động giọng theo từng mẫu của giáo viên 4/Nhận xét
- Ô nhịp đầu tiên là ô nhịp gì?(nhịp lấy đà)
-Kí hiệu gi?(dấu nối,dấu nhác lại,khung thay đổi,dấu lặng đen ,lặng đơn…)
-HS đọc
-HS nghe
HS thực hiện
-HS trả lời
Trang 63 phút
10 phút
4 phút
3 phút
-GV yêu
cầu
-GV mở bài
hát
-GV yêu
cầu
GV
đàn(dùng
đĩa có nhạc
đệm )
-Gv giới
thiệu
-Chia đoạn +Bài hát gồm có 2 đoạn Đoạn 1 có hai lời,đoạn 2 có 1 lời +Đoạn 1 :Từ đầu đến trong tình yêu thương
+Đoạn 2:Phần còn lại -Đánh dấu chỗ lấy hơi 5/Hát nhẫm(hát thầm) -Hát thầm theo bài hát karaoke
6/Hát thành tiếng(khoảng 2 lần) -Tắt phần có lời của bài hát -Nhắc nhở khi hát chú ý những chỗ có dấu nối,những chỗ lấy hơi
-Khi hát cần hướng dẫn cách phát âm ,nhận xét sau mỗi lần hát để HS kịp thời sữa chữa,chú ý hát rõ tính chất đảo phách
7/Liên hệ thực tế -Tập làm quen cho học sinh hát nhạc đêm (playback) để học sinh có thể tham gia các phong trào văn nghệ ,các hội thi ca múa nhạc cấp trường ,cấp huyện…học sinh không bị bở ngỡ -Yêu cầu học sinh hát thầm qua 1 lần
-Hát thành tiếng,chú ý sữa sai
8/Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh -Qua nội dung của bài hát giáo dục các em có thái độ thân ái với mọi người,biết yêu quí và bảo vệ nên hoà bình trên trái đất.giáo viên kể câu chuyển:Bác Hồ -hiện thân của tình
đoàn kết các dân tộc Việt Nam
Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân của tình đoàn kết các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam
Sinh thời, Bác Hồ thường gọi mọi người dân và toàn dân ta là đồng bào, thể hiện một tình cảm tốt đẹp
về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam trong truyền thống lịch sử
Trong suy nghĩ và việc làm của Bác thì nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng chân lý ấy không bao giờ thay đổi
Bác Hồ thăm một gia đình đồng bào dân tộc Dao ở xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang (1952)
-HS thực hiện
-HS chú ý hát nhẫm -Hs hát
-Hs hát
-HS nghe
và cảm nhận
Trang 76 phút
2 phút
-GV yêu
cầu
-GV yêu
cầu
Khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 mới thắng lợi, trước những sự chia rẽ dân tộc của kẻ thù, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định chính sách đoàn kết dân tộc và nêu rõ: Cộng đồng các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam dù là dân tộc đa số hay dân tộc thiểu số "đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt", có chung giang sơn và chính phủ nên phải đoàn kết, thật sự bình đẳng, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau để kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công…
(Tài liệu sưu tầm,trích một đoạn của Phạm Văn Khánh (Báo Nhân Dân)
II/Cũng cố -Gọi học sinh lên hát từng dãy,hát từng nhóm , hát cá nhân (khoảng 3 em).Hát karaoke.nhận xét và cho điểm
-Đối với học sinh giỏi,cho hát nhạc đệm(3học sinh).nhận xét
và cho điểm
III/Dặn dò -Yêu cầu học sinh học thuộc bài ,tập hát đúng nhịp
-Yêu cầu học sinh thực hiện theo yêu cầu các câu hỏi trong sách giáo khoa
-Chuẩn bị bài tiếp theo
HS thực hiện
HS thực hiện
IV Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm
Với sự áp dụng các biện pháp nói trên, tôi được phân công giảng dạy bộ môn âm nhạc Tôi nhận thấy đa số học sinh đều rất thích hát , cả học sinh yếu cũng thích học hát với phần ứng dụng karaoke này,các lớp qua kiểm tra đều đạt kết quả cao
Áp dụng phần ứng dụng CNTT hát karaoke trong giảng dạy , có nhiều em tinh tưởng vào bản thân và xung phong lên hát,nhiều em cũng muốn chứng tỏ ra mình có năng khiếu hát trong phân môn học hát
Phần Kết luận
I/ Những Bài Học Kinh Nghiệm
Từ thực tế giảng dạy, kết quả đạt được qua việc áp dụng các biện pháp nói trên, bản thân tôi đúc rút ra một số kinh nghiệm như sau:
Để học sinh hát được trong phân môn học hát ,giáo viên nắm được tình hình học tập của lớp,nên áp dụng phần ứng dụng karaoke trong lớp học có hiệu quả hơn
-Áp dụng phần ứng dụng karaoke trong giảng dạy ở trong lớp học có hiệu quả,và ở nhà học sinh cũng có thể hát mở đĩa hát bình thường,và xem như là phương pháp tự học của học sinh ở nhà
- Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải biết phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh
Trang 8- Giáo viên cần phải nắm đặc trưng của bộ môn, có phương pháp dạy học linh hoạt sáng tạo, phải tìm mọi cách để cải tiến cách dạy từng phân môn theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh, bổ sung sáng tạo thêm nhiều thủ pháp sinh động, hấp dẫn, đa dạng hóa cách thức truyền đạt ở mỗi bài học
II/ Ý Nghĩa Của SKKN
- Tạo điều kiện cho nhà trường có đầy đủ các phương tiện dạy học, giáo viên phải biết sử dụng phương tiện dạy học đúng theo phân môn của mình
- Trong các tiết học giáo viên phải tạo cho các em sự hứng thú từ đầu đến hết tiết học, tạo cho các em sự hứng thú vui tươi bởi vì đặc trưng bộ môn đó là học vui- vui học, tránh gò ép đối với học sinh
- Tăng cường các hoạt động âm nhạc trong lớp trong trường bằng hình thức tổ chức hội thi văn nghệ ngoại khóa
Muốn thực hiện những nội dung trên có hiệu quả đòi hỏi mỗi giáo viên phải không ngừng nâng cao kiến thức, tạo cho mình một trình độ chuyên môn vững vàng, thường xuyên học hỏi rút kinh nghiệm ở các đồng nghiệp
III/Khả Năng Ứng Dụng ,Triển Khai
-Qua nhiều năm giảng dạy,tất cả các giáo viên ở hầu hết các trường,riêng môn âm nhạc các giáo viên đều có thể sử dụng được máy vi tính
-Trong hội đồng bộ môn các giáo viên âm nhạc đều được làm quen và tập huấn một số chương trình về âm nhạc
-Ở các trường Cao Đẳng,Đại Học các giáo viên đều có học và thực hành vi tính
Hầu hết giáo viên đã có kiến thức về tinh học,nên khả năng ứng dụng CNTT hát karaoke trong giảng dạy phân môn học hát đều sử dụng được.Riêng học sinh cũng có thể sử dụng dầu đĩa VCD để hát cũng là một vấn đề rất đơn giản
Hiện nay ở các trường đều trang bị đầy đủ cơ sở vật chất và ứng dụng CNTT ngày càng tiến
bộ trong trường học,nên việc triển khai trong phân môn học hát rất thích hợp cho việc giảng dạy và học tập
Tóm lại,phần ứng dụng CNTT hát karaoke trong giảng dạy ở phân môn học hát tất cả giáo viên và học sinh đều có khả năng sử dụng được
IV/ Những đề xuất kiến nghị
Vì đây là một môn học mang tính đặc trưng riêng nên cần phải có phòng học nghệ thuật, trang bị thêm một số tranh ảnh, tài liệu phục vụ môn học
- Để áp dụng phần ứng dụng karaoke trong lớp học có hiệu quả cần phải trang bị:
+Giáo viên phải có bài hát Karaoke trong giảng dạy
+Đầu đọc đĩa VCD
+Trong máy vi tinh phải có chương trình Hero 3000 hoặc chương trình walaoke và các chương trình khác có phần tắt tiếng hát
Trang 9-Căn cứ vào ý nghĩa của SKKN và khả năng ứng dụng của giáo viên và các biển pháp tiến hành giải quyết vấn đề.Tôi xin kiến nghị với lãnh đạo cấp trên nên mở rộng và vận dụng CNTT trong giảng dạy bằng phương pháp hát karaoke trong phân môn học hát ở các trường học
Tài liệu tham khảo
-Tham khảo trên mạng internet
-Sưu tầm phần mềm Hero 3000
-Sưu tầm bài hát khối 6,7,8
5.Hướng dẫn tắt tiếng trong chương trình Hero 3000
Đây là giao diễn chương trình tắt tiếng phần hát karaoke
Trang 10Bấm tìm chỗ chứa tên bài hát
Bấm chọn bài hát