Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 72 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
72
Dung lượng
595 KB
Nội dung
Chương I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Hoạt động của doanh nghiệp và vấn đề tài chính 1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế thực hiện các hoạt động sản xuất, cung ứng hàng hóa cho người tiêu dùng qua trị trường nhằm mục đích sinh lời. Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào như nhà xưởng, thiết bị, nguyên vật liệu… và sức lao động để tạo ra yếu tố đầu ra là hàng hóa và tiêu thụ hàng hóa đó để thu lợi nhuận. Trong nền kinh tế thị trường để có các yếu tó đầu vào đòi hỏi doanh nghiệp phải có lượng vốn tiền tệ nhất định. Với từng loại hình pháp lý tổ chức, doanh nghiệp có phương thức thích hợp tạo lập số vốn tiền tệ ban đầu, từ số vốn đó doanh nghiệp mua sắm các yếu tố đầu vào. Sau khi sản xuất xong, doanh nghiệp thực hiện bán hàng hóa và thu được tiền bán hàng. Với số tiền bán hàng, doanh nghiệp sử dụng để bù đắp các khoản chi phí vật chất đã tiêu hao, trả tiền công cho người lao động, các khoản chi phí khác, nộp thuế cho nhà nước và phần còn lại là lợi nhuận sau thuế, doanh nghiệp tiếp tục phân phối số lợi nhuận này. Như vậy, quá trình hoạt động của doanh nghiệp cũng là quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ hợp thành hoạt động tài chính của doanh nghiệp.Trong quá trình đó,làm phát sinh, tạo ra sự vận động của các dòng tiền bao hàm dòng tiền vào, dòng tiền ra gắn liền với hoạt động kinh doanh thường xuyên hàng ngày của doanh nghiệp. 1 Bên trong quá trình tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị hợp thành các quan hệ tài chính của doanh nghiệp và bao hàm các quan hệ tài chính chủ yếu sau : quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với Nhà nước, với các chủ thể kinh tế khác(các doanh nghiệp khác,người cung cấp,khách hàng,chủ nợ…), với người lao động, với các chủ sở hữu doanh nghiệp, quan hệ tài chính nội bộ doanh nghiệp. Từ những vấn đề trên ta có thế rút ra : xét về hình thức, tài chính doanh nghiệp là quỹ tiền tệ trong quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng và vận động gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp. Xét về bản chất, tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị nảy sinh gắn liền với việc tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Hoạt động tài chính là một mặt hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt đến mục tiêu của doanh nghiệp đề ra. Các hoạt động gắn liền với việc tạo lập, phân phối, sử dụng và chuyển hóa của quỹ tiền tệ thuộc hoạt động tài chính của doanh nghiệp. 1.1.2 Nội dung tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp có các nội dung chính sau : a.Lựa chọn và quyết định đầu tư. Để có được quyết định đầu tư doanh nghiệp cần xem xét cân nhắc trên nhiều mặt về kinh tế, kỹ thuật, tài chính. Trong đó, vế tài chính phải xem xét các khoản chi tiêu vốn cho đầu tư và thu nhập do đầu tư mang lại để đánh giá cơ hội đầu tư về mặt tài chính. Đó là quá trình hoạch định dự toán vốn đầu tư và đánh giá hiệu quả tài chính của việc đầu tư. b.Xác định nhu cầu vốn và tổ chức huy động vốn đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vốn cho các hoạt động của doanh nghiệp. 2 Tất cả các hoạt động của doanh nghiệp đều đòi hỏi phải có vốn. Tài chính doanh nghiệp phải xác định nhu cầu vốn cần thiết cho các hoạt động đó.Tiếp theo, phải tổ chức huy động các nguồn vốn đày đủ và có lợi cho doanh nghiệp. c.Sử dụng có hiệu quả số vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thu, chi và đảm bảo khả năng thanh toàn của doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp tìm mọi biện pháp huy động tối đa số vốn hiện có của doanh nghiệp vào hoạt động kinh doanh, giải phóng kịp thời số vốn ứ đọng, theo dõi chặt chẽ và thực hiện tốt việc thanh toán, thu hồi tiền bán hàng và các khoản thu khác, đồng thời quản lý chặt chẽ các khoản phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. thường xuyên tìm biện pháp thiết lập sự cân bằng giữa thu chi bằng tiền, đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ dến hạn. d.Thực hiện phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp. Thực hiện phân phối lợi nhuận sau thuế hợp lý cũng như trích lập và sử dụng tốt các quỹ của doanh nghiệp sẽ góp phần phát trienr doanh nghiệp, cải thiện đời sống người lao động doanh nghiệp. e.Kiểm soát thường xuyên tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Qua tình hình thu, chi tiền tệ hàng ngày, các báo cáo tài chính, tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính và định kỳ tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp,đánh giá được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó dưa ra các quyết định phù hợp trong kinh doanh và tài chính. g.Thực hiện kế hoạch hóa tài chính. Doanh nghiệp có kế hoạch tài chính tốt thì mới có các quyết định tài chính thích hợp với mục tiêu của doanh nghiệp. Quá trình thực hiện kế 3 hoạch tài chính là quá trình đưa các giải pháp hữu hiệu khi thị truongf biến động. 1.1.3. Vai trò của tài chính doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng đới với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và được thể hiện ở những điểm chủ yếu sau: - Tài chính doanh nghiệp huy động vốn đảm bảo cho các hoạt động của doanh nghiệp diễn ra thường xuyên và liên tục. Vốn là tiền dề cho hoạt động của doanh nghệp. Việc thiếu vốn sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp.Do vậy,đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp diễn ra bình thường, liên tục phụ thuộc rất lớn vào việc tổ chức huy động vốn của tài chính doanh nghiệp. - Tài chính doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này được thể hiên qua việc lựa chọn dự án đầu tư;huy động vốn kịp thời,chi phí thấp; sử dụng đòn bẩy kinh doanh,tài chính hợp lý…tất cả đều góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Tài chính doanh nghiệp là công cụ rất hữu ích để kiểm soát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua các các báo cáo tài chính,tình hình thực hiên các chỉ tiêu tài chính… ,kiểm soát kịp thời,tổng quát các hoạt động cuả doanh nghiệp,dưa ra các biện pháp kịp thời để điều chỉnh hoạt động nhằm đạt tới mục tiêu của doanh nghiệp. 1.2. Phân tích tài chính doanh nghiệp 1.2.1 Khái niệm ,mục tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp . Phân tích tài chính là tổng thể các phương pháp được sử dụng dể đánh giá tình hình tài chính đã qua và hiện nay, giúp cho nhà quản lý đưa ra được quyết định quản lý chuẩn xác và đáng giá được doanh nghiệp, từ đó giúp những đối tượng quan tâm đi tới những dự đoán chính xác về mặt tài chính 4 của doanh nghiệp, qua đó có các quyết định phù hợp với lợi ích của chính họ. Có rất nhiều đối tượng quan tâm và sử dụng thông tin tài chính, kinh tế của doanh nghiệp và mục tiêu của họ với phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng khác nhau. Đối với những người quản lý doanh nghiệp, mục tiêu của việc phân tích tài chính chủ yếu là: - Đánh giá tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh, từ đó đưa ra các dự báo và kế hoạch tài chính cùng các quyết định tài chính thích hợp. - Phân tích tài chính nhằm kiểm soát các mặt hoạt động của doanh nghiệp . Trên cơ sở đó đưa ra cá biện pháp quản lý thích ứng dể thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp. Đối với người ngoài doanh nghiệp như những người cho vay và các nhà đầu tư .v.v. thì thông qua việc phân tích tài chính doanh nghiệp để đánh giá khả năng thanh toán, khả năng sinh lời và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để có quyết định về cho vay, thu hồi nợ hoặc đầu tư vào doanh nghiệp. 1.2.2 Tài liệu phục vụ việc phân tích tài chính doanh nghiệp. Phân tích tài chính có mục tiêu đi tới những dự đoán tài chính,dự đoán kết quả tương lai của đn, trên cơ sở đó mà đưa ra các quyết định tài chính phù hợp. Do đó,các nguồn thông tin của doanh nghiệp cũng phải tập hợp đầy đủ, cụ thể : - Các thông tin chung: Đó là cá thông tin về tình hình chính trị, xã hội, môi trường pháp lý, kinh tế có liên quan đến cơ hội kinh tế, cơ hội đầu tư, cơ hội về kỹ thuật công nghệ…Sự suy giảm hay tăng trưởng của nền kinh tế có tác động mạnh mẽ tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. 5 - Các thông tin theo ngành kinh tế như đặc điểm của ngành kinh tế liên quan đến thực thể sản phẩm tiến trình kỹ thuật cần tiến hành, cơ cấu sản xuất, độ lớn của thị trường và triển vọng phát triển… - Các thông tin của bản thân doanh nghiệp: đó là các thông tin về chiến lược king doanh cảu doanh nghiệp trong từng thời kỳ,những thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình tạo lập và sử dụng vốn, tình hình về khả năng thanh toán… Trong các nguồn thông tin trên quan trọng nhất là thông tin trên các báo cáo tài chính cảu doanh nghiệp. - Bảng cân đối kế toán: Mẫu số B 01-DN Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, theo 2 cách phân loại là kết cấu vốn kinh doanh và nguồn hình thành vốn kinh doanh. Số liệu trên bảng Cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản, và nguồn hình thành tài sản đó. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán có thể nhận xét đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp. Bảng cân đối kế toán thường có kết cấu hai phần: + Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Tài sản được chia thành hai phần: tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, tài sản cố định và đầu tư dài hạn. + Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sử dụng tại doanh nghiệp. Nguồn vốn được chia thành: Nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. 6 Mỗi phần của Bảng cân đối kế toán đều được phản ánh theo ba cột: Mã số, số đầu năm, số cuối kỳ (quý, năm) Nội dung trong Bảng cân đối kế toán phải thoả mãn phương trình cơ bản: Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn Ngoài hai phần tài sản và nguồn vốn, cấu tạo Bảng cân đối kế toán còn có phần tài sản ngoài bảng. + Phần tài sản ngoài bảng: Phản ánh những tài sản không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp đang quản lý hoặc sử dụng và một số chỉ tiêu bổ sung không thể phản ánh trong Bảng cân đối kế toán. Cơ sở số liệu để lập Bảng cân đối kế toán là các số kế toán tổng hợp và chi tiết các tài khoản loại: 0,1 , 2, 3, 4 và Bảng cân đối kế toán kỳ trước. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và hiệu quả kinh doanh trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp, chi tiết theo hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động khác, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về thuế và các khoản phải nộp báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm 3 phần: + Phần I: Lãi – lỗ: phản ánh tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác. Tất cả các chỉ tiêu trong phần này đều trình bày số liệu của kỳ trước, tổng số phát sinh trong kỳ báo cáo. + Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước: Phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và thuế và các khoản phải nộp khác. Tất cả các chỉ tiêu trong phần này đều được trình bày: số còn phải nộp kỳ trước chuyển sang, số còn phải nộp phát sinh trong kỳ báo cáo, số đã nộp trong kỳ báo cáo, số còn phải nộp đến cuối kỳ báo cáo. + Phần III: Thuế giá trị gia tăng (GTGT) được khấu trừ, được miễn giảm, được hoàn lại: phản ánh số thuế GTGT được khấu trừ; đã khấu trừ và 7 còn được khấu trừ cuối kỳ; số thuế GTGT được hoàn lại, đã hoàn lại và còn hoàn lại cuối kỳ, số thuế GTGT được miễn giảm, đã miễn giảm và còn được miễn giảm cuối kỳ. Cơ sở số liệu để lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là số kế toán trong kỳ các tài khoản từ loại 5 đến loại 9, tài khoản 333 và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ trước. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B03-DN Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính phản ánh các khoản thu và chi tiền trong kỳ của doanh nghiệp theo các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính: Dựa vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ ta có thể đánh giá được khả năng tạo ra tiền, sự biến động tài sản thuần, khả năng thanh toán, và dự đoán được luồng tiền trong kỳ tiếp theo của doanh nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm 3 phần: + Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh: phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như thu tiền mặt từ doanh thu bán hàng, các khoản thu bất thường bằng tiền mặt khác, chi tiền mặt trả cho người bán hoặc người cung cấp, chi trả lương nộp thuế, chi trả lãi tiền vay + Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư: phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Các khoản thu tiền mặt như bán tài sản, bán chứng khoán đầu tư, thu nợ các Công ty khác, thu lại về phần đầu tư. Các khoản chi tiền mặt như mua tài sản mua chứng khoán đầu tư của doanh nghiệp khác + Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính: Phản ánh toàn bộ dòng tiền thu, chi liên quan trực tiếp đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp bao gồm các nghiệp vụ làm tăng, giảm vốn kinh doanh của doanh nghiệp 8 như chủ doanh nghiệp góp vốn, vay vốn dài hạn, ngắn hạn, nhận vốn liên doanh, phát hành trái phiếu Thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B09 – DN Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp, được lập để giải thích bổ sung thông tin về tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo tài chính không thể trình bày rõ ràng và chi tiết được. Thuyết minh báo cáo tài chính trình bày khái quát địa điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, nội dung một số chế độ kế toán được doanh nghiệp lựa chọn để áp dụng, tình hình và lý do biến động của một số đối tượng sản xuất và nguồn vốn quan trọng, phân tích một số chỉ tiêu tài sản chủ yếu và các kiến nghị của doanh nghiệp. Cơ sở số liệu lập thuyết minh báo cáo tài chính là các số kế toán kỳ báo cáo, bảng cân đối kế toán kỳ báo cáo thuyết minh báo cáo tài chính kỳ trước, năm trước. 1.2.3 Phương pháp phân tích. Để phân tích tài chính doanh nghiệp có rất nhiếu phương pháp, uy nhiên được sử dụng chủ yếu là cá phương pháp sau : + Phương pháp so sánh Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích tài chính doanh nghiệp. Khi sử dụng phương pháp này cần chú ý Thứ nhất : Điều kiện so sánh - Phải tồn tại ít nhất 2 đâị lượng (2 chỉ tiêu) - Các đại lượng (chỉ tiêu) phải đảm bảo tính chất so sánh được. Thứ hai: Xác định gốc so sánh Gốc so sánh tùy thuộc vào mục đích của phân tích. Khi xác định xu hướng và tốc đọ phát triển của chỉ tiêu phân tích thì gốc so sánh được xác định là trị số của chỉ tiêu là ở thời điểm trước, một kì trước. Khi đánh giá 9 tình hình thực hiện mục tiêu thì gốc so sánh là trị số kế hoạch của chỉ tiêu phân tích. Khi xác định vị trí của doanh nghiệp thì gốc so sánh lá giá trị trung bình của ngành hay chỉ tiêu phân tích của đối thủ cạnh tranh. Thứ ba: Kỹ thuật so sánh - So sánh bàng số tuyệt đối để thấy được sự biến động về số tuyệt đối của chỉ tiêu phân tích - So sánh bằng số tương đối đẻ thấy thực tế so với kỳ gốc chỉ tiêu tăng hay giảm bao nhiêu % + Phương pháp phân chia Đây là phương pháp được sử dụng dể chia nhỏ qua trình và kết quả thành những bộ phận khác nhau phục vụ cho mục tiêu quan tâm đến các khía cạnh khác nhau của từng đối tượng - Chi tiết theo yếu tố cấu thành :giúp đánh giá cơ cấu của các hoạt động, chỉ tiêu (ví dụ tài sản có thành tài sản ngắn hạn và tài sản sài hạn) - Chi tiết theo thời gian phát sinh quá trình và kết quả kinh tế : giúp nhận thức được xu hướng, tốc đọ phát triển, tính phổ biến của chỉ tiêu phân tích. - Chi tiết theo không gian phát sinh quá trình và kết quả kinh tế:để đánh giá được vị trí,vai trò của từng bộ phận trong tổng thể. + Phương pháp liên hệ đối chiếu : là phương pháp được sử dụng để nghiên cứu xem xét mối liên hệ kinh tế giữa các sự kiên và hiên tượng kinh tế đồng thời xem xét tính cân đối của các chỉ tiêu kinh tế trong quá trình hoạt động. Khi sử dụng phương pháp này cần chú ý đến các mối quan hệ mang tính nội tại ,ổn định, chung nhất và được lặp đi lặp lại, các liên hệ ngược, liên hệ xuôi, tính cân đối tổng thể,tùng phần Sử dụng phương pháp phân tích này có thể dùng kỹ thuật phân tích qua hệ số, là kỹ thuật phân tích xem xét mối quan hệ giữa các chỉ tiêu dưới 10 [...]... chất lượng công trình giao thông, dân dụng và công nghiệp 2.1.3 Đặc điểm hoạt động của công ty Cổ phần Cầu 11 Thăng Long 2.1.3.1 Đặc điểm về nhân sự, tổ chức quản lý và bộ máy kế toán của công ty Cổ phần Cầu 11 Thăng Long * Đặc điểm tổ chức quản lý: Công ty cổ phần cầu 11 Thăng Long hoạt động theo luật doanh nhiệp 2005 Bộ máy quản lý của Công ty bao gồm: • Hội đồng quản trị gồm Chủ tịch HĐQT và 04 thành... Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần Cầu 11 Thăng Long - Giới thiệu sơ bộ về công ty Cổ phần Cầu 11 Thăng Long : Tên công ty: Công ty cổ phần Cầu 11 – Thăng Long Tên giao dịch: Thang Long Joint Stock Bridge Co No.11 Trụ sở chính: Đường Phạm Văn Đồng , Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội Điện thoại: 04 8810554 Fax: 04 8362046 Cơ sở pháp lý: Công ty cổ phần cầu 11 Thăng Long hoạt động theo giấy... bảo hiểm tài sản như hàng hóa nằm trong kho Trích lập các quỹ dự phòng tài chính, nợ phải thu khó đòi, giảm giá HTK Thứ sáu: Tăng cường bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý nói chung và cỏn bộ quản lý tài chính nói riêng 24 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU 11 THĂNG LONG 2.1 Khái quát chung về công ty Cổ phần Cầu 11 Thăng Long 2.1.1... trực thuộc Tổng công ty Xây dựng Thăng Long Hoạt động của công ty trên địa bàn cả nước, chia sẻ thị trường cùng các công ty của các tập đoàn, tổng công ty xây dựng mạnh như Tập đoàn Sông Đà, Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1…Đây là khó khăn thách thức với công ty Mặt khác, công ty cổ phần 11 Thăng Long là thành viên của Tổng công ty xây dựng Thăng Long cũng là một tổng công ty mạnh, có uy... dựng của mình Công ty cổ phần cầu 11 Thăng Long là thành viên của tổng công ty xây dựng Thăng Long, một trong những tổng công ty xây dựng hàng đầu của nước ta có các bộ phận trải khắp các địa phương trong nước, công ty thừa hưởng vị thế cạnh tranh lớn và uy tín cũng như các mối quan hệ nội bộ, khách hàng của tổng công ty Công ty cổ phần cầu 11 Thăng Long tiền thân là một công ty nhà nước, mới được cổ phần. .. trong đó Tổng Công ty Xây dựng Thăng Long cổ đông nhà nước – nắm giữ 555.624 cổ phần chiếm 68.3 % vốn điều lệ - Giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển công ty: 25 Công ty cổ phần cầu 11 Thăng Long – một doanh nghiệp Nhà nước chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần, tiền than là Xí nghiệp xây dựng cầu 11, là đơn vị thành viên của Tổng Công ty xây dựng Thăng Long – Bộ Giao thông Vận tải... trong phần phân tích sau 2.2 Thực trạng tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh của công ty Cổ phần Cầu 11 Thăng Long 2.2.1 Những đặc điểm kinh tế chủ yếu chi phối đến hiệu quả kinh doanh và tình hình tài chính của công ty Đất nước ta đang trong qua trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa, yêu cầu về cơ sở hạ tầng là rất lớn Cơ sở hạ tầng là một trong những trở ngại lớn nhất của phát triển kinh tế tại... tháng 7 năm 1973 của Bộ Giao thông Vận tải, trải qua 33 năm xây dựng và phát triển công ty đã 3 lần thay đổi phiên hiệu từ công ty cầu 11 Thăng Long (1974-1984) đến xí nghiệp xây dựng cầu 11 (1985-1992), Công ty cầu 11 Thăng Long từ năm 1993 đến 31/5/2005 và Công ty cổ phần cầu 11 Thăng Long đến nay 2.1.2 Chức năng nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh - Phạm vi hoạt động chính của Công ty trong các lĩnh... phần Cầu 11 Thăng Long 2.2.2.1 Tình hình đầu tư và sử dụng vốn của công ty Việc đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp giúp cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ là khả quan hay không khả quan cho phép ta có cái nhìn khái quát về thực trạng tài chính của công ty Dựa chủ yếu vào bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp làm tài liệu để phân tích... hay giảm của tổng tài sản hay nguồn vốn thì chưa đủ thấy rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp được, vì vậy cần phải phân tích mối quan hệ giữa các khoản mục trong bảng cân đối kế toán Phân tích tình hình tài chính thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Đánh giá tình hình tài chính trên các khía cạnh: + Đánh giá sơ bộ kết cấu thu chi của các hoạt động + Đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ . TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Hoạt động của doanh nghiệp và vấn đề tài chính 1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế thực hiện các hoạt động. động doanh nghiệp. e.Kiểm soát thường xuyên tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Qua tình hình thu, chi tiền tệ hàng ngày, các báo cáo tài chính, tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính và. tình hình tài chính thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Đánh giá tình hình tài chính trên các khía cạnh: + Đánh giá sơ bộ kết cấu thu chi của các hoạt động + Đánh giá tình hình thực