1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thanh hóa

122 228 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 1,12 MB

Nội dung

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN VŨ THỊ THU HIỀN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Tiếng Anh ATM Automatic teller machine Máy giao dịch tự động ACB Asia Commercial Bank Ngân hàng thương mại CP Á Châu Agribank Vietnam Bank of Agriculture and Rural Bank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn ANZ Australia and NewZealand Banking Group Limited Ngân hàng ANZ BIDV For Investment And Development of Vietnam Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam CAR Capital Adequacy Ratio Hệ số an toàn vốn HSBC Hongkong and Shanghai Banking Corporation Tập đoàn ngân hàng Hồng Kông Thượng Hải ICBC Industrial and Commercial Bank of China Ngân hàng Công thương Trung Quốc IPCAS The modernnization of Interbank paymet and customer Accounting system Dự án hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán MB Military Commercial Joint Stock Bank NHTMCP Quân Đội MIS Management Information System Hệ thống thông tin quản lý POS Point of Sale Máy thanh toán ROA Return on Total Assets Thu nhập trên tổng tài sản ROE Return on common Equity Thu nhập trên vốn cổ phần Sacombank Sai Gon Thuong Tin Bank Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín VIB Vietnam V International Joint Stock Bank Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam Vietcombank Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Vietinbank Vieetjnam Technological and Commercial Joint Stock Bank Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam VP Vietnam Prosperity Joint - Stock Commercial Bank./. Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới Tiếng việt NHTM Ngân hàng Thương Mại DPRR Dự phòng rủi ro NHNN Ngân hàng Nhà Nước NHTMCP Ngân hàng Thương Mại Cổ phần PGD Phòng giao dịch SPDV Sản phẩm dịch vụ TCKT Tổ chức kinh tế TCTD Tổ chức tín dụng TTCK Thị trường Chứng khoán TTQT Thanh toán quốc tế UBND Ủy ban nhân dân DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Diễn biến kết quả kinh doanh của Agribank Thanh Hoá Error: Reference source not found Biểu đồ 2.2: Vốn chủ sở hữu của một số Chi nhánh NH lớn nhất tỉnh Thanh Hóa thời điểm 31/12/2012.Error: Reference source not found Biểu đồ 2.3: Chỉ số ROA của Agribank – Thanh Hóa từ 2008-2012. Error: Reference source not found Biểu đồ 2.4: So sánh với nợ xấu / Tổng dư nợ của các TCTD khác trên địa bàn. Error: Reference source not found Biểu đồ 2.5: Diễn biến thị phần huy động vốn của Agribank – Thanh Hoá giai đoạn 2008 – 2012 trên phạm vi toàn tỉnhError: Reference source not found Biểu đồ 2.6: Diễn biến thị phần huy động vốn của Agribank – Thanh Hoá giai đoạn 2008 – 2012 trên địa bàn đô thị loại 2 Error: Reference source not found Biểu đồ 2.7: Diễn biến thị phần dư nợ của Agribank – Thanh Hoá giai đoạn 2008 – 2012 trên phạm vi toàn tỉnh Error: Reference source not found Biểu đồ 2.8: Cơ cấu cho vay theo ngành nghề kinh tế năm 2012 Error: Reference source not found Biểu đồ 2.9: Danh mục cho vay theo thành phần kinh tế 2012 Error: Reference source not found Biểu đồ 2.10: Diễn biến thị phần thu dịch vụ ngoài tín dụng toàn tỉnh. Error: Reference source not found Biểu đồ 2.11: Thu nhập từ dịch vụ thanh toán của một số CNNH tại Thanh Hoá năm 2012 Error: Reference source not found Biểu đô 2.12: Thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ của một số CN ngân hàng tại Thanh Hóa năm 2012 Error: Reference source not found LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đã qua rồi thời các ngân hàng gặt hái lợi nhuận dễ dàng mà đã đến lúc phải cạnh tranh quyết liệt để tồn tại. Bởi thực tế, năm 2012, lợi nhuận của ngành ngân hàng không mấy sáng sủa. Bức tranh lợi nhuận ngành ngân hàng trong năm qua sụt giảm mạnh là điều đã được cảnh báo từ vài năm trước. Nếu trước đây, gánh nặng lãi suất vay vốn quá cao đè nặng đã “lấy bớt” lợi nhuận của doanh nghiệp và nền kinh tế chuyển sang các ngân hàng thì nay, kinh tế khó khăn, doanh nghiệp hoạt động sa sút, phá sản hàng loạt khiến tín dụng khó khăn, nợ xấu cao đã ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng. Khoản lỗ năm nay của các ngân hàng Thương mại còn do các khoản cho vay từ những năm trước chưa thu hồi được khi nợ xấu tăng cao. Các ngân hàng cũng không còn được hưởng mức chênh lệch quá cao giữa huy động – cho vay khi sức chịu đựng của doanh nghiệp không còn. Xử lý nợ xấu, trích lập quỹ dự phòng rủi ro đầy đủ trong năm 2013 và giảm tăng trưởng tín dụng sẽ tiếp tục khiến lợi nhuận và sức cạnh tranh của các ngân hàng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, điều này sẽ giúp hoạt động của ngành ngân hàng hiệu quả và thực chất hơn. Năm 2012 và đầu năm 2013 cũng là giai đoạn mà hàng loạt những tin xấu khác từ ngành ngân hàng như giải thể, sát nhập, thoái vốn với quy mô lớn hay hàng loạt nhân sự cấp cao của các Ngân hàng vướng vào vòng lao lý, nhân viên Ngân hàng bị giảm lương, thưởng và nguy cơ thất nghiệp tăng cao. Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế là lúc bộc lộ rõ nhất năng lực cạnh tranh của từng ngân hàng trước gian nan, thử thách. Vì thế, năm 2013, bức tranh ngành ngân hàng sẽ tiếp tục phân hoá mạnh, chỉ những ngân hàng nào mạnh dạn tái cấu trúc, tận dụng nguồn lực, đổi mới chất lượng dịch vụ mới ổn định tăng trưởng và phát triển bền vững. Nằm trong vòng xoáy ảnh hưởng chung do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới và kinh tế trong nước, thời gian qua, các ngân hàng có mặt 1 trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá cũng đã và đang gặp nhiều khó khăn, thách thức. Từ năm 2008, tại tỉnh Thanh Hoá, một loạt các NHTM đã mở rộng phạm vi hoạt động, nâng tổng số các chi nhánh cấp 1 lên 26, ngoài ra là các phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm. Việc hàng loạt Ngân hàng TMCP ồ ạt ra đời đã buộc các NHTM hoạt động yếu kém phải cơ cấu lại, các NHTM Nhà nước cũng phải nhìn nhận lại năng lực toàn diện của mình để giữ vững thị phần. Argibank –Thanh Hoá là một trong những ví dụ điển hình. Cùng với khó khăn chung của hệ thống, trong năm qua, năng lực cạnh tranh và thị phần của Agribank – Thanh Hoá bị suy giảm ở cả khu vực thành thị và nông thôn. Ngoài những khó khăn chung của nền kinh tế, Agribank – Thanh Hoá còn phải đối mặt với khó khăn trong cạnh tranh do số lượng TCTD trên địa bàn ngày càng nhiều và đang có xu hướng mở rộng hoạt động về nông thôn; đặc biệt là hệ thống Quỹ TDND với hơn 60 Quỹ TDND cơ sở đang cạnh tranh rất mạnh với Agribank – Thanh Hoá ở khu vực này.Vì vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh trở thành một vấn đề hết sức cấp thiết, cần có giải pháp kịp thời, phù hợp trong từng giai đoạn và đặc thù vùng miền đối với Agribank – Thanh Hoá. Từ những nhận thức trên, đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Thanh Hoá” được lựa chọn nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Hệ thống hoá lý luận về cạnh tranh của NHTM. Phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của Agribank –Thanh Hoá. Phân tích những lợi thế và khó khăn thách thức của Agribank –Thanh Hoá và những đối thủ cạnh tranh. Trên cơ sở đó, chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và rút ra được các nguyên nhân để từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị, nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank –Thanh Hoá. 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Là những vấn đề cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của NHTM, năng lực cạnh tranh của Agribank nói chung và Agribank –Thanh Hoá nói riêng, từ đó tìm ra giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank –Thanh Hoá. - Phạm vi nghiên cứu: Số liệu thu thập và phân tích về năng lực cạnh tranh của Agribank-Thanh Hoá và về thời gian tập trung vào giai đoạn từ 2008 – 2012. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện được đề tài này, tác giả sử dụng những phương pháp nghiên cứu: Duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp, sử dụng mô hình ma trận SWOT… 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn bao gồm 3 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về năng lực cạnh tranh của NHTM. Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Argibank –Thanh Hoá . Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Argibank – Thanh Hoá. 3 CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 KHÁI QUÁT CẠNH TRANH CỦA NHTM 1.1.1 Khái niệm NHTM Ngân hàng, bắt nguồn từ một công việc rất đơn giản là giữ các đồ vật quý cho những người sở hữu nó tránh mất mát, đổi lại người chủ sở hữu phải trả cho người cầm giữ hộ một khoản tiền công. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, các hoạt động của ngân hàng ngày càng đa dạng và phong phú, NHTM trở thành một định chế trung gian đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Trong nghiên cứu, có những cách tiếp cận khác nhau về khái niệm ngân hàng: Tại Anh: NHTM là tổ chức tài chính trực tiếp giao dịch với công chúng để huy động các khoản tiền gửi, cho vay và cung cấp các dịch vụ tài chính khác cho công chúng. Theo Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED): NHTM là một tổ chức tài chính dưới dạng công ty cổ phần, hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, sẵn sàng cho việc cho vay. Theo từ điển Tài chính – Ngân hàng của Việt Nam: “NHTM là tổ chức chịu sự điều tiết về luật lệ của một nước hoặc pháp luật của một nước và thuộc sở hữu của các cổ đông. Ngân hàng có nhiệm vụ thu nhận tiền gửi, cấp tín dụng, và một số loại dịch vụ tài chính khác”. Theo điều 20 Nghị định 49/2000 NĐ - CP ngày 12/09/2000: “NHTM là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan với mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước.” Như vậy, có thể hiểu NHTM là một doanh nghiệp kinh doanh trong 4 [...]... tảng kỹ thuật công nghệ tiên tiến Rõ ràng, sự cạnh tranh của các NHTM là loại cạnh tranh bậc cao, đòi hỏi những chuẩn mực khắt khe hơn bất cứ loại hình kinh doanh nào khác 1.2 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NHTM 1.2.1 Khái niệm về năng lực cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong NHTM * Năng lực cạnh tranh Năng lực cạnh tranh là khả năng tồn tại trong kinh doanh và đạt được một số kết quả mong muốn dưới dạng... dịch vụ phụ thuộc vào lợi thế cạnh tranh như: chất lượng, tính độc đáo của sản phẩm, dịch vụ, yếu tố công nghệ chứa trong sản phẩm dịch vụ đó * Năng lực cạnh tranh trong NHTM Theo PGS.TS Trần Huy Hoàng, trong cuốn Quản trị ngân hàng thương mại, năng lực cạnh tranh của các ngân hàng được hiểu như sau: Năng lực cạnh tranh của một ngân hàng là khả năng ngân hàng đó tạo ra, duy trì và phát triển những lợi... sang lọc và những ngân hàng nào quản trị tốt, năng lực cạnh tranh cao sẽ tồn tại và phát triển mạnh Hơn nữa, từ 1-1-2011, chi nhánh Ngân hàng 13 nước ngoài đã được bình đẳng trong việc áp dụng các giới hạn về cấp tín dụng và bảo lãnh Chính vì vậy, các NHTM Việt Nam càng cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể tồn tại được trong bối cảnh hội nhập - Nâng cao năng lực cạnh tranh để đáp ứng... tranh của doanh nghiệp: là khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong và ngoài nước Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện qua hiệu quả kinh doanh, lợi nhuận và thị phần doanh nghiệp có được - Năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ: được đo bằng thị phần của sản phẩm dịch vụ thể hiện trên thị trường Khả năng cạnh ranh của sản 12 phẩm,... càng phát triển, số lượng các ngân hàng quốc tế có tiềm lực ngày càng tăng,bối cảnh khó khăn của nền kinh tế tác động xấu đến hoạt động của các ngân hàng Nhiều ngân hàng nhỏ còn đối mặt với áp lực tái cơ cấu bởi sức cạnh tranh yếu kém, có nguy cơ phá sản Vì vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh là một tất yếu giúp các ngân hàng có thể tồn tại và phát triển được 1.2.3 Các nhân tố tác động tới năng. .. nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM 1.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM trong điều kiện hiện nay - Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại những cơ hội phát triển to lớn cho ngành ngân hàng trước những khó khăn và thách thức Có thể thấy, khi những rào cản đối với các ngân hàng nước ngoài được tháo bỏ sẽ mở ra một sân chơi lành mạnh hơn cho các ngân hàng Các ngân hàng. .. tiêu của doanh nghiệp, đồng thời đạt được những mục tiêu doanh nghiệp đề ra.” Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về năng lực cạnh tranh trên cấp độ: quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm Cụ thể là: - Năng lực cạnh tranh quốc gia: là năng lực của một nền kinh tế đạt được tăng trưởng bền vững, thu hút được đầu tư, đảm bảo ổn định kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân - Năng lực cạnh tranh của. .. và mở rộng thị phần, đạt được mức lợi nhuận ngày càng cao, có khả năng chống lại một cách thành công sức ép của các đối thủ” Để đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM trước hết phải xem xét các lợi thế cạnh tranh (competitive advantages) của ngân hàng đó, các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh thực tế của ngân hàng đó thông qua hệ thống các chỉ tiêu đánh giá, sử dụng công cụ SWOT để phân tích và. .. nhu cầu, tâm lý của khách hàng thì ngân hàng khó giữ được khách hàng cũ và không phát triển được khách hàng mới Điều này dẫn đến quy mô hoạt động bị thu hẹp, doanh thu ít đi năng lực cạnh tranh bị suy giảm mạnh 1.3 CÁC TIÊU THỨC ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NHTM Các tiêu thức đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM Có nhiều tiêu chi khác nhau để đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM.Tuy... được phát triển tự do hơn trên mảng tài chính ngân hàng trong khi các ngân hàng nội sẽ không ngừng cải tiến sản phẩm và nâng cao dịch vụ của mình để cùng cạnh tranh Đây cũng được coi như “cú hích” để các NHTM Việt Nam đi lên Và nếu một trong số các ngân hàng Việt chưa có sự chuẩn bị kỹ và năng lực cạnh tranh còn yếu kém sẽ bị đào thải và lúc đó phải sát nhập hoặc bán lại.Thị trường sẽ sang lọc và những . cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của NHTM, năng lực cạnh tranh của Agribank nói chung và Agribank Thanh Hoá nói riêng, từ đó tìm ra giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank Thanh. tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Thanh Hoá” được lựa chọn nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Hệ thống hoá lý luận về cạnh tranh của. cuốn Quản trị ngân hàng thương mại, năng lực cạnh tranh của các ngân hàng được hiểu như sau: Năng lực cạnh tranh của một ngân hàng là khả năng ngân hàng đó tạo ra, duy trì và phát triển những

Ngày đăng: 02/11/2014, 06:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. “Quản trị Ngân hàng thương mại” – PGS.TS Trần Huy Hoàng, NXB Lao động xã hội, năm 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị Ngân hàng thương mại
Nhà XB: NXB Lao động xã hội
13. Nghị quyết số 26 –NQ/TW ngày 05/08/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 (khoá X) “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”… Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn
14. Nguyễn Thanh Phong (2010), bài viết: “ Năng lực cạnh tranh của NHTM Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” ở Website:http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Năng lực cạnh tranh của NHTM Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Tác giả: Nguyễn Thanh Phong
Năm: 2010
1. Về tinh thần, thái độ học tập, nghiên cứu của học viên: Học viên có tinh thần cầu thị trong học tập, có khả năng tiếp thu nhanh và chịu khó tranh thủ ý kiến của cán bộ hướng dẫn khoa học, chịu khó tìm tòi và có khả năng độc lập trong nghiên cứu khoa học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về tinh thần, thái độ học tập, nghiên cứu của học viên
2. Nội dung và kết quả nghiên cứu của luận văn: luận văn đảm bảo chuyển tải được nội dung nghiên cứu theo đúng mục đích và yêu cầu đã đề ra, đáp ứng yêu cầu của một luận văn thạc sỹ kinh tế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nội dung và kết quả nghiên cứu của luận văn
4. Bố cục, trình bầy của luận văn: Luận văn có kết cấu hợp lý, bố cục chặt chẽ, trình bày mạch lạc, văn phong trong sáng, dễ hiểu.Đề nghị Học viện cho phép học viên Vũ Thị Thu Hiền được bảo vệ luận văn trước Hội đồng chấm chấm luận văn Thạc sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bố cục, trình bầy của luận văn
2. Micheal E.Porter, Chiến lược cạnh tranh (1996), NXB Khoa học và Kỹ Thuật Hà Nội Khác
3. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh, tổng kết chuyên đề các năm 2008 - 2012 của Agribank tỉnh Thanh Hoá Khác
4. Báo cáo tổng hợp năm 2012 của phòng Nghiên cứu tổng hợp và kiểm soát nội bộ - NHNN Chi nhánh Thanh Hóa Khác
5. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của các chi nhánh NHCSXH, NHCT, NHĐT và PT và một số TCTD khác trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá Khác
6. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của các chi nhánh NHCSXH, NHCT, NHĐT và PT và một số TCTD khác trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá Khác
7. Đề án Phát triển kinh doanh trên địa bàn đô thị loại 2 giai đoạn 2010 – 2015 của Agribank chi nhánh Thanh Hoá Khác
8. Website: www.agribank.com.vn 9. Website: www.vneconomy.com.vn 10. Website: www.vietbao.com.vn Khác
11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định 439/2005/QĐ- NHNN ngày 22/4/2005 Quy định về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các TCTD Khác
12. Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển, nông nghiệp, nông thôn Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức hoạt động của Agribank –Thanh Hóa - nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thanh hóa
Sơ đồ 2.1 Bộ máy tổ chức hoạt động của Agribank –Thanh Hóa (Trang 52)
Bảng 2.1: Tổng quan về thị phần hoạt động chung - nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thanh hóa
Bảng 2.1 Tổng quan về thị phần hoạt động chung (Trang 53)
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh 2008 - 2012 - nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thanh hóa
Bảng 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh 2008 - 2012 (Trang 57)
Bảng 2.5: Kết quả tăng trưởng dư nợ giai đoạn 2008 – 2012 - nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thanh hóa
Bảng 2.5 Kết quả tăng trưởng dư nợ giai đoạn 2008 – 2012 (Trang 68)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w