Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 40 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
40
Dung lượng
4,11 MB
Nội dung
CHƯƠNG 5. CÁC MIỀN ĐỊA LÝ SINH VẬT TRÊN CÁC LỤC ĐỊA Mục tiêu: Sau khi nghiên cứu phần này người học phải + Hiểu được nguyên tắc chung về sự phân chia các lục địa theo sự phân bố địa lý của các sinh vật. + Nêu được đặc điểm chung của các miền và đặc điểm riêng của các phân miền địa lý thực vật và động vật trên lục địa 1. Nguyên tắc chung phân chia lục địa theo sự phân bố địa lý của các sinh vật 1.1. Hệ thống phân loại dùng cho việc phân chia lục địa theo sự phân bố địa lý của thực vật, động vật Trong Địa lý sinh vật, hệ thống phân loại dùng cho việc phân chia Trái đất theo sự phân bố địa lý của các sinh vật gồm các cấp từ lớn đến nhỏ như sau: Miền, tỉnh, khu, huyện. Dưới các đơn vị này còn có thể phân nhỏ hơn là đơn vị "phân" hay "phụ" như phân miền, phân tỉnh Các thuật ngữ chỉ khu vực phân bố địa lý của thực vật, động vật như thế không tương ứng với tên gọi khu vực hành chính của các quốc gia. Vào cuối thế kỷ XIX, có ý kiến tập hợp các miền địa lý động vật thành các "địa" hay "giới" và chia lục địa ra 4 địa: Bắc địa, Cổ địa, Tân địa và Nam địa. Cách phân vùng địa lý sinh vật này ít được sử dụng. Mặc dù hiện nay việc phân bố địa lý của một nhóm động và thực vật còn chưa được nghiên cứu đầy đủ, song miền địa lý sinh vật là đơn vị lớn nhất phân chia Trái đất theo sự phân bố địa lý của động vật, thực vật trên toàn thế giới, còn các đơn vị nhỏ hơn dùng cho các đại diện đặc trưng cho khu hệ động vật, khu hệ thực vật ở các khu vực địa lý nhỏ hơn. Tuy nhiên, trong khi phân chia các đơn vị địa lý sinh vật thành các cấp khác nhau cần chú ý những đặc điểm sau đây của thực vật và động vật: - Thành phần loài, đa dạng hay không. - Sự có mặt và thành phần các loài, chi, họ hoặc bộ địa phương. - Sự vắng mặt những nhóm thực vật hoặc động vật nhất định trong khu hệ thực vật, khu hệ động vật. - Sự có mặt của những loài đặc trưng, nghĩa là những loài phân bố rộng, gặp ở mọi nơi, mọi chỗ và có nhiều trên lãnh thổ nghiên cứu. Đặc tính sinh học của động vật là những sinh vật di động, còn thực vật thì đứng yên. Các quy luật phân bố địa lý của chúng không giống nhau. Vì vậy, các miền địa lý thực vật trên Trái đất không phải lúc nào cũng trùng khớp với các miền địa lý động vật. Và cũng như vậy, các đơn vị địa lý thực vật thấp hơn trong nhiều trường hợp cũng không trùng khớp với các đơn vị địa lý động vật tương ứng. 1.2. Nguyên tắc phân chia lục địa ra các miền địa lý sinh vật Động vật và thực vật trên lục địa rất đa dạng. Điều kiện sinh thái trên lục địa cũng rất đa dạng. Trong các lục địa đều có nhiều cảnh quan khác nhau: Sa mạc, rừng, hoang mạc, đồng bằng, thảo nguyên, núi, vùng lạnh, vùng ấm… Mặt khác, lục địa chia ra thành những khối lớn cách xa nhau bởi các đại dương mênh mông. Động vật giới, thực vật giới trên mỗi lục địa trong suốt quá trình phát triển một khoảng thời gian dài địa chất không phụ thuộc vào nhau. Sự khác nhau của động vật giới, thực vật giới địa phương của các lục địa đã vượt ra ngoài nhưng khác biệt về điều kiện sinh thái địa phương quy định. Để phân chia Trái đất ra các miền địa lý động vật, miền địa lý thực vật cần phải chọn lấy những nhóm động vật, thực vật nhất định đáp ứng được những yêu cầu sau đây: - Phải là nhóm động vật, thực vật phân bố rộng rãi và sự phân bố của nhóm phải được nghiên cứu khá kỹ. - Có những di tích hoá thạch thể hiện rõ sự phân bố xưa kia của các đại diện các nhóm tại vùng nghiên cứu. Đối với thực vật, những nhóm sau đây đáp ứng được những yêu cầu nêu trên: Thực vật Hạt kín, thực vật Hạt trần, một phần thực vật bào tử có mạch như Dương xỉ, Mộc tặc, Thạch tùng, Quyết trần. Đối với động vật, động vật có xương sống mà trước tiên là động vật có vú và chim, sau nữa là bò sát, lưỡng cư, cá nước ngọt ở mức độ kém hơn, một số nhóm côn trùng cách cứng, bướm cũng được sử dụng để phân vùng địa lý động vật. Phân vùng địa lý động vật, địa lý thực vật còn căn cứ vào quá trình hình thành khu vực nghiên cứu. Do đó miền địa lý động vật, miền địa lý thực vật có thể bao gồm những quần xã sinh vật tương tự nhau về đặc điểm sinh thái. Ví dụ, các quần xã sinh vật hoang mạc có thể nằm trong các vùng địa lý sinh vật khác nhau. Tuy nhiên, khi phân chia miền địa lý sinh vật ra các phân miền, ngoài việc thống kê số lượng các nhóm động vật, thực vật, nhưng đặc điểm sinh thái môi trường địa lý có ý nghĩa lớn nhất. 1.3. Ranh giới miền phân bố Các ranh giới giữa các miền phân bố, phân miền, tỉnh, khu… rất phức tạp, không phải là những đường nét rõ rệt mà là những dải rộng, hẹp khác nhau. Ranh giới vùng phân bố được xác định rõ ràng nhất trong trường hợp chạy dọc theo dãy núi, các đường bờ biển… nghĩa là những chướng ngại lớn cố định trong khoảng thời gian địa chất dài. Ví dụ dãy núi Hymalaya. Dãy Hoàng Liên Sơn ở miền Bắc Việt Nam phân Bắc Bộ ra khu Tây Bắc và khu Đông Bắc. Ranh giới kém rõ ràng nhất là khi nó chạy qua đồng bằng hay ngang qua biển. Trong trường hợp đó có thể xác định dải chuyển tiếp hay vùng đệm giữa hai vùng phân bố. 2. Các miền địa lý thực vật trên thế giới Căn cứ vào sự phân bố địa lý của thực vật trên lục địa có thể phân các lục địa thế giới thành 6 miền địa thực vật khác nhau (hình 20) (chú ý: các miền địa lý thực vật không hoàn toàn trùng với các miền địa lý động vật). 2.1. Miền toàn Bắc (Holarctic) Vị trí: Miền địa lý thực vật này có lãnh thổ rộng lớn nhất, chiếm lấy hơn một nửa diện tích các lục địa trên Trái đất, bao gồm Bắc châu Á, châu Âu, Bắc châu Phi trên bờ biển Địa Trung Hải, Bắc Mỹ. Các họ đặc trưng của vùng này gồm: Họ Sồi dẻ (Fagaceae), họ Bu lô (Betulaceae), họ Liễu (Salicaceae), họ Mao lương (Ranunculaceae), họ Cẩm chướng (Caryophyllaceae), họ Rau muối (Chenopodiaceae), họ Cải (Cruciferae), họ Hoa hồng (Rosaceae), họ Hoa tán (Umbelliferae), họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae), họ Đuôi công (Primulaceae), họ Cúc (Compositae), họ Cói (Cyperaceae), họ Hoà thảo (Graminae), họ Thông (Pinaceae)… Những loài thực vật thuộc các họ nhiệt đới hoàn toàn không có trong miền, chỉ một số ít loài xâm nhập vào ranh giới giữa Nam của miền. Miền địa thực vật Toàn Bắc có thể chia ra 9 phân miền sau đây: 1) Arctic; 2) Châu Âu - Xiberi; 3) Bắc Trung Quốc - Nhật Bản; 4) Pông tích - Trung Á - Địa Trung Hải; 5) Bắc Phi - Bắc Ấn Độ; 6) Bắc Mỹ Đại tây dương; 7) Bắc Mỹ - Preri; 8) Bắc Mỹ Thái bình dương và 9) Phân miền chuyển tiếp Makaronêzi. 2.2. Miền cổ nhiệt đới (Palaeotropic) Vị trí: Miền địa lý thực vật này có diện tích lãnh thổ đứng thứ hai sau miền Toàn Bắc, bao gồm châu Phi xích đạo, Nam và Đông - Nam châu Á, New Zaeland, quần đảo Hawai và các đảo phụ cận châu Phi nhiệt đới. Đặc trưng thực vật giới của miền này là sự hiện diện của các họ thực vật cổ nhiệt đới. Chúng không vượt ra khỏi ranh giới của miền. Đó là các họ Nắp ấm (Nepenthaceae), họ Dứa dại (Pandanaceae), họ Dầu (Dipterocarpaceae). Những họ thực vật nhiệt đới, nhưng các đại diện của chúng mọc ở vùng cổ nhiệt đới nhiều hơn so với vùng Tân nhiệt đới, như họ Na (Annonaceae), họ Thị (Ebenaceae), họ Thiên lý (Asclepiadaceae), họ Bầu bí (Cucurbitaceae). Những họ thực vật sau đây cũng là những họ đặc trưng cho cả nhiệt đới: Họ Phong kỷ (Menispermaceae), họ Thu hải đường (Begoniaceae), họ Bồ hòn (Sapindaceae), họ Núc nác (Bignoniaceae), họ Sim (Myrtaceae), họ Tai voi (Gesneriaceae), họ Dừa (Arecaceae). Đặc biệt vùng cổ nhiệt đới có rừng nước mặn phát triển rất mạnh. Đó là những dải rừng mọc ở vùng triều với hệ thực vật độc đáo, thành phần loài không nhiều. Đặc biệt rừng phát triển suốt dọc bờ Ấn Độ dương và Thái bình dương châu Á. Miền cổ nhiệt đới được phân chia thành 3 phân miền: 1) Châu Phi - Ấn Độ; 2) Malayxia; 3) New Zealand bao gồm cả các đảo giữa Thái bình dương (có người còn chia phân miền này ra phân miền Hawai và phân miền các đảo châu Phi). 2.3. Miền Tân nhiệt đới (Neotropic) Vị trí: Miền này bao gồm Trung Mỹ và lục địa Nam châu Mỹ. Các họ thực vật ở miền này đặc trưng chung cho cả nhiệt đới, nhưng một số họ có nhiều loài hơn so với miền Cổ nhiệt đới. Đó là các họ Lạc tiên (Passifloraceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Cà (Solanaceae), họ Sim (Myrtaceae). Những họ thực vật thuần tuý đặc trưng cho miền Tân nhiệt đới bao gồm họ Dứa (Bromeliaceae), họ Chuối (Cannaceae), họ Xi rit (Xyridaceae), họ Lullaulaceae, họ Sen cạn (Trophaeolaceae), họ Xương rồng (Cactaceae). Một số ít đại diện của họ Xương rồng cũng gặp thấy ở cả châu Phi. Trong số các họ thực vật đặc trưng cho miền Toàn Bắc (Bắc Mỹ) thì họ Cúc (Compositae), họ Đậu (Leguminisae) và họ Lúa (Poaceae) phân bố rộng khắp trong miền Tân nhiệt đới. Họ Dừa (Arecaceae) tuy là họ đặc trưng cho cả nhiệt đới, nhưng khác hẳn với miền cổ nhiệt đới, họ Dừa ở vùng Tân nhiệt đới đóng vai trò quan trọng trong đời sống của các quần xã thực vật rừng nhiệt đới. Miền Tân nhiệt đới được chia ra 3 phân miền: 1) Trung Mỹ; 2) Lục địa Nam Mỹ; 3) Angde (cao nguyên Chi Lê). 2.4. Miền châu Úc (Australia) Vị trí: Lãnh thổ miền này bao gồm lục địa châu Úc và một số đảo phụ cận. Nét đặc trưng của thực vật miền này là tính địa phương rất cao. Số loài thực vật địa phương chiếm đến 75% tổng số loài đã biết. Đặc biệt hệ thực vật phía Tây Úc rất điển hình. Các họ thực vật đặc trưng cho miền châu Úc bao gồm họ Chanh lương (Restionaceae), họ Sơn dương (Goodeniaceae), họ Chọ (Myoporaceae), họ Epacridaceae, họ Cephaloaceae, họ Cơm vàng (Proteaceae)… Một số đại diện của họ Cơm vàng cũng gặp ở miền Capsk (châu Phi). Trong họ Cơm vàng có những chi đặc trưng cho châu Úc: Hakea, Banksia, Grevillea. Trong họ Sim (Myrtaceae) ở châu Úc có chi Bạch đàn (Eucalyptus) là chi đặc hữu. Chi keo (Acacia) ở châu Úc có cuống lá là một bản dẹt hình vạch dài hoặc hình mũi mác, không giống như lá kép hai lần lông chim bình thường cũng là chi đặc hữu của miền. 2.5. Miền Capsk - châu Phi Vị trí: Đây là miền địa lý thực vật rất đặc biệt, chiếm một phần rất nhỏ của Tây Nam - châu Phi. Đặc điểm thực vật giới ở vùng này là nghèo cây gỗ. Những đại diện thông thường trong hệ thực vật miền này là những cây thuộc chi Đỗ quyên (Erica) gồm hơn 450 loài, họ Cơm vàng (Proteaceae) có khoảng 260 loài, họ Chanh lương (Restionaceae), họ Nghể (Polyponaceae), họ Thuỷ tiên (Amaryllidaceae), nhiều chi thuộc họ Lay ơn (Iridaceae) và chi Felargonium trong họ Phong Lữ (Geraniaceae), chi Helichrysum trong họ Cúc (Asteraceae) rất phổ biến trong miền. Về quan hệ giữa hệ thực vật miền Capsk với các miền khác có một số nhận xét sau đây: - Quan hệ với thực vật miền châu Úc: Ngoài họ Cơm vàng (Proteaceae) còn có nhiều họ chung cho cả hai miền như họ Chanh lương (Restionaceae), họ Epacridaceae, khoảng 20 chi chung cho cả hai miền như Drosera, Pelargonium, Mesembryanthemum và các chi khác. Cũng có cả những loài chung cho cả hai miền như Dương xỉ Todea barbata… - Quan hệ với hệ thực vật miền Tân nhiệt đới: Ở cả hai miền có họ Cơm vàng (Proteaceae), chi Bắt ruồi (Drosera) và một số khác. - Quan hệ với miền Toàn Bắc: Hệ thực miền Capsk có khoảng 50 chi (chưa kể những chi toàn cầu) chung với miền Toàn Bắc. Ví dụ như chi Mao lương (Ranunculus), lanh sợi (Linum), các chi Alchemilla, Viola, Stipa v.v… - Quan hệ với thực vật châu Phi: Ở miền Capsk có nhiều cây của chi Mesembryanthemum, Euphorbia, Aloe… chung với châu Phi. [...]... và phân chia các lục địa ra các miền địa lý động vật Vào những năm 70 của thế kỷ XIX, R Wallace có bổ sung và vào những năm 90 của thế kỷ đó Liderker đã đề nghị tập hợp các miền địa lý động vật thành các Địa Đến nay các miền địa lý động vật trên lục dịa gộp thành 4 địa: Bắc Địa, Cổ Địa, Tân Địa và Nam Địa Sự phân chia như thế đã chú ý đến mức độ giống nhau và khác nhau của các miền địa lý động vật đó... châu Úc và cũng phân bố cả ở miền Capsk Chi Gunnera thuộc họ Holorrha - gidaceae cũng gặp cả ở Nam Mỹ, New Zealand, Tasmani và Nam Phi Điều đó xác định mối quan hệ giữa hệ thực vật miền Antarctic với các khu vực khác của Nam bán cầu 3 Các miền địa lý động vật trên lục địa Các miền địa lý động vật trên lục địa, như trên đã nói, không hoàn toàn trùng khớp với các miền địa lý thực vật Vào những năm 50... vật đó Thuộc vào Bắc Địa có miền Toàn Bắc được chia ra hai miền Cổ bắc và miền Tân bắc; thuộc về Cổ Địa có hai miền ấn Độ - Malayxia và miền Ethiopia; Tân Địa có một miền Tân nhiệt đới, còn Nam Địa chỉ có một miền châu Úc, miền Polinezi và miền New Zealand) Như vậy, các lục địa được chia ra 6 miền Địa lý động vật 3.1 Miền Toàn bắc (Holarctic) 3.1.1 Những đặc điểm của miền Vị trí: Miền Toàn Bắc chiếm... Trong những nhóm kể trên có những loài có chi địa phương Do vậy, động vật giới Celebes mang tính chất chuyển tiếp, nhưng tính chất miền Ấn Độ - Malayxia nhiều hơn, giầu động vật địa phương, có các dạng nguyên thuỷ của động vật giới Ấn Độ -Malayxia 3.3 Miền địa lý động vật Ethiopia (châu Phi) 3.3.1 Những đặc điểm của miền Vị trí: Miền địa lý động vật Ethiopia bao gồm phần lớn lục địa châu Phi, từ ranh... nhiều dạng phức tạp 3.4 Miền địa lý động vật Tân nhiệt đới (Neotropic) 3.4.1 Những đặc điểm của miền Vị trí: Miền Tân nhiệt đới bao gồm lục địa Nam Mỹ, Trung Mỹ và các đảo gần Trung Mỹ trong Đại tây dương (gọi chung là đảo Tây Ấn) Giới hạn phía Bắc của miền này là sườn phía Nam cao nguyên Mêxicô, phía Nam Đông và Tây là giới hạn của lục địa Ở đây có rừng ẩm nhiệt đới phát triển trong các lưu vực và phụ... là địa phương Lưỡng cư có đuôi hoàn toàn không có Nhóm lưỡng cư không đuôi có chi Hyla rất đa dạng 3.3.2 Những đặc điểm của các phân miền Nếu không kể đến đảo Madagasca thì động vật giới miền địa lý động vật Ethiopia tương đối đồng nhất Tuy nhiên miền này có thể chia thành 4 phân miền sau đây: 3.3.2.1 Phân miền Tây Phi Vị trí: Phân miền này là một trong những nôi lớn sinh ra rừng nhiệt đới ẩm trên. .. hiện tượng này là hai khối lục địa Âu - Á và Bắc Mỹ trong khoảng thời gian địa chất đã tách rời nhau, mỗi miền đã hình thành động vật giới độc lập Mặt khác hai khối lục địa này cũng đã nhiều lần nối liền nhau Sự trao đổi động vật giới vào thời kỳ đó tăng lên Nên động vật giới của hai miền này có đặc điểm giống nhau Miền Toàn bắc có ranh giới phía Nam tiếp giáp với 3 miền địa lý động vật Đường ranh giới... hình thành Trong khoảng thời gian địa chất rất dài, động vật giới ở đây phát triển cách biệt với các lục địa khác, kể cả lục địa Bắc Mỹ Sau này dù Nam Mỹ được nối liền với Bắc Mỹ, nhưng di tích hoá thạch tìm thấy ở Nam Mỹ chứng tỏ nơi đây là trung tâm phát sinh của rất nhiều nhóm thú đã bị tuyệt diệt 3.4.2 Những đặc điểm của các phân miền Dãy núi Andes chạy dọc bờ tây lục địa ảnh hưởng đến khí hậu và do... loài động vật lục địa đã phát tán tới các đảo này Thành phần loài động vật trong phần miền chứng tỏ các đảo này rất có thể đã tách khỏi lục địa Bắc Mỹ sớm hơn và tách khỏi lục địa Nam Mỹ muộn hơn Đồng thời chúng bị ngập nước nhiều lần Vì vậy lịch sử hình thành động vật giới phân miền Đông Ấn rất phức tạp Sự khai thác của người châu Âu ảnh hưởng lớn tới thiên nhiên và động vật giới của phân miền Đồng thời,... phần nào giống với miền Cổ Bắc Vì rằng ở phần phía Đông Bắc của miền này là cánh đồng rộng lớn trên địa phận Trung Quốc, là "cửa ngõ" để động vật hai miền trao đổi 4) Động vật giới Ấn Độ - Malayxia cũng có những đặc điểm giống với miền Tân nhiệt đới, mặc dù hai miền rất xa nhau Hai miền đều có heo vòi, gấu trúc Động vật giới miền Ấn Độ - Malayxia thể hiện những đặc trưng sau: 1) Miền Ấn Độ - Malayxia . vực khác của Nam bán cầu. 3. Các miền địa lý động vật trên lục địa Các miền địa lý động vật trên lục địa, như trên đã nói, không hoàn toàn trùng khớp với các miền địa lý thực vật. Vào những năm. 2. Các miền địa lý thực vật trên thế giới Căn cứ vào sự phân bố địa lý của thực vật trên lục địa có thể phân các lục địa thế giới thành 6 miền địa thực vật khác nhau (hình 20) (chú ý: các miền. thành các Địa. Đến nay các miền địa lý động vật trên lục dịa gộp thành 4 địa: Bắc Địa, Cổ Địa, Tân Địa và Nam Địa. Sự phân chia như thế đã chú ý đến mức độ giống nhau và khác nhau của các miền địa