1000 tình huống về kiểm toán

58 14.2K 48
1000 tình huống về kiểm toán

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tài liệu này dành cho sinh viên, giảng viên viên khối ngành tài chính ngân hàng tham khảo và học tập để có những bài học bổ ích hơn, bổ trợ cho việc tìm kiếm tài liệu, giáo án, giáo trình, bài giảng các môn học khối ngành tài chính ngân hàng

HỎI: Câu hỏi 1: Kế toán các công ty đang thanh lý: Hiện nay chưa có nguyên tắc kế toán đối với các công ty đang trong quá trình thanh lý vì vậy việc kiểm toán đối với các công ty này gặp nhiều khó khăn do chưa có được một cơ sở thống nhất cho Kiểm toán viên thực hiện công việc. Vậy, Kiểm toán viên cần căn cứ trên cơ sở nào khi thực hiện kiểm toán các Công ty trong quá trình thanh lý? Gửi bài trả lời: Chuẩn mực kế toán chung và Chuẩn mực “Lập và trình bày báo cáo tài chính” đã qui định về khái niệm hoạt động liên tục. Doanh nghiệp đang thanh lý là doanh nghiệp không có hoạt động liên tục, do đó tài sản và nợ phải trả của doanh nghiệp này được xác định trên cơ sở giá trị có thể thu hồi của tài sản và các khoản nợ phải trả. Tuy nhiên, việc chuyển đổi tài sản, nợ phải trả về giá trị có thể thu hồi ở Việt Nam hiện nay đang còn rất khó khăn, phải mất nhiều thời gian. Do đó nếu doanh nghiệp chưa thực hiện việc chuyển đổi về giá trị có thể thu hồi thì KTV phải đưa ra ý kiến ngoại trừ trong báo cáo kiểm toán. HỎI: Câu hỏi 2: Trường hợp kiểm toán báo cáo tài chính cho năm kết thúc ngày 31/12/2005. Nếu ngày ký báo cáo kiểm toán và báo cáo tài chính là ngày 28 tháng 3 năm 2006, nhưng tại ngày 20 tháng 2 năm 2006, doanh nghiệp được kiểm toán đổi tên và cũng có sự thay đổi về giám đốc, vậy trên báo cáo tài chính sẽ sử dụng tên mới hay tên cũ của doanh nghiệp và giám đốc mới hay cũ sẽ ký báo cáo tài chính này? Gửi bài trả lời: Giám đốc cũ ký Báo cáo tài chính, tên doanh nghiệp phải ghi theo tên cũ và đóng dấu cũ (nếu còn dấu cũ). Trường hợp đã đổi dấu thì phải ghi tên doanh nghiệp cũ đồng thời ghi cả tên doanh nghiệp mới (Ví dụ: Doanh nghiệp A từ ngày 20/2/2006 đổi tên thành doanh nghiệp B) và đóng dấu doanh nghiệp mới (DN B). Trong phần thuyết minh Báo cáo tài chính phải trình bày rõ tình hình này. HỎI: Câu hỏi 3(Bạn Quách Anh Thy): Tôi đang học kiểm toán và có một thắc mắc xin được giải đáp: Khi đưa ra ý kiến sai về tình hình tài chính của DN sau khi kiểm toán thì KTV phải bồi thường bao nhiêu tiền? Có mâu thuẫn gì với Thông tư 64 DN kiểm toán chỉ được trích lập quĩ dự phòng từ 0,5 – 1% doanh thu hàng năm. Tuy nhiên Thông tư qui định nếu số dư khoản dự phòng này tương đương 10% doanh thu dịch vụ kiểm toán năm hiện tại thì sẽ không trích nữa. Vậy xin hỏi nếu KTV bị kiện và bắt bồi thường thì họ sẽ lấy ở đâu và những bất lợi mà KTV gặp phải khi bị kiện và bắt bồi thường? Gửi bài trả lời: Trả lời bạn Quách Anh Thy: Khi một công ty kiểm toán đưa ra ý kiến sai về tình hình tài chính của DN gây ra thiệt hại về kinh tế cho khách hàng, có thể bị khách hàng đòi bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điểm 6, Mục B Thông tư số 64/2004/TT-BTC ngày 29/6/2004 của Bộ Tài chính. Thông thường công ty kiểm toán bị phạt bằng cách không được trả phí hoặc do hai bên tự thoả thuận. Trường hợp không tự thoả thuận được thì phải kiện ra toà án theo qui định của pháp luật. Khoản tiền bồi thường của công ty kiểm toán cho khách hàng được lấy từ khoản tiền bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm (nếu công ty kiểm toán đã mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp) hoặc lấy từ quĩ dự phòng rủi ro nghề nghiệp. Nếu số tiền phải chi bồi thường lớn hơn số dư quĩ dự phòng rủi ro nghề nghiệp thì chênh lệch lớn hơn được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ hoặc trừ vào vốn kinh doanh sau khi trừ số thu bồi thường của đơn vị, cá nhân gây ra (nếu có) theo qui định hiện hành. Nếu số tiền phải chi bồi thường quá lớn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình tài chính của công ty kiểm toán, thậm chí có thể dẫn tới phá sản, thì việc xử lý tài chính tiếp theo được căn cứ vào qui định hiện hành của Luật DN đối với từng loại hình công ty kiểm toán (Công ty TNHH kiểm toán, công ty hợp danh kiểm toán, DN tư nhân kiểm toán). Khi bị kiện và bị bắt bồi thường thì KTV trực tiếp thực hiện kiểm toán và công ty kiểm toán sẽ gặp nhiều bất lợi như: Uy tín của KTV và công ty kiểm toán bị ảnh hưởng, tổn thất về tài chính và có nguy cơ mất các khách hàng khác. (Mức trích dự phòng chỉ từ 0,5 – 1% doanh thu hàng năm nhưng luỹ kế đến 10% doanh thu là rất lớn, ví dụ 1 công ty kiểm toán trung bình có doanh thu là 10 tỷ đồng 1 năm thì quĩ dự phòng đã là 1 tỷ đồng). Phùng Thị Đoan - Trưởng Ban Tư vấn VACPA HỎI: Câu hỏi 4(Bạn Trần Minh): Sắp tới sẽ có rất nhiều công ty kiểm toán mới ra đời, theo đó chất lượng kiểm toán sẽ có vấn đề lo ngại. Đối với các DN phải được kiểm toán theo Luật, nhưng có nhiều vấn đề làm họ không muốn kiểm toán, họ mời các công ty quen biết làm qua loa (đôi khi không kiểm toán, chỉ ra báo cáo cho họ) với giá phí rất thấp (vì cũng không ai xem báo cáo của họ). Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam đã có chương trình hành động cụ thể nào để khắc phục tình trạng nay ? Gửi bài trả lời: Trả lời bạn Trần Minh: Chương trình hành động của VACPA gồm nhiều nội dung, dưới đây là một số điểm chủ yếu: 1. Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) đang phối hợp với Bộ Tài chính soạn thảo “Qui chế kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán” để ban hành trong thời gian sớm nhất làm cơ sở pháp lý cho việc tự kiểm tra của các công ty; giao trách nhiệm kiểm soát chất lượng dịch vụ cho VACPA và thực hiện kiểm tra của Bộ Tài chính. 2. Năm 2006 Bộ Tài chính đã có kế hoạch phối hợp với VACPA tổ chức kiểm tra chất lượng dịch vụ của 18 công ty kiểm toán mới thành lập và hoạt động khoảng 2 năm gần đây. 3. Ngày 04/08/2006, Bộ Tài chính có sự tham gia của VACPA sẽ Tổng kết 15 năm hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam để đánh giá những mặt được và các tồn tại hiện có, bàn phương hướng và biện pháp tăng cường hoạt động trong năm 2006, 2007 và các năm tới. 4. Bộ Tài chính đã có Quyết định số 47/2005/QĐ-BTC ngày 14/07/2005 giao cho VACPA một số nội dung công việc quản lý hành nghề kế toán, kiểm toán. VACPA đã và đang triển khai các hoạt động có tính chất cơ bản như: - Tổ chức đào tạo, cập nhật kiến thức cho KTV để nâng cao năng lực nghề nghiệp và đạo đức cho KTV; - Thực hiện quản lý hành nghề KTV chặt chẽ hơn; - Thực hiện xử lý các chanh chấp và vi phạm đạo đức nghề nghiệp của Hội viên khi có bằng chứng và sự phản ảnh từ công chúng hoặc Hội viên khác; - Tăng cường tuyên truyền, quảng bá qui định pháp luật để chính các DN khách hàng phải nâng cao trách nhiệm của mình và sự giám sát chất lượng dịch vụ của công chúng VACPA hy vọng các tồn tại trên sẽ được khắc phục dần dần Phùng Thị Đoan - Trưởng Ban Tư vấn VACPA HỎI: Câu hỏi 5: Nghị định 105/Thông tư 64 yêu cầu các Công ty kiểm toán phải thay đổi người ký báo cáo kiểm toán cho một khách hàng sau 3 năm. Chỉ cần thay đổi một chữ ký hay cả hai chữ ký trên báo cáo? Thời gian 3 năm sẽ được tính từ thời gian nào ? Nếu vào năm 2004, KTV nhận kiểm toán cho một công ty trong 3 năm liền từ 2002 đến 2004, đây sẽ coi là một lần kiểm toán và năm 2005 công ty không phải thay đổi KTV hay sẽ được coi là 3 lần kiểm toán riêng biệt và năm 2005 công ty phải thay đổi KTV? Gửi bài trả lời: Phải thay đổi cả hai chữ ký trên báo cáo kiểm toán đó là KTV mới được cử thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính của khách hàng A thay cho KTV cũ đã thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính khách hàng A 3 năm trước đó. Còn chữ ký của Giám đốc công ty kiểm toán có thể thay bằng chữ ký Phó Giám đốc công ty kiểm toán. Thời gian 3 năm được tính là 3 năm tài chính của khách hàng được kiểm toán. Nếu kiểm toán báo cáo tài chính năm 2002, 2003, 2004 của khách hàng thì thực chất là 3 lần kiểm toán riêng biệt. Trong ví dụ đã nêu, năm 2005 công ty kiểm toán phải thay đổi kiểm toán viên và thay đổi người ký báo cáo kiểm toán cho khách hàng. HỎI: Câu hỏi 6: Trường hợp doanh nghiệp được phép kiểm toán gộp 2 năm thì mẫu báo cáo kiểm toán có gì thay đổi so với mẫu bình thường (một năm) hay không ? Gửi bài trả lời: Trường hợp kiểm toán gộp 2 năm thông thường chỉ áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp có năm tài chính đầu tiên rất ngắn (từ 4 – 6 tháng). Nếu doanh nghiệp lập một báo cáo tài chính cho năm đầu tiên và năm thứ 2 thì chỉ cần một báo cáo kiểm toán gộp cho cả 2 năm tài chính đó. Nhưng nếu doanh nghiệp lập báo cáo tài chính riêng cho từng năm tài chính thì công ty kiểm toán phải lập hai báo cáo kiểm toán. HỎI: Câu hỏi 7: (đưa ngày 02/08/2006) Nếu một công ty kiểm toán thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính cho một DNNN tại thời điểm 31/12/2005 thì có được phép xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá công ty đó trong năm 2006 không? (ví dụ như thời điểm 30/06/2006 hoặc 30/09/2006). Gửi bài trả lời: Trả lời bạn Nguyễn Trung Kiên: Điều 27 Nghị định 105/2004/NĐ-CP ngày 30/03/2004 của Chính phủ về kiểm toán độc lập qui định “Doanh nghiệp kiểm toán không được thực hiện kiểm toán trong trường hợp đang cung cấp dịch vụ ghi sổ kế toán… định giá tài sản… hoặc đã thực hiện các dịch vụ trên trong năm trước cho khách hàng” Như vậy: Nếu năm 2005 đã thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính thì năm 2006 không được cung cấp dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp (định giá tài sản) vì hai dịch vụ này có liên quan đến nhau, nếu đã kiểm toán năm 2005 mà lại thực hiện định giá doanh nghiệp trong năm sau là không độc lập, khách quan. MC - Web HỎI: Câu hỏi 08: (đăng ngày 07/08/2006) Kiểm toán viên tại công ty kiểm toán A kiểm toán doanh nghiệp C, sau 3 năm Kiểm toán viên đó chuyển sang công ty kiểm toán B, doanh nghiệp C lúc này lại ký hợp đồng kiểm toán với công ty kiểm toán B thì KTV đó có được tiếp tục kiểm toán doanh nghiệp C hay không? Gửi bài trả lời: Trả lời: Thông tư 64/2004/TT-BTC ngày 29/06/2004, Phần I, Mục 2.1 qui định sau 3 năm phải thay đổi Kiểm toán viên hành nghề chịu trách nhiệm kiểm toán và ký tên trên báo cáo kiểm toán và người chịu trách nhiệm ký báo cáo kiểm toán là Giám đốc (hoặc người được uỷ quyền) của doanh nghiệp (hoặc chi nhánh doanh nghiệp) kiểm toán. Lý do chính của yêu cầu này là để tránh những người ký báo cáo kiểm toán (chứ không phải công ty nói chung) có quan hệ quá thân mật với khách hàng, ảnh hưởng đến tính độc lập cần thiết. Do đó trường hợp này Kiểm toán viên nêu trên không được tiếp tục kiểm toán doanh nghiệp C. Nguyễn Hải Hà - BBT Web HỎI: Câu hỏi 9: (đăng ngày 10/8/06) Công ty kiểm toán A ký hợp đồng xác định giá trị DN của DNNN B, thời điểm xác định giá trị DN là ngày 31/03/2006. Vậy công ty kiểm toán A có được thực hiện kiểm toán BCTC cho niên độ kết thúc ngày 31/12/2005 của DNNN B hay không? Gửi bài trả lời: Trả lời: Điều 27 Nghị định 105/2004/NĐ-CP ngày 30/03/2004 qui định doanh nghiệp kiểm toán không được kiểm toán khi đang cung cấp dịch vụ ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính, dịch vụ kiểm toán nội bộ, định giá tài sản, tư vấn tài chính, tư vấn quản lý hoặc đã thực hiện các dịch vụ trên trong năm trước cho khách hàng. Qui định như vậy được hiểu là trong một thời kỳ, kiểm toán viên và công ty kiểm toán không được cung cấp từ hai loại dịch vụ ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán viên. Như vậy công ty kiểm toán A không được kiểm toán báo cáo tài chính cho DNNN B. Nguyễn Hải Hà - BBT Web HỎI: Câu hỏi 10: (đăng ngày 11/08/2006) Điều chỉnh báo cáo kiểm toán Gửi bài trả lời: Câu hỏi 10: Năm n DN A được miến thuế TNDN, BCTC năm n của DN A đã được kiểm toán và đã quyết toán thuế với cơ quan thuế. Tuy nhiên năm n+1, KTV phát hiện sai sót trọng yếu liên quan đến doanh thu năm n. Vì là sai sót trọng yếu liên quan đến TNDN (do năm n+1 DN A bắt đầu chịu thuế) nên phải điều chỉnh sai sót này vào số dư đầu kỳ (theo Chuẩn mực thuế TNDN). Như vậy: - DN có cần yêu cầu điều chỉnh báo cáo kiểm toán năm n hay không? - Điều chỉnh này có được cơ quan thuế chấp nhận không ? Trả lời: - Có thể tham khảo các đoạn từ 19 đến 24 trong CKIV 560 "Các sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán lập Báo cáo tài chính" để xử lý vấn đề này. Hai trường hợp được đưa ra: (a) Sửa Báo cáo tài chính của năm n và sửa Báo cáo kiểm toán năm n, lưu ý có giải thích nguyên nhân phải sửa đổi BCTC và Báo cáo kiểm toán đã được công bố; (b) Đoạn 24 - áp dụng điều chỉnh hồi tố vào BCTC của năm n+1, không cần phải sửa BCTC và Báo cáo kiểm toán của năm n, nhưng phải có những thuyết minh thích hợp trong BCTC và Báo cáo kiểm toán của năm n+1. - Tuỳ thuộc vào bản chất của sai sót, ví dụ: Cơ sở ghi nhận của doanh thu sai sót này cho mục đích kế toán có trùng với cơ sở ghi nhận doanh thu cho mục đích tính thuế hay không. Nếu trùng nhau thì có nghĩa là doanh thu của năm n cho cả mục đích kế toán và mục đích tính thuế đều bị sai. Chúng tôi cho rằng khi đó thì cả cơ quan thuế cũng phải xem xét lại doanh thu tính thuế của năm n trong quyết toán thuế của họ. Nguyễn Hải Hà - BBT Web HỎI: Câu hỏi 11: (ngày 22/08/06) Hiện nay, có một số công ty có kiểm toán viên đăng ký hành nghề bán thời gian nhưng thực tế không hề tham gia kiểm toán ở công ty, không ký báo cáo kiểm toán; hoặc có người không tham gia kiểm toán nhưng vẫn ký báo cáo kiểm toán, Bộ Tài chính có biện pháp gì để xử lý các sai phạm trên? Gửi bài trả lời: Trả lời: - Điểm 2 Phần II Thông tư 64/2004/TT-BTC cho phép kiểm toán viên làm việc bán thời gian ở Công ty kiểm toán nếu được doanh nghiệp làm việc chính thức đồng ý. Tuy nhiên, nếu không thực tế làm việc thì không được ký báo cáo kiểm toán. Bộ Tài chính và VACPA đã kiểm tra các công ty có hiện tượng trên và sẽ có thông báo công khai. - Năm 2006 VACPA sẽ kiểm tra thường xuyên hơn và công khai trên trang Web để khách hàng giám sát. Bộ Tài chính sẽ xử lý nếu phát hiện công ty vẫn còn sai phạm trên. PTĐ–BBT Web HỎI: Câu hỏi 12: (ngày 27/09/06) Những câu hỏi và trả lời trong khoá cập nhật kiến thức KTV lớp nâng cao tại Hà Nôi và TP. HCM Gửi bài trả lời: Câu hỏi 1: Phó Giám đốc v à các kiểm toán viên khác có thể làm việc ở cả công ty khác (có thể là công ty kiểm toán khác). Điều n ày có phù hợp quy định về đạo đức nghề nghiệp không? Các công ty kiểm toán có thể quy định trong Điều lệ công ty ti êu chuẩn để Phó Giám đốc v à các kiểm toán viên khác phải làm việc 100% cho chính công ty không? Trả lời: Theo quy định hiện hành Phó Giám đốc doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên khác có thể vừa làm việc ở một doanh nghiệp kiểm toán vừa làm việc ở một doanh nghiệp khác không phải là doanh nghiệp kiểm toán. Nhưng khi cung cấp dịch vụ kiểm toán, kế toán phải tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, đặc biệt là nguyên tắc độc lập. Doanh nghiệp kiểm toán có thể quy định trong Điều lệ công ty về việc Phó Giám đốc và các kiểm toán khác phải làm việc 100% thời gian cho chính công ty kiểm toán. Câu hỏi 2: 1) Đ ề nghị Bộ Tài chính thông báo thời điểm n ào thì Bộ Tài chính sẽ hướng dẫn nguyên tắc, nội dung chuyển đổi các công ty của Bộ chuyển đổi theo NĐ 105 v à N Đ 133 của Chính Phủ. 2) Các nguyên tắc, điều kiện, ti êu chuẩn để các công ty kiểm toán trực thuộc Bộ T ài chính xây dựng mô hình, phương án chuyển đổi th ành công. Trả lời: Bộ Tài chính sẽ không có hướng dẫn nguyên tắc, nội dung chuyển đổi mà việc chuyển đổi các doanh nghiệp kiểm toán là doanh nghiệp Nhà nước, công ty TNHH, công ty cổ phần kiểm toán thành công ty TNHH, công ty hợp danh kiểm toán hoặc doanh nghiệp tư nhân kiểm toán được thực hiện theo các nguyên tắc quy định tại mục II thông tư 60/2006/TT-BTC, đó là: Việc chuyển đổi công ty cổ phần kiểm toán thành lập trước ngày Nghị định 105 có hiệu lực thành công ty TNHH kiểm toán, công ty hợp danh kiểm toán hoặc doanh nghiệp tư nhân kiểm toán phải đảm bảo các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại TT60 và quyết định của Đại hội cổ đông, hoặc theo nguyên tắc giải thể công ty cũ và đồng thời thành lập công ty mới. Công ty TNHH kiểm toán, công ty hợp danh kiểm toán đã thành lập trước ngày thông tư 60 có hiệu lực nếu xét thấy chưa đảm bảo các tiêu chuẩn, điều kiện quy định phải cơ cấu lại tổ chức nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại TT60 và đăng ký kinh doanh bổ sung theo quy định hiện hành. Các công ty kiểm toán trực thuộc Bộ Tài chính phải căn cứ vào tiêu chuẩn, điều kiện thành lập và hoạt động đối với doanh nghiệp kiểm toán quy định tại TT60 để xây dựng phương án chuyển đổi trình Bộ Tài chính duyệt trước khi thực hiện. Câu hỏi 3: Trường hợp vốn, tài sản của Nhà nước tại các doanh nghiệp kiểm toán trực thuộc Bộ Tài chính không có ai mua, hoặc mua không hết thì xử lý như thế nào? Là người rất tâm huyết với hoạt động kiểm toán Ông (B ùi V ăn Mai) sẽ có đóng góp g ì cho sự chuyển đổi th ành công của các doanh nghiệp kiểm toán trực thuộc Bộ Tài chính. Trả lời: 1. Trong phương án chuyển đổi các doanh nghiệp kiểm toán cần xác định rõ các thành viên góp vốn (nếu chuyển đổi thành công ty TNHH kiểm toán từ hai thành viên trở lên), hoặc thành viên hợp danh và thành viên góp vốn (nếu chuyển đổi thành công ty hợp danh kiểm toán) và mức vốn đăng ký mua của từng người theo nguyên tắc đảm bảo bán hết phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp kiểm toán có vốn sở hữu Nhà nước. Đồng thời trong phương án chuyển đổi cũng phải xác định rõ cách thức xử lý phần vốn không bán hết trên cơ sở vận dụng các quy định hiện hành về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. Sau một thời hạn nhất định phần vốn không bán hết sẽ được xử lý theo quyết định của cơ quan Nhà nước đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước. 2. Ông Mai trả lời: Sẽ cố gắng hoàn thành tốt nhất trách nhiệm của mình Câu hỏi 4: Một công ty TNHH kiểm toán được th ành lập trước ngày có hiệu lực của TT60/2006/TT-BTC, Giám đốc công ty kiểm toán n ày tham dự kỳ thi KTV tháng 8/2006, đạt kết quả v à được cấp chứng chỉ KTV. Trường hợp n ày, sau ngày 21/4/2007 được xem l à phù hợp tiêu chuẩn, điều kiện của Giám đốc công ty TNHH kiểm toán hay không? Trả lời: Từ nay đến 21/04/2007 những người này vẫn có thể làm Giám đốc công ty TNHH kiểm toán nhưng sau ngày 21/4/2007 Giám đốc công ty kiểm toán nêu trong câu hỏi không đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện của Giám đốc doanh nghiệp kiểm toán. Công ty TNHH kiểm toán này cẩn phải bổ nhiệm thành viên khác có đủ tiêu chuẩn, điều kiện (theo TT60) làm Giám đốc công ty. Câu hỏi 5: Cùng là điều kiện th ành lập công ty kiểm toán, tại sao lại có sự khác biệt về loại hình công ty. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên chịu trách nhiệm hữu hạn còn công ty hợp danh và công ty tư nhân thì chiụ trách nhiệm vô hạn. Trả lời: Điều này đã được qui định rõ trong Luật doanh nghiệp năm 2005. Thành lập công ty chịu trách nhiệm vô hạn sẽ được khách hàng tin tưởng hơn và vì thế sẽ có nhiều khách hàng, doanh thu cao… nhưng nếu rủi ro thì trách nhiệm cũng sẽ rất lớn. Câu hỏi 6: Theo TT 60/2006/TT-BTC thành viên làm Giám đốc công ty kiểm toán phải được cấp chứng chỉ KTV từ 3 năm trở l ên. Những kiểm toán viên thi đỗ v à đủ điều kiện cấp chứng chỉ KTV năm 2003 nhưng năm 2004 mới cấp chứng chỉ KTV (c ùng với các KTV thi đỗ năm 2004) do thay đổi quy định từ đủ 5 năm kinh nghiệm xuống c òn 4 n ăm. Vậy các trường hợp n ày có được tính thời điểm có chứng chỉ KTV từ năm 2003 để đủ điều kiện l àm Giám đốc không? [...]... kiểm toán MC - Web HỎI: Câu hỏi 19: (ngày 15/12/06) Báo cáo tài chính đã được kiểm toán độc lập kiểm toán thì có giá trị pháp lý như thế nào? Gửi bài trả lời: Trả lời: Theo qui định tại Điều 3 Nghị định 105/2004/NĐ-CP ngày 30/03/2004 của Chính phủ về Kiểm toán độc lập thì: Các tài liệu, số liệu kế toán và báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán sau khi được Kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán. .. toán, kiểm toán theo qui định của pháp luật Có bằng cử nhân kinh tế chuyên ngành tài chính, ngân hàng hoặc kế toán, kiểm toán và đã làm công tác tài chính, kế toán, kiểm toán đủ 5 năm trở lên, hoặc đã làm trợ lý kiểm toán ở doanh nghiệp kiểm toán từ - 4 năm trở lên Có chứng chỉ tin học trình độ B trở lên Có chứng chỉ Ngoại ngữ trình độ C trở lên của 1 trong 5 thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung, Đức Về. .. 60/2006/TT-BTC đưa ra tiêu chuẩn Giám đốc công ty kiểm toán phải có Chứng chỉ Kiểm toán viên và sau 3 năm thực tế hành nghề kiểm toán là nhằm nâng cao chất lượng công ty kiểm toán, gián tiếp là nâng cao chất lượng kiểm toán Với các công ty kiểm toán quá nhỏ bé, Giám đốc chưa có nhiều kinh nghiệm thì chưa thể đào tạo được nhân viên mới, khó có thể đảm bảo chất lượng kiểm toán, dễ xảy ra rủi ro thiệt hại cho chính... kế toán, kiểm toán Khi xem xét Giám đốc có đủ điều kiện thời gian thực tế về kiểm toán hay không là xem ngày, tháng, năm được cấp ghi trên chứng chỉ KTV Người xem xét không có điều kiện để kiểm tra xem người đó có thực tế làm kiểm toán hay không ngoài lời khai về quá trình làm việc ghi trên “Đơn xin đăng ký hành nghề kiểm toán Nếu có cơ sở chắc chắn khẳng định người đó chưa từng thực tế làm kiểm toán. .. nghiệp với ngành nghề kế toán Sau khi bạn có kinh nghiệm thực tế với thời gian 4 năm (nếu là trợ lý kiểm toán) hoặc 5 năm (nếu là kế toán viên) thì bạn đủ điều kiện tham dự kỳ thi kiểm toán viên, kế toán viên hành nghề cấp Nhà nước để trở thành kiểm toán viên Kỳ thi kiểm toán viên bao gồm 8 môn thi: Pháp luật kinh tế, Tiền tệ tín dụng, Tài chính doanh nghiệp, Kế toán, Kiểm toán, Phân tích hoạt động... Như vậy nếu đơn vị đã được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán khác năm 2004 và 2005 thì báo cáo kiểm toán này không có giá trị và phải kiểm toán lại, như vậy có phù hợp không? (Đây là theo QĐ 76 của Bộ Tài Chính) Câu hỏi 40 (Trần Quốc Tuấn – Công ty Kiểm toán VAE) (ngày 16/07/07) Công ty chúng tôi khi liên danh cùng một công ty kiểm toán khác (chưa đủ điều kiện tham gia kiểm toán các doanh nghiệp niêm... sai sót trong báo cáo kiểm toán Gửi bài trả lời: Câu hỏi 20 (bạn Lê Văn Chương): Tôi là kỹ sư xây dựng làm việc cho một công ty kiểm toán độc lập, chức danh: Kỹ thuật viên Theo Chuẩn mực kiểm toán số 1000 thì không có chữ ký của kỹ thuật viên trên báo cáo kiểm toán, tuy nhiên, theo qui định của công ty (TNHH) thì kỹ thuật viên phải ký trên báo cáo kiểm toán cùng Giám đốc và kiểm toán viên Tôi muốn hỏi... thuật viên đối với báo cáo kiểm toán như thế nào? Chịu trách nhiệm trước ai về kết quả làm việc của mình? Nếu có sai sót trong công việc kiểm toán (đối với công ty đang làm) thì có phải chịu trách nhiệm trước pháp luật hay không? Trả lời: Theo qui định của Nghị định 105/2003/NĐ-CP và Chuẩn mực kiểm toán thì báo cáo kiểm toán chỉ cần chữ ký của 01 kiểm toán viên và 01 kiểm toán viên là Giám đốc công... Bộ trưởng Bộ Tài Chính có quy định về điều kiện dự thi: Có bằng cử nhân kinh tế chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng hoặc Kế toán - Kiểm toán và thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán đủ 5 năm trở lên hoặc thời gian thực tế làm trợ lý kiểm toán ở doanh nghiệp kiểm toán đủ 4 năm trở lên Tôi có bằng cử nhân kinh tế đủ điều kiện như trên, đã làm kế toán tại doanh nghiệp 2 năm, làm công... 22/11/2006 Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) đã công khai lần 1 các công ty kiểm toán đủ điều kiện kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2006 và năm 2007 (công văn số 127/VACPA) gồm 107 công ty Bạn có thể tiếp cận danh sách các công ty kiểm toán này qua Website của Hội (www.vacpa.org.vn) Còn mức phí kiểm toán sẽ phụ thuộc vào từng hợp đồng dịch vụ kiểm toán mà công ty kiểm toán cung cấp cho các . Kiểm toán viên tại công ty kiểm toán A kiểm toán doanh nghiệp C, sau 3 năm Kiểm toán viên đó chuyển sang công ty kiểm toán B, doanh nghiệp C lúc này lại ký hợp đồng kiểm toán với công ty kiểm. công ty kiểm toán (Công ty TNHH kiểm toán, công ty hợp danh kiểm toán, DN tư nhân kiểm toán) . Khi bị kiện và bị bắt bồi thường thì KTV trực tiếp thực hiện kiểm toán và công ty kiểm toán sẽ. 30/03/2004 của Chính phủ về Kiểm toán độc lập thì: Các tài liệu, số liệu kế toán và báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán sau khi được Kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán kiểm tra, xác nhận

Ngày đăng: 01/11/2014, 22:06

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan