16/07/07) Công ty chúng tôi khi liên danh cùng một công ty kiểm toán khác (chưa đủ điều kiện tham gia kiểm toán các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 1000 tình huống về kiểm toán (Trang 42 - 50)

toán khác (chưa đủ điều kiện tham gia kiểm toán các doanh nghiệp niêm yết, phát hành, kinh doanh chứng khoán) để thực hiện kiểm toán cho các doanh nghiệp loại hình này. Vậy khi phát hành báo cáo kiểm toán, giám đốc 2 công ty kiểm toán ký trên Báo cáo tài chính là phù hợp chuẩn mực 700 nhưng có được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận chữ ký của Giám đốc doanh nghiệp kiểm toán chưa đủ điều kiện hay không?

Gửi bài trả lời: Trả lời:

Nếu Công ty kiểm toán chưa đủ điều kiện tham gia kiểm toán các DN niêm yết thì UBCKNN không có xác nhận danh sách KTV của Công ty đó (kể cả Giám đốc). Vì vậy dù có liên danh kiểm toán thì chữ ký của Giám đốc Công ty kiểm toán chưa đủ điểu kiện sẽ không được công nhận.

BBT - Web

HỎI:

Câu hỏi 41: (ngày 17/07/07) Đề nghị Vụ chế độ Kế toán và VACPA

trao đổi với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước về việc các công ty phát hành cổ phiếu ra công chúng hoặc niêm yết phải kiểm toán 2 năm liền kề bởi một công ty kiểm toán được chấp thuận. Như vậy nếu đơn

vị đã được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán khác năm 2004 và 2005 thì báo cáo kiểm toán này không có giá trị và phải kiểm toán lại, như vậy có phù hợp không? (Đây là theo QĐ 76 của Bộ Tài Chính)

Gửi bài trả lời: Trả lời:

Các DN phải tuân thủ theo Quyết định 76 của Bộ Tài chính.

BBT - Web

HỎI:

Câu hỏi 42 (Ô. Vũ Khải Hoàn – Công ty Kiểm toán FADACO):

(Ngày 18/07/07) Công ty chúng tôi có kiểm toán viên là người Trung Quốc có Thẻ kiểm toán viên do Trung Quốc cấp, chỉ biết nói tiếng Quốc có Thẻ kiểm toán viên do Trung Quốc cấp, chỉ biết nói tiếng Trung Quốc, chủ yếu kiểm toán cho các khách hàng là nhà đầu tư Trung Quốc tại Việt Nam, Để đăng ký là kiểm toán viên hành nghề có thể sử dụng ngôn ngữ Trung Quốc thay thế cho ngôn ngữ Tiếng Anh trong quá trình kiểm tra để được đăng ký hành nghề kiểm toán tại Việt Nam không?

Gửi bài trả lời: Trả lời:

Hiên nay Bộ Tài chính mới tổ chức thi sát hạch bằng tiếng Anh cho các KTV là người nước ngoài xin đăng ký hành nghề tại VN, chưa tổ chức thi sát hạch bằng các ngoại ngữ khác. Vì vậy KTV người Trung Quốc muốn có Chứng chỉ KTV tại VN cũng phải dự thi bằng tiếng Anh. KTV này có thể làm việc trong công ty nhưng không được ký Báo cáo kiểm toán vì chưa đủ điều kiệấnhnhf nghề kiểm toán tại Việt Nam.

BBT - Web

HỎI:

Câu hỏi 43: (ngày 30/07/07) Gần đây chúng tôi nhận được email

Nhà nước chấp thuận cho kiểm toán các công ty niêm yết. Rất mong Hội giải thích rõ hơn về vấn đề này?

Gửi bài trả lời: Trả lời:

Về việc ban nêu: UBCKNN công bố Quyết định số 410/QĐ-NBCK ngày 10/07/2007 về việc chấp thuận Công ty TNHH Dịch vụ Kiểm toán và Tư vấn UHY được kiểm toán cho các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết hoặ tổ chức kinh doanh chứng khoán.. có gian lận, khuất tất gì hay không? Ngày 27/04/2007, VACPA đã có thông tin trả lợi bạn đọc tại chuyên mục “Diễn đàn chuyên môn”, bài viết “Gửi các bạn đọc giả của trang web VACPA”. Còn việc ra Quyết định chấp thuận do UBCHNN quyết định do đó bạn có thể chờ trả lời của UBCKNN.

BBT - Web

HỎI:

Câu hỏi 44 (Quốc Dũng): (ngày 20/08/07) Công ty TNHH Kiểm

toán có Tổng Giám đốc là KTV có đủ điều kiện đứng làm Giám đốc công ty. Nhưng vì lý do khác nên có thể bổ nhiệm KTV khác chưa đủ điều kiện làm Giám đốc công ty được không (thời gian hành nghề chưa đủ 3 năm)?

Gửi bài trả lời: Trả lời:

Theo qui định tại điểm b mục 2 phần II về Tiêu chuẩn, điều kiện đối với thành viên là cá nhân: “ thành viên được cử làm Giám đốc (hoặc Tổng Giám đốc) công ty phải có Chứng chỉ kiểm toán viên và phải có thời gian công tác thực tế về kiểm toán từ 3 năm trở lên kể từ khi được cấp chứng chỉ kiểm toán viên; phải góp ít nhất là 10% vốn điều lệ; không được cùng lúc tham gia quản lý, điều hành hoặc ký hợp đồng lao động với tổ chức, cơ quan khác”.

Như vậy theo quy định thì việc bổ nhiệm KTV khác chưa đủ điều kiện làm Giám đốc công ty là không phù hợp với quy định hiện hành.

MD – Web

HỎI:

Câu hỏi 45: (ngày 22/08/07) Tôi đang kiểm toán 01 đơn vị phát

sinh tình huống sau: Trong năm 2006, Công ty có giai đoạn chuyển đổi sau: 6 tháng đầu là DNNN, 6 tháng cuối năm chuyển sang hình thức công ty TNHH 1 thành viên. Chúng tôi được thuê kiểm toán 6 tháng cuối năm, (giai đoạn là công ty TNHH 1 thành viên) và đã phát hành Báo cáo kiểm toán. Sau đó, đơn vị phát sinh nhu cầu kiểm toán 6 tháng đầu năm. Như vậy, khi phát sinh các sai sót trọng yếu phải điều chỉnh báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm thì chúng tôi xử lý như thế nào? Kính nhờ VACPA cho chúng tôi giải pháp trường hợp nêu trên.

Gửi bài trả lời: Trả lời:

Việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty TNHH một thành viên không làm thay đổi hình thức sở hữu. Do đó, khi có những phát sinh sai sót trọng yếu khi kiểm toán báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm của doanh nghiệp nhà nước thì sẽ được điều chỉnh vào số đầu kỳ của báo cáo tài chính 6 tháng cuối năm của công ty TNHH 1 thành viên sau khi chuyển đổi. Nếu những thay đổi này có ảnh hưởng đến BCTC 6 tháng cuối năm và làm thay đổi ý kiến của kiểm toán viên đã kiểm toán thì phải lập lại BCTC và báo cáo kiểm toán 6 tháng cuối năm để thay thế báo cáo đã phát hành theo qui định của chuẩn mực kế toán số 29 và chuẩn mực kiểm toán số 560. Trường hợp này có thể yêu cầu khách hàng trả thêm chi phí.

MC – Web HỎI: HỎI:

Câu hỏi 46 (Tọa đàm TP HCM 25/04/2007): (ngày 22/08/07)

Công ty TNHH Kiểm toán được chuyển đổi từ Doanh nghiệp Nhà nước. Trong đó người được bầu làm Giám đốc được mua thêm 8%.

Theo tôi được mua 8% là do được tín nhiệm bầu làm Giám đốc. Đây là trường hợp đặc thù nên theo tôi không được quyền biểu quyết và được hay không là do Điều lệ công ty quyết định. Nếu được quyền biểu quyết thì giả sử khi người khác được bầu làm giám đốc thì 8% đó sẽ giải quyết thế nào?

Gửi bài trả lời: Trả lời:

Việc chuyển đổi DNNN kiểm toán thành công ty TNHH kiểm toán có từ 2 thành viên trở lên là quyết định của Chính phủ, còn việc để lại 8% giá trị vốn Nhà nước để bán cho người được bầu làm Giám đốc là phương án chuyển đổi do Bộ Tài chính quyết định. Nay việc chuyển đổi đã hoàn thành, các công ty đều là doanh nghiệp TNHH không thuộc vốn Nhà nước nên không chịu sự quản lý về tài chính của chủ sở hữu là Nhà nước nữa. Việc qui định 8% có quyền biểu quyết hay không hoặc nếu người khác được bầu làm Giám đốc thì xử lý phần vốn 8% đó như thế nào, theo VACPA, là do Hội đồng thành viên của công ty quyết định theo qui định tại điều lệ công ty hay quyết định trong kỳ họp Hội đồng thành viên. Tốt nhất, khi sự việc chưa xảy ra thì nên qui định trước trong điều lệ công ty.

MC - C - Web

HỎI:

Câu hỏi 47 (bạn Lê Anh Đức) : (ngày 07/11/07) Công ty chúng tôi

đang không hiểu rõ vấn đề sau và xin VACPA giải đáp giúp chúng tôi càng sớm càng tốt, nội dung câu hỏi như sau: Một thành viên trong Ban lãnh đạo Công ty là một kỹ thuật viên (xây dựng) đã được Cục quản lý giá - Bộ Tài chính cấp chứng chỉ thẩm định viên về giá, theo qui định thì đối tượng này có được ký và đóng dấu chức danh Phó Giám đốc Công ty (đã được Giám đốc Công ty uỷ quyền) trên các Báo cáo kiểm toán về Quyết toán vốn đấu tư, báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính, Báo cáo kiểm toán về thẩm định tài sản và các văn bản khác liên quan của Công ty hay không? Kính mong VACPA trả lời giúp chúng tôi càng sớm càng tốt để chúng tôi hiểu hơn và thực hiện

cho đúng pháp luật. Xin trân trọng cảm ơn!

Gửi bài trả lời: Trả lời:

Theo câu hỏi của bạn thì Phó Giám đốc công ty có chứng chỉ thẩm định viên về giá được Giám đốc uỷ quyền thì được ký các văn bản liên quan và đóng dấu công ty, trừ báo cáo kiểm toán, dù là báo cáo kiểm toán về quyết toán vốn đầu tư hoàn thành. Theo qui định tại Nghị định 105/2004/NĐ-CP và các văn bản liên quan đến kiểm toán thì chỉ có kiểm toán viên (người có chứng chỉ kiểm toán viên do Bộ Tài chính cấp) mới được ký báo cáo kiểm toán. Dưới chữ ký của kiểm toán viên còn phải ghi rõ số chứng chỉ kiểm toán viên được cấp của người đó.

MC - Web

HỎI:

Câu hỏi 48: (ngày 08/11/07) Công ty chúng tôi đang làm Hồ sơ

đăng ký hành nghề kiểm toán năm 2008. Chúng tôi xin hỏi về nội dung dưới đây: Theo quy định tại điểm 3.5 mục 3 Phần B Thông tư số 64/2004/TT-BTC ngày 29/06/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày

30/03/2004 của Chính phủ về Kiểm toán độc lập ghi “Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp kiểm toán phải thường xuyên đảm bảo có ít nhất 3 kiểm toán viên hành nghề làm trọn thời gian cho doanh

nghiệp. Trường hợp sau 6 tháng liên tục doanh nghiệp kiểm toán không đảm bảo điều kiện này thì phải ngừng cung cấp dịch vụ kiểm toán. Tuy nhiên, theo quy định tại điểm đ mục 1 phần II Thông tư số 60/2006/TT-BTC ngày 28/06/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn tiêu chuẩn, điều kiện thành lập và hoạt động đối với doanh nghiệp kiểm toán thì “Khi thành lập và trong quá trình hoạt động, công ty TNHH kiểm toán phải có ít nhất 3 người có Chứng chỉ kiểm toán viên, trong đó có Giám đốc (hoặc Tổng Giám đốc) không nói rõ là 3 KTV phải làm việc toàn thời gian. Vậy, chúng tôi hiểu như thế nào là đúng. Xin Quý Hội vui lòng giải đáp cho chúng tôi.

Gửi bài trả lời: Trả lời:

Sau khi trao đổi với Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán, Bộ Tài chính, VACPA xin trả lời như sau:

Năm 2008, các công ty phải thực hiện theo quy định tại Thông tư số 64/2004/TT-BTC ngày 29/06/2004 của Bộ Tài chính, tức là trong quá trình hoạt động doanh nghiệp kiểm toán phải thường xuyên đảm bảo có ít nhất 3 KTV hành nghề làm trọn thời gian cho doanh nghiệp. Để thực hiện điều này, Bộ Tài chính đã đồng ý để VACPA hướng dẫn bổ xung mẫu đăng ký hành nghề kiểm toán số 2a, có thêm cột “Làm việc bán thời gian”. Do đó, năm 2008, Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam không được xác nhận đăng ký hành nghề kiểm toán cho những công ty có 3 KTV đăng ký hành nghề nhưng trong đó có 1 đến 2 KTV đăng ký làm việc bán thời gian.

BBT - Web

HỎI:

Câu hỏi 49 (bạn Nguyễn Thị Hoa) : (ngày 08/11/07) Tôi đang

hành nghề kiểm toán tại một công ty. Theo qui định, muốn chuyển sang hành nghề ở một công ty kiểm toán khác thì phải có ít nhất là 6 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng ở công ty cũ?

Gửi bài trả lời: Trả lời bạn Hoa:

Theo hướng dẫn đăng ký hành nghề năm 2008 tại công văn 284/VACPA ngày 15/10/2007 có quy định như sau: “Để ổn định tổ chức và tránh quá nhiều xáo trộn, KTV đã đăng ký hành nghề ở một công ty kiểm toán thì phải ít nhất 6 tháng sau, sau khi có quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với công ty cũ thì mới được đăng ký hành nghề ở công ty kiểm toán khác”

Bạn đã hiểu chưa đúng qui định của văn bản, không phải là sau khi chấm dứt hợp đồng lao động ở công ty kiểm toán cũ 6 tháng mới được đăng ký hành nghề ở công ty kiểm toán mới. Mà văn bản hướng dẫn kể từ năm 2008, nếu như chị đã đăng ký hành nghề kiểm toán ở một công ty kiểm toán nào thì phải sau 6 tháng kể từ ngày

bạn đăng ký hành nghề kiểm toán tại công ty đó và sau khi có quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với công ty kiểm toán đó, bạn mới được chuyển sang làm việc/đăng ký hành nghề kiểm toán tại công ty mới.

MD - Web

HỎI:

Câu hỏi 50: (ngày 09/11/07) Tôi có chứng chỉ hành nghề kiểm toán

nhưng hiện nay tôi không cung cấp dịch vụ kiểm toán do đó tôi không tham gia chương trình cập nhật kiến thức hàng năm. Xin hỏi chứng chỉ của tôi còn giá trị hay không? Sau này tôi muốn cung cấp dịch vụ kiểm toán thì có được không? Tôi không tham gia cập nhật kiến thức thì có còn là thành viên của Hội không?

Gửi bài trả lời: Trả lời:

Khi bạn đã tham gia kỳ thi tuyển kiểm toán viên cấp Nhà nước và đạt kết quả, được cấp chứng chỉ kiểm toán viên thì chứng chỉ này có giá trị vĩnh viễn. Chứng chỉ kiểm toán viên xác nhận rằng bạn đủ tiêu chuẩn nghề nghiệp để cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán, nhưng với điều kiện là bạn phải làm việc và đăng ký hành nghề kiểm toán (toàn thời gian hoặc bán thời gian) trong một công ty kiểm toán đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Hàng năm, để đủ điều kiện đăng ký hành nghề cho năm sau, bạn phải tham dự 40 giờ cập nhật kiến thức kiểm toán viên do Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) tổ chức hoặc do công ty kiểm toán mà bạn đang làm việc tổ chức và được Hội chấp thuận. Tuy nhiên, năm đầu tiên bạn bắt đầu đăng ký hành nghề kiểm toán chưa có điều kiện tham dự các lớp cập nhật kiến thức thì được xem xét miễn trừ điều kiện này.

Về quyền tham gia Hội viên của Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam thì dù bạn có hành nghề kiểm toán hay không hành nghề kiểm toán nếu bạn có nguyện vọng gia nhập Hội thì Hội vẫn kết nạp bạn là hội viên của Hội. Khi là hội viên của Hội bạn phải đóng hội phí hàng năm, được hưởng các quyền lợi và thực hiện các nghĩa vị hội viên.

HỎI:

Một phần của tài liệu 1000 tình huống về kiểm toán (Trang 42 - 50)