1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

CÁC CHỈ SỐ HOẠCH ĐỊNH NGÂN SÁCH VỐN NPV PP PI MIR

33 8,4K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 574,61 KB

Nội dung

Ý tưởng từ dự án đầu tư thường xuất phát từ mục đích của dự án đó. Tuy nhiên khi phân tích xem có nên đầu tư vào dự án đó hay không người ta không chỉ xem xét đến mục đích mà còn đến hiệu quả về mặt tài chính của dự án. Đôi khi nhiều dự án có hiệu quả tài chính được đề xuất cùng một lúc. Khi đó, việc phân loại dự án theo mục đích để phân tích và ra quyết định đầu tư không quan trọng bằng việc phân loại dựa vào mối quan hệ giữa các dự án.

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 2 GVHD: Nguyễn Thị Hải Hằng Lớp: TC16DE Niên khóa: 2013- 2014 ĐỀ TÀI: CÁC TIÊU CHUẨN HOẠCH ĐỊNH NGÂN SÁCH VỐN ĐẦU TƯ TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI KHOA TÀI CHÍNH KẾ TOÁN  ¶  DANH SÁCH NHÓM 1. Phạm Thị Thanh Thủy TC16E 2. Trần Thị Linh TC16E 3. Nguyễn Khánh Duy TC16E Mục lục 3 1. CÁC LOẠI HÌNH ĐẦU TƯ TRONG DOANH NGHIỆP Trong hoạt động của doanh nghiệp, các nhà quản lý thường gặp phải các dự án đầu tư vốn nói chung và đầu tư vào tài sản cố định nói riêng. Dựa vào mục đích, các dự án đầu tư có thể được phân loại thành: - Dự án đầu tư mới vào tài sản cố định. - Dự án thay thế nhằm duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. - Dự án mở rộng sản phẩm hoặc thị trường hiện có sang sản phẩm hoặc thị trường mới… - Dự án an toàn lao động hoặc bảo vệ môi trường. Ý tưởng từ dự án đầu tư thường xuất phát từ mục đích của dự án đó. Tuy nhiên khi phân tích xem có nên đầu tư vào dự án đó hay không người ta không chỉ xem xét đến mục đích mà còn đến hiệu quả về mặt tài chính của dự án. Đôi khi nhiều dự án có hiệu quả tài chính được đề xuất cùng một lúc. Khi đó, việc phân loại dự án theo mục đích để phân tích và ra quyết định đầu tư không quan trọng bằng việc phân loại dựa vào mối quan hệ giữa các dự án. Dựa vào mối quan hệ, các dự án có thể chia thành: - Các dự án độc lập lẫn nhau: hai dự án được gọi là độc lập về mặt kinh tế nếu việc chấp nhận hoặc loại bỏ một dự án này không làm ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận hoặc loại bỏ dự án khác. Nghĩa là việc chấp nhận hoặc loại bỏ một dự án nào đó không làm ảnh hưởng đến dòng tiền của các dự án khác. - Các dự án phụ thuộc lẫn nhau (dự án xung khắc): nếu dòng tiền của một dự án bị tác động bởi quyết định chấp nhận hay từ bỏ một dự án khác thì dự án thứ nhất được gọi là phụ thuộc về mặt kinh tế vào dự án thứ hai. Đương nhiên, nếu dự án A phụ thuộc vào dự án B thì dự án B cũng phụ thuộc vào dự án A. chẳng hạn hai dự án phụ thuộc về mặt kinh tế lẫn nhau là việc phát triển máy tính và các phần mềm bổ sung. Phần mềm tốt có khả năng làm gia tăng máy tính và việc sử dụng máy tính cũng có khả năng làm gia tăng mức cầu đối với phần mềm. - Các dự án loại trừ lẫn nhau: hai dự án được gọi là loại trừ lẫn nhau nếu những khoản thu nhập từ một dự án đầu tư nào đó sẽ biến mất hoàn toàn nếu dự án khác được chấp nhận. việc chấp nhận dự án này cũng có nghĩa loại bỏ hoàn toàn các dự án khác. Chẳng hạn một doanh nghiệp đang xem xét đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất bành kẹo. các chuyên gia đầu tư đưa ra hai phương án, hoặc là sử dụng dây chuyền sản xuất của Nhật hoặc là sử dụng dây chuyền sản xuất của Hàn Quốc. đây là hai dự án loại trừ lẫn nhau. 4 2. Các tiêu chuẩn lựa chọn dự án đầu tư trong doanh nghiệp. Đầu tư là sự hy sinh giá trị chắc chắn ở thời điểm hiện tại để đổi lấy khả năng không chắc chắn giá trị trong tương lai. Vậy làm thế nào để biết được mình có nên đầu tư hay không? Có 4 tiêu chuẩn phổ biến thường được sử dụng trong việc đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư: - Tiêu chuẩn hiện giá thuần: NPV - Tiêu chuẩn tỉ suất thu nhập nội bộ: IRR- MIRR - Tiêu chuẩn chỉ số sinh lời: PI - Tiêu chuẩn thời gian thu hối vốn: PP- DPP. 2.1Tiêu chuẩn hiện giá thuần- the net present value- NPV 2.1.1 Nội dung phương pháp Hiện giá thuần (NPV) của một dự án là dòng tiền dự kiến trong tương lai được quy về hiện giá trừ đi vốn đầu tư dự kiến ban đầu của dự án. Ví dụ: dòng tiền của một dự án Năm 0 1 2 … N CF -I CF1 CF2 CFn Nếu gọi CF1, CF2,…,CFn là số thu nhập phát sinh hằng năm của dự án đầu tư, r là lãi suất chiết khấu, và I là tổng chi phí đầu tư ban đầu cho dự án với đời sống của dự án là n năm. Ta có công thức tính NPV như sau: Hoặc Trong đó, lãi suất chiết khấu là suất sinh lời kì vọng của nhà đầu tư đối với số vốn cần đầu tư cho dự án. Lãi suất chiết khấu được sử dụng để đánh giá giá trị hiện tại của dự án phải tương xứng đang với mức độ rủi ro của nó. 2.1.2 Lựa chọn suất chiết khấu cho các dự án đầu tư. Suất chiết khấu có ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị hiện tại của các dự án và đến các quyết định chấp nhận hay loại bỏ dự án. 5 Suất chiết khấu được chọn căn cứ vào: - Chi phí cơ hội của vốn/ chi phí vốn - Tỷ lệ rủi ro của dự án - Tỷ lệ lạm phát. a. Chi phí cơ hội của vốn Giả sử chúng ta chọn chi phí cơ hội của vốn làm suất chiết khấu cho các dự án đang thẩm định. Xét thí dụ sau đây: Ví dụ: giả sử bạn đang có một khoản tiền nhàn rỗi 100 triệu đồng, bạn định đầu tư vào đâu đó để kiếm lời. có hai phương án như sau: Phương án 1: bạn đầu tư vào sản xuất kinh doanh và cuối năm bạn sẽ nhận được khả năng thu nhập với các xác suất phân phối là: Xác suất 30% 40% 30% Thu nhập (tr.VNĐ) 70 110 130 Như vậy, thu nhập kì vọng của phương án thứ nhất sẽ là: TN= 0,3* 70 + 0,4 * 110 + 0,3* 130= 104 triệu đồng Tỷ suất sinh lời kì vọng của phương án 1 sẽ là: r1= (104-100)/100=4% Phương án 2: Bạn dùng số tiền đó đầu tư vào cổ phiếu GIL. Dĩ nhiên,giá cổ phiếu GIL trên thị trường chứng khoán cũng luôn biến động. Hiện tại giá cổ phiếu GIL là 34000/ cổ phiếu . các nhà đầu tư chứng khoán dự đoán rằng vào cuối năm giá cổ phiếu GIL có thể là 1 trong 3 khả năng sau: Bảng 2.1: bảng thông số của phương án 2 : Xác xuất 30% 40% 30% Giá cổ phiếu GIL(đồng) 20.000 40.000 45.000 Như vậy ,giá cổ phiếu kì vọng sẽ là : = 0.3*20.000+0.4*40.000+0.3*45.000 = 35.500 Đồng/CP 6 Suất sinh lời kì vọng của phương án 2 là : = (35.500-34.000)/34.000 = 4.41% Con số 4.41% là suất sinh lời kì vọng mà bạn từ bỏ nếu không đầu tư vào cổ phiếu GIL mà đầu tư vào dự án SX-KD . Đây chính là chi phí cơ hội của số vốn đầu tư vào dự án SX-KD (phương án 1). Như vậy, suất chiết khấu của dự án SX-KD là 4.41%, và ta tính được giá trị thu nhập ròng của dự án SX-KD là : = -100 + 104/(1+4.41%) = -0.394 triệu VND < 0 Dự án SX-KD không đáng giá về mặt tài chính, dự án không được chấp nhận. Nói cách khác suất sinh lời của dự án SX-KD thấp hơn suất sinh lợi nếu đầu tư vào cổ phiếu GIL. Dự án SX-KD ko đáng để thực hiện. b. Thêm 1 tỉ lệ rủi ro vào suất chiết khấu cho dự án: trong trường hợp dự án được đầu tư trong môi trường có độ rủi ro cao, người ta thường cộng thêm vào lãi suất chiết khấu một tỷ lệ bù đắp rủi ro(tùy theo mức đánh giá rủi ro của dự án) để có được một hành lang an toàn về mặt tài chính cho dự án. Điều này chỉ làm giảm bớt rủi ro chứ không loại bỏ được rủi ro của dự án. c. Thêm lạm phát vào suất chiết khấu: lạm phát làm cho đồng tiền bị mất giá và vì vậy mà dòng tiền của dự án bịsbiến dạng. Ví dụ: giả sử dự án có nhu cầu vốn đầu tư là 100 triệu đồng , chi phí vốn của dự án 8.2%, sau 1 năm thu hồi được 200 triệu đồng . biết thêm tỷ lệ làm phát bình quân hàng năm trong suốt thời gian thực hiện dự án là 7% Nếu tính hiện giá ròng trong trường hợp không có sự tác động của lạm phát ta có NPV = 84.84 triệu VND Trong trường hợp có tính đến tác động của lạm phát thì tỷ lệ lạm phát phải đưa thêm vào suất chiết khấu , ta có suất chiết khấu có điều chỉnh lạm phát (i) sẽ được xác định theo công thức sau: i = r + g + rg i = 8.2% + 7% +8.2%*7% = 15.8% Vậy, hiện giá thu nhập ròng của dự án trong trường hợp này sẽ là : NPV = -100 + 200/1.16 = -100 + 172.7 = 72.7 Ví dụ: xem xét dòng tiền của dự án A sau đây: 7 Năm 0 1 2 3 4 CF -1.000$ 300$ 400$ 500$ 500$ Khi NPV bằng 0, dự án đã được bù đắp giá trị tiền tệ theo thời gian và cả rủi ro, ngoài ra chúng ko nhận được gì thêm nữa. Chúng ta có thể thấy rằng khi lãi suất chiết khấu r của dự án tăng lên, NPV của dự án giảm đi bởi lãi suất chiết khấu tỷ lệ nghịch với hiện giá thu nhập ròng của khoản đầu tư. Mối quan hệ giữa NPV của một dự án và lãi suất chiết khấu đước sử dụng để đánh giá được mô tả đầy đủ bởi độ nghiêng của hiện giá thuần. Độ nghiêng của NPV là một đồ thị chỉ ra NPV của dự án cho một dãy các lãi suất chiết khấu. Hình 2.1 chỉ độ nghiêng của NPV để minh họa dự án A. Một dãy NPV của dự án là kết quả từ việc sử dụng hàng loạt các giá trị r như sau: R NPV 0% 700$ 10% 320,47$ 20% 58,26$ 30% -129,90$ Hình 2.1 Đường biểu diễn NPV của dự án A Những giá trị này được minh họa theo những điểm trên độ nghiêng NPV, chú ý rằng độ nghiêng của NPV sẽ cắt trục hoành tại mức lãi suất chiết khấu làm cho NPV của dự án bằng 0, lãi suất này được gọi là tỷ suất thu nhập nội bộ (IRR). 2.1.3 Quy tắc đánh giá dự án bằng chỉ tiêu hiện giá ròng Ta có thể thấy: - Khi NPV: dự án có lãi hoặc hòa vốn - Khi NPV <0: dự án bị lỗ. Như vậy, khi áp dụng phân tích các dự án đầu tư bằng phương pháp NPV thì tiêu chuẩn để quyết định chọn lựa dự án được chia thành các trường hợp sau: - Trường hợp các dự án độc lập với nhau: mọi dự án đầu tư có hiện giá NPV>=0 sẽ được chấp nhận. 8 - Trường hợp các dự án loại trừ lẫn nhau: ta chọn dự án có NPV dương lớn nhất với điều kiện quy mô đầu tư, thời gian thực hiện và suất chiết khấu của chúng phải bằng nhau. ví dụ: giả sử một công ty muốn lắp đặt một hệ thống thiết bị sản xuất. có hai hệ thống được xem xét là A và B, nhưng chỉ có một lựa chọn. các thông tin về 2 dự án được tóm tắt ở bảng 2.2 bảng 2.2 NPV của hai dự án đầu tư A và B ở mức lãi suất chiết khấu 10% Dự án A B Đầu tư ban đầu 300.000$ 420.000$ CF hàng năm 72.000$ 103.000$ Đời sống dự án 6 6 Chi phí sử dụng vốn 10% 10% NPV 13.582$ 28.596$ NPV của dự án B cao hơn (và dương tính) và do chỉ có một trong hai dự án được chọn nên ta sẽ chọn dự án B. - Các dự án có NPV<0 sẽ bị loại bỏ. 2.1.4 Ưu nhược điểm của phương pháp NPV - Ưu điểm: 1. Có tính đến thời giá của tiền tệ. Bởi một đồng hôm nay có giá trị hơn một đồng ngày mai. Vì khả năng tái đầu tư của mình (tức một đồng hôm nay có thể đầu tư để tạo thêm thu nhập). giá trị của tiền thay đổi theo thời gian, đặc biệt trong thời kì lạm phát hoặc giảm phát. Vì vậy bất cứ phương pháp nào không ghi nhận giá trị của tiền tệ đều không chính xác. NPV có ưu điểm so với tiêu chuẩn thời gian hoàn vốn (PP). 2. NPV xem xét đến toàn bộ dòng tiền của dự án. 3. Vì các giá trị hiện tại đều được đo lường bởi một đồng ngày hôm nay nên ta có thể cộng dồn nó lại. Đây cũng là ưu điểm mà các tiêu chuẩn khác không có: NPV (A+B)= NPV(A)+ NPV(B) 4. NPV có xét đến rủi ro của dòng tiền vì thế dự án tạo được một hành lang an toàn về mặt tài chính cho dự án. 5. Phù hợp với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của nhà đầu tư. Do NPV cho phép so sánh dễ dàng đầu tư giữa các dự án tiềm năng miễn là các dự án được thực hiện tại cùng một thời điểm. Khi phải lựa chọn giữa nhiều dự án loại trừ, nhà đầu tư sẽ chỉ đơn giản chọn dự án có NPV dương cao nhất bởi nó sẽ làm tăng giá trị cho công ty. - Nhược điểm: 9 1. Bất lợi lớn nhất đối với việc tính toán NPV là NPV phụ thuộc nhiều vào lãi suất chiết khấu. Sau khi tính toán, NPV thực sự chỉ là tổng kết của nhiều dòng tiền chiết khấu- tức là chuyển đổi các dòng tiền thành giá trị hiện tại cho cùng một thời điểm. Như vậy, lãi suất chiết khấu được sử dụng trong các mẫu số của mỗi giá trị hiện tại (PV) là rất quan trọng trong việc xác định NPV cuối cùng được tính ra. Vì vậy, một sự thay đổi nhỏ trong lãi suất chiết khấu sẽ có một tác động đáng kể đến kết quả NPV cuối cùng. Trong khi đó, việc xác định đúng lãi suất chiết khấu là khó khăn do nó dựa trên tỷ lệ rủi ro, tỷ lệ lạm phát, chi phí cơ hội của vốn hoặc chi phí vốn. một hai năm dự báo có thể là khá chính xác, tuy nhiên một dự án 10 năm thì khó mà chính xác được. 2. Một bất lợi khác của tiêu chuẩn này liên quan đến việc sử dụng các giả định. Các nhà đầu tư cần đưa ra giả định về chi phí, thu nhập và thời gian mà các dự án sẽ thu được trong tương lai. Thêm vào đó, rất khó hoặc thậm chí không thể ước tính được chính xác dòng tiền trong tương lai sẽ như thế nào và khi nào dòng tiền đó sẽ chấm dứt. Vì vậy, phương pháp NPV đòi hỏi tính toán chính xác chi phí liên quan mà điều này thường khó thực hiện đối với dự án có đời sống dài. 3. NPV không thể đưa ra kết quả lựa chọn khi các dự án không đồng nhất về mặt thời gian cũng như xếp hạng ưu tiên trong việc lựa chọn các dự án đầu tư khi nguồn vốn của doanh nghiệp bị giới hạn. Cách khắc phục hạn chế này: o Bước 1: xác định NPV của dự án theo công thức ở trên. o Bước 2: loại bỏ các dự án có NPV<0 o Bước 3: đối với các dự án có NPV=0, sẽ chọn hay loại dự án tùy vào sự quan trọng của dự án đó. o Bước 4: đối với dự án có NPV>0, chọn lựa theo tiêu chuẩn sau:  Nếu các dự án độc lập nhau: chọn tất cả các dự án đề nghị.  Nếu các dự án loại trừ (xung khắc) nhau: chọn dự án K có T k lớn nhất. trong đó: T k là NPV k dàn đều theo năm và được xác định bởi công thức sau đây: T k = NPV k Hoặc Tk= trong đó PVFA được tra trong bảng 4: thừa số lãi. Ví dụ: giả định một doanh nghiệp phải lựa chọn một trong hai máy M1 hoặc M2 để sản xuất. thời gian hoạt động của M1 là 3 năm, của M2 là 5 năm. Doanh nghiệp nên chọn đầu tư máy nào. Các tài liệu khác được thu thập và kết quả tính toán được cho ở bên dưới 10 [...]... dễ dẫn đến quyết định sai lầm 2 Chỉ số PI rất nhạy cảm khi tính dòng tiền với cách hiểu khác nhau về thu nhập và chi phí của dự án Có thể nói đây là nhược điểm lớn nhất của PI Điều này tuỳ thuộc vào cách chúng ta xác định PV thu nhập và đầu tư I của dự án Nếu chúng ta xác định PV và I khác nhau thì chỉ số PI cũng khác nhau Dự án Chỉ số PI quy ước: Tử số là tổng dòng tiền vào và mẫu số là tổng dòng tiền... nhận nếu NPV> 0  Chấp nhận dự án có NPV NPV lớn hơn  Từ chối nếu NPV  Chấp nhận nếu dự án nội bộ có hiệu chỉnh suất sinh lời nội bộ có MIRR lớn hơn MIRR  Từ chối nếu MIRR< suất  Từ chối nếu dự án có sinh lời nội bộ MIRR nhỏ hơn 3- Chỉ số sinh lời PI  Chấp nhận nếu PI> 0  Chấp nhận dự án có PI lớn hơn  Từ chối nếu PI thời  Từ chối dự án có DPP gian hoàn vốn yêu cầu lớn... động hàng năm) Chỉ số PI sửa đổi: Tử số được xác định là thu nhập ròng của dự án ( bằng tổng ngân lưu vào trừ ngân lưu ra của dự án trong giai đoạn hoạt động) và mẫu số là khoản chi phí đầu tư Đối với các dự án độc lập với nhau, thì việc tính toán PI theo cách nào cũng đều đưa đến một quyết định đối với dự án giống nhau Tuy nhiên khi xếp hạng các dự án đối lập nhau thì nên cân nhắc kĩ việc định nghĩa doanh... CF0: Vốn đầu tư ban đầu của dự án IC ) (1+ r ) t t n: Vòng đời của dự án r: Tỷ lệ chiết khấu 2.3.3 Tiêu chuẩn lựa chọn dự án − PI càng cao thì dự án càng dễ được chấp nhận, nhưng tối thiểu phải bằng lãi suất chiết khấu − Thực chất chỉ tiêu này là chỉ tiêu mở rộng của NPV: Nếu: PI < 1, tức NPV < 0 PI = 1, tức NPV = 0 PI > 1, tức NPV > 0 − Nguyên tắc: o Các dự án đầu tư độc lập nhau: Các dự án có PI> 1... tính toán như tiêu chuẩn PP va thiếu sự nhất quán của NPV Tuy nhiên nếu chúng ta cần xác định khoảng thời gian cần thiết theo yêu cầu của dự án để thu lại số vốn đầu tư dã bỏ ra thì đó chính là điểm mạnh của tiêu chuẩn này 2.3 Phương pháp chỉ số sinh lời (PI – Profitability Index) 2.3.1 Khái niệm − Chỉ số sinh lời (PI) : là chỉ số phản ánh khả năng sinh lời của dự án được xác định bằng tỷ lệ giữa tổng... chỉ số PI( 2)=4,53 >PI( 3)=4,34 nên ta quyết định chọn dự án 2 Nếu nguồn vốn bị giới hạn ở một năm bất kỳ trong suốt thời gian hoạt động của dự án, thì dự án 3 cũng sẽ bị loại Điều này cho thấy chỉ số PI cũng không hoàn toàn có tác dụng trong trường hợp nguồn vốn bị giới hạn ở một năm bất kỳ nào đó trong suốt thời gian hoạt động của dự án  Nhược điểm: + Khi xếp hạng các dự án loại trừ nhau theo chỉ số. .. 1000/300 = 3,3 năm PPb = vốn đàu tư/ thu nhập hằng năm = 2500/450 = 5,6 năm Trường hợp 2: Thu nhập hằng năm của dự án biến đông bất thường thì chúng ta xác định kì hoàn vốn của dự án theo 3 bước sau: Bước 1: Xác định số vốn đầu tư cần phải thu hồi ở cuối năm bằng cách tìm số chênh lệch giữa vốn đầu tư và thu nhập tích lũy Bước 2: Khi số tiền thu hồi nhỏ hơn thu nhập của năm sau đó, ta chia số tiền cân phải... 1000 PV( thu nhập ròng) 1500 4000 PI quy ước 3500/(2000+600)=1,35 5000/(2000+1000)=1,67 PI sửa đổi 1500/600=2,5 4000/2000=2 NPV 3500-(2000+600)=900 5000-(2000+1000)=2000 • Theo PI quy ước thì ta chọn Y • Theo PI sửa đổi thì ta chọn X Mặc khác, chỉ tiêu hiện giá ròng NPV của một dự án không nhạy cảm với cách tính PI Ta thấy NPV( Y) >NPV( X) vì vậy nên dự án Y được chọn => chỉ tiêu hiện giá ròng là một tiêu... Thời gian thu hồi vốn của dự án A là: PPA = 3 năm + (480/600)*12 = 3 năm 9 tháng 18 ngày 16 - Thời gian thu hồi vốn của dự án B là: PPB = 3 năm + (1000/1150)*12 = 3 năm 10 tháng 12 ngày b Chọn dự án: - Nếu dự án nào có thời gian thu hồi vốn dài hơn thời gian thu hồi vốn chuẩn thì dự - án đó bị loại bỏ (PP > PPchuẩn) Nếu các dự án có thời gian thu hồi vốn ngắn hơn thời gian thu hồi vốn chuẩn, sẽ - chọn . giá thuần: NPV - Tiêu chuẩn tỉ suất thu nhập nội bộ: IRR- MIRR - Tiêu chuẩn chỉ số sinh lời: PI - Tiêu chuẩn thời gian thu hối vốn: PP- DPP. 2.1Tiêu chuẩn hiện giá thuần- the net present value-. bỏ (PP > PP chuẩn ) - Nếu các dự án có thời gian thu hồi vốn ngắn hơn thời gian thu hồi vốn chuẩn, sẽ chọn dự án như sau: + Nếu các dự án loại trừ lẫn nhau (xung khắc): chọn dự án có PP thấp. sau bao lâu thì dự án thu hồi đủ vốn đầu tư. Do vậy, PP cho biết khả năng tạo thu nhập của dự án từ khi thực hiện cho đến khi thu hồi đủ vốn. - PP giúp cho người thẩm định có 1 cái nhìn tương đối

Ngày đăng: 01/11/2014, 21:35

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: bảng  thông số của phương án 2 : - CÁC CHỈ SỐ HOẠCH ĐỊNH NGÂN SÁCH VỐN NPV PP PI MIR
Bảng 2.1 bảng thông số của phương án 2 : (Trang 6)
Hình 2.1 Đường biểu diễn NPV của dự án A - CÁC CHỈ SỐ HOẠCH ĐỊNH NGÂN SÁCH VỐN NPV PP PI MIR
Hình 2.1 Đường biểu diễn NPV của dự án A (Trang 8)
Bảng 2.2 NPV của hai dự án đầu tư A và B ở mức lãi suất chiết khấu 10% - CÁC CHỈ SỐ HOẠCH ĐỊNH NGÂN SÁCH VỐN NPV PP PI MIR
Bảng 2.2 NPV của hai dự án đầu tư A và B ở mức lãi suất chiết khấu 10% (Trang 9)
BẢNG THU NHẬP CỦA TỪNG DỰ ÁN - CÁC CHỈ SỐ HOẠCH ĐỊNH NGÂN SÁCH VỐN NPV PP PI MIR
BẢNG THU NHẬP CỦA TỪNG DỰ ÁN (Trang 14)
Bảng thu nhập của từng dự án: - CÁC CHỈ SỐ HOẠCH ĐỊNH NGÂN SÁCH VỐN NPV PP PI MIR
Bảng thu nhập của từng dự án: (Trang 15)
Bảng tính thời gian thu hồi vốn của dự án: - CÁC CHỈ SỐ HOẠCH ĐỊNH NGÂN SÁCH VỐN NPV PP PI MIR
Bảng t ính thời gian thu hồi vốn của dự án: (Trang 16)
Bảng thu nhập từng dự án: - CÁC CHỈ SỐ HOẠCH ĐỊNH NGÂN SÁCH VỐN NPV PP PI MIR
Bảng thu nhập từng dự án: (Trang 18)
Bảng thu nhập của từng dự án: - CÁC CHỈ SỐ HOẠCH ĐỊNH NGÂN SÁCH VỐN NPV PP PI MIR
Bảng thu nhập của từng dự án: (Trang 19)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w