I= CF 0= IC t t
2.3.4 Ưu nhược điểm của phương pháp chỉ số sinh lờ
Ưu điểm:
+ Phương pháp này cho phép đánh giá khả năng sinh lời của dự án đầu tư có tính đến yếu tố giá trị thời gian của tiền.
+ Cho thấy mối quan hệ giữa các khoản thu nhập do dự án đưa lại với số vốn đầu tư bỏ ra để thực hiện dự án.
+ Trong trường hợp nguồn vốn bị giới hạn, thì chúng ta không thể xếp hạng ưu tiên các dự án theo tiêu chuẩn NPV của nó
VD: đơn vị triệu đồng. Dự án Dòng tiền PI NPV(12%) CF0 CF1 CF2 1 -20 70 10 3,52 50,5 2 -10 15 40 4,53 35,3 3 -10 -5 60 4,34 33,4
Trong trường hợp nguồn vốn bị giới hạn trong phạm vi 15 triệu đồng, thì dự án 1 sẽ bị loại mặc dù có NPV=50,5 cao nhất. Tính đến hai dự án 2 và 3 thì chỉ số PI(2)=4,53>PI(3)=4,34 nên ta quyết định chọn dự án 2.
Nếu nguồn vốn bị giới hạn ở một năm bất kỳ trong suốt thời gian hoạt động của dự án, thì dự án 3 cũng sẽ bị loại. Điều này cho thấy chỉ số PI cũng không hoàn toàn có tác dụng trong trường hợp nguồn vốn bị giới hạn ở một năm bất kỳ nào đó trong suốt thời gian hoạt động của dự án.
Nhược điểm:
+ Khi xếp hạng các dự án loại trừ nhau theo chỉ số sinh lợi PI, chúng ta cần lưu ý tiêu chuẩn này có thể làm chúng ta xếp hạng sau các dự án trong một vài trường hợp sau:
1. Các dự án có quy mô đầu tư khác nhau: Ví dụ: Xét hai dự án sau Dự án Năm PI NPV(10%) 0 1 P -100$ 200$ 1,82 82$ Q -10000$ 15000$ 1,36 3636$
Xét theo chỉ tiêu NPV thì dự án Q tốt, xét theo chỉ tiêu PI thì dự án P cao hơn, thực chất thì cả hai dự án đều tốt. Ta xem phần chênh lệch đầu tư của dự án P và Q là phần đầu tư tăng thêm, tính chỉ số sinh lợi của phần đầu tư thêm 9900$
Dự án Năm PI NPV(10%)
0 1
Q-P -9900$ 14800$ 1,36 3554$
Bởi PI của 9900$ đầu tư thêm lớn hơn 1, vì vậy nên dự án Q vẫn là tốt nhất.
Nếu xét theo chỉ tiêu PI ngay từ ban đầu thì ta đã đưa ra quyết định sai khi chọn dự án P, trong khi dự án Q vẫn sinh lời tốt hơn.
=> Phương pháp chỉ số sinh lời không phản ánh trược tiếp giá trị tăng thêm của dự án đầu tư, nên dễ dẫn đến quyết định sai lầm.
2. Chỉ số PI rất nhạy cảm khi tính dòng tiền với cách hiểu khác nhau về thu nhập và chi phí của dự án.
Có thể nói đây là nhược điểm lớn nhất của PI. Điều này tuỳ thuộc vào cách chúng ta xác định PV thu nhập và đầu tư I của dự án. Nếu chúng ta xác định PV và I khác nhau thì chỉ số PI cũng khác nhau.
Chỉ số PI quy ước:
Tử số là tổng dòng tiền vào và mẫu số là tổng dòng tiền ra của dự án( bao gồm cả chi phí đầu tư và chi phí hoạt động hàng năm).
Chỉ số PI sửa đổi:
Tử số được xác định là thu nhập ròng của dự án ( bằng tổng ngân lưu vào trừ ngân lưu ra của dự án trong giai đoạn hoạt động) và mẫu số là khoản chi phí đầu tư.
Đối với các dự án độc lập với nhau, thì việc tính toán PI theo cách nào cũng đều đưa đến một quyết định đối với dự án giống nhau. Tuy nhiên khi xếp hạng các dự án đối lập nhau thì nên cân nhắc kĩ việc định nghĩa doanh thu và chi phí khi tính dòng tiền.
Dự án X Y
PV( chi phí đầu tư) 600 2000
PV( doanh thu gộp) 3500 5000 PV( chi phí hoạt động) 2000 1000 PV( thu nhập ròng) 1500 4000 PI quy ước 3500/(2000+600)=1,35 5000/(2000+1000)=1,67 PI sửa đổi 1500/600=2,5 4000/2000=2 NPV 3500-(2000+600)=900 5000-(2000+1000)=2000
• Theo PI quy ước thì ta chọn Y.
• Theo PI sửa đổi thì ta chọn X.
Mặc khác, chỉ tiêu hiện giá ròng NPV của một dự án không nhạy cảm với cách tính PI. Ta thấy NPV(Y)>NPV(X) vì vậy nên dự án Y được chọn.
=> chỉ tiêu hiện giá ròng là một tiêu chí lựa chọn dự án có thể tin cậy nhiều hơn so với tiêu chỉ tỉ suất sinh lời PI.