1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay từ thực tiễn tại ngân hàng tmcp công thương việt nam

80 1,3K 28

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

VIệN KHOA HọC Xã HộI VIệT NAM HọC VIệN KHOA HọC Xã HộI NGUYễN THANH VÂN Pháp luật về xử lý Tài sản bảo đảm tiền vay từ thực tiễn tại Ngân hàng TMCP Công thơng Việt Nam chuyên ngành: LUậT KINH Tế Mã Số: 60.38.01.07 Ngời hớng dẫn khoa học: Pgs.Ts NGUYễN Đức minh Hà nội, năm 2014 MỤC LỤC MỤC LỤC 1 KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN 4 DANH MỤC BIỂU ĐỒ 5 LỜI MỞ ĐẦU 6 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 9 1.1. Một số khái niệm liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 9 1.1.1. Khái niệm về Giao dịch bảo đảm 9 1.1.2. Khái niệm về bảo đảm tiền vay 10 1.1.3. Khái niệm về tài sản bảo đảm 13 1.1.4. Các hình thức bảo đảm tài sản trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 18 1.2. Khái niệm và bản chất pháp lý của xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại 20 1.3. Các căn cứ pháp lý để xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại 22 1.4. Các trường hợp xử lý TSBĐ trong hoạt động cho vay của các NHTM 23 1.5. Nguyên tắc xử lý TSBĐ 25 1.6. Các phương thức xử lý TSBĐ 26 1.7. Hậu quả pháp lý của xử lý TSBĐ trong hoạt động cho vay của các NHTM 28 1.8. Mối quan hệ giữa Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật chuyên ngành về xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay của các NHTM 30 1 Chương 2 XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 34 2.1. Tổng quan tình hình hoạt động tín dụng tại Vietinbank 34 2.2. Thực tiễn các quy định của pháp luật về xử lý TSBĐ trong hoạt động cho vay của NHTM 36 2.3. Những quy định nội bộ của Vietinbank đối với hoạt động xử lý Tài sản bảo đảm 41 2.4. Tình hình xử lý TSBĐ trong hoạt động cho vay tại Vietinbank 46 2.5. Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình xử lý TSBĐ tại Vietinbank 49 2.5.1. Những bất cập của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan đến việc xử lý TSBĐ 49 2.5.2. Những bất cập trong quá trình xử lý TSBĐ từ phía các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền 59 2.5.3. Những vướng mắc trong khâu xử lý TSBĐ 60 2.5.4. Những khó khăn, vướng mắc phát sinh từ chính tài sản đảm bảo 61 Chương 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TIỀN VAY TỪ THỰC TIỄN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 66 3.1 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống văn bản QPPL trong việc xử lý TSBĐ 66 3.2. Kiến nghị về việc hoàn công tác xử lý TSBĐ tại VietinBank 71 3.2.1. Hoàn thiện các quy định nội bộ của VietinBank trong quá trình xử lý TSBĐ 71 3.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác tín dụng và xử lý TSBĐ 72 2 KẾT LUẬN 76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77 3 KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN BĐTV Bảo đảm tiền vay DNNN Doanh nghiệp nhà nước GDBĐ Giao dịch bảo đảm QPPL Quy phạm pháp luật NHTM Ngân hàng thương mại TCTD Tổ chức tín dụng TSBĐ Tài sản bảo đảm SXKD Sản xuất kinh doanh Vietinbank Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 4 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 : Tốc độ tăng trưởng tín dụng 3 năm (2010, 2011, 2012) 35 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu dư nợ năm 2012 theo kỳ hạn 35 Biểu đồ 2.3 : Cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế 35 Biểu đồ 2.4: Tổng dư nợ phân theo cho vay có bảo đảm bằng tài sản 47 Biểu đồ 2.5: Phân loại hình thức bảo đảm 48 Biểu đồ 2.6: Danh mục tài sản bảo đảm tiền vay 48 Biểu đồ 2.7: Phân loại tài sản bảo đảm 48 5 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên c ứu Là một trong những ngân hàng lớn mạnh hàng đầu trong hệ thống các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam, VietinBank không những mang trọng trách thúc đẩy nền kinh tế, mà còn đóng vai trò định hướng phát triển cho các NHTM khác. Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn của VietinBank trong các năm gần đây có xu hướng giảm rõ rệt nhờ vào những tiến bộ vượt bậc trong hoạt động cấp tín dụng nói chung và hoạt động xử lý TSBĐ nói riêng, tuy nhiên không vì thế mà VietinBank không phải đối mặt với những khó khăn, bất cập trong quá trình xử lý TSBĐ để thu hồi nợ. Pháp luật về bảo đảm tiền vay ở Việt Nam đang từng bước được cải thiện đáng kể, sự ra đời của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm, Nghị định 83/2010/NĐ-CP về đăng ký giao dịch bảo đảm, Nghị định 11/2012/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 163/2006/NĐ-CP đã thay đổi cơ bản quá trình xử lý TSBĐ. Trong đó việc Nhà nước ưu tiên tôn trọng sự thỏa thuận của các chủ thể tham gia hợp đồng bảo đảm tiền vay đã tạo một môi trường mở cho việc xử lý TSBĐ tiền vay của các NHTM. Tuy nhiên khô ng thể phủ nhận rằng ngoài những thay đổi mang tính tích cực, vẫn còn những hạn chế và khó khăn trong việc xử lý TSBĐ tại các TCTD. Việc đi sâu phân tích, tìm hiểu thực tiễn xử lý TSBĐ của VietinBank sẽ cho chúng ta có thể đánh giá tổng quát và sâu sắc hơn mức độ áp dụng pháp luật trong hoạt động cấp tín dụng của NHTM, Chính vì vậy tôi đã quyết định chọn đề tài “Pháp luật về xử lý TSBĐ tiền vay từ thực tiễn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam”. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn Qua đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về xử lý TSBĐ tại Vietinbank, tác giả mong muốn luận văn sẽ làm rõ thực trạng pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tại các NHTM theo các tiêu chí đánh giá chất lượng hệ thống pháp luật, cũng như những thuận lợi, hạn chế cùng nguyên nhân của nó trong thực hiện pháp luật về xử lý TSBĐ 6 tại các NHTM. Từ đó, cung cấp những luận cứ khoa học và làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu để hoàn thiện pháp luật về xử lý TSBĐ tại Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định của Pháp luật có liên quan đến việc xử lý tài sản BĐTV trong hoạt động cho vay của NHTM, từ đó đưa ra các kết luận, đánh giá mang tính khoa học về những khía cạnh pháp lý liên quan đến chủ đề nghiên cứu của luận văn. Phạm vi nghiên cứu của luận văn được xác định bao gồm ba nội dung chính: (i) Cơ sở lý luận của xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại; (ii) Xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam (iii) Từ việc nghiên cứu hai nội dung này, luận văn có nhiệm vụ đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả xử lý tài sản bảo đảm tiền vay từ thực tiễn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Trong khuôn khổ một luận văn thạc sỹ, phương pháp luận của luận văn là dựa trên chủ nghĩa duy vật biện chứng. Phương pháp nghiên cứu của luận văn: tổng hợp, so sánh, thống kê, khảo sát thực tiễn và làm rõ các phương pháp nghiên cứu đó được sử dụng để nghiên cứu những vấn đề nào của luận văn và được sử dụng như thế nào trong việc giải quyết các vấn đề của luận văn. 5. Ý nghĩa của đề tài Luận văn bước đầu hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề xử lý tài sản bảo đảm tiền vay nói chung, nghiên cứu các quy định nội bộ và thực tiễn của việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại Vietinbank nói riêng. Kết quả nghiên cứu luận văn phần nào góp phần vào việc tăng cường nâng cao chất lượng xử lý tài sản bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. 7 Kết quả nghiên cứu luận văn còn có thể làm tài liệu nghiên cứu và giảng dạy về nâng cao chất lượng xử lý tài sản bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài Lời mở đầu, Danh mục ký hiệu các chữ viết tắt, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn bao gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Chương 2: Xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam . Chương 3: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả xử lý tài sản bảo đảm tiền vay từ thực tiễn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam 8 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Một số khái niệm liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm về Giao dịch bảo đảm Giao dịch bảo đảm là khái niệm đã tồn tại từ rất sớm trong pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới và được coi là một phần không thể thiếu của các Bộ luật Dân sự. Đăng ký GDBĐ là một trong những cách thức để bảo vệ quyền, lợi hợp pháp của bên nhận bảo đảm tại Việt Nam. Pháp luật về GDBĐ thừa nhận GDBĐ được đăng ký mang ý nghĩa công bố quyền lợi của bên nhận bảo đảm với người thứ ba và tất cả những ai xác lập giao dịch liên quan đến TSBĐ đều buộc phải biết về sự hiện hữu của các quyền liên quan đến TSBĐ đã được đăng ký. Khoản 1 Điều 323 Bộ luật Dân sự 2005, đã khái niệm “GDBĐ” như sau: “GDBĐ là giao dịch dân sự do các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định về việc thực hiện biện pháp bảo đảm quy định tại khoản 1 Điều 318 của Bộ luật này”. Điều 323, Điều 325 Bộ luật Dân sự 2005 quy định các GDBĐ được đăng ký theo quy định của pháp luật về đăng ký GDBĐ, và xác định thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý TSBĐ theo thứ tự đăng ký GDBĐ. Theo đó, GDBĐ vừa mang những đặc điểm chung của một giao dịch dân sự vừa mang đặc điểm của riêng mình. GDBĐ với tư cách là một giao dịch dân sự, phải hướng đến mục đích vì lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó, đồng thời thoả mãn những điều kiện cơ bản để bảo đảm hiệu lực pháp lý của chính mình. Nếu trước đây, Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 chỉ quy định về BĐTV trong việc cấp tín dụng dưới hình thức cho vay của các TCTD đối với khách hàng theo quy định của Luật Các TCTD, thì Nghị định số 163/2006/NĐ-CP 9 [...]... trả được nợ cho ngân hàng Khi ngân hàng buộc phải xử lý TSBĐ để thu hồi nợ, thời điểm để xử lý TSBĐ là sau một khoảng thời gian kể từ khi khách hàng đến hạn trả nợ tuy nhiên TSBĐ chưa được các bên xử lý theo thoả thuận NHTM có quyền quyết định thời điểm xử lý TSBĐ kể từ ngày đăng ký thông báo yêu cầu xử lý TSBĐ tại cơ quan đăng ký GDBĐ hoặc tính từ ngày ngân hàng gửi thông báo về việc xử lý TSBĐ (trường... 1.3 Các căn cứ pháp lý để xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại Các TSBĐ khác nhau có cách thức xử lý không giống nhau, những các phân tích dưới đây sẽ cho thấy rõ các căn cứ pháp lý để xử lý TSBĐ trong hoạt động cho vay của NHTM Trên lý thuyết, việc xử lý TSBĐ phải dựa trên hai căn cứ pháp lý, bao gồm: Thứ nhất, các Bên thỏa thuận về biện pháp xử lý TSBĐ được quy... xử lý tài sản bảo đảm, người xử lý tài sản phải thông báo bằng văn bản về việc xử lý tài sản bảo đảm cho các bên cùng nhận bảo đảm khác theo địa chỉ được bên bảo đảm cung cấp hoặc đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm” 1.5 Nguyên tắc xử lý TSBĐ Xử lý TSBĐ là một biện pháp thu hồi nợ cho ngân hàng, được thanh toán trực tiếp từ. .. bên thứ ba có quyền thực hiện các biện pháp để thu hồi nợ hoặc xử lý TSBĐ như ngân hàng Trường hợp được ngân hàng uỷ quyền xử lý tài sản, thì bên thứ ba được xử lý TSBĐ trong phạm vi được uỷ quyền Các ngân hàng sẽ lập biên bản nhận các khoản tiền, tài sản giữa ngân hàng, bên bảo đảm và bên thứ ba Biên bản nhận các khoản tiền, tài sản phải ghi rõ việc bàn giao, tiếp nhận các khoản tiền, tài sản, việc... hạn chế những rủi ro về an toàn vốn cho các ngân hàng khi thực hiện nghiệp vụ cho vay Vì vậy hậu qủa pháp lý của xử lý TSBĐ trong hoạt động 28 cho vay của các NHTM là việc tài sản được dùng để bảo đảm của bên có nghĩa vụ bảo đảm sẽ được xử lý để thu hồi nợ vay Theo đó, các NHTM sẽ thu hồi được các khoản nợ quá hạn của khách hàng vay qua việc xử lý các TSBĐ Sau khi TSBĐ được xử lý bên có nghĩa vụ bảo... trong hoạt động của các NHTM hàng liên quan chặt chẽ đến đến quan hệ giữa bên cho vay và bên vay Quan hệ giữa ngân hàng và bên vay chấm dứt khi tất các bên đã thực hiện xong nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng, hoặc khi ngân hàng đã thực hiện xong việc xử lý TSBĐ để thu hồi toàn bộ số nợ vay Tại thời điểm cho vay, hợp đồng tín dụng được coi là Hợp đồng chính, hợp đồng bảo đảm tiền vay được coi là hợp đồng... nợ vay cho ngân hàng hoặc bên vay bị phá sản, giải thể thì không làm chấm dửt hợp đồng tín dụng đã ký giữa Ngân hàng và khách hàng vay Hợp đồng tín dụng chỉ chấm dứt khi khách hàng đã hoàn thành nghĩa vụ trả nợ vay đối với ngân hàng Đi sâu hơn tìm hiểu về việc xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản Thông thường văn QPPL được áp dụng sẽ là các quy định về xử lý TSBĐ hoặc luật. .. từ đó ra đời các văn bản QPPL chuyên ngành hướng dẫn về việc xử lý TSBĐ Từ sự ra đời của Bộ luật Dân sự 2005 và là các văn bản QPPL về xử lý TSBĐ, việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại các NHTM đã có chuyển biến theo hướng tích cực, phù hợp với tình hình thực tiễn các quan hệ dân sự, kinh tế trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam và phù hợp với tính đặc thù trong hoạt động kinh doanh của ngành ngân. .. bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng chính của các bên Trong trường hợp bên vay không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ hoặc vi phạm các cam kết tại Hợp đồng tín dụng dẫn đến việc ngân hàng phải thực hiện xử lý TSBĐ thì việc xử lý TSBĐ để đảm bảo thu hồi đủ nợ vay cho ngân hàng sẽ dẫn đến việc chấm dứt cả hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay Trong trường hợp TSBĐ đã được xử lý tuy nhiên không... xử lý TSBĐ theo quy định của pháp luật Các ngân hàng hoặc bên bảo đảm phải thông báo cho bên thứ ba biết việc ngân hàng được nhận các khoản tiền, tài sản nêu trên đồng thời yêu cầu bên thứ ba giao các khoản tiền, tài sản đó cho các ngân hàng Việc giao các khoản tiền, tài sản cho ngân hang phải thực hiện theo đúng thời hạn, địa điểm được ấn định trong thông báo xử lý TSBĐ Trong trường hợp được ngân hàng . tài Pháp luật về xử lý TSBĐ tiền vay từ thực tiễn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam . 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn Qua đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về xử lý TSBĐ tại. sở lý luận của xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Chương 2: Xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt. HọC Xã HộI VIệT NAM HọC VIệN KHOA HọC Xã HộI NGUYễN THANH VÂN Pháp luật về xử lý Tài sản bảo đảm tiền vay từ thực tiễn tại Ngân hàng TMCP Công thơng Việt Nam chuyên ngành: LUậT KINH Tế Mã

Ngày đăng: 01/11/2014, 03:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
16. Bộ luật Dân sự Ba Lan, ht tp :// www.l ex adin .nl Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật Dân sự Ba Lan
17. Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa Pháp (Code de Civil) h tt p://l egi fran ce.g ouv .fr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa Pháp
19. Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình luật Dân sự Việt Nam, NXB công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình luật Dân sự Việt Nam
Tác giả: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhà XB: NXB công an nhân dân
Năm: 2007
20. Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình luật Ngân hàng, NXB công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình luật Ngân hàng, NXB
Tác giả: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhà XB: NXB"công an nhân dân
Năm: 2007
22. Luật sư Đỗ Hồng Thái (2007), Những vấn đề cần quan tâm trong nghị định về giao dịch bảo đảm, Tạp chí ngân hàng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cần quan tâm trong nghịđịnh về giao dịch bảo đảm
Tác giả: Luật sư Đỗ Hồng Thái
Năm: 2007
23. “Legal problems of credit and security”, Prof. Royston Miles Goode, Oxford University Sách, tạp chí
Tiêu đề: Legal problems of credit and security
24. Phan Thụy Vi (2012) Thế chấp tài sản bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng qua thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ, TP.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế chấp tài sản bảo đảm thực hiện hợp đồng tíndụng ngân hàng qua thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh
26. Viện Nghiên cứu Khoa học Tài chính (1996), Từ điển thuật ngữ Tài chính – Tín dụng, NXB Tài Chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ Tài chính
Tác giả: Viện Nghiên cứu Khoa học Tài chính
Nhà XB: NXB Tài Chính
Năm: 1996
3. Luật các TCTD Việt Nam.4. Luật nhà ở năm 2005.5. Luật đất đai năm 2003 Khác
6. Nghị định178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các Tổ chức tín dụng Khác
7. Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về Giao dịch bảo đảm Khác
8. Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/07/2010 của Chính phủ về đăng ký GDBĐ Khác
9. Nghị định 181/2007/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật đất đai Khác
10. Nghị định 11/2012/NĐ-CP ngày 22/2/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về Giao dịch bảo đảm Khác
11. Thông tư liên tịch số 05/2007/TTLT-BTP-BXD-BTNMT-NHNNngày 21/5/2007 hướng dẫn một số nội dung về đăng ký thế chấp nhà ở Khác
15. Công văn 3744 /BTP - HCTP hướng dẫn nghiệp vụ của Bộ Tư Pháp.Sách tham khảo Khác
18. Bộ luật Dân sự Liên bang Nga (1995), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
21. Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, Những tác động của các quy định pháp luật về GDBĐ và công chứng tới hoạt động ngân hàng Khác
27. Công văn góp ý sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 163/2006/NĐ- CP ngày 29/12/2006 và Nghị định 11/2012/NĐ-CP ngày 22/2/2012 của Chính phủ Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w