Ở Việt Namtheo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, NHNN Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN củaThống đốc NHNN 1.2.4 Phương thức tín dụng - Cho vay theo hạn mức tín dụng: Theo hình thứ
Trang 1Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGẮN HẠN1.1 TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGẮN HẠN
1.1.1 Khái niệm tín dụng ngắn hạn
Tín dụng ngắn hạn là những khoản cho vay có thời hạn từ 1 năm trở lại.Ngân hàng là nhà cung ứng phần lớn các khoản vay ngắn hạn cho các doanh nghiệp.Các khoản vay nay ít rủi ro về khả năng thanh toán cũng như về lãi suất so với trung
và hạn
1.1.2 Khái niệm tín dụng Ngân hàng
Tín dụng Ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ Ngânhàng cho khách hàng trong một thời gian nhất định với khoản chi phí nhất định
1.1.3 Đặc diểm
- Do nguồn vốn tín dụng ngắn hạn dùng để cung cấp vốn cho chi tiêu, mua
nguyên vật liệu, trả lương, bổ sung vốn lưu động nên số vòng quay thường nhỏ,nguồn vốn được quay vòng nhiều
- Thời hạn thu hồi vốn nhanh: Do vốn tín dụng ngắn hạn thường được dùng để
bù đắp những thiếu hụt trong ngắn hạn, để đảm bảo cân bằng ngân quỹ, giúp doanhnghiệp đối phó những chênh lệch thu chi trong ngắn hạn
- Rủi ro do tín dụng ngắn hạn mang lại thường không cao do khoản vay chỉcung cấp trong thời gian ngắn vì vậy ít chịu ảnh hưởng của sự biến động không thểlường trước của nền kinh tế
- Lãi suất thấp: Lãi suất cho vay được hiểu là khoản chi phí người đi vay trảcho nhu cầu tiền tạm thời của người khác Chính vì rủi ro mang lại của khoản vaythường không cao do đó lãi suất người đi vay phải trả thông thường nhỏ hơn lãi suấtkhoản vay trung và dài hạn
- Hình thức tín dụng phong phú: Để đáp ứng nhu cầu hết sức đa dạng của kháchhàng, để góp phần phân tán rủi ro, đồng thời tăng cường sức mạnh cạnh tranh trênthị trường tín dụng, các Ngân hàng không ngừng phát triển các hình thức cho vaytrong nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn của mình
Trang 21.1.4 Tầm quan trọng
Trong điều kiện nước ta hiện nay, tín dụng có những vai tro sau:
- Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất, điều hòa vốn trong toàn bộnền kinh tế, đồng thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế
- Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất: Hoạt động của Ngân hàng
là tập trung vốn điều lệ tạm thời chưa sử dụng, trên cơ sở đó cho vay lại hộ sản xuất
- Tín dụng vốn lưu động: Là loại vốn cho vay được sử dụng để hình thành vốn
lưu động của các tổ chức kinh tế như cho vay để dự trữ hàng hóa, nguyên vật liệucho sản xuất
- Tín dụng sản xuất và lưu động hàng hóa: Là loại tín dụng cung cấp để sản
xuất kinh doanh
- Tín dụng tiêu dùng: Là loại tín dụng cung cấp cho cá nhân để đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng
1.2 YÊU CẦU ĐỐI VỚI TÍN DỤNG NGẮN HẠN
1.2.1 Nguyên tắc tín dụng
Có 2 nguyên tắc:
- Vốn vay được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng
và có hiệu quả kinh tế
- Vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ cả vốn gốc và lãi theo đúng thời hạn đãcam kết trong hợp đồng tín dụng:
1.2.2 Điều kiện tín dụng
Khách hàng phải có đủ các điều kiện sau:
Trang 3- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân
sự theo quy định của pháp luật
+ Đối với pháp nhân: Có năng lực pháp luật dân sự
+ Đối với cá nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân, đại diện hộ gia đình, tổ hợp tác,thành viên công ty hợp doanh: Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự
- Người vay vốn có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết
- Người vay vốn có mục đích sử dụng vốn hợp pháp
- Có phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư khả thi có hiệu quả
- Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ vàhướng dẫn của Thống đốc NHNN Việt Nam
1.2.3 Đối tượng tín dụng
Mục đích cho vay của các NHTM nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn hợp phápcủa khách hàng, thông qua đó để tìm kiếm lợi nhuận Tuy nhiên Ngân hàng chỉ chovay đáp ứng nhu cầu hợp pháp, phù hợp với các quy định của pháp luật Ở Việt Namtheo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, NHNN (Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN củaThống đốc NHNN )
1.2.4 Phương thức tín dụng
- Cho vay theo hạn mức tín dụng: Theo hình thức này ngân hàng và khách
hàng thỏa thuận và ký kết một hợp đồng hạn mức tín dụng duy trì theo thời hạn nhấtđịnh hoặc theo chu kỳ sản xuất kinh doanh
- Cho vay từng lần (cho vay theo món): Đây là hình thức tín dụng mà ngân
hàng và khách hàng thỏa thuận và ký kết hợp đồng riêng với mỗi khoản vay khi khách hàng có nhu cầu Mỗi lần khách hàng có nhu cầu vay vốn thì việc ký kết hợpđồng sẽ được thực hiện lại từ đầu
- Cho vay trả góp: Khi vay vốn ngân hàng và khách hàng xác định và thỏa
thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với nợ gốc được chia ra để trả nợ thành nhiều kỳtrong hợp đồng vay
- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Ngân
hàng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong hạn mức tín dụng
Trang 4để thanh toán tiền mua hàng hóa và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hay điểmứng tiền mặt là đại lý của ngân hàng.
- Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà CBTD thỏa thuận bằng
văn bản pháp luật chấp nhận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanhtoán của khách hàng
1.2.5 Đảm bảo tín dụng
Là việc tạo cho Ngân hàng một sư đảm bảo là sẽ co nguồn khác để hoàn trả
hoặc bảo trì của công việc cho vay khi bị phá sản Nhưng cũng lưu ý rằng cấp mộtkhoản tiền hay ứng trước trên cơ sở đảm bảo tín dụng mà Ngân hàng lại biết rằng sẽbán tài sản để thu hồi nợ thì Ngân hàng sẽ không cho vay
* Đảm bảo đối nhân
Là một hợp đồng thông qua đó một người (người bảo lãnh) cam kết với Ngânhàng (người nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng trongtrường hợp khách hàng vay vốn (người được bảo lãnh) bị mất khả năng thanhtoán.Cùng một khoản nợ có thể có nhiều người bảo lãnh
* Đảm bảo đối vật: Có 2 hình thức
+ Tài sản thế chấp: Là hình thức đảm bảo tín dụng mà khách hàng không phải
giao tài sản cho Ngân hàng mà vẫn được sử dụng tài sản đó, nhưng khách hàng phảigiao cho Ngân hàng các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản đó và phải ghi rõchủng loại, số lượng, giá trị, thời hạn thế chấp và phương thức xử lý tài sản thế chấp.Trong thời gian thế chấp khách hàng bảo quản nguyên giá trị tài sản thế chấp, không
để hư hỏng mất mát, không được bán tặng, cho thuê, mượn trao đổi tài sản thế chấp.Tài sản thế chấp có thể là đất, nhà cửa, vườn cây lâu năm, công trình xây dựng…Khihợp đồng đến hạn vay không trả được nợ thì Ngân hàng sẽ xử lý tài sản thế chấptheo sự thỏa thuận trong hợp đồng và đem tài sản ra bán đấu giá để thu hồi gốc vàlãi theo đúng quy định của tòa án Ngân hàng sẽ trả lại giấy tờ thế chấp khi kháchhàng đã thanh toán hết nợ Ngân hàng
+ Cầm cố tài sản
Là hình thức đảm bảo tín dụng mà khách hàng phải giao cho Ngân hàng cả giấy
tờ tài sản cầm cố Ngân hàng chỉ cho vay tối đa 70% giá trị tài sản cầm cố tại thời
Trang 5điểm hiện hành Những tài sản có giá trị ít biến động thì tỷ lệ cho vay càng cao vàngược lại Trong thời hạn cầm cố tài sản thì Ngân hàng có trách nhiệm bảo quản tàisản không để hư hỏng, Ngân hàng chỉ trả lại tài sản cho khách hàng khi khách hàngtrả hết nợ Nếu đến hạn khách hàng không có khả năng trả nợ thì Ngân hàng sẽ đemtài sản ra phát mãi để thu nợ.
1.2.6 Quy định đối với khách hàng
- Phải cung cấp đầy đủ, trung thực các thông tin, tài liệu liên quan đến việcvay vốn và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu đã cung cấp
- Sử dụng tiền vay đúng mục đích và thực hiện đúng các nội dung khác đã thỏathuận trong hợp đồng tín dụng
- Trả nợ gốc và lãi tiền vay theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi không thực hiện đúng những thỏa thuận
về việc trả nợ vay và thực hiện các nghĩa vụ đảm bảo nợ vay cam kết trong hợpđồng tín dụng
1.2.7 Các tiêu chí đánh giá khách hàng xin vay
1.2.7.1 Các chỉ tiêu đánh giá định tính: Hiệu quả hoạt động tín dụng là một
trong những mục tiêu quan trọng của Ngân hàng về việc đánh giá hoạt động tíndụng cuả mình, Ngân hàng thực hiện đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng thôngqua một số chỉ tiêu:
* Tổng vốn hoạt động bao gồm
+ Vốn huy động: Là tiền của các chủ sở hữu mà Ngân hàng tam thời quản lý
và sử dụng Khi khách hàng có yêu cầu Ngân hàng phải có nghĩa vụ hoàn trả kịpthời, đầy đủ cả gốc và lãi Đây là nguồn vốn quan trọng cua Ngân hàng
+ Vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên: Là nguồn vốn chủ yếu của
NHTM được Ngân hàng cấp trên cho vay nhằm đảm bảo đủ nguồn vốn thiếu hụttrong hoạt động Ngân hàng nói chung, hoạt động tín dụng nói riêng
+ Vốn khác: Đây là nguồn vốn phát sinh trong quá trình hoạt động của Ngân
hàng, như phát sinh giấy tờ có giá, chuyển tiền, dịch vụ thanh toán
* Doanh số cho vay: Phản ánh khối lượng tín dụng cấp cho đối tượng vay
trong một khoản thời gian nhất định nào đó
Trang 6+ Dư nợ đầu kì: Là khối lượng tín dụng có đầu kì,có phản ánh số tiền cần
được thu hồi trong năm và các năm sau
+ Dư nợ cuối kì: Là khối lượng tín dụng cuối,nó được thu hồi ở các kỳ sau, dư
nợ này lớn hơn dư nơ đầu kì
+ Dư nợ bình quân: Phản ánh số dư nợ trong các năm được tính bằng các
phương pháp như: trung bình cộng, bình quân gia quyền
* Nợ quá hạn
Nếu khách hàng không trả nợ đúng hạn và không được gia hạn nợ hoặc điềuchỉnh kì hạn trả nợ thì số đến hạn bị chuyển sang nợ quá hạn
1.2.7.2 Các chỉ tiêu đánh giá định lượng
*Tỷ lệ tổng dư nợ trên vốn huy động
Trang 7Chỉ số này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng Ngân hàng nào
có chỉ số này càng thấp có nghĩa là chất lượng tín dụng của ngân hàng càng cao
* Hệ số thu nợ
Công thức:
Doanh số thu nợ
Hệ số thu nợ (% ) = X 100%
Doanh số cho vay
Hệ số thu nợ càng lớn thì càng tốt, chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cho vaycủa Ngân hàng sẽ thu được bao nhiêu đồng lời trong một thời kỳ kinh doanh nào đó
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ vay
nhanh hay chậm Tỷ số này càng lớn thì hiệu quả sử dụng nợ càng cao
1.2.8 Các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng ngắn hạn
1.2.8.1 Nhân tố khách quan.
* Môi trường kinh tế xã hội
Nói đến môi trường kinh tế xã hội là nói đến tổng thể nền kinh tế quốc gia
và thế giới Như ta đã biết mọi thành phần kinh tế đều hoạt động trong xã hội Vìthế môi trường kinh tế xã hội có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của Ngân hàng Một nền kinh tế ổn định sẽ dẫn đến một chính sách tín dụng tự do so vớimột nền kinh tế lệ thuộc vào các biến động thời vụ và chu kỳ Các khoản ký tháctrong nền kinh tế không ổn định thường chao đảo biến động mạnh so với các khoản
ký thác trong một nền kinh tế ổn định Nhiều người vay đã làm ăn phát đạt trongnhững giai đoạn thịnh vượng nhưng trong giai đoạn suy thoái vốn có thể bị tiêu tan,lợi nhuận có thể bị giảm sút, từ đó có thể gây nên tình trạng Ngân hàng không thuhồi được vốn Một yếu tố hiển nhiên ảnh hưởng đến chính sách tín dụng của Ngân
Trang 8hàng là đường lối chủ trương cuả Quốc gia, địa phương Lý do chủ yếu để Ngânhàng được tồn tại là nhằm phục vụ các nhu cầu tín dụng của cộng đồng xã hội Vềmặt lý luận các Ngân hàng chỉ cho người nào vay nếu đưa ra được yêu cầu xin vayhợp lệ, hợp pháp và lành mạnh về kinh tế, phù hợp với chủ trương của Nhà nước Mức độ phát triển kinh tế của địa phương quy định quy mô và khối lượngđầu tư tín dụng Nếu đầu tư tín dụng vượt quá khối lượng cần thiết, không phù hợpvới sự phát triển kinh tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng tín dụng NhiềuNgân hàng thương mại do nóng vội mở rộng đầu tư, nâng cao dư nợ, đẩy tỷ lệ tăngtrưởng tín dụng vượt quá mức tăng trưởng kinh tế trên địa bàn đều phải trả giá cho
sự nóng vội
* Môi trường pháp lý
Bất kỳ một nền kinh tế nào muốn ổn định và phát triển thì cũng cần có mộthành lang pháp lý thích hợp, hành lang pháp lý chính là bàn tay hữu hình của Nhànước tác động vào nền kinh tế nhằm hướng nền kinh tế phát triển theo đúng mụctiêu, chế độ của mình Hoạt động Ngân hàng là một trong những hoạt động kinh tếtrong tổng thể nền kinh tế vì vậy nó cũng chịu ảnh hưởng của hệ thống Pháp luậtnhất là Luật các tổ chức tín dụng Nói đến môi trường pháp lý là nói đến tính đồng
bộ của hệ thống pháp luật, tính đầy đủ, tính thống nhất của các văn bản dưới luật,đồng thời gắn liền với quá trình chấp hành pháp luật và trình độ dân trí
Việc hoàn chỉnh cơ chế, thể hiện tín dụng của ngành đúng với Luật Ngânhàng, phù hợp với thực tiễn là một điều quan trọng để nâng cao chất lượng tíndụng
Hiện nay nước ta có nhiều bộ luật, tuy nhiên vẫn còn có nhiều bất cập chưasát với thực tế gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế xã hội nói chung và hoạt độngtín dụng Ngân hàng nói riêng Trong điều kiện như vậy việc vận dụng thực thi các
bộ luật đã có như thế nào để có thể tạo được hành lang pháp lý đầy đủ cho hoạtđộng Ngân hàng là vấn đề có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tín dụng
* Trình độ quản lý, năng lực, chất lượng và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân vay vốn
Trang 9Trong khi các doanh nghiệp trực tiếp sử dụng và quản lý vốn của mình thìNgân hàng sử dụng vốn của mình dưới hình thức gián tiếp: Đó là giao vốn chodoanh nghiệp không được trực tiếp quản lý vốn của mình mà thông qua hình thứcgiám sát doanh nghiệp vay vốn Do vậy, chất lượng tín dụng Ngân hàng chịu nhiềuchi phối từ bản thân hoạt động kinh doanh của khách hàng vay vốn.
Chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tốt hay xấu, tươnglai phát triển của doanh nghiệp ở mức nào? Dự án, phương án sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp có đủ khả năng tồn tại và phát triển được trong cuộc cạnh tranhquyết liệt của cơ chế thị trường hay không? Điều này có ý nghĩa quyết định cho sốphận món vay Nếu doanh nghiệp kinh doanh trên đà phát triển có hiệu quả thì vốnvay Ngân hàng chắc chắn sẽ được hoàn trả đúng hạn cho Ngân hàng cả gốc và lãi Mức độ chuyển biến về nhận thức quan điểm tâm lý của ban lãnh đạo doanhnghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường ra sao? Họ có đầy đủ ý thức và trách nhiệmtrả nợ đối với khoản vay hay vẫn mang nặng tư tưởng bao cấp trông chờ nguồn vốnđược cấp , được ưu đãi Trình độ quản trị điều hành ở mức độ nào? Đã đáp ứngđược mức độ nào trong điều kiện kinh tế hiện thời Một doanh nghiệp trở nên hưngthịnh phát triển trong khi một doanh nghiệp khác làm ăn thua lỗ suy xụp Sự khácbiệt này có nguyên nhân xuất phát từ trình độ, chất lượng quản lý
Như vậy có thể nói việc quản lý sử dụng vốn vay sao cho có hiệu quả, đảm bảotrả nợ Ngân hàng và có lợi nhuận cho doanh nghiệp là điều rất cần thiết đối với cácdoanh nghiệp Những doanh nghiệp có trình độ quản lý tốt, năng lực sản xuất kinhdoanh tốt, bảo tồn và phát triển vốn vay thì chất lượng đầu tư tín dụng của Ngânhàng sẽ cao và ngược lại
1.2.8.2 Nhân tố chủ quan của Ngân hàng
Năng lực, trình độ hiểu biết của đội ngũ cán bộ của Ngân hàng trong cơ chế thịtrường có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng món vay của Ngân hàng
Chúng ta đứng trước một thực trạng chung là xu thế toàn cầu hoá nền kinh tếthế giới Xu thế này ngày càng hình thành rõ rệt mà nét nổi bật là nền kinh tế quốc tếthị trường đang trở thành một không gian trung cho tất cả các nước Các thị trườngtài chính ở phạm vi hoạt động dường như không biên giới, vừa tạo điều kiện có cơ
Trang 10hội mới cho Ngân hàng vừa làm sâu sắc thêm quá trình cạnh tranh, đặt Ngân hàngtrước những thách thức mới Bởi vậy nếu Ngân hàng nào không nhận thức đượcđiều này, không tự đổi mới, tìm cách tạo dựng và phát triển thế mạnh riêng củamình, có hướng đi và chính sách tín dụng thích hợp thì sẽ khó lòng tồn tại và pháttriển, trong đó chiến lược con người giữ vai trò chủ đạo.
Thực tế cho thấy rằng, nếu Ngân hàng có đội ngũ cán bộ nhanh, nhạy, sángtạo trong công việc, có tinh thần tập thể vì lợi ích của Ngân hàng thì Ngân hàng đó
có thể đứng vững và phát triển, ngày càng có uy tín Trong khi đó có những cán bộtín dụng gian dối trong thẩm định tín dụng của Ngân hàng đánh giá sai tài sản thếchấp, lơ là sự giám sát đối với các doanh nghiệp để Ngân hàng gặp rủi ro
Bên cạnh đó các yếu tố khách quan như thiên tai, dịch hoạ, cơ chế chính sách,khách hàng gặp khó khăn dẫn tới thua lỗ thì bản thân Ngân hàng phải chịu tráchnhiệm chính cho hiện tượng chất lượng tín dụng bị giảm Trong đó vai trò của cán
bộ tín dụng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của các món vay, bởi họ chính làngười trực tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, đề suất cho vay và theo dõi quản lý thu nợcủa khách hàng Chính vì vậy cán bộ tín dụng là người, nguồn lực quan trọng nhấtcủa các Ngân hàng khi tìm nguyên nhân nợ quá hạn, các khoản vay không thu hồiđược
Như vậy, để có một khoản vay tốt thì cần phải có nhiều điều Ngoài một báocáo tài chình vững mạnh cần có đội ngũ cán bộ tín dụng vững về kỹ thuật nghiệp vụ,trực giác nhạy bén sắc sảo Thông qua việc đào tạo và lựa chọn những cán bộ cónăng lực, thiết lập một cơ chế tổ chức thích hợp thì các Ngân hàng bắt đầu một quátrình cải thiện chất lượng tín dụng, giảm thiểu các rủi ro để ngày một nâng cao uy tíncủa mình trong xã hội
1.2.8.3 Phương thức quản lý cho vay ngắn hạn
Các phương pháp ngân hàng thường dùng để quản lý việc cho vay:
* Quản lý theo tài sản đảm bảo:
Tài sản đảm bảo là tài sản mà bên bảo đảm dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân
sự đối với bên nhận bảo đảm
Điều kiện đối với các tài sản được nhận làm bảo đảm tiền vay:
Trang 11+ Tài sản phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng, quản lý của kháchhàng.
+ Tài sản được phép giao dịch
+ Tại thời điểm thế chấp, cầm cố, bảo lãnh tài sản không có tranh chấp
+ Tài sản mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm thì khách hàng vay phảimua bảo hiểm tài sản trong thời hạn bảo đảm tiền vay
* Quản lý theo chất lượng nợ: Các nhóm nợ được chia thành 5 nhóm
+ Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn đây là nhóm nợ trong hạn, hoạt động kinh tế tốt + Nhóm 2: Nợ cần chú ý, đây là nhóm nợ gia hạn đúng quy chế Quá hạn từ 1– 90 ngày
+ Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn, nợ gia hạn không đúng quy chế Quá hạn từ
2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của Ngân hàng
Ngân hàng Sài Gòn Công Thương (Sai Gon Bank) là Ngân hàng ThươngMại Cổ Phần đầu tiên của Thành Phố Hồ Chí Minh và cả nước, được thành lập ngày16/10/1987 theo quyết định số 64/QĐ ngày 03/07/1987 của TGĐ Ngân hàng NhàNước Việt Nam, vốn cổ phần là 650 triệu đồng trụ sở ban đầu đặt tại 144 Châu VănLiêm, Quận 5, TP HCM Sau đó dời về 18-19-20 Tôn Đức Thắng, Quận 1, TPHCM Lúc bấy giờ mang tính thí điểm để triển khai loại hình cổ phần trong tiếntrình đổi mới hoạt động hệ thống ngân hàng nước ta sau này Ngân hàng Sài GònCông Thương ra đời giải quyết một số yêu cầu cấp bách trước mắt, đáp ứng đòi hỏi
Trang 12yêu cầu khách quan trong việc tăng cường huy động vốn của dân chúng, giúp giảiquyết vấn đề tiền mặt đang bức thiết lúc bấy giờ, và cho vay phục vụ yêu cầu sảnxuất, buôn bán, tiêu dùng của người dân.
Ngân hàng Sài Gòn Công Thương hiện nay đã mở được 14 chi nhánh cấp 1,
13 chi nhánh cấp 2 trong đó Hội Sở đặt tại 2C Phó Đức Chính, Quận 1, TP HCM,các chi nhánh được xây dựng tại những trọng điểm kinh tế của cả nước như Hà Nội,
TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ Ngân hàng Sài Gòn Công Thương đã đóng vai trò tiênphong trong việc áp dụng cổ phần hóa vào các Ngân hàng Thương Mại, từ đó đónggóp kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình hình thành hệ thống Ngân hàng ThươngMại trong giai đoạn tiếp sau Ngày nay với xu thế hội nhập và phát triển Ngân hàngSài Gòn Công Thương đã mở rộng quan hệ với các Ngân hàng và tổ chức tài chínhtại 171 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới, đáp ứng về nhu cầu về giao dịch tài chínhcủa các cá nhân doanh nghiệp trong và ngoài nước
Chi nhánh Cần Thơ được thành lập vào ngày 15/04/1998 địa chỉ số 11 Lý TựTrọng Quận Ninh Kiều Thành phố Cần Thơ Vào những ngày đầu thành lập, Ngânhàng Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ đầu tư vào 2 ngành kinh doanh chủyếu, ngành kinh doanh lương thực và mía đường tập trung ở Thốt Nốt, Ô Môn, Long
Mỹ Và cho đến nay chi nhánh đã mở thêm chi nhánh số 2 ở Thốt Nốt và đã đa dạnghóa các hình thức kinh doanh mở rộng thêm một số dịch vụ phục vụ khách hàng.Với tất cả nổ lực của Ban Giám Đốc và toàn thể nhân viên, bên cạnh đó nắm bắtđược những tâm lý khách hàng, tình hình thị trường Ngân hàng đã thực hiện nhiềubiện pháp nhằm thu hút mở rộng khách hàng với lãi suất ưu đãi Vì vậy từ số lượngkhách hiếm hoi ở 2 ngành lương thực và mía đường đã tăng lên cao lượng kháchhàng thuộc các ngành nghề sản xuất kinh doanh, lương thực, chế biến thực phẩm,vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng
Ngày nay, Ngân hàng Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ với tất cả
nổ lực đã tạo được một chổ đứng trong ngành Ngân hàng trên địa bàn TP Cần Thơ.Nay Ngân hàng đã có một thị phần đáng kể và trong những năm tới đi đôi với việchuy động vốn, đầu tư tín dụng Ngân hàng Sài Gòn Công Thương sẽ đầu tư thiết bịcông nghệ, cải tiến chi phí, nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên, đẩy mạnh hoạt
Trang 13động kinh doanh ngoại tệ nhất là thanh toán xuất nhập khẩu, chuyển tiền trong vàngoài nước, tham gia thanh toán điện tử liên Ngân hàng để tạo thêm nhiều dịch vụphục vụ khách hàng.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương - Chi nhánh Cần Thơ chức
2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công
Thương – Chi nhánh Cần Thơ thể hiện qua sơ đồ 1 như sau:
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công
Thương – Chi nhánh Cần Thơ
2.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ
Ngân hàng Sài Gòn Công Thương - chi nhánh Cần Thơ có 1 Giám Đốc, 2Phó Giám Đốc, 2 phòng giao dịch, 3 phòng ban và một tổ phục vụ Trưởng, Phóphòng ban có trách nhiệm điều hành công việc mỗi ngày, riêng tổ phục vụ không cótrưởng phòng, phó phòng
* Giám đốc: Là người trực tiếp điều hành và quản lý toàn bộ hoạt động của
Ngân hàng Là người quyết định cuối cùng trong việc xét duyệt cho vay, đại diện
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÒNG KINH
DOANH
PHÒNG KẾ TOÁN
PHÒNG NGÂN QUỸ
TỔ HÀNH CHÁNH
PHÒNG GIAO DỊCH 888
PHÒNG GIAO DỊCH 999 PHÓ GIÁM
ĐỐC
Trang 14cho chi nhánh trong việc quan hệ với Ngân hàng cấp trên Là người chịu tráchnhiệm cao nhất về tài sản, kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong quan
hệ trực thuộc, và báo cáo về cho hội sở
* Phó giám đốc: Hỗ trợ tham mưu cho Giám đốc trong việc điều hành, giải
quyết các vấn đề nảy sinh trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng mà Giám đốcgiao phó, và giải quyết các công việc khi có sự ủy quyền của Giám đốc
* Phòng kinh doanh: Thực hiện các khoản vay đối với khách hàng (chủ yếu
ngắn hạn và trung hạn), thực hiện thẩm định làm thủ tục cho vay, kiểm soát các quátrình sử dụng các món vay của đơn vị vay vốn tiến hành xử lý nợ đối với các đơn vịvay vốn mất khả năng chi trả
* Phòng kế toán: Thực hiện các nghiệp vụ co liên quan đến quá trình thanh
toán như thu tiền theo yêu cầu của khách hàng (ủy nhiệm thu), chi tiền theo yêu cầucủa khách hàng (ủy nhiệm chi), tiến hành mở tài khoản cho khách hàng, kế toán cáckhoản thu, chi trong ngày để xác định lượng vốn hoạt động của Ngân hàng, dùng búttoán chuyển khoản thanh toán giữa Ngân hàng chi nhánh Cần Thơ với Ngân hàngSài Gòn Công Thương Hội Sở chính, kiểm kê tài sản của Ngân hàng theo định kỳ 6tháng, một năm để lập báo cáo về hội sở chính
* Phòng ngân quỹ: Là nơi mà các khoản thu, chi tiền mặt được thực hiện khi
có nhu cầu về tiền mặt và sự xác nhận của phòng kế toán, khách hàng sẽ đến lĩnhtiền ở phòng ngân quỹ, ngược lại phòng ngân quỹ kiểm tra số tiền khi đơn vị đến
nộp
* Phòng Tổ chức hành chính: Bố trí quản lý toàn bộ hoạt động có liên quan
đến các nhân viên như: bố trí công việc, tuyển nhân viên, chăm lo sức khỏe chonhân viên Xây dựng các quy chế, tham mưu xây dựng chỉnh đốn hoạt đông củaNgân hàng trình lên cấp trên Quản lý hồ sơ và theo dõi tình hình nhân sự tại Ngânhàng Thực hiện các hợp đồng lao động và tiếp nhận hồ sơ xin việc tại chi nhánh.Chịu trách nhiệm trong việc kiểm tra tính tuân thủ quy định, quy chế sắp xếp, bố trí,phân công nhân sự, phân công nhân viên bảo vệ thực hiện công tác trật tự an ninh tại
cơ quan Theo dõi kết quả công việc của cán bộ nhân viên trong phạm vi thẩmquyền cho phép
Trang 152.1.3 Những quy định chung trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng
Theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống ĐốcNgân hàng nhà nước quy định điều kiện cho vay và đối tượng cho vay của tổ chứctín dụng đối với khách hàng
2.1.3.1 Điều kiện cho vay
Tổ chức tín dụng xem xét quyết định cho vay khi khách hàng có đủ điều kiện
sau:
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự va chịu trách nhiệm dân
sự theo quy định của pháp luật
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết
- Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của chính phủ và
hướng dẫn của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam
2.1.3.2 Đối tượng cho vay
- Các pháp nhân là: Doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty TNHH, công ty
Cổ Phần, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức khác có đủ điềukiện quy định tại Điều 94 Bộ Luật Dân Sự
2.1.3.3 Các phương thức cho vay
- Cho vay từng lần: Mỗi lần cho vay vốn khách hàng và Ngân hàng thực hiện
thủ tục vay vốn cần thiết và ký hợp đồng tín dụng
- Cho vay theo hạn mức tín dụng: Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận một
hạn mức duy trì trong một khoản thời gian nhất định
- Cho vay theo dự án đầu tư: Ngân hàng cho khách hàng vay vốn để thực hiện
các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục
vụ đời sống
Trang 16- Cho vay hợp vốn: Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác cùng cho vay đối
với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng, trong đó có một tổchức tín dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp các tổ chức tín dụng khác.Việc chovay hợp vốn thực hiện theo quy chế đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng do ThốngĐốc Ngân hàng Nhà Nước ban hành
- Cho vay trả góp: Ngân hàng và khách hàng xác định và thỏa thuận số lãi vốn
vay phải trả cộng với nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạncho vay
- Cho vay theo hạn mức tín dụng: Ngân hàng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho
khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định Ngân hàng và kháchhàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng, mức phí trả chohạn mức tín dụng dự phòng
- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Ngân
hàng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong hạn mức tín dụng
để thanh toán tiền mua hàng hóa và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hay điểmứng tiền mặt là đại lý của ngân hàng
- Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà CBTD thỏa thuận bằng
văn bản pháp luật chấp nhận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanhtoán của khách hàng
- Các phương thức cho vay khác: Mà pháp luật không cấm, phù hợp với quyết
định tại văn bản này và điều kiện hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và kháchhàng vay
2.1.4 Quy trình cho vay
Các bước cơ bản của quy trình thực hiện tín dụng tóm tắt như sau:
Tiếp xúc và
hướng dẫn
Lập và tiếp nhận hồ sơ vay
Thu thập thôngtin khách hàng
Thẩm định nănglực tài chính
Trang 17
Sơ đồ 2: Quy trình thực hiện tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương – Chi Nhánh Cần Thơ.
Từ sơ đồ ta có thể diễn giải nội dung của quy trình tín dụng như sau:
- Khi khách hàng đến đặt quan hệ vay vốn với Ngân hàng thì CBTD hướng
dẫn về điều kiện và nói rõ nguyên tắc vay vốn theo đúng cơ chế tín dụng hiện hành.Nếu khách hàng chấp thuận thì CBTD hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn baogồm: hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn, hồ sơ thế chấp Kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp,hợp lệ phù hợp theo quy định của Ngân hàng
- Để có cơ sở pháp lý quyết định cho vay hay không CBTD tiến hành thu thập
thông tin khách hàng, thẩm định hồ sơ vay vốn và năng lực tài chính của khách hàngtheo những nội dung sau:
* Đánh giá chung về khách hàng: Năng lực pháp lý, mô hình tổ chức, bố trí laođộng, ngành nghề kinh doanh, quản trị điều hành của doanh nghiệp, các rỉu ro chủyếu…
* Đánh giá tình hình tài chính của khách hàng: Đánh giá sự chính xác, trungthực cua báo cáo tài chính, phân tích đánh giá các chỉ tiêu kinh tế tài chính, phântích các tồn tại, nguyên nhân…
* Phương án sản xuất kinh doanh, khả năng vay vốn
* Bảo đảm tiền vay
* Xác định phương thức và nhu cầu vay
* Xem xét điều kiện thanh toán
Đăng ký giao
dịch đảm bảo
Tiến hành thủ tục công chứng
Ký kết hợp đồngtín dụng
Đánh giá đảm bảo tiền vay
nợ
Trang 18- Cán bộ tín dụng sau khi nghiên cứu thẩm định các điều kiện vay vốn, lập tờ
trình cho vay, kèm theo hồ sơ vay vốn trình Phó Phòng Tín Dụng Trên cơ sở tờtrình của CBTD kèm theo hồ sơ vay vốn Phó Phòng Tín Dụng xem xét, kiểm tra,thẩm định lại, ghi ý kiến vào tờ trình và trình lãnh đạo
- Lãnh đạo xem xét lại hồ sơ Phó Phòng Tín Dụng trình để quyết định cho vay
hay không, hay cho vay co điều kiện Với những khoản vay lớn và phức tạp thì đưa
ra hội đồng tín dụng tư vấn trước khi quyết định
- CBTD căn cứ vào nội dung phê duyệt của lãnh đạo, tiến hành yêu cầu khách
hàng bổ sung hồ sơ, tài liệu hoặc thẩm định lại hoặc chỉnh sửa nội dung tờ trình nếukhông đạt yêu cầu và soạn thảo văn bản trả lời khách hàng đối với trường hợp khôngcho vay
- Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay.
- Lập thủ tục giao, nhận giấy tờ và tài sản đảm bảo tiền vay.
- Sau đó tiến hành giải ngân, lưu lại hồ sơ và theo kiểm tra khoản vay:
* Sau khi xem xét hồ sơ chứng từ của khách hàng, hợp đồng bảo đảm tiền vay,bảng kê góp vốn…nếu đủ điều kiện thì CBTD trình Phó Phòng Tín Dụng PhóPhòng Tín Dụng kiểm tra điều kiện giải ngân và nội dung trình của CBTD sau đótrình lãnh đạo ký duyệt
* CBTD thường xuyên quản lý theo dõi khoản vay,kiểm tra mục đích sử dụngvốn vay, vật tư đảm bảo nơ vay, theo dõi phân tích khách hàng
- Thu nợ, lãi, phí và sử lý phát sinh: CBTD theo dõi việc thực hiện hợp đồng tín
dụng của khách hàng thông qua hợp đồng tín dụng, chứng từ kế toán, sổ sách…theodõi việc trả nợ gốc, trả lãi, trả phí ( đối những khoản vay có trả phí) Sử lý phát sinhtrong quá trình cho vay, xử lý tranh chấp hợp đồng tín dụng
- Giải chấp/hoán chấp, thu hồi nợ và gia hạn nợ:
* Tất toán cho vay: Khi khách hàng trả hết nợ, CBTD tiến hành phối hợp với bộ
phận kế toán đối chiếu, kiểm tra về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí…để tất toán khoảnvay
* Giải chấp các hợp đồng đảm bảo tài sản: Kiểm tra tình trạng giấy tờ, tài sản thế
chấp, cầm cố, làm thủ tục xuất giấy tờ, tài sản thế chấp, cấm cố
Trang 19* Thu hồi nợ và gia hạn nợ: Mọi nguồn thu hình thành từ nguồn vốn vay Ngân
hàng và các nguồn thu khác đã được khách hàng thỏa thuận trong kế hoạch trả nợđều phải trả nợ Ngân hàng, khách hàng không được sử dụng các nguồn vốn dùng trả
nợ Ngân hàng để quya vòng tiếp theo tiếp theo hoặc sử dụng vào mục đích khác.Các khoản nợ khách hành chưa có khả năng trả nợ đúng hạn, khách hàng làm đơnxin gia hạn nợ, CBTD phải thẩm định, kiểm tra thực tế khoản nợ, kết quả được ghinhận bằng văn bản kem theo ý kiến đề xuất việc giải quyết đơn gia hạn của kháchhàng trình lãnh đạo, trong phạm vi được ủy quyền ban Giam Đốc và Trưởng, Phóphòng giao dịch được quyền quyết định đúng nguyên tắc, hế độ thể lệ tín dụng hiệnhành
2.2 TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH CẤN THƠ
2.2.1 Tình hình nguồn vốn
Nguồn vốn cuả Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương - chi nhánh CầnThơ được hình thành từ hai nguồn chính: Nguồn vốn huy động được bao gồm tiềngửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi các tổ chức tín dụng, vay các tổ chức tíndụng khác, nguồn khác bao gồm có cả vốn điều chuyển từ Hội Sở và phần còn lại làkhoản trả nội bộ, lợi nhuận chưa chuyển đi Hiện nay, Ngân hàng đang tăng cường
huy động từ nguồn tiền gửi thanh toán của các đơn vị và tiền gửi tiết kiệm nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đồng thời mở rộng các nghiệp vụ có liên quan
Bảng 2.1: Tình hình nguồn vốn kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm
2009 - 2011
(Đơn vị tính: triệu đồng)
So sánh 2010/2009
So sánh 2011/2010
Trang 20tư tín dụng nhằm đa dạng hóa, đa phương hóa các khách hàng phù hợp với chiếnlược phát triển của ngành Cụ thể về nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 năm như sau:năm 2009 tổng nguồn vốn cua Ngân hàng 195,539 triệu đồng, năm 2010 là 215,839triệu đồng tăng 20,300 triệu đồng hay tăng 10,38% so với năm 2009 đạt 238,779triệu đồng.
Trước đây, nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng là do ngân sách cấp từ Hội Sởxuống cho vay nên huy động vốn rất ít Tuy nhiên dần dần về sau các Ngân hàngthương mại đã mở rộng mạng lưới đảm bảo cho việc kinh doanh đa năng, tổng hợp,
để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho nền kinh tế ngoài vốn huy động, tiền gửi các tổchức tín dụng khác, vốn, các quỹ khác…Ngân hàng có nhận thêm vốn chuyển từHội Sở, nguồn vốn cũng chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng nguồn vốn củaNgân hàng Đây là trở ngại lớn cho Ngân hàng do khoản phí điều hòa và khả năngkinh doanh Do đó, phương hướng phát triển cũng là mục tiêu chung của Ngân hàngTMCP Sài Gòn Công Thương - chi nhánh Cần Thơ là tích cực huy động tại chỗ,giảm bớt vốn điều chuyển từ Hội Sở về
2.2.2 Tình hình huy động vốn ngắn hạn
Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng qua 3 năm 2009 - 2011
(Đơn vị tính: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2010/2009 2011/2010
Trang 212.2.2.1 Tiền gửi tiết kiệm
Vốn huy động chủ yếu của Ngân hàng là từ tiền gửi tiết kiệm của các
tổ chức kinh tế và dân cư Năm 2010 tiền gửi tiết kiệm tăng 12,025 triệu đồng tănghơn gấp đôi năm 2009, đến năm 2011 tiền gửi tiết kiệm tiếp tục tăng lên 15,278 triệuđồng hay 67,88% so với năm 2010 đạt 37,784 triệu đồng Như ta biết đây là khoảnnhàn rỗi của các tầng lớp dân cư có thu nhập khá trở lên, họ có khoản tam thời chưa
sử dụng tới và đảm bảo an toàn cho số tiền mình có và hưởng lãi suất của Ngânhàng Do đó để huy động được nguồn vốn nay một cách hiệu quả, Ngân hàng cầnphải có sự đa dạng các loại hình gửi tiết kiệm và các kỳ hạn gửi để khuyến khích tạo
sự tiện lợi, an toàn cho khách hàng
2.2.2.2 Tiền gửi thanh toán
Tiền gửi thanh toán bao gồm tiền gửi của các tổ chức tín dụng và các tổ
chức kinh tế, họ muốn những dòng tiền nhàn rỗi của mình gửi vào Ngân hàng để đảm bảo được nguồn vốn an toàn đồng thời kiếm thêm một ít lợi nhuận Qua 3 năm tiền gửi thanh toán hiện có sự giảm đi, năm 2009 là 16,372 triệu đồng, năm 2010 là
Trang 228,262 triệu đồng giảm 8,110 triệu đồng tương ứng giảm 49,53% so với năm 2009, đến năm 2011 tiền gửi thanh toán giảm 1,509 triệu đồng hay 18,26% so với năm
2010 chỉ đạt 6,723 triệu đồng
Trang 23Bảng 2.3: Tình hình sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh cuả Ngân hàng qua 3 năm 2009 - 2011 (Đơn vị tính: triệu đồng)
Trang 242.2.2.1 Doanh số cho vay
Qua bảng 2.3 ta thấy, doanh số cho vay của Ngân hàng tăng, giảm như
sau: Năm 2009 tổng doanh số cho vay của Ngân hàng là 307,743 triệu đồng trong đócho vay ngắn hạn là 249,407 triệu đồng chiếm 81,04% trong tổng doanh số cho vay,sang năm 2010 doanh số cho vay là 542,852 triệu đồng tăng 253,109 triệu đồng haytăng 76,40% so với năm 2009, trong đó doanh số cho vay ngắn hạn là 388,254 triệuđồng tăng 138,847 triệu đồng.Đến năm 2011 doanh số cho vay này lại giảm xuống15,85% so với năm 2010 khoảng 86,045 triệu đồng đạt 456,807 triệu đồng trong đócho vay ngắn hạn là 330,436 triệu đồng giảm 57,818 triệu đồng hay 14,89% so vớinăm 2010
Tuy nhiên doanh số cho vay ở năm 2011 có sự giảm xuống so với năm
2010 thay đổi chính sách tín dụng theo chủ trương của Đảng và nhà nước, pháttriển linh hoạt hoạt động tín dụng giúp cho đồng vốn của Ngân hàng ngày càng đápứng sâu rộng nhu cầu vốn cho nền kinh tế Ngoài ra còn có sự cố gắng không ngừngcủa CBTD trong việc đẩy mạnh công tác thẩm định, công tác phát vay, giảm bớt thủtục rờm rà xin vay vốn….tất cả những nguyên nhân trên đã góp phần làm tăngnhanh doanh số cho vay của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương - chi nhánhCần Thơ và chủ yếu là doanh số cho vay ngắn hạn
2.2.3.2 Doanh số thu nợ
Đi đôi với công tác cho vay, điều cũng cần quan tâm của tất cả các Ngân
hàng thương mại là công tác thu nợ Việc thu hồi nợ sẽ đảm bảo cho Ngân hàng cóthể duy trì, bảo tồn và mở rộng nguồn vốn cho vay Qua bảng 3 ta thấy doanh số thu
nợ của Ngân hàng trong những năm qua đạt khá cao, tăng chủ yếu là doanh số thu
nợ ngắn hạn, báo hiệu một tin vui cho Ngân hàng
Cụ thể năm 2009 doanh số thu nợ là 261,799 triệu đồng, năm 2010 là479,292 triệu đồng tăng 217,493 triệu đồng so với năm 2009 tương ứng khoản83,08%, trong đó doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2009 là 218,398 triệu đồng năm
2010 là 377,586 triệu đồng tăng 159,188 triệu đồng tương ứng 72,89% so với năm
2009 chiếm 78,78% trong tổng doanh số thu nợ của ngân hàng ở năm 2010 Đến
Trang 25năm 2011 doanh số này giảm so với năn 2010 là 308,160 triệu đồng giảm 18,39% sovới năm 2010 nhưng tỷ lệ này giảm không đáng kể, nhưng để đạt được kết quả nhưtrên là do công tác thu nợ đã được CBTD làm rất tốt, một phần cũng do kinh tế củaCần Thơ có nhiều chuyển biến tích cực, khách hàng làm ăn có hiệu quả hơn, giatăng khả năng trả nợ
nợ tiếp tục tăng 18.889 triệu đồng so với năm 2010 tương ứng tăng 9.25% trong đó
dư nợ ngắn hạn tăng 28,892 triệu đồng khoảng 24,57% đạt 146,500 triệu đồng Sựtăng trưởng này phù hợp với tốc độ gia tăng doanh số cho vay và doanh số thu nợcủa ngân hàng
2.2.3.4 Nợ quá hạn
Qua bảng 3 ta thấy tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng tăng qua banăm đã làm cho chất lượng tín dụng của Ngân hàng giảm đi, cụ thể năm 2009 nợquá hạn chỉ có 630 triệu đồng nhưng đến năm 2010 và năm 2011 con số này lầnlược là 794 và 4,327 triệu đồng trong đó nợ quá hạn ngắn hạn của năm 2009 là 595triệu đồng, năm 2010 610 triệu đồng giảm 2,52% so với năm 2009 nhưng đến năm
2011 thì không có nợ quá hạn ngắn hạn chỉ còn nợ quá hạn trung hạn và dài hạn.Nguyên nhân của việc tăng nợ quá hạn này là do biến động giá trên thị trường làmcho việc sản xuất kinh doanh gặp khó khăn cản trở cho việc thực hiện trả nợ vay chongân hàng thay vì một số khách hàng muốn chiếm dụng vốn của ngân hàng, họ đểtiền thu được từ khách hàng của mình để chi trả vào khoản khác không trả cho Ngânhàng
2.3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH CẤN THƠ
Trang 26Bất kỳ một Ngân hàng, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng nào muốn tồn tại và pháttriển đều bắt buộc phải làm ăn có hiệu quả và lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu Trongnền kinh tế thị trường có sự canh tranh gay gắt thì việc tạo ra lợi nhuận tối đa với chiphí thấp nhất là vấn đề quyết định và đây chính là điều phản ánh rõ nhất hiệu quả sửdụng vốn.
Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm 2009 2011
2009 khoảng 26,87% nhưng đến năm 2011 thì lợi nhuận tiếp tục giảm so với năm
2010 là 13,56% tương ứng 573 triệu đồng đạt 3,653 triệu đồng
2.3.1 Về thu nhập: Tăng qua 3 năm, năm 2009 là 13,844 triệu đồng, năm 2010
tăng 7,57% hay tăng 1,048 triệu đồng so với thu nhập năm 2009 đạt 14,892 triệuđồng Năm 2011 thu nhập mà Ngân hàng đạt được là 27,413 triệu đồng tăng 84,07%hay tăng 12,521 triệu đồng so với năm 2010 Nguồn thu nhập qua 3 năm của Ngânhàng tăng chủ yếu là thu lãi cho vay, điều này tương ứng với việc doanh số cho vaycủa Ngân hàng qua 3 năm tăng
2.3.2 Về chi phí: Năm 2009 chi phí mà Ngân hàng phải chi trả là 10,513 triệu
đồng, năm 2010 tăng thêm 153 triệu đồng về số tuyệt đối, số tương đối là 1,45%
Trang 27Chi phí qua 3 năm chủ yếu là chi phí trả lãi suất (lãi suất tiền vay và trả lãi tiền gửi)bởi nhu cầu tín dụng tăng cao nên Ngân hàng phải huy động nhiều vốn, do đó phảitrả lãi nhiều hơn, thêm vào đó có sự cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng trên địabàn Cần Thơ đã làm cho chi phí của Ngân hàng tăng do phải tăng lãi suất huy động Tóm lại, qua 3 năm 2009,2010,2011,tình hình hoạt động kinh doanh của Ngânhàng có biểu hiện ngày càng tốt, thu nhập và cho vay ngày càng cao Cho thấy sự nỗlực của toàn thể cán bộ công nhân viên của Ngân hàng Đặc biệt cho vay ngắn hạn
là đối tượng giao dịch với Ngân hàng Như vậy tín dụng ngắn hạn đã thể hiện rõ ưuthế của mình trong hoat động tín dụng tại Ngân hàng
2.4 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH CẤN THƠ
2.4.1 Thuận lợi
- Cần Thơ là vùng kinh tế trọng điểm của cả vùng Đồng Bằng Sông Cửu
Long, hiện nay có rất nhiều vùng kinh tế trọng điểm như: Dự án cầu Cần Thơ, khucông nghiệp Hưng Phú, khu dân cư mới trong nội ô Thành Phố Cần Thơ, nhất làCần Thơ là thành phố trực thuộc Trung Ương thì sự phát triển về cơ sở hạ tầng ngàycàng nhiều, mà một phần lớn khách hàng trong Thành Phố Cần Thơ cũng là kháchhàng lớn và truyền thống của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương - chi nhánhCần Thơ
- Uy tín của Ngân hàng ngày càng được mở rộng và nâng cao thông qua việcdoanh số cho vay ngày càng gia tăng, các dịch vụ ngày càng được mở rộng Ngânhàng ngày càng có nhiều khách hàng đến vay vốn, giao dịch
- Đội ngũ cán bộ công nhân viên của Ngân hàng là những cán bộ trẻ, có nănglực và nhiệt huyết với nghề, được đào tạo, bồi dưỡng hàng năm
- Được áp dụng quy trình chất lượng dịch vụ ngày càng cao
2.4.2 Khó khăn
- Hiện tại trên địa bàn có khá nhiều Ngân hàng hoạt động với nhiều sản phẩm
và dịch vụ của các Ngân hàng quốc doanh và các Ngân hàng cổ phần đã gây nên sựcạnh tranh khá gay gắt