1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại và trung hạn ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện long phú

61 241 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 468 KB

Nội dung

Phân tích tín dụng ngắn và trung hạn tại NHNo & PTNT huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong quá trình sản xuất kinh doanh, bất cứ ngành nghề kinh doanh nào cũng đều cần đến vốn, vốn có vai trò quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Do đặc thù của huyện Long Phú là sản xuất nông nghiệp và các doanh nghiệp là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do đó doanh nghiệp không chỉ có nhu cầu vốn trung và dài hạn để đổi mới công nghệ, nhà xưởng, máy móc mà luôn có nhu cầu vốn ngắn hạn để bổ sung cho việc thiếu hụt vốn tạm thời như thanh toán với khách hàng, nhà cung cấp; trả lương cho công nhân…Còn nông dân lại có nhu cầu vay vốn để tái sản xuất, mở rộng sản xuất mùa vụ…Do đó nhu cầu về vốn ngắn hạn và trung hạn, đặc biệt là nguồn vốn vay từ Ngân hàng là rất cao. Qua quá trình hoạt động, các dịch vụ của NHNo & PTNT huyện Long Phú ngày càng được đổi mới và đa dạng. Cũng như các Ngân hàng khác, hoạt động tín dụng là một trong những nghiệp vụ chủ yếu tạo ra lợi nhuận lớn cho Chi nhánh, nó mang lại 80 - 90% thu nhập cho Chi nhánh, song rủi ro của nó cũng là lớn nhất. Vì sự quan trọng của tín dụng Ngân hàng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do đó, để nâng cao khả năng cạnh tranh giữa các Ngân hàng, trước mắt là phải nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro, từng bước giúp các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, từ đó góp phần phát triển nền kinh tế xã hội của huyện. Nắm được yêu cầu cấp thiết trên, tôi đã chọn đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại và trung hạn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Long Phú” để làm đề tài nghiên cứu. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu tổng quát GVHD:TRẦN THỊ THANH PHƯƠNG SVTH: Lý Ngọc Bình Trang 1 Phân tích tín dụng ngắn và trung hạn tại NHNo & PTNT huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng Phân tích và đánh giá tình hình tín dụng của NHNo & PTNT huyện Long Phú từ năm 2008 đến năm 2010. Từ đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt đông tín dụng, góp phần thúc đẩy kinh tế huyện nhà phát triển. 2.2 Mục tiêu cụ thể Để thực hiện mục tiêu chung trên, đề tài cố gắng nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể sau: - Đánh giá khái quát hoạt động kinh doanh của ngân hàng từ năm 2008 đến năm 2010. - Phân tích, đánh giá tình hình huy động vốn và cho vay vốn của Ngân hàng. - Đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Phương pháp thu thập số liệu Thu thập số liệu trực tiếp từ NHNo & PTNT huyện Long Phú năm 2008, 2009, 2010. Cụ thể: + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008, 2009, năm 2010. + Bảng báo cáo thống kê doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn. 3.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu - Phương pháp so sánh: + Phương pháp so sánh số tuyệt đối: được biểu hiện bằng các con số cụ thể, thể hiện mức độ hoàn thành kế hoạch hay chỉ tiêu đề ra. + Phương pháp so sánh số tương đối: được biểu hiện bằng tỷ lệ %, phản ánh kết cấu, tốc độ tăng giảm của các chỉ tiêu phân tích. - Phương pháp đồ thị: sử dụng các đồ thị, biểu đồ để miêu tả khái quát các chỉ tiêu phân tích. - Áp dụng các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng: GVHD:TRẦN THỊ THANH PHƯƠNG SVTH: Lý Ngọc Bình Trang 2 Phân tích tín dụng ngắn và trung hạn tại NHNo & PTNT huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng + Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng. + Chỉ tiêu dư nợ / tổng vốn huy động. + Chỉ tiêu nợ xấu / tổng dư nợ. + Chỉ tiêu hệ số thu nợ. 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1. Phạm vi thời gian Đề tài có thời gian nghiên cứu từ năm 2008 đến năm 2010, số liệu về huy động vốn và cho vay của Ngân hàng được thu thập trong 3 năm 2008, 2009 năm 2010. 4.2. Phạm vi không gian Đề tài được nghiên cứu tại NHNo & PTNT huyện Long Phú. Cụ thể là số liệu lấy từ Phòng tín dụng của Ngân hàng. 4.3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động huy động vốn và cho vay vốn của NHNo & PTNT huyện Long Phú. Trên cơ sở phân tích tình hình huy động và cho vay vốn, để đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng và hạn chế rủi ro trong cho vay tạo thêm uy tín cho chi nhánh nhằm từng bước đưa hoạt động của ngân hàng ngày càng hiệu quả hơn trong những năm tới GVHD:TRẦN THỊ THANH PHƯƠNG SVTH: Lý Ngọc Bình Trang 3 Phân tích tín dụng ngắn và trung hạn tại NHNo & PTNT huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng PHẦN NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 KHÁI NIỆM TÍN DỤNG - Tín dụng : là mối quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật và được hình thành theo nguyên tắc hoàn trả vốn và lãi trong một thời gian nhất định. - Doanh số cho vay: là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng cho khách hàng vay không nói đến việc món vay đó thu được hay chưa thu trong khoản thời gian nhất định. - Doanh số thu nợ: là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng cho vay mà Ngân hàng đã thu về được trong khoản thời gian nhất định. - Dư nợ: là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ cho vay ra nhưng chưa thu hồi về được vào một thời điểm nhất định. - Nợ quá hạn: là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ đến hạn mà khách hàng không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Khi đó Ngân hàng chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản khác gọi là tài khoản nợ quá hạn. Nợ được chia thành 5 nhóm: 1, 2, 3, 4, 5. Các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4, 5 được gọi là nợ xấu. * Tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ theo nhóm: + Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: -Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn; - Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại; GVHD:TRẦN THỊ THANH PHƯƠNG SVTH: Lý Ngọc Bình Trang 4 Phân tích tín dụng ngắn và trung hạn tại NHNo & PTNT huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng + Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày, các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu); +Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Điểm b khoản này. - Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đòng tín dụng; + Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; + Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chua bị quá hạn hoặc đã quá hạn; - Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý; 1.2 VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA TÍN DỤNG 1.2.1 Vai trò của tín dụng GVHD:TRẦN THỊ THANH PHƯƠNG SVTH: Lý Ngọc Bình Trang 5 Phân tích tín dụng ngắn và trung hạn tại NHNo & PTNT huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng - Đáp ứng nhu cầu vốn và điều hòa vốn trong nền kinh tế để duy trì quá trình sản xuất được liên tục, đồng thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế. Tín dụng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư. - Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất. Hoạt động của Ngân hàng là tập trung vốn tiền tệ tạm thời chưa sử dụng, trên cơ sở đó cho vay các đơn vị kinh tế. 1.2.2 Chức năng của tín dụng - Chức năng phân phối lại nguồn vốn : tín dụng là sự vận động của vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác. Chính nhờ sự vận động của tín dụng mà các chủ thể vay vốn nhận được một phần tài nguyên của xã hội phục vụ cho sản xuất hoặc tiêu dùng. Giữa phân phối qua tín dụng và phân phối qua ngân sách có những điểm khác nhau : tín dụng phân phối trên cơ sở hoàn trả, phân phối chủ yếu cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh; trong khi ngân sách phân phối trên cơ sở cấp phát, phân phối chủ yếu cho lĩnh vực phi sản xuất. - Tạo cơ sở để lưu thông dấu hiệu trị giá : nhờ hoạt động của tín dụng mà ngân hàng tạo ra tiền phục vụ cho sản xuất và lưu thông hàng hóa. Tiền tệ do ngân hàng tạo ra gồm tiền tệ và bút tệ. - Chức năng phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế: sự vận động của vốn tín dụng phần lớn gắn liền với sự vận động của vật tư, hàng hóa trong các xí nghiệp, các tổ chức kinh tế. Vì vậy tín dụng không những là tấm gương phản ánh hoạt động kinh tế của doanh nghiệp mà còn thông qua đó thực hiện việc kiểm soát các hoạt động ấy nhằm ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, lãng phí, vi phạm pháp luật… trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. 1.3 NGUYÊN TẮC TÍN DỤNG - Nguyên tắc 1: Vốn vay phải sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và có hiệu quả kinh tế. - Nguyên tắc 2: Vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ cả vốn gốc và lãi theo đúng thời hạn đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. GVHD:TRẦN THỊ THANH PHƯƠNG SVTH: Lý Ngọc Bình Trang 6 Phân tích tín dụng ngắn và trung hạn tại NHNo & PTNT huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng - Nguyên tắc 3: Vốn vay phải có đảm cáo 1.4 ĐIỀU KIỆN CẤP TÍN DỤNG - Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo các quy định hiện hành của pháp luật. - Có mục đính sử dụng vốn vay hợp pháp. - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. - Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi, phù hợp với các qui định của pháp luật. 1.5 ĐẢM BẢO TÍN DỤNG 1.5.1 Khái niệm đảm bảo tín dụng Đảm bảo tín dụng được xem như là một phương tiện tạo cho chủ Ngân hàng có một sự đảm bảo rằng sẽ có một nguồn tiền khác (từ phát mãi đảm bảo tín dụng) để hoàn trả nợ vay cho người cho vay khi người đi vay không có khả năng hoặc không trả nợ. 1.5.2 Vai trò của đảm bảo tín dụng - Tạo động lực cho người đi vay trả nợ cho Ngân hàng vì giá trị của món vay thường nhỏ hơn giá trị của tài sản đảm bảo. Như vậy, trong trường hợp người đi vay không chủ động trả nợ cho Ngân hàng thì khi Ngân hàng phát mãi tài sản của khách hàng thì chỉ có khách hảng thiệt hại. - Đảm bảo tín dụng là tuyến phòng thủ của Ngân hàng: thực hiện ký kết hợp đồng thế chấp và cầm cố, hay hợp đồng bảo lãnh là thiết lập cơ sở pháp lý của khoản tín dụng đã cấp với những tài sản của người đi vay hay người thứ ba để khi không thu được nợ sẽ có thể dựa vào việc bán tài sản đó để thu hồi nợ. 1.5.3 Đảm bảo đối vật Đảm bảo đối vật là hình thức đảm bảo tín dụng bằng tài sản là vật chất của người vay nhằm xác định những cơ sở pháp lý để Ngân hàng có được những quyền hạn nhất định đối với tài sản của người vay, nhằm tạo ra nguồn thu nợ thứ GVHD:TRẦN THỊ THANH PHƯƠNG SVTH: Lý Ngọc Bình Trang 7 Phân tích tín dụng ngắn và trung hạn tại NHNo & PTNT huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng hai khi người mắc nợ không trả hay không có khả năng trả nợ. Đảm bảo đối vật gồm có: - Thế chấp: bên vay vốn dùng tài sản là bất động sản thuộc quyền sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi nguồn trả nợ thứ nhất của người vay bị mất đi. - Cầm cố: bên vay vốn dùng tài sản là động sản thuộc quyền sở hữu của mình giao cho Ngân hàng quản lý để có nguồn thu nợ thứ hai. Tài sản cầm cố có thể di chuyển dễ dàng nên ngoài việc nắm giữ giấy chủ quyền, Ngân hàng còn phải quản lý luôn tài sản đó. Những tài sản cầm cố thông dụng là: 1.5.4 Đảm bảo đối nhân Đảm bảo đối nhân là một hợp đồng qua đó bên thứ ba – người bảo lãnh, cam kết với Ngân hàng rằng sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho người đi vay trong trường hợp người đi vay không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng. 1.6 THỜI HẠN TÍN DỤNG Thời hạn tín dụng là khoản thời gian mà người vay được quyền sử dụng vốn vay. Thời hạn tín dụng là khoản thời gian được tính từ khi người vay rút khoản tiền vay đầu tiên đến khi trả hết nợ. Thời hạn tín dụng là khoản thời gian do Ngân hàng và người đi vay thỏa thuận. Thời hạn tín dụng được xác định dựa trên chu kỳ sản xuất kinh doanh của người đi vay, hoặc thời hạn đầu tư của dự án vay vốn. Ngoài ra hời hạn tín dụng còn phụ thuộc vào khả năng cho vay cũng như khả năng trả nợ của người vay vốn. Các loại thời hạn tín dụng: - Tín dụng ngắn hạn: là các khoản vay có thời hạn đến 1 năm. - Tín dụng trung hạn: là các khoản vay có thời hạn từ trên 1 năm đến 5 năm. - Tín dụng dài hạn: là các khoản vay có thời hạn trên 5 năm. 1.7 HẠN MỨC TÍN DỤNG Mức cho vay được xác định dựa vào các căn cứ sau: GVHD:TRẦN THỊ THANH PHƯƠNG SVTH: Lý Ngọc Bình Trang 8 Phân tích tín dụng ngắn và trung hạn tại NHNo & PTNT huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng - Nhu cầu vốn của khách hàng: Căn cứ vào phương án kinh doanh, dự án đầu tư của khách hàng được Ngân hàng thẩm định. - Tối đa 70% giá trị tài sản thế chấp, cầm cố được xác định và ghi trên hợp đồng thế chấp, cầm cố. - Khả năng trả nợ của khách hàng. - Khả năng nguồn vốn của Ngân hàng. - Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của Ngân hàng. Các trường hợp cho vay vượt 70% giá trị tài sản thế chấp/ cầm cố phải được Hội Đồng Tín Dụng hoặc Ban Tín Dụng Hội Sở (nếu khoản vay thuộc hạn mức phán quyết của ban Tín Dụng Hội Sở) chấp thuận. 1.8 LÃI SUẤT TÍN DỤNG Lãi suất tín dụng là cái giá để vay mượn hoặc thuê những dịch vụ tiền. Vì việc vay mượn hoặc thuê những dịch vụ tiền tạo ra tín dụng, do vậy có thể xem lãi suất là giá cả của tín dụng. Lãi suất tín dụng được đo lường bằng tỷ lệ % trên vốn góp hoặc cho vay trong khoản thời gian nhất định. Các loại lãi suất thông dụng: - Lãi suất cơ bản của Ngân hàng: là lãi suất hàng năm do Ngân hàng quy định, để trên cơ sở đó áp dụng tính lãi suất cho các khoản cho vay khác nhau. - Lãi suất tái chiết khấu: là lãi suất được Ngân hàng Trung ương áp dụng để tái chiết khấu đối với các Ngân hàng Thương mại về thương phiếu hoặc những giấy tờ có giá khác. - Lãi suất thị trường tiền tệ: đây là lãi suất được thực hiện giữa các Ngân hàng trên thị trường tiền tệ, thông thường được ấn định hàng ngày. 1.9 RỦI RO THỊ TRƯỜNG Rủi ro tín dụng là rủi ro xảy ra khi xuất hiện những biến cố không lường trước được do nguyên nhân khách quan hay chủ quan mà khách hàng không trả được nợ cho Ngân hàng một cách đầy đủ cả gốc và lãi khi đến hạn, tứ đó tác GVHD:TRẦN THỊ THANH PHƯƠNG SVTH: Lý Ngọc Bình Trang 9 Phân tích tín dụng ngắn và trung hạn tại NHNo & PTNT huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng động xấu đến hoạt động của Ngân hàng và có thể làm chho Ngân hàng bị phá sản. Các loại rủi ro khác: – Rủi ro thanh khoản: là rủi ro xảy ra khi ngân hàng mất khả năng chi trả cho các khoản nợ của Ngân hàng do mất cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn. – Rủi ro lãi suất: Nó chỉ một sự ảnh hưởng tiêu cực đến số tiền và giá trị của tài sản hay nợ phải trả của ngân hàng do lãi suất thị trường thay đổi. – Rủi ro hối đoái: Cũng tương tự như rủi ro lãi suất. Đây là rủi ro do chịu sự tác động của tỷ giá ngoại tệ trên thị trường hối đoái, làm ảnh hường đến số tiền bằng ngoại tệ và giá trị của các tài sản trong Ngân hàng do tỷ giá hối đoái của ngoại tệ mà Ngân hàng đang sở hữu bị thay đổi. [4, tr.83] Trong bốn loại rủi ro chủ yếu trên thì ta thấy rủi ro tín dụng là rủi ro lớn nhất và gắn liền với hoạt động của Ngân hàng, vì nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ quan trọng của Ngân hàng và luôn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số đầu tư của Ngân hàng. 1.10 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 1.10.1 Vòng quay vốn tín dụng Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của Ngân hàng, phản ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm. Trong đó dư nợ bình quân được tính theo công thức sau: 1.10.2 Chỉ tiêu dư nợ trên tổng vốn huy động Chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Nó giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng với nguồn vốn huy động. GVHD:TRẦN THỊ THANH PHƯƠNG SVTH: Lý Ngọc Bình Trang 10 [...]... SVTH: Lý Ngọc Bình Trang 21 Phân tích tín dụng ngắn và trung hạn tại NHNo & PTNT huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng (Nguồn: phòng Tín dụng NHNN & PTNT huyện Long Phú) GVHD:TRẦN THỊ THANH PHƯƠNG SVTH: Lý Ngọc Bình Trang 22 Phân tích tín dụng ngắn và trung hạn tại NHNo & PTNT huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng 2.2.1 Phân tích hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT chi nhánh Long Phú tỉnh Sóc Trăng từ năm 2008... của Ngân hàng khá chất lượng GVHD:TRẦN THỊ THANH PHƯƠNG SVTH: Lý Ngọc Bình Trang 11 Phân tích tín dụng ngắn và trung hạn tại NHNo & PTNT huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng Chương 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH LONG PHÚ TỈNH SÓC TRĂNG 2.1 SƠ LƯỢC VỀ NHNo & PTNT CHI NHÁNH LONG PHÚ TỈNH SÓC TRĂNG 2.1.1 Vài nét về NHNo & PTNT chi nhánh Long Phú tỉnh Sóc Trăng 2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát. . .Phân tích tín dụng ngắn và trung hạn tại NHNo & PTNT huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng 1.10.3 Chỉ tiêu nợ xấu trên tổng dư nợ Chỉ tiêu này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng Những Ngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của Ngân hàng này cao 1.10.4 Hệ số thu nợ Chỉ số này nói lên hiệu quả thu hồi nợ của Ngân hàng cao hay thấp Ngân hàng có hệ số... 138,48 118,20 52.223 126,43 (%) Phân tích tín dụng ngắn và trung hạn tại NHNo & PTNT huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng (Nguồn: Phòng Tín dụng NHNN & PTNT huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng) GVHD:TRẦN THỊ THANH PHƯƠNG SVTH: Lý Ngọc Bình Trang 27 Phân tích tín dụng ngắn và trung hạn tại NHNo & PTNT huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng Doanh số cho vay ngắn hạn liên tục tăng do Ngân hàng áp dụng lãi suất... do Ngân hàng đã sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả và đã tăng trưởng tín dụng với chất lượng vững chắc, đảm bảo khả năng thu nợ để giảm nợ khó đòi, nợ quá hạn còn tồn đọng trong những năm trước GVHD:TRẦN THỊ THANH PHƯƠNG SVTH: Lý Ngọc Bình Trang 24 Phân tích tín dụng ngắn và trung hạn tại NHNo & PTNT huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng Hình 2.3: Tình hình hoạt động tín dụng của của NHNo & PTNT chi nhánh. .. theo quy định 2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH LONG PHÚ TỈNH SÓC TRĂNG TỪ NĂM 2008 ĐÊN NĂM 2010 GVHD:TRẦN THỊ THANH PHƯƠNG SVTH: Lý Ngọc Bình Trang 20 Phân tích tín dụng ngắn và trung hạn tại NHNo & PTNT huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng Bảng 2.2: Tình hình hoạt động tín dụng của của NHNo & PTNT chi nhánh Long Phú từ năm 2008 đến năm 2010 ĐVT: (Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2008... thấy doanh thu và chi phí năm 2010 có thể không chênh lệch nhiều so với năm 2009 GVHD:TRẦN THỊ THANH PHƯƠNG SVTH: Lý Ngọc Bình Trang 19 Phân tích tín dụng ngắn và trung hạn tại NHNo & PTNT huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng Hình 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT chi nhánh Long Phú tỉnh Sóc Trăng từ năm 2008 đến năm 2010 2.1.4 Mục tiêu, phương hướng của NHNo & PTNT chi nhánh Long Phú tỉnh Sóc... PTNT chi nhánh Long Phú tỉnh Sóc Trăng từ năm 2008 đến năm 2010 2.2.1.2 Phân tích hoạt động tín dụng ngắn, trung hạn của NHNo & PTNT chi nhánh Long Phú tỉnh Sóc Trăng từ năm 2008 đến năm 2010 a Phân tích doanh số cho vay ngắn, trung hạn của NHNo & PTNT chi nhánh Long Phú tỉnh Sóc Trăng từ năm 2008 đến năm 2010 - Doanh số cho vay ngắn hạn Từ bảng số liệu ta thấy có sự phân bố không đồng... 114,67% so với năm 2008 Năm 2010, cho vay ngắn hạn ở mức 225.105 triệu, chi m tỷ trọng 90,12%, tăng 45.372 triệu so với cùng kỳ năm 2009, tỷ lệ tăng 125,24% GVHD:TRẦN THỊ THANH PHƯƠNG SVTH: Lý Ngọc Bình Trang 25 Phân tích tín dụng ngắn và trung hạn tại NHNo & PTNT huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng Bảng 2.3: Doanh số cho vay ngắn, trung hạn của NHNo & PTNT chi nhánh Long Phú tỉnh Sóc Trăng từ năm 2008 đến năm... hơn doanh số thu nợ trung hạn (khoảng 80%) Doanh số thu nợ tăng đều qua 3 năm, điều này thể hiện Chi nhánh đã thực hiện tốt công tác thu hồi nợ GVHD:TRẦN THỊ THANH PHƯƠNG SVTH: Lý Ngọc Bình Trang 30 Phân tích tín dụng ngắn và trung hạn tại NHNo & PTNT huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng Bảng 2.4 Doanh số thu nợ ngắn, trung hạn hạn của NHNo & PTNT chi nhánh Long Phú tỉnh Sóc Trăng từ năm . Bình Trang 12 Phân tích tín dụng ngắn và trung hạn tại NHNo & PTNT huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của NHNo & PTNT chi nhánh Long Phú tỉnh Sóc. dụng ngắn và trung hạn tại NHNo & PTNT huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng Chương 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH LONG PHÚ TỈNH SÓC TRĂNG 2.1 SƠ LƯỢC VỀ NHNo & PTNT CHI NHÁNH. VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA TÍN DỤNG 1.2.1 Vai trò của tín dụng GVHD:TRẦN THỊ THANH PHƯƠNG SVTH: Lý Ngọc Bình Trang 5 Phân tích tín dụng ngắn và trung hạn tại NHNo & PTNT huyện Long Phú tỉnh

Ngày đăng: 31/10/2014, 16:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w