2009/2008 Chệnh lệch

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại và trung hạn ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện long phú (Trang 37 - 45)

- Dư nợ ngắn hạn

2009/2008 Chệnh lệch

Chệnh lệch 2010/ 2009 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 106.343 77,87 131.284 82,21 155.425 84,74 24.941 23.45 24.141 18.39 Trung hạn 30.219 22,13 28.402 17,79 27.991 15,26 -1.817 -6.01 -0.411 -1.45 Tổng 136.562 100.00 159.686 100.00 183.416 100.00 23.124 16.93 23.730 14.86

(Nguồn: Phòng Tín dụng NHNN & PTNT huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng)

Phân tích tín dụng ngắn và trung hạn tại NHNo & PTNT huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng

-Dư nợ trung hạn

Ngược lại với dư nợ ngắn hạn, dư nợ trung hạn có xu hướng giảm dần trong các năm từ 2008 – 2010. Cụ thể, năm 2008, dư nợ trung hạn là 30.219 triệu đồng, chiếm 22,13% trong tổng dư nợ. Năm 2009, Chi nhánh có mức dư nợ trung hạn là 28.402 triệu, chiếm 17,79%, tiếp tục giảm với tỷ lệ 6,01% tương đương 1.817 triệu so với năm 2008. Năm 2010, tiếp tục giảm 411 triệu, tương đương giảm 1,45% so với cùng kỳ năm 2009 và ở mức 27.991 triệu, chiếm 15,26% tổng dư nợ. Do công tác thu hồi nợ trung hạn được thực hiện rất tốt, dư nợ tồn đọng giảm dần qua các năm cộng với doanh số cho vay trung hạn có xu hướng giảm nên dư nợ trung hạn liên tục giảm. Dư nợ trung hạn giảm là dấu hiệu tốt vì các món vay càng dài tuy có nguồn thu từ lãi cao nhưng cũng có rủi ro rất cao. Ngân hàng cần cân đối doanh số cho vay trung hạn và doanh số thu nợ trung hạn, tránh để dư nợ trung hạn quá cao, làm tăng rủi ro, ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng. Tốt nhất là giữ cho các khoản vay trung hạn chiếm tỷ trọng vừa phải để vừa mở rộng quy mô tín dụng đến với nhiều đối tượng khách hàng, có nguồn thu từ khoản vay có lãi suất cao, vừa đảm bảo an toàn cho nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng.

Phân tích tín dụng ngắn và trung hạn tại NHNo & PTNT huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng

d. Phân tích nợ quá hạn hoạt động tín dụng ngắn, trung hạn của NHNo & PTNT chi nhánh Long Phú tỉnh Sóc Trăng từ năm 2008 hạn của NHNo & PTNT chi nhánh Long Phú tỉnh Sóc Trăng từ năm 2008 đến năm 2010

Nợ quá hạn là một vấn đề mà Ngân hàng nào cũng đặc biệt quan tâm vì đó là một trong những chỉ tiêu phản ánh chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng. Nó đánh giá Ngân hàng có chất lượng tín dụng tốt hay xấu cũng như quá trình thẩm định cho vay của cán bộ tín dụng có chính xác hay không. Như ta đã biết môi trường sản xuất kinh doanh tự nó đang phải chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố ngẫu nhiên ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh. Khi gặp rủi ro trong kinh doanh, người vay tiền không thể hoàn trả vốn vay cho Ngân hàng đúng hạn và thế là phát sinh nợ quá hạn. Do đó, nên nhìn nhận nợ quá hạn là một vấn đề tất yếu xảy ra trong quá trình đầu tư tín dụng của Ngân hàng. Khoản mục nợ quá hạn là điều không thể tránh khỏi ở bất kỳ Ngân hàng nào bởi lẽ sự phân tích tín dụng không bao giờ đạt đến mức hoàn hảo. Ngân hàng không thể dự đoán chính xác về một khoản cho vay có được hoàn trả như đã thỏa thuận hay không. Tính chân thật và khả năng chi trả của người vay có thể thay đổi khi khoản vay đã giải ngân. Tuy nhiên nếu nợ quá hạn cao và để lâu sẽ ảnh hưởng đến sự tồn tại của Ngân hàng, Ngân hàng sẽ mất đi khả năng thanh toán và dẫn đến phá sản.

ĐVT: (Triệu đồng)

Chỉ Tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch

2009/2008 Chênh lệch Chênh lệch 2010/2009 Số Tiền Tỷ Trọng (%) Số Tiền Tỷ Trọng (%) Số Tiền Tỷ Trọng (%) Số Tiền Tỷ lệ (%) Số Tiền Tỷ lệ (%) Nhóm 1 127.445 93,32 154.564 96,79 180.265 98,28 27.119 121,28 25.701 116,62 Nhóm 2 1.838 1,35 1.926 1,21 1.083 0,59 88 104,79 (843) 56,23 Nhóm 3 684 0,50 158 0,10 45 0,02 (526) 23,10 (113) 28,48 Nhóm 4 824 0,60 721 0,45 00 0,00 (103) 87,50 (721) 0,00 Nhóm 5 1.771 1,30 2.317 1,45 1.963 1,11 546 130,83 (624) 26,93

Phân tích tín dụng ngắn và trung hạn tại NHNo & PTNT huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng

(Nguồn: Phòng Tín dụng NHNN & PTNT huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng)

Dư nợ của Ngân hàng được chia làm 5 nhóm, trong đó các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 được gọi là nợ xấu, đây là những khoản nợ có rủi ro cao. Trong cơ cấu nợ của Chi nhánh, chiếm tỷ trọng lớn nhất là nợ nhóm 1 (trên 90%). Nợ nhóm 1 là các khoản nợ trong hạn, quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn. Nợ nhóm 1 có xu hướng tăng đều qua các năm. Cụ thể, năm 2008 nợ nhóm 1 của Chi nhánh là 127.445 triệu đồng, chiếm 93,32% trong tổng dư nợ. Năm 2009 tiếp tục tăng lên 154.564 triệu, chiếm tỷ trọng 96,79%, tăng 121,28% so với năm 2008 tương đương 27.119 triệu. Tình hình năm 2010, nợ nhóm 1 là 180.256 triệu, chiếm 98,28%, tăng 25.701 triệu tương đương tăng 116,62% so với cùng kỳ năm 2009. Nợ nhóm 1 tăng đều và luôn chiếm tỷ trọng lớn cho thấy tín dụng của Chi nhánh tăng trưởng khá an toàn, vì đây là những khoản nợ có rủi ro thấp. Nợ nhóm 2, 3, 4 có sự tăng giảm trong các năm nhưng chỉ dao động ít, không đáng kể và mỗi nhóm chỉ chiếm tỷ trọng rất thấp (chỉ từ 1 – 2%). Đây là những khoản nợ quá hạn từ 10 – 360 ngày, rủi ro tương đối cao, tuy chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng cũng đã làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, ảnh hưởng đến lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Đáng chú ý là nợ nhóm 5, nhóm này gồm những khoản nợ quá hạn trên 360 ngày, các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý, có rủi ro rất cao. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy nợ nhóm 5 có xu hướng tăng trong khoảng thời gian từ 2008 - 2010. Năm 2008, nợ nhóm 5 của Chi nhánh là 1.771 triệu, chiếm tỷ trọng 1,30% trong tổng dư nợ. Năm 2009, tiếp tục tăng lên 2.317 triệu, chiếm tỷ trọng 1,45%, tăng 546 triệu, tăng với tốc độ 130,83% so với năm 2008. Năm 2010, nợ nhóm 5 đã giảm 624 triệu hay giảm 26,93% so với cùng kỳ năm 2009, ở mức 1.963 triệu, chiếm tỷ trọng 1,11%. Nợ nhóm 5 tăng là dấu hiệu nguy hiểm vì đây có thể là những khoản nợ không thể thu hồi. Tỷ lệ trích lập rủi ro cho nhóm nợ này là 100%, nợ nhóm 5 tăng sẽ làm giảm nguồn vốn hoạt động, tăng chi phí và ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của Ngân hàng. Do đó Ngân hàng cần có biện pháp thu nợ hợp lý, kịp thời, tránh để nợ

Phân tích tín dụng ngắn và trung hạn tại NHNo & PTNT huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng

nhóm 5 quá cao làm tăng rủi ro, giảm lợi nhuận của Ngân hàng. Nhìn chung, nợ xấu (các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5) tuy có tăng giảm nhưng vẫn nằm trong tỷ lệ cho phép. Chi nhánh vẫn duy trì được tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ < 5% chứng tỏ Chi nhánh đã có sự tăng trưởng tín dụng an toàn.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại và trung hạn ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện long phú (Trang 37 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w