Dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại và trung hạn ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện long phú (Trang 46 - 47)

- Dư nợ ngắn hạn

2.2.2.3 Dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động

Phân tích tín dụng ngắn và trung hạn tại NHNo & PTNT huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn huy động của Ngân hàng. Chỉ tiêu này quá lớn hoặc quá nhỏ đều không tốt. Bởi vì chỉ tiêu này quá lớn thì khả năng tự huy động vốn của Ngân hàng thấp, ngược lại Ngân hàng đã sử dụng vốn huy động chưa có hiệu quả. Tốt nhất là khi vốn huy động của Ngân hàng đủ để đáp ứng nhu cầu về vốn vay của khách hàng. Qua đó cho thấy công tác huy động vốn của Ngân hàng là khá tốt. Bởi vì nguồn vốn của Ngân hàng chủ yếu là vốn huy động, nếu nguồn vốn này huy động tối đa thì Ngân hàng sẽ hạn chế sử dụng vốn điều chuyển. Từ đó làm giảm chi phí hoạt động cho Ngân hàng ảnh hưởng làm tăng lợi nhuận. Từ bảng số liệu ta thấy nguồn vốn huy động đều tăng qua các năm làm cho tỷ số dư nợ trên vốn huy động giảm dần. Chứng tỏ vốn huy động của Ngân hàng đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn ngày càng cao trong điều kiện kinh tế thị trường phát triển, nó cũng góp phần đáng kể trong việc gia tăng nguồn vốn của Ngân hàng, làm cho nguồn vốn của Ngân hàng được sử dụng liên tục trong hoạt động cho vay, thoát dần sự lệ thuộc vào Ngân hàng tỉnh về tình trạng nguồn vốn. Cụ thể, năm 2008, tỷ lệ này là 154,29%, đến năm 2009, giảm xuống 101,20%, năm 2010, tỷ số này có tăng lên 123,35% nhưng tỷ lệ tăng nhỏ không đáng kể. Trong trường hợp huy động được nhiều hơn mức cho vay, Ngân hàng sẽ điều chuyển vốn ngược về Ngân hàng tỉnh để được trả phí cho khoản vốn đó.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại và trung hạn ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện long phú (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w