Bảng 2.5: Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế qua 3 năm 2009

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng tmcp sài gòn công thương chi nhánh cần thơ (Trang 30 - 33)

- Hiện tại trên địa bàn có khá nhiều Ngân hàng hoạt động với nhiều sản phẩm và dịch vụ của các Ngân hàng quốc doanh và các Ngân hàng cổ phần đã gây nên sự

Bảng 2.5: Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế qua 3 năm 2009

(Đơn vị tính: Triệu đồng)

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch Chênh lệch

2009 2010 2011

ST TT(%) ST TT(%) ST TT(%) % %

Kinh tế tư nhân 129,410 51.89 202,728 52.22 146,489 44.33 73,318 56.66 -56,239 -27,74 Kinh tế cá thể 119,997 48.11 185,526 47.78 183,947 55.67 65,529 54.61 -1,579 -85

Tổng cộng 249,407 100.00 388,254 100.00 330,436 100.00 138,847 55.67 -57,818 -14,89

Đồ thị 2.1: Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế qua 3 năm 2009 -2011

* Kinh tế tư nhân

Đây là loại hình kinh tế phát triển khá mạnh mẽ trong những năm gần đây vì việc thành lập một doanh nghiệp tư nhân cũng không khó khăn, kết hợp với tâm lý chung của chủ doanh nghiệp là muốn làm một ông chủ nhỏ hơn làm đồng chủ với một công ty lớn, họ muốn kinh doanh theo khả năng và mong muồn của mình. Ở Ngân hàng doanh số cho vay theo loại hình này qua 3 năm cụ thể như sau: Năm 2009 doanh số cho vay là 129,410 triệu đồng chiếm tỷ trọng cao nhất trong các thành phần kinh tế khoảng 51,89% trong tổng doanh số, năm 2010 doanh số này lại tăng lên 73,381 triệu đồng hay 56,66% so với năm 2009 đạt 202,239 triệu đồng chiếm 52,22% tỷ trọng trong năm nhưng đến năm 2011 xu hướng giảm xuống còn 146,489 triệu đồng chiếm tỷ trọng 44,33% giảm đi 56,239 triệu đồng so với năm 2010.

Trước đây thì Ngân hàng hạn chế cho vay đối với loại hình kinh tế này vì số lượng vay ít và rủi ro cao. Tuy nhiên do chính sách kinh tế mở cửa khuyến khích phát triển thành phần kinh tế này đồng thời thay đổi trong quan hệ tín dụng và quy chế cho vay đã tạo điều kiện cho doanh số cho vay thành phần kinh tế này tăng. Do quá nhiều doanh nghiệp tư nhân xuất hiện sự cạnh tranh rất cao và gay gắt vì thế các doanh nghiệp đang nỗ lực hết sức để khẳng định mình. Cũng chính vì đó nhiều doanh nghiệp tư nhân nên việc cho vay thành phần kinh tế này cũng có xu

hướng tăng. Nhưng chỉ những doanh nghiệp nào thật sự làm ăn có hiệu quả thì mới tồn tại được và những doanh nghiệp đó mới được cho vay. Bên cạnh đó những thay đổi trong quan hệ tín dụng và quy chế cho vay đã góp phần đảm bảo uy tín của khách hàng đối với Ngân hàng, tạo điều kiện cho quan hệ hợp tác giữa Ngân hàng và khách hàng là các doanh nghiệp tư nhân trở nên gắn bó hơn.

* Kinh tế cá thể

Ngày nay khi kinh tế ngày càng phát triển thì đời sống của nhân dân được cải thiện nhiều hơn. Chính vì lý do này mà doanh số cho vay ngắn hạn của thành phần kinh tế nay được Ngân hàng chú trọng. Hình thức cho vay chủ yếu của Ngân hàng là cho vay thế chấp và cầm cố chứng tứ có giá. Họ mua để sắm sửa vật dụng gia đình, sửa chữa nhà cửa, cũng cho vay ngắn hạn đối với công nhân viên. Do nhu cầu vay của người dân ngày càng tăng, mặc khác cho vay đối với thành phần kinh tế này khá an toàn vì có tài sản thế chấp, đảm bảo của họ lớn hơn nhiều so với số tiền mà họ vay, nguồn trả nợ của họ cũng được đảm bảo hơn vì thế doanh số cho vay theo loại hình kinh tế này qua 3 năm cụ thể như sau: Năm 2009 là 119,997 triệu đồng chiếm tỷ trọng 48,11%, năm 2010 tăng 65,529 triệu đồng hay 54,61% so với năm 2009 tương ứng 185,526 triệu đồng chiếm tỷ trọng 47,78% trong tổng doanh số cho vay. Đến năm 2011 doanh số này tiếp tục tăng lên đạt 183,947 triệu đồng chiếm 55,67% tỷ trọng cả năm.

Cho vay thành phần kinh tế này thì rủi ro của Ngân hàng được phân tán hơn và nguồn thu nợ cũng đảm bảo nên Ngân hàng bảo toàn được vốn. Vì thế Ngân hàng cần chú trọng quan tâm cho vay thành phần kinh tế này.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng tmcp sài gòn công thương chi nhánh cần thơ (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w