THƯƠN G CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng tmcp sài gòn công thương chi nhánh cần thơ (Trang 50 - 55)

- Hiện tại trên địa bàn có khá nhiều Ngân hàng hoạt động với nhiều sản phẩm và dịch vụ của các Ngân hàng quốc doanh và các Ngân hàng cổ phần đã gây nên sự

THƯƠN G CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

3.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

3.1.1 Nguyên nhân và hậu quả

3.1.2 Phương hướng nhiệm vụ của Ngân hàng trong thời gian tới

3.1.2.1 Phương hướng

* Ứng dụng CNTT

Cần ứng dụng mạnh mẽ CNTT vào trong mọi hoạt động của Ngân

hàng, ngay trong việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng nhanh chống, chính xác nhu cầu giao dịch của khách hàng, giảm bớt giao dịch theo phương thức truyền thống, mở rộng thêm nhiều dịch vụ được sử dụng qua CNTT. Việc ứng dụng CNTT vào các quy trình tín dụng giảm bớt thời gian và hạn chế nhiều rủi ro, tạo nên chất lượng sản phẩm đồng bộ.

* Mở rộng quan hệ với khách hàng

Ngân hàng vì phần nào Ngân hàng đã biết được thông tin cũng như quá trình làm ăn của khách hàng, đó là hạn chế được rủi ro.

Để khách hàng biết đến Ngân hàng, sử dụng dịch vụ cũng như sản phẩm của Ngân hàng được nhiều hơn thì cần phải tăng cường, mở rộng công tác quản cáo, tiếp thị. Phải xem dịch vụ, sản phẩm của chính mình là tên tuổi của Ngân hàng cần quảng bá sâu rộng đến mọi thành phần, mọi tầng lớp kinh tế.

* Phát triển thêm dịch vụ, sản phẩm mới, đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

Việc hội nhập kinh tế đang đến gần hầu hết các Ngân hàng đều chuẩn bị cho mình đủ mạnh để cạnh tranh với nhau bằng cách tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ mới. Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Công Thương - Chi nhánh Cần Thơ để khách hàng biết đến Ngân hàng nhiều hơn thì cần phải ra sức hoạt động, cần được bồi dưỡng hơn nữa để phát huy tác dụng.

Thực hiện quy trình ISO ngày càng chặt chẽ hơn, cần lấy được nhiều ý kiến của khách hàng nhằm phát triển nhiều sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Cần mở rộng cho vay đối với nhiều tổ chức kinh tế thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, ngày nay càng có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ được thành lập và chính phủ cũng đang khuyến khích loại hình doanh nghiệp này, cần chú trọng nhiều hơn với những khách hàng này.

* Thiết lập bộ phận sử lý rủi ro

Ngân hàng nên thiết lập bộ phận chuyên làm nhiệm vụ thu thập, phân tích và lưu trữ thông tin về khách hàng. Bộ phận này phải năng động tìm kiếm các biện pháp khai thác sử lý và sử dụng thông tin một cách hiệu quả nhất, loại bỏ những thông tin sai lệch, giữ lại những thông tin cập nhật để sử dụng. Nắm bắt thông tin tốt sẽ tạo điều kiện cho Ngân hàng quyết định cho vay tốt, hạn chế rủi ro. Thực hiện quan hệ trao đổi thông tin tốt giữa các tổ chức tín dụng với nhau và với NHNN, với các tổ chức kinh tế. Tham gia đầy đủ vào hệ thống thông tin tín dụng của NHNN với tư cách là thành viên để có được những thông tin có độ tin cậy cao được lưu trữ tại đây.

* Nâng cao trình độ của cán bộ CNV

Con người là nhân tố cực kỳ quan trọng trong công tác quản trị, quản trị tốt thì kinh doanh mới có hiệu quả cao, muốn kinh doanh tốt thì trước hết phải có đội ngũ nhân viên tốt về trình độ, năng lực và kinh nghiệm cộng với bản lĩnh nghề nghiệp cao. Đồng thời cán bộ CNV cũng cần phải tự trao dồi kiến thức chuyên môn cho phù hợp với tình hình thực tế, luôn đổi mới phong cách làm việc theo hướng công nghiệp, phù hợp với phong cách làm việc hiện đại, phong cách của thời đại mới.

3.1.2.2 Nhiệm vụ

- Giữ vững và nâng cao vị thế, thị phần. Giữ vai trò chủ lực trong đầu tư và phát triển.

- Tạo biến chuyển về lượng và chất trong việc huy động vốn.

- Nâng cao sức cạnh tranh trong điều kiện hội nhập và công nghệ phát triển.

- Giảm nợ quá hạn.

- Tăng tổng tài sản, tăng huy động vốn, tăng khách hàng, tăng dịch vụ.

3.1.3 Cơ hội và đe dọa

3.1.3.1 Cơ hội

Cần Thơ là vùng kinh tế trọng điểm của cả vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, hiện nay có rất nhiều vùng kinh tế trọng điểm như: Dự án cầu Cần Thơ, khu công nghiệp Hưng Phú, khu dân cư mới trong nội ô Thành Phố Cần Thơ, nhất là Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung Ương thì sự phát triển về cơ sở hạ tầng ngày càng nhiều, mà một phần lớn khách hàng trong Thành Phố Cần Thơ cũng là khách hàng lớn và truyền thống của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương - chi nhánh Cần Thơ.

3.1.3.2 Đe dọa

Hiện tại trên địa bàn có khá nhiều Ngân hàng hoạt động với nhiều sản phẩm và dịch vụ của các Ngân hàng quốc doanh và các Ngân hàng cổ phần đã gây

nên sự cạnh tranh khá gay gắt. Ngoài ra còn có sự có mặt của các công ty bảo hiểm,tiết kiệm, bưu điện…đã gây khó khăn trong việc huy động vốn.

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍNDỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG – DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH CẦN THƠ

3.2.1 Về công tác phát vay

Cần kiên quyết không cung ứng và thu hồi vốn tín dụng đối với các ngành kinh doanh làm ăn thua lỗ, nợ nần dây dưa mất uy tín. Hạn chế đầu tư đối với các ngành có sản phẩm khó có thể cạnh tranh trên thị trường, đây cũng là biện pháp sử dụng tối ưu hóa nguồn lực xã hội, hạn chế rủi ro cho Ngân hàng.

3.2.2 Về công tác thu hồi nợ

Thường xuyên giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng, đảm bảo thu hồi nợ đúng hạn. Đôn đốc việc trả nợ của khách hàng, cần thu những khoản nợ quá hạn, nếu cần phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan ban ngành để thu hồi nợ.

Giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng nhằm đảm bảo họ không sử dụng vốn vay sai mục đích, dẫn đến làm mất vốn của Ngân hàng. Cũng thông qua đó ta có thể biết được khó khăn của khách hàng và cùng họ khắc phục không để xảy ra tình trạng làm ăn thua lỗ dẫn đến không trả được nợ.

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ Kết luận

Qua phân tích thực trạng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân Hàng TMCP

Sài Gòn Công Thương - Chi nhánh Cần Thơ, ta thấy những năm vừa qua hoạt động cho vay này đã có sự tăng trưởng đáng kể, đóng góp vào công cuộc hỗ trợ cho sự ổn định và phát triển của kinh tế địa phương.

*Về tình hình cho vay: Ngân hàng đã trở thành trợ thủ thủ đắc lực cung cấp

vốn cho các thành phần kinh tế hoạt động. Vốn đầu tư của Ngân hàng đã giúp các thành phần kinh tế ổn định và sản xuất kinh doanh, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, hướng đến hỗ trợ các ngành nghề phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành Phố. Cùng với sự phấn đấu của các cán bộ và lãnh đạo Phòng

Kinh Doanh đã đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn của nền kinh tế tạo được niềm tin đối với khách hàng.

* Về tình hình thu nợ: Nhìn chung, công tác thu nợ gàn đây của Ngân hàng khá tốt, phản ánh việc lựa chọn khách hàng trong quan hệ tín dụng luôn được chú trọng. Bên cạnh đó, Ngân hàng đã kịp thời đưa ra các biện pháp linh hoạt hơn trong việc xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ quá hạn, tiếp tục đưa số vốn ấy cung ứng cho các doanh nghiệp hoạt động. Đây là sự cố gắng, nỗ lực rất lớn của tập thể cán bộ CNV Ngân hàng đã tạo tiền đề cho sự phát triển vững chắc của Ngân hàng trong thời gian tới.

Kiến nghị

Xuất phát từ thực tế qua sự hiểu biết của mình em xin đưa ra một số kiến nghị:

Tăng cường công tác quảng cáo để thu hút nhiều khách hàng huy động tối đa nguồn vốn trên địa bàn. Với sự cạnh tranh quyết liệt của các NHTM hiện nay để khách hàng hiểu biết nhiều hơn về mình, Ngân hàng cần có nhiều chương trình quảng cáo, thông báo tình hình lãi suất, cũng như giới thiệu các sản phẩm mới của Ngân hàng đến công chúng qua các phương tiện thông tin đại chúng, hoặc in các biểu ngữ đặt ở những nơi đông người qua lại nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó, nên chú trọng xây dựng và cập nhật thông tin trang Wed của Ngân hàng.

Trang bị nhiều máy rút tiền nhằm tạo sự tiện ích cho khách hàng là xu hướng tất yếu để thu hút khách hàng đến với Ngân hàng, bởi vì đi theo với dịch vụ này còn có sự ra đời nhiều dịch vụ khác liên quan tới nó nữa.

Tiếp thị dịch vụ chi trả lương hộ đến các doanh nghiệp qua Ngân hàng tăng lượng vốn huy động qua tiền gửi thanh toán.

Đối với hoạt động cho vay, phải sàng lọc khách hàng thật kỹ càng, luôn nhớ rõ nguyên tắc “ chất lượng tín dụng quan trọng hơn rất nhiều so với số lượng tín dụng”.

CBTD nên nhấn mạnh các yếu tố phi tài chính công tác thẩm định, sau đó mới xét đến tài sản thế chấp và các điều kiện khác liên quan đến khoản vay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS. TS. Nguyễn Đăng Dờn. 2008. Nghiệp Vụ Ngân Hàng Thương Mại. NXB Thống Kê.

2. TS. Nguyễn Minh Kiều. 2008. Nghiệp Vụ Ngân Hàng Thương Mại. NXB Thống Kê.

3. TS. Nguyễn Minh Kiều. 2009. Tài Chính Doanh Nghiệp Căn Bản. NXB Thống Kê.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng tmcp sài gòn công thương chi nhánh cần thơ (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w