- Hiện tại trên địa bàn có khá nhiều Ngân hàng hoạt động với nhiều sản phẩm và dịch vụ của các Ngân hàng quốc doanh và các Ngân hàng cổ phần đã gây nên sự
Bảng 2.8: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế của Ngân hàng qua 3 năm 2009 2011 (Đơn vị tính: Triệu
(Đơn vị tính: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 2009 2010 2011 ST TT(%) ST TT(%) ST TT(%) TĐ % TĐ % Nông-Lâm nghiệp 600 .27 5,000 1.32 7,957 2.58 4,400 733.33 2,957 59.14 Thủy sản 9,550 4.37 51,156 13.55 20,614 6.69 41,615 435.76 -30,551 -59.71 CN chế biến 119,932 54.91 158,706 42.03 76,680 24.88 38,774 32.33 -82,026 -51.68 Xây dựng 1,750 .80 2,650 .70 2,000 .65 900 51.43 -650 -24.53 Ngành khác 86,566 39.64 160,065 42.39 200,908 65.20 73,499 84.91 40,843 25.52 Tổng cộng 218,398 100.00 377,586 100.00 308,159 100.00 159,188 72.89 -69,427 -18.39
* Nhành Nông Nghiệp và Lâm Nghiệp
Từ bảng 2.8 ta thấy doanh số thu nợ có sự biến động , năm 2009 là 600 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0.27%, năm 2010 doanh số này tăng lên 4,400 triệu đồng hay 733.33% đạt 5,000 triệu đồng chiếm 1.32% tỷ trọng trong năm. Đến năm 2011 doanh số này tiếp tục tăng lên đến 7,957 triệu đồng chiếm 2.58% tỷ trọng trong năm. * Ngành công nghiệp chế biến
Qua 3 năm daonh số thu nợ của ngành công nghiệp chế biến có sự thay đổi, năm
2009 là 119,932 triệu đồng, năm 2010 là 158,706 triệu đồng tăng 38,774 triệu đồng tương ứng 32.33%, qua năm 2011 lại giảm 82,026 triệu đồng đạt doanh số thu nợ là 76,680 triệu đồng chiếm 24.88% tỷ trọng cả năm.
* Ngành xây dựng
Qua bảng 2.8 ta thấy doanh số thu nợ ngành này chiếm tỷ trọng không cao qua các năm, năm 2009 là 1,750 triệu đồng, năm 2010 chiếm tỷ trọng 0.7% khoảng 2,650 triệu đồng, tăng 900 triệu đồng so với năm 2009. Đến năm 2011 doanh số thu nợ chỉ còn 2,000 triệu đồng giảm 650 triệu đồng so với năm 2010.
* Ngành Thủy Sản và Ngành khác
Ngành thủy sản có sự biến động không đồng đều năm 2010 tăng 41,615 triệu đồng hay 435.7% so với năm 2009 nhưng đến năm 2011 doanh số này lại giảm xuống 30,551 triệu đồng so với năm 2010 chỉ đạt 20,641 triệu đồng chiếm 6.69% tỷ trọng trong năm.
Các ngành khác doanh số thu nợ qua 3 năm như sau: Năm 2009 là 86,566 triệu đồng, năm 2010 doanh số thu nợ tăng 73,499 triệu đồng tương ứng với 84.91% so với năm 2009 đạt 160,015 triệu đồng. Năm 2011 doanh số thu nợ tiếp tục tăng lên 40,843 triệu đồng so với năm 2010 đạt 200,908 triệu đồng chiếm 65.20% tỷ trọng trong năm. Điều này cho thấy khách hàng của ngành này có uy tín, họ vay nợ và trả nợ sòng phẳng, nguồn thu nợ tương đối chắc chắn, mặc khác tài sản đảm bảo của họ luôn có giá trị cao hơn nhiều so với các khoản vay, vì thế cho vay ngành này ít rủi ro mà khả năng thu nợ tốt. Ngoài ra công tác thu nợ của ngành này cũng được CBTD làm khá tốt.
Nhìn chung, doanh số thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng theo ngành nghề kinh tế khá ổn định, phù hợp với doanh số cho vay qua 3 năm, giám sát việc sử dụng vốn và đôn đốc trả nợ được CBTD làm khá tốt, tạo nguồn vốn vay mới của Ngân hàng, làm cho hoạt động tín dụng ngày càng được nâng cao, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế.
2.5.3 Phân tích dư nợ cho vay ngắn hạn
Công tác tín dụng nói thật ngắn gọn là phát vay – thu nợ rồi tiếp tục phát vay – thu nợ với mức độ lập đi lập lại nhiều lần. Trong chu kỳ này nếu thu nợ bị đứt đoạn thì công việc cho vay khó mà thực hiện, nếu dư nợ cao gần bằng doanh số cho vay thì Ngân hàng sẽ không đủ tiền phát vay cho chu kỳ tiếp theo, hay nói cách khác vòng quya tín dụng bị chậm lại, dễ dàng gây ra sư tắc nghẽn vốn trong việc sử dụng vốn của Ngân hàng. Vì vậy dư nợ tín dụng phản ánh một cách thực tế và chính xác hơn về tốc độ tăng trưởng tín dụng, về tình hình cho vay, thu nợ đạt kết quả nhu thế nào đến thời điểm quyết toán cuối năm. Dư nợ cho vay còn phản ánh mức đầu tư vốn của Ngân hàng vào hoạt động tín dụng và liên quan trực tiếp đến việc tạo ra lợi nhuận của Ngân hàng.