Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 46 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
46
Dung lượng
792 KB
Nội dung
MỤC LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1- Cơ sở hình thành đề tài Như chúng ta đã biết, Đồng Bằng Sông Cửu Long là vựa lúa của cả nước nên có dân số chiếm khoảng 80% hoạt động trong ngành nông nghiệp. Đời sống của người dân nông thôn còn nghèo, cơ sở hạ tầng còn thấp chưa phát triển, công nghệ chưa được đổi mới, công nghệ tiên tiến chưa được người dân đưa vào sản xuất nông nghiệp. Khi đó thì Đảng và Nhà Nước ta đang từng bước hòa nhập vào tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Muốn vậy chúng ta cần phải có nguồn vốn trung hạn lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng, đổi mới công nghệ, đưa công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp để cho người dân an tâm sản xuất nhằm tạo ra nhiều của cải cho xã hội nhằm phát triển đất nước. Đời sống của người dân được nâng cao hơn. Từ đó có thể nói có nguồn vốn trung hạn lớn thì sẽ giúp chúng ta hoàn thành được mục tiêu này. Vì vậy nguồn vốn trung hạn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp. Tuy nhiên có nguồn vốn trung hạn không vẫn chưa đủ mà phải biết sử dụng hiệu quả nó thì mới phát huy hết được vai trò tích cực của nó. Mặc dù vậy, trước những biến động của nền kinh tế như hiện nay thì chúng ta không thể nào dự đoán được những rủi ro xảy ra, ảnh hưởng của nó tới hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng trung hạn nói riêng của toàn bộ ngân hàng cũng như của ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn. Và đây cũng là lý do mà em chọn đề tài “ Thực trạng và giải pháp đối với tín dụng trung hạn tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh huyện Châu Thành – tỉnh Hậu Giang ’’ 2- Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung: Phân tích thực trạng tín dụng trung hạn của NHNo&PTNT huyện Châu Thành – Tỉnh Hậu Giang nhằm tìm ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân Hàng. Từ đó giúp cho Ngân Hàng đứng vững trong nền kinh tế thị trường đang cạnh tranh gay gắt. 2.2 Mục tiêu cụ thể: - Khái quát một số lý luận liên quan đến hoạt động tín dụng trung hạn của các ngân hàng thương mại. - Đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm 2009 – 2011. GVHD: Thầy THÁI KIM HIỀN NHÂN 1 - Đi sâu phân tích thực trạng tín dụng trung hạn tại NHNo&PTNT huyện Châu Thành. - Đề ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trung hạn của NHNo&PTNT Huyện Châu Thành. 3 - Phương pháp nghiên cứu Chuyên đề được thực hiện dựa trên hai phương pháp chủ yếu: 3.1 Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập số liệu trực tiếp tại phòng tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Châu Thành bao gồm: bảng cân đối tài chính, báo cáo hoạt động, báo cáo tổng kết năm. Ngoài ra cùng với cán bộ tín dụng hướng dẫn thủ tục hồ sơ vay vốn cho khách hàng, được học hỏi thực tế, trao đổi thông tin trực tiếp với khách hàng. Thu thập dữ liệu từ sách tham khảo, cũng như những chính sách, nghị định, nghị quyết của Nhà Nước và NHNo&PTNT Việt Nam. 3.2 Phương pháp phân tích số liệu: - Áp dụng các phương pháp so sánh đánh giá chỉ tiêu giữa các năm 2009, 2010, 2011. - Phương pháp so sánh số tuyệt đối, số tương đối: phương pháp này sử dụng để đánh giá số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân của các biến động để đề ra giải pháp khắc phục. Số tuyệt đối = Năm so sánh – Năm gốc Số tương đối = * 100% 4- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài này chỉ tập trung phân tích đánh giá xung quanh những vấn đề có liên quan đến hoạt động tín dụng trung hạn tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Châu Thành chứ không đề cập đến các nghiệp vụ khác. GVHD: Thầy THÁI KIM HIỀN NHÂN 2 Năm so sánh – Năm gốc Năm gốc 4.2 Không gian: - Đề tài được nghiên cứu tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Châu Thành – tỉnh Hậu Giang. 4.3 Thời gian: - Số liệu cho việc phân tích, đánh giá được lấy tại NHNo&PTNT huyện Châu Thành qua 3 năm 2009 – 2011. - Thời gian thực hiện chuyên đề bắt đầu từ ngày 06/02/2012 đến ngày 23/03/2012. 5- Bố cục đề tài Ngoài phần lời mở đầu và phần kết luận – kiến nghị, phần nội dung của đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận. Chương 2: Phân tích hoạt động tín dụng trung hạn tại NHNo&PTNT huyện Châu Thành – Tỉnh Hậu Giang. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trung hạn tại NHNo&PTNT huyện Châu Thành – Tỉnh Hậu Giang. GVHD: Thầy THÁI KIM HIỀN NHÂN 3 PHẦN 2: PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Một số vấn đề chung về Ngân Hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm về tín dụng Ngân hàng Tín dụng là mối quan hệ kinh tế thể hiện qua hai hình thái là tiền tệ và hiện vật, trong đó người đi vay trả cho người cho vay gốc và phần lãi đã được thỏa thuận từ trước, sau một thời gian nhất định. Nội dung cụ thể như sau: + Người cho vay sẽ chuyển cho người đi vay một lượng giá trị nhất định, lượng giá trị này có thể là tiền tệ, hiện vật ( máy móc, hàng hóa trang thiết bị ). + Người đi vay có quyền sử dụng lượng giá trị này trong một thời gian nhất định. Sau thời gian đó người đi vay có nghĩa vụ hoàn trả lại cho người cho vay lượng giá trị đã mượn và phần lãi đã được quy định ban đầu. 1.1.2. Phân loại tín dụng Có rất nhiều cách phân loại tín dụng trong hoạt động Ngân Hàng, nhưng cách phân loại phổ biến nhất là cách phân loại căn cứ vào thời hạn cho vay để phân loại tín dụng ra làm 3 loại: • Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn cho vay đến 01 năm. • Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn cho vay từ 01 năm đến 05 năm. • Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn cho vay trên 05 năm. 1.1.3. Nguyên tắc cho vay Căn cứ vào quyết định số 1627/2001/QĐ.NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN Việt Nam có hiệu lực ngày 01/02/2002 về việc ban hành quy chế cho vay. Hoạt động tín dụng phải tuân theo nguyên tắc sau: -Vốn vay phải sử dụng đúng mục đích đã thõa thuận trong hợp đồng tín dụng và có hiệu quả kinh tế. -Vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ cả vốn gốc và lãi theo đúng thời hạn đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. 1.1.4. Rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là rủi ro do một hoặc một nhóm khách hàng không thực hiện được các nghiệp vụ tài chính đối với Ngân hàng, hay nói cách khác rủi ro tín dụng là rủi ro xảy ra khi xuất hiện những biến cố không lường trước được do những nguyên nhân chủ quan hay khách quan mà khách hàng không trả nợ được cho Ngân hàng và có thể làm cho Ngân hàng bị phá sản. SVTH: Nguyễn Thị Thùy Trang Trang 4 1.1.5. Phân loại nợ Nợ xấu ngày càng được coi như là biểu hiện của rủi ro tín dụng, theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định sữa đổi bổ sung số 18/2007/QĐ- NHNN, việc phân loại nợ và nợ xấu được cụ thể như sau: a) Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn - Các khoản nợ trong hạn mà ngân hàng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn - Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày, ngân hàng đánh giá có khả năng thu hồi đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng hạn còn lại. b) Nhóm 2: Nợ cần chú ý - Các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày. - Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu mà ngân hàng đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu. c) Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn - Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày. - Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 10 ngày, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu tiên được phân vào nhóm hai theo quy định. - Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng. d) Nhóm 4: Nợ nghi ngờ - Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày tính theo thời hạn trả được cơ cấu lại lần đầu. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần hai. e) Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu mà quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần hai. - Các khoản nợ cơ cấu lại thới hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn. SVTH: Nguyễn Thị Thùy Trang Trang 5 - Các khoản nợ khoanh và các khoản nợ chờ xử lý. 1.1.6. Đảm bảo tín dụng Đảm bảo tín dụng là thiết lập các cơ sở kinh tế và pháp lý tạo điều kiện cho ngân hàng thỏa mản nhu cầu thu hồi tín dụng đã cấp trong trường hợp người đi vay không thực hiện trả nợ theo quy định hợp đồng. Ý nghĩa của đảm bảo tín dụng: - Giảm bớt tổn thất cho Ngân hàng khi khách hàng vì một lý do gì đó không thực hiện thanh toán nợ cho Ngân hàng. Giúp ngân hàng có nguồn thu nợ thứ hai. - Gắn trách nhiệm vật chất của người đi vay trong quá trình sử dụng vốn. Làm động lực thúc đẩy khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Nếu không trả được nợ sẽ mất tài sản và tốn kém nhiều chi phí. - Bổ sung điều kiện để khách hàng được vay vốn. Đặc trưng của tài sản đảm bảo - Giá trị của tài sản đảm bảo phải lớn hơn nghĩa vụ được đảm bảo. - Tài sản phải dễ tiêu thụ trên thị trường. - Có đầy đủ cơ sở pháp lý để người cho vay có quyền ưu tiên về xử lý tài sản. Các hình thức đảm bảo tín dụng - Thế chấp tài sản. - Cầm cố tài sản. - Nghiệp vụ cho vay theo bảo lãnh. - Bảo đảm tiền vay hình thành bằng tài sản từ vốn vay. - Cho vay không có tài sản đảm bảo. 1.2. Tín dụng trung hạn 1.2.1. Khái niệm Tín dụng trung hạn là khoản tín dụng có thời hạn từ 01 đến 5 năm. Loại hình tín dụng này thường được dùng để phục vụ nhu cầu tiêu dùng và cung cấp, mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kĩ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh. 1.2.2. Điều kiện cho vay Muốn được vay vốn thì khách hàng cần thỏa được các điều kiện sau: SVTH: Nguyễn Thị Thùy Trang Trang 6 • Có năng lực pháp lực dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. • Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. • Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. • Có phương án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi có hiệu quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi phù hợp với quy định của pháp luật. • Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của chính phủ và hướng dẫn của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam. 1.2.3. Đối tượng cho vay Giá trị vật tư hàng hóa, các khoản chi phí để thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh như là chăn nuôi, trồng trọt, xây dựng và sữa chữa nhà, mua sắm vật dụng sinh hoạt gia đình, xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển ngành nghề nông thôn. 1.2.4. Các phương thức cho vay phổ biến Cho vay trả góp Cho vay trả góp là sản phẩm tín dụng thường áp dụng cho khách hàng vay vốn là cá nhân gồm những người buôn bán nhỏ, thợ thủ công không có nhiều vốn. Theo phương thức này ngân hàng cho vay và khách hàng vay vốn thỏa thuận mức vay, thời hạn vay vốn, lãi suất cho vay, số kỳ hạn trả góp để xác định một mức trả góp trong suốt thời hạn cho vay. Khi vay Ngân hàng và khách hàng xác định và thõa thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ trong thời hạn cho vay. Trong cho vay trả góp có thể áp dụng một trong hai cách sau: + Trả góp tiền lãi được tính theo số dư ban đầu. + Trả góp tiền lãi tính theo số dư giảm dần. Cho vay theo dự án đầu tư Cho vay theo dự án đầu tư nhằm hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp thực hiện đầu tư các dự án mới, các dự án nâng cấp, mở rộng sản xuất kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống. + Mỗi lần nhận tiền vay khách hàng phải ký chấp nhận nợ + Việc thu nợ gốc và lãi được thực hiện theo kỳ hạn đã được xác định trong hợp đồng tín dụng. + Ưu điểm: là một nghiệp vụ truyền thống, có khả năng sinh lời cao. + Nhược điểm: chứa đựng nhiều rủi ro, phải tiến hành thẫm định rất nhiều về thị trường, kỹ thuật, quản lý… Cho vay hợp vốn Một khoản vay hợp vốn cũng như các khoản vay bình thường khác, chỉ khác là giá trị khoản vay thường lớn, và cần cơ cấu phức tạp. Trường hợp khách SVTH: Nguyễn Thị Thùy Trang Trang 7 [...]... hiệu quả và hạn chế rủi ro thì phải thông qua phân tích hoạt động tín dụng Do đó ta đi phân tích tình hình hoạt động tín dụng trung hạn thông qua doanh số cho vay trung hạn, doanh số thu nợ trung hạn, dư nợ trung hạn, nợ xấu trung hạn và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng trung hạn 2.2.1 Phân tích thực trạng tín dụng trung hạn tại Ngân Hàng 2.2.1.1 Tình hình sử dụng vốn trung hạn của... của Ngân hàng càng hiệu quả và ngược lại CHƯƠNG 2: SVTH: Nguyễn Thị Thùy Trang Trang 9 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CHÂU THÀNH – TỈNH HẬU GIANG 2.1 Giới thiệu tổng quan về NHNo &PTNT huyện Châu Thành 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Chi nhánh NHNo & PTNT Huyện Châu Thành – Tỉnh Hậu Giang được thành lập theo quyết định... hội đồng quản trị NHNo & PTNT Việt Nam ngày 01/03/2004, chính thức đi vào hoạt động ngày 13/01/2005 Là chi nhánh loại 3, NHNo &PTNT Huyện Châu Thành là một chi nhánh trực thuộc NHNo &PTNT Tỉnh Hậu Giang, có trụ sở đặt tại G6 –G7, đường số 9, khu thương mại thị Trấn Ngã Sáu, Huyện Châu Thành – Tỉnh Hậu Giang Trên địa bàn huyện Châu Thành có một Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội, và một phòng giao dịch của... nhiều tiện ích thu hút khách hàng - Triển khai các biện pháp phòng ngừa rủi ro nhằm đảm bảo cho hoạt động Ngân hàng được an toàn, hiệu quả, bền vững 2.2 Phân tích hoạt động tín dụng trung hạn tại NHNo &PTNT huyện Châu Thành – Tỉnh Hậu Giang Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của bất kỳ một NHTM nào Sự chuyển hóa từ vốn tiền gửi sang vốn tín dụng để bổ sung cho nhu cầu sản xuất... cùng với NHNo &PTNT huyện Châu Thành Qua 7 năm hoạt động kinh doanh, chi nhánh NHNo & PTNT huyện Châu Thành đã đạt được những thành tựa đáng khích lệ Với hình thức huy động vốn đa dạng và phong phú, chi nhánh Ngân Hàng sử dụng nguồn vốn đầu tư cho vay các mô hình VAC, Nuôi trồng thủy sản, Nông nghiệp, Trong quá trình phát triển của NHNo &PTNT Huyện Châu Thành có sự đóng góp của ban lãnh đạo và đội... góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của toàn ngành NHNo &PTNT huyện Châu Thành đã tận dụng ưu thế là NHTM quốc doanh được sự tin tưởng của người dân nhất là trên địa bàn Huyện mà phát huy lợi thế, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Chi nhánh NHNo &PTNT huyện Châu Thành đã góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của Huyện nhà và góp phần vào sự phát triển chung của toàn ngành 2.1.2 Chức năng và nhiệm... 220.909 264.201 33.356 (Nguồn: Phòng KH – KD NHNo &PTNT Châu Thành ) Hình 4: Tình hình dư nợ của NH qua 3 năm 2009 – 2011 Triệu đồng Năm Dựa vào bảng số liệu ta thấy tín dụng ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tín dụng của Ngân hàng, ta thấy cơ cấu dư nợ ngắn hạn và trung hạn có nhiều thay đổi SVTH: Nguyễn Thị Thùy Trang Trang 17 - Đối với dư nợ ngắn hạn: Năm 2009 dư nợ đạt 166.225 triệu đồng...hàng có nhu cầu vay vốn lớn, thời hạn vốn vay dài, Ngân hàng sẽ đứng ra làm đầu mối dàn xếp, huy động các nguồn vốn từ nhiều định chế tài chính khác nhau trong và ngoài nước để cùng đầu tư vào một hay nhiều dự án 1.3 Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng trung hạn 1.3.1 Mục đích phân tích hoạt động tín dụng trung hạn Tín dụng trung hạn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển trong nền kinh tế... số dư nợ trung hạn theo thành phần kinh tế qua 3 năm ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu HG - CN Tổ chức kinh tế Tổng cộng 2009 2010 2011 2010/2009 Tỷ lệ Số tiền (%) 2011/2010 Tỷ lệ Số tiền (%) 18.128 41.863 41.060 23.735 130,9 -8 03 -1 ,92 3.200 7.400 7.300 4.200 131,3 -1 00 -1 ,35 21.328 49.263 48.360 27.935 131 -9 03 -1 ,83 (Nguồn: Phòng KH – KD NHNo &PTNT Châu Thành ) Hình 10: Doanh số dư nợ trung hạn theo thành phần... 2.800 133 -1 00 -2 ,04 Kinh doanh dịch vụ 1.100 2.500 2.400 1.400 127,2 -1 00 -4 Khác 4.300 9.863 9.600 5.563 129,3 -2 63 -2 ,67 21.328 49.263 48.36 27.935 131 -9 03 -1 ,83 Tổng Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) -4 40 -1 ,375 (Nguồn: Phòng KH – KD NHNo &PTNT Châu Thành ) Hình 11: Doanh số dư nợ trung hạn theo ngành kinh tế qua 3 năm Triệu đồng Năm Chăm sóc vườn: Cũng giống như cơ cấu của doanh số cho vay và cơ . NHÂN 1 - Đi sâu phân tích thực trạng tín dụng trung hạn tại NHNo& ;PTNT huyện Châu Thành. - Đề ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trung hạn của NHNo& ;PTNT. hạn tại NHNo& ;PTNT huyện Châu Thành – Tỉnh Hậu Giang. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trung hạn tại NHNo& ;PTNT huyện Châu Thành – Tỉnh Hậu Giang. GVHD: Thầy. HUYỆN CHÂU THÀNH – TỈNH HẬU GIANG 2.1. Giới thiệu tổng quan về NHNo& ;PTNT huyện Châu Thành 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Chi nhánh NHNo & PTNT Huyện Châu Thành – Tỉnh Hậu