Phân tích doanh số thu nợ trung hạn

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp đối với tín dụng trung hạn tại nhno& ptnt huyện châu thành - tỉnh hậu giang (Trang 29 - 33)

- Chăm sóc vườn: Đây là lĩnh vực mà chi nhánh tập trung phát triển, vốn tín

2.2.1.3 Phân tích doanh số thu nợ trung hạn

Đồng hành với việc cho vay thì công tác thu nợ cũng rất quan trọng và không kém phần khó khăn đối với hoạt động tín dụng của Ngân hàng, vì đây là một chỉ tiêu phản ánh khả năng thẩm định, đánh giá chất lượng khách hàng, hiệu quả hoạt động của chi nhánh, là một yếu tố quan trọng để bảo tồn nguồn vốn mang về lợi nhuận cho Ngân hàng. Do đó Ngân hàng không chỉ nâng cao doanh số cho vay nhiều là tốt, mà Ngân hàng muốn hoạt động có hiệu quả thì vừa phải chú trọng đến chất lượng món vay, vừa phải quan tâm công tác thu hồi nợ. Để thấy rõ công tác thu hồi nợ của Ngân hàng có tốt hay không ta tiến hành phân tích các bảng thu nợ của Ngân hàng trong thời gian từ năm 2009 đến năm 2011.

Theo thành phần kinh tế

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) HGĐ- CN 25.362 15.450 43.154 -9.912 -39,1 27.704 179,3 Tổ chức kinh tế 4.500 2.800 7.600 -1.700 -37,8 4.800 171,4 Tổng cộng 29.862 18.250 50.754 -11.612 -38,9 32.504 178,1

(Nguồn: Phòng KH – KD NHNo&PTNT Châu Thành )

Hình 8: Doanh số thu nợ trung hạn theo thành phần kinh tế qua 3 năm

Qua bảng số liệu trên cho ta thấy, cơ cấu thu nợ theo thành phần kinh tế giống với cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế. Thu nợ đối với HGĐ-CN luôn cao hơn so với TCKT. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với cơ cấu chính sách cho

Năm Triệu đồng

vay theo thành phần kinh tế. Khi cho vay đối tượng nào nhiều thì tất yếu thu nợ trên đối tượng đó phải cao.

Đối với HGĐ-CN doanh số thu nợ năm 2009 đạt 25.362 triệu đồng, sang năm 2010 chỉ tiêu này giảm còn 15.450 triệu đồng, giảm 9.912 triệu đồng tương đương giảm 39,1% so với năm 2009. Đến năm 2011 doanh số này tăng trở lại đạt 43.154 triệu đồng, tăng 27.704 triệu đồng tương đương tăng 179,3% so với năm 2010.

Thu nợ đối với TCKT cũng có nhiều biến đổi qua từng năm. Năm 2009 đạt 4.500 triệu đồng, sang năm 2010 thì chỉ tiêu này giảm đáng kể còn 2.800 triệu đồng, giảm 1.700 triệu đồng tương đương giảm 37,8% so với năm 2009. Đến năm 2011 thì chỉ tiêu này tăng vượt bậc đạt 7.600 triệu đồng, tăng 4.800 triệu đồng tương đương tăng 171,4% so với năm 2010.

Nhìn chung tình hình thu nợ theo thành phần kinh tế của Ngân hàng trong ba năm có nhiều biến động. Do ảnh hưởng của nền kinh tế như: lạm phát tăng nhanh, lãi suất tăng cao, chi phí tăng gây khó khăn trong công tác thu nợ . Mặc khác do điều kiện khách quan, thiên tai dịch bệnh xảy ra làm cho người dân gặp khó trong vấn đề trả nợ cho Ngân hàng. Nhưng sang năm 2011 thì tình hình thu nợ của Ngân hàng đã có chuyển biến tích cực, nguyên nhân là nhờ sự cải cách của chính phủ và nhờ vào sự nổ lực hết mình của cán bộ tín dụng trong công tác thu nợ, vận động bà con trả nợ cho Ngân hàng.

Theo ngành kinh tế

-Chăm sóc vườn: Cũng giống như doanh số cho vay, nông nghiệp vẫn giữ được vị trí số một trong tổng doanh số thu nợ, qua đó càng cũng cố thêm vai trò đầu tàu trong sự phát triển kinh tế địa phương. Năm 2009 là 19.372 triệu đồng, năm 2010 là 11.650 triệu đồng, giảm 7.722 triệu đồng, tương đương giảm 39,9% so với năm 2009. Đến năm 2011 chỉ tiêu này tăng mạnh đạt 32.900 triệu đồng, tăng 21.250 triệu đồng, tương đương tăng 182,4% so với năm 2010.

Để đạt được kết quả này là sự phấn đấu không ngừng của mỗi cán bộ tín dụng. Họ không ngại khó khăn tiếp xúc khách hàng để có hình thức và mức cho vay thích hợp. Để hoàn thành công tác thu hồi nợ là cả một quá trình, trong đó thường xuyên nhất là đôn đốc, nhắc nhở và trao đổi trực tiếp với các hộ sản xuất. Công việc này đã thực hiện tốt tại ngân hàng.

Bảng 8: Doanh số thu nợ trung hạn theo ngành kinh tế qua 3 năm

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Chăm sóc vườn 19.372 11.650 32.900 -7.722 -39,9 21.250 182,4 Chăn nuôi 2.990 1.800 5.100 -1.190 -39,7 3.300 183,3 Kinh doanh dịch vụ 1.600 1.100 2.600 -500 -31,25 1.500 136,3 Khác 5.900 3.700 10.154 -2.200 -37,3 6.454 174,4 Tổng 29.862 18.250 50.754 -11,612 -38,9 32.504 178,1

(Nguồn: Phòng KH – KD NHNo&PTNT Châu Thành )

Hình 9: Doanh số thu nợ trung hạn theo ngành kinh tế qua 3 năm

Chăn nuôi: Theo bảng số liệu thì ta thấy doanh số thu nợ của đối tượng

này thay đổi qua các năm, cụ thể năm 2009 là 2.990 triệu đồng, năm 2010 là 1.800 triệu đồng, giảm 1.190 triệu đồng, tương đương giảm 39,7% so với năm

Triệu đồng

2009. Nguyên nhân là do giá cả của các loại thức ăn chăn nuôi tăng cao làm cho bà con nông dân gặp nhiều khó khăn trong quá trình chăn nuôi dẫn đến sản phẩm bán không được hoặc bán giá không cao. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân chủ quan như khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, do vào thời điểm thu nợ thì các đàn gia súc, gia cầm của hộ nông dân còn nhỏ chưa thu hoạch được nên họ chưa có tiền trả cho ngân hàng. Đến năm 2011 chỉ tiêu này tăng đạt 5.100 triệu đồng, tăng 3.300 triệu đồng, tương đương 183,3% so với năm 2010, có vẻ do người dân ý thức được việc sử dụng vốn vay hợp lý và giá cả cũng ổn định nên trong năm đạt kết quả tốt.

Kinh doanh dịch vụ: Qua bảng số liệu cho thấy doanh số thu nợ của

ngành tăng giảm không ổn định. Cụ thể năm 2009 là 1.600 triệu đồng, sang năm 2010 chỉ tiêu này còn 1.100 triệu đồng, giảm 500 triệu đồng tương đương giảm 31,25% s với năm 2009. Đến năm 2011 chỉ tiêu này đạt 2.600 triệu đồng, tăng 1.500 triệu đồng tương đương tăng 136,3% so với năm 2010.

Ngành khác: Doanh số thu nợ của ngành khác có tốc độ tăng giảm qua

từng năm. Năm 2009 là 5.900 triệu đồng, sang năm 2010 là 3.700 triệu đồng, giảm 2.200 triệu đông tương đương giảm 37,3% so với năm 2009. Đến năm 2011 doanh số này đạt 10.154 triệu đồng, tăng 6.454 triệu đồng, tương đương tăng 174,4% so với năm 2010.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp đối với tín dụng trung hạn tại nhno& ptnt huyện châu thành - tỉnh hậu giang (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w