Phân tích doanh số dư nợ trung hạn

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp đối với tín dụng trung hạn tại nhno& ptnt huyện châu thành - tỉnh hậu giang (Trang 33 - 40)

- Chăm sóc vườn: Đây là lĩnh vực mà chi nhánh tập trung phát triển, vốn tín

2.2.1.4 Phân tích doanh số dư nợ trung hạn

Theo thành phần kinh tế

Bảng 9: Doanh số dư nợ trung hạn theo thành phần kinh tế qua 3 năm ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) HGĐ- CN 18.128 41.863 41.060 23.735 130,9 -803 -1,92 Tổ chức kinh tế 3.200 7.400 7.300 4.200 131,3 -100 -1,35 Tổng cộng 21.328 49.263 48.360 27.935 131 -903 -1,83

(Nguồn: Phòng KH – KD NHNo&PTNT Châu Thành )

Nhìn tổng quan thì ta thấy dư nợ trung hạn của ngân hàng có sự biến động qua các năm. Cụ thể đối với HGĐ-CN dư nợ tăng giảm không đồng đều. Năm 2009 là 18.128 triệu đồng, sang năm 2010 là 41.863 triệu đồng, tăng 23.735 triệu đồng, tương đương tăng 130,9% so với năm 2009. Đến năm 2011 thì chỉ tiêu này giảm nhưng không đáng kể, giảm 803 triệu đồng, tương đương giảm 1,92% so với năm 2010.

Dư nợ đối với TCKT cũng tăng giảm qua các năm, cụ thể năm 2009 là 3.200 triệu đồng, sang năm 2010 là 7.400 triệu đồng, tăng 4.200 triệu đồng, tương đương tăng 131,3% so với năm 2009. Đến năm 2011 thì chỉ tiêu này giảm 100 triệu đồng, tương đương giảm 1,35% so với năm 2010.

Tóm lại, tình hình dư nợ của ngân hàng có nhiều biến động trong cơ cấu. Xét về tổng thể dư nợ thì Ngân hàng đang có kết quả khá tốt tuy nhiên Ngân hàng cần quan tâm hơn nữa công tác tín dụng để được kết quả tốt hơn.

Theo ngành kinh tế

Bảng 10: Doanh số dư nợ trung hạn theo ngành kinh tế qua 3 năm

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Chăm sóc vườn 13.828 32.000 31.560 18.172 131,4 -440 -1,375 Chăn nuôi 2.100 4.900 4.800 2.800 133 -100 -2,04 Kinh doanh dịch vụ 1.100 2.500 2.400 1.400 127,2 -100 -4 Khác 4.300 9.863 9.600 5.563 129,3 -263 -2,67 Tổng 21.328 49.263 48.36 27.935 131 -903 -1,83

(Nguồn: Phòng KH – KD NHNo&PTNT Châu Thành )

Hình 11: Doanh số dư nợ trung hạn theo ngành kinh tế qua 3 năm

Chăm sóc vườn: Cũng giống như cơ cấu của doanh số cho vay và cơ cấu

của doanh số thu nợ theo ngành kinh tế, cơ cấu của dư nợ theo ngành kinh tế tập trung nhiều ở chăm sóc vườn. Cụ thể là năm 2009 là 13.828 triệu đồng, năm 2010 là 32.000 triệu đồng, tăng 18.172 triệu đồng, tương đương tăng 131,4% so

Năm Triệu đồng

với năm 2009. Đến năm 2011 là 31.560 triệu đồng, giảm 440 triệu đồng, tương đương giảm 1,375% so với năm 2010.

Chăn nuôi: Dư nợ của ngành này tăng giảm qua các năm, cụ thể là năm

2009 là 2.100 triệu đồng, sang năm 2010 là 4.900 triệu đồng, tăng 2.800 triệu đồng, tương đương tăng 133% so với năm 2009. Đến năm 2011 chỉ tiêu này giảm 100 triệu đồng, tương đương giảm 2,04% so với năm 2010.

Kinh doanh dịch vụ: Đối tượng này cũng tăng giảm qua 3 năm. Năm

2009 là 1.100 triệu đồng, năm 2010 là 2.500 triệu đồng, tăng 1.400 triệu đồng, tương đương tăng 127,2% so với năm 2009. Đến năm 2011 đối tượng này giảm 100 triệu đồng, tương đương giảm 4% so với năm 2010.

Ngành khác: Các hình thức tín dụng như cầm cố, tiêu dùng, trả góp,… có

tốc độ tăng trưởng không đồng đều qua 3 năm. Cụ thể năm 2009 là 4.300 triệu đồng, năm 2010 là 9.863 triệu đồng, tăng 5.563 triệu đồng, tương đương tăng 129,3% so với năm 2009. Sang năm 2011 là 9.600 triệu đồng, giảm 263 triệu đồng, tương đương giảm 2,67% so với năm 2010.

Tóm lại, tình hình dư nợ trong 3 năm qua có nhiều biến động lớn. Mỗi ngành có tốc độ tăng giảm khác nhau, điều đó cho thấy sự tác động từ nền kinh tế là rất lớn nhưng vẫn góp phần vào sự tăng trưởng dư nợ nói riêng cũng giống như hoạt động tín dụng Ngân hàng nói chung, đảm bảo cho hoạt động sử dụng vốn của Ngân hàng ngày càng hiệu quả.

2.2.1.5 Phân tích nợ xấu trung hạn

Trong hoạt động tín dụng cho vay, rủi ro là một vấn đề không thể tránh

khỏi. Dù một ngân hàng có hoạt động tốt đến đâu, hiệu quả như thế nào thì rủi ro vẫn có thể xảy ra mà biểu hiện là nợ xấu. Tuy nhiên, mức độ rủi ro của các khoản nợ còn tùy thuộc vào tình hình thị trường, khả năng của người vay và sự đánh giá của nhân viên quản lý nợ. Vì vậy việc xem xét nợ tín dụng của Ngân hàng là điều rất cần thiết vì nó nói lên hiệu quả của hoạt động tín dụng tại Ngân hàng.

Theo thành phần kinh tế

Bảng 11: Nợ xấu trung hạn theo thành phần kinh tế qua 3 năm

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) HGĐ- CN 2.039 680 270 -1.359 -66,65 -410 -60,3 Tổ chức kinh tế 360 128 50 -232 -64,4 -78 -60,9 Tổng cộng 2.399 808 320 -1.591 -66,3 -488 -60,4

(Nguồn: Phòng KH – KD NHNo&PTNT Châu Thành )

Hình 12: Nợ xấu trung hạn theo thành phần kinh tế qua 3 năm

Qua bảng số liệu ta thấy, tình hình nợ xấu giảm rõ rệt qua ba năm. Điều này cho thấy đây là quả rất tốt. Đối với HGĐ-CN thì: Năm 2009 là 2.039 triệu đồng, năm 2010 là 680 triệu đồng, giảm 1.359 triệu đồng, tương đương giảm 66,65% so với năm 2009. Chỉ tiêu này tiếp tục giảm vào năm 2011, đạt 270 triệu đồng, giảm 410 triệu đồng, tương đương giảm 60,3% so với năm 2010.

Đối với TCKT thì tỷ lệ nợ xấu cũng giảm qua các năm. Cụ thể năm 2009 là 360 triệu đồng, năm 2010 là 128 triệu đồng, giảm 232 triệu giảm, tương đương giảm 64,4% so với năm 2009. Sang năm 2011 còn 50 triệu đồng, giảm 78 triệu đồng, tương đương giảm 60,95% so với năm 2010. Nợ xấu tiếp tục giảm qua các

Năm Triệu đồng

năm, điều này chứng tỏ công tác hoạt động tín dụng tốt và người dân đi vay cũng chấp hành tốt thời gian trả nợ. Tuy là nợ xấu giảm qua các năm nhưng vẫn còn vì thế các cán bộ tín dụng phải tiếp tục tăng cường hơn nữa về việc thu hồi nợ.

Theo ngành kinh tế

Bảng 12: Nợ xấu trung hạn theo ngành kinh tế qua 3 năm

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Chăm sóc vườn 1.559 528 208 -1.031 -66,1 -320 -60,6 Chăn nuôi 240 80 32 -160 -66,7 -48 -60 Kinh doanh dịch vụ 120 40 16 -80 -66,7 -24 -60 Khác 480 160 64 -320 -66,7 -96 -60 Tổng 2.399 808 320 -1.591 -66,3 -488 -60,4

(Nguồn: Phòng KH – KD NHNo&PTNT Châu Thành )

Chăm sóc vườn: Mặc dù tốc độ phát triển cao nhưng địa bàn có nhiều

khó khăn như huyện thì kinh tế nông thôn vẫn là ưu tiên hàng đầu để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống của người dân. Điều đó đã được thể hiện khá đầy đủ trong chỉ tiêu doanh số cho vay và dư nợ tính dụng đối với ngành này. Xét về tình hình nợ xấu, đây là ngành có tỷ trọng nợ xấu cao nhất. Năm 2009 nợ xấu là 1.559 triệu đồng, năm 2010 là 528 triệu đồng, giảm 1.031 triệu đồng, tương đương giảm 66,1% so với năm 2009. Đến năm 2011 chỉ tiêu này tiếp tuc giảm còn 208 triệu đồng, giảm 320 triệu đồng, tương đương giảm 60,6% so với năm 2010.

Chăn nuôi: Nợ xấu của đối tượng này trong năm 2009 là 240 triệu đồng.

Sang năm 2010 chỉ tiêu này giảm mạnh còn 80 triệu đồng, giảm 160 triệu đồng, tương đương giảm 66,7% so với năm 2009. Đến năm 2011 chỉ tiêu này tiếp tục giảm 48 triệu đồng, tương đương giảm 60% so với năm 2010. Nguyên nhân là vào thời điểm thu nợ phần lớn số lượng của đàn gia súc, gia cầm đã được thu hoạch, trình độ kỹ thuật chăn nuôi của người dân được nâng cao…

Kinh doanh dịch vụ: Nợ xấu của năm 2009 là 120 triệu đồng, sang năm

2010 là 40 triệu đồng, giảm 80 triệu đồng, tương đương giảm 66,7% so với năm 2009. Đến năm 2011 chỉ tiêu này giảm còn 16 triệu đồng, giảm 24 triệu đồng, tương đương giảm -60% so với năm 2010. Điều này chứng tỏ công tác thu hồi nợ của Ngân hàng tốt.

Ngành khác: Nợ xấu năm 2009 là 480 triệu đồng, sang năm 2010 thì chỉ

tiêu này giảm đáng kể còn 160 triệu đồng, giảm 320 triệu đồng, tương đương giảm 66,7% so với năm 2009. Đến năm 2011 chỉ tiêu này còn 64 triệu đồng, giảm 96 triệu đồng, tương đương giảm 60% so với năm 2010.

Nhìn chung tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng trong những năm qua đã đạt được những thành tựu đáng kể. Mặc dù còn gặp không ít khó khăn do những nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan gây ra. Sự phấn đấu giảm tỷ lệ nợ xấu của các ngành không những phản ánh hoạt động tín dụng của Ngân hàng đạt hiệu quả mà hơn thế nó còn thể hiện chất lượng phát triển của từng ngành.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp đối với tín dụng trung hạn tại nhno& ptnt huyện châu thành - tỉnh hậu giang (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w