1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm về cơ chế phiên mã, dịch mã và điều hoà biểu hiện của gen dùng cho kiểm tra đánh giá sinh viên khoa Sinh KTNN, Trường ĐHSP Hà Nội 2

56 783 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 6,8 MB

Nội dung

Trang 1

NGUYEN THI PHƯỢNG

SOAN THAO CAU HOI TRAC NGHIEM VE CO CHE PHIEN MA, DICH MA VA DIEU HOA BIEU

HIEN CUA GEN DUNG CHO KIEM TRA DANH GIÁ SINH VIÊN KHOA SINH - KTNN, TRƯỜNG

ĐHSP HÀ NỘI 2

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Di truyền học

Người hướng dẫn khoa học

Ths.NGUYEN VAN LAI

Trang 2

Loi cam on

Đề hồn thành khố luận này, em đã nhận được sự giúp đỡ của các

thày cô giáo, gia đình và bạn bè Với tâm lòng biết ơn sâu sắc, em xin bày tỏ

lời cảm ơn chân thành tới Thạc sĩ Nguyễn Văn Lại đã tận tình hướng dẫn,

giúp đỡ em thực hiện tốt đề tài này

Xin chân thành cảm ơn các thay cô giáo cùng các ban sinh viên khoa

Sinh-KTNN da tao diều kiện cho em hoàn thành đề tài này

Đồng thời, em xin gửi lời cắm ơn tới gia đình, bạn bè đã úng hộ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

Lời cam đoan

Dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Nguyễn Văn Lại, em đã hoàn

thành đề tài: “ Soạn (háo cấu hỏi trắc nghiệm về cơ chế phiên mã, dịch mã

và điều hòa biểu hiện của gen dùng cho kiểm tra đánh giá sinh viên khoa Sinh

- KTNN, trường ĐHSP Hà Nội 2”

Trang 4

DANH MỤC CÁC Ki HIEU VIET TAT FV: Độ khó của mỗi câu hỏi trắc nghiệm

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIÊU STT Tên bảng Trang Bang 1.1 Sự khác nhau về ưu điểm của tự luận và trắc ' nghiém "0

2 | Bang 3.1 Két qua xac dinh d6 kho 39 3 | Bang 3.2 Két quả xác định độ phân biệt 40 4 | Bang 3.3 Két quả xác định câu đạt và không đạt 44

Trang 7

Danh sách điểm kiếm tra tại lớp K34C - Sinh KTNN ( Từ câu 1 đến câu 45)

v Số câu trả | Sốcâu | Điểm ¡| Ghi

STT Họ và tên lời đúng | trả lời sai | thô uc ~ | Diém | chi 1 | Ngô Thị Ngọc Ánh 25 20 25 5,6 2| Nguyễn Ngọc Bích 27 18 27 6,0 3_ | Dương Thị Cúc 20 25 20 4,4 K 4_ | Đặng Ngọc Diệp 27 18 27 6,0 5_ | Lê Thị Dung 27 18 27 6,0 6_ | Đào Thị Hương Giang 36 9 36 8,0 K-G 7 | Nguyễn Thị Hải 24 21 24 5,3 8 | Dang Thi Hong Hanh 26 19 26 5,8 9 | Va Thi Ut Hanh 39 6 39 87 |K-G 10 | Lê Thị Hằng 22 23 22 4,9 K 11 | Khúc Thị Hằng 24 21 24 5,3 12_ | Trần Thị Hậu 25 20 25 5,6 13 | Nguyễn Văn Hiếu 23 22 23 5,1 14 | Trần Thị Hồng 24 21 24 5,3 15_| Vi Thu Hong 27 18 27 6,0 16 | Dam Thi Huy 26 19 26 5,8 17_| Đặng Thị Thu Huyền 34 11 34 7,6 | K-G 18_ | Ngô Thị Huệ 24 21 24 5,3 19 | Lê Văn Hưng 22 23 22 4,9 K 20 | Do Thi Huong 40 5 40 8,9 | K-G 21 | Đỗ Thị Thanh Hương 26 19 26 5,8 22 | Trần Thị Hường 25 20 25 5,6 23 | Nguyễn Thị Kim Liên 22 23 2 4,9 K 24 | Trần Thị Mén 43 2 43 96 |K-G 25_ | Phạm Thị Ngọc Mai 25 20 25 5,6 26_ | Phạm Thị Tuyết Mai 26 21 26 5,8

27_| Luyện Thị Thanh Nga 23 22 23 5,1 K

Trang 8

34 | Hoang Thi Thu 22 23 22 4,9 K 35 | Trần Thị Tươi 34 11 34 7,6 | K-G 36 | Bui Thi Xuan 22 23 22 4,9 K Danh sách điểm kiểm tra tại lớp K34E - Sinh KTNN (Từ câu 46 đến câu 90)

Số câu Số câu Điểm | Ghi STT Ho va tén tra loi trả lời 2 | Điềm , z : thô chú đúng sai 1 | Kiều Ngọc Bích 22 23 22 4,9 2_ | Nguyễn Việt Dũng 22 23 22 4,9 K 3 | Do Thi Huong Giang 32 13 32 7,1 K-G 4_ | Nguyễn Thị Hằng 39 6 39 §,7 K-G 5 Nguyễn Thị Hương 23 22 23 5,1 6 | Pham Thị Hương 25 20 25 5,6 7_ | Vũ Thị Hương 42 3 42 93 K-G 8 _| Đinh Thị Thu Hương 22 23 22 4,9 9_ | Nguyễn Thi Ha 23 22 23 5,1 10_ | Nguyễn Thị Hạnh 15 30 15 3,3 K 11 | Nguyễn Thị Thu Hồi 25 20 25 5,6 12_| Nguyễn Thị Hoa 20 23 20 4,4 K 13 | Dương Thị Minh Huệ 14 31 14 3,1 K 14 | Trần Quốc Huy 39 6 39 8,7 K-G 15_ | Nguyễn Thị Huyền 38 7 38 84 | K-G 16 Nguyễn Hữu Khang 24 21 24 5,3 17 | Tạ Nam Kiên 15 30 15 3,3 K 18 | Nguyễn Tùng Lâm 35 10 35 7,8 K-G 19_| Lê Thị Phương Lan 22 23 22 4,9 20 | Ngô Thị Lan 22 23 22 4,9 21 _| Vũ Thị Lộc 37 8 37 8,2 | KG

22 | Dao Thi Mai 26 19 26 5,8

Trang 12

MỤC LỤC Mé dau

1 Lí đo chon dé tis eeescseeescssssseesessssnnseesssneeecessnnneesesssnmeetecsssneeeesssees 2

2 Mục đích nghiên CỨU 6+5 + +11 ng ng như 3

3 Nhiém vu nghién CU 1 3 4.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của GG ti ec eecccceccceeceseseescscesesecsesecseees 4

Nội dung

Chuong 1 Téng quan cac van dé nghién ciru

L.1 Khai niém vé trac nghi@i 00 ceccccececcessessessessessessessessessesscsesceeeees 5

1.2 Tình hình nghiên cứu và sử dụng phương pháp trắc nghiệm 5

1.3 Phân loại câu hỏi trắc In) P1 8

1.4 Chức năng của TNKQ đối với quá trình dạy học . 9

1.5 Ưu điểm và nhược điểm của câu hỏi trắc nghiệm khách quan 10 1.6 Một số điều cần lưu ý khi soạn thảo câu hỏi TNKQ 12

Chương 2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu - -2-<+S+<+EE£+ESEESEE2211121211 221211 14 2.2 Phương pháp nghiên CỨU .- <6 5+ E4 1E vn ren 14 Chương 3 Kết quả nghiên cứu

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Chúng ta đã biết công nghệ sinh học và công nghệ thông tin được coi là

làn sóng thứ 5 trong lịch sử phát triển của khoa học và công nghệ Công nghệ

sinh học ngày càng phát triển, nó liên kết chặt chế và mạnh mẽ với các ngành

khoa học khác Từ đó, công nghệ sinh học góp phần tích cực vào diện mạo

thế kỉ mới Nó có vai trò rất quan trọng và cần thiết đối với cuộc sống con

người, tác động vào mọi mặt đời sống con người, như tạo môi trường sống,

duy trì sự sống, cung cấp phương tiện sống

Di truyền học ra đời và tồn tại như một ngành khoa học trung tâm của sinh

học Ngày nay, di truyền học phát triển cực nhanh cả trong lĩnh vực lý thuyết

và thực nghiệm Muốn ứng dụng di truyền học, ví dụ trong công tác chọn tạo

giống vật nuôi cây trồng, cần phải hiểu được các nguyên lý cơ bản của di

truyền học ở các cấp độ, đặc biệt là lĩnh vực di truyền phân tử Chính vì vậy,

cần phải hiểu biết sâu sắc và rộng hơn nữa về cơ chế di truyền từ gen đến hệ

gen

Điều kiện cần đề trở thành một giáo viên giỏi là cần phải có chuyên môn

vững và luôn cập nhật kiến thức Di truyền học là một phân môn quan trọng đối với sinh viên khoa Sinh trong các trường sư phạm, là công cụ phục vụ đắc

lực cho việc giảng dạy sau này Vì vậy, cần phải trang bị cho họ những kiến thức đi truyền nói chung và những kiến thức về di truyền học phân tử nói

riêng như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất, đào tạo được những con

người đáp ứng nhu cầu xã hội? Đề đạt được điều đó, trong quá trình giảng dạy cần phải thường xuyên kiểm tra đánh giá việc học tập của sinh viên đề luôn có những phương pháp dạy học phù hợp

Trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, cùng với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và các hình thức lên lớp, phương pháp và kỹ thuật trong

= 7 `

Trang 14

khâu kiểm tra, đánh giá học sinh cũng được coi trọng Có nhiều phương pháp

kiểm tra, đánh giá kiến thức của học sinh, như kiểm tra vấn đáp, tự luận Tuy nhiên, nhược điểm của các phương pháp này là học sinh có thể học vẹt, học

đối phó, không hiểu bản chất Để có thể góp phần khắc phục các nhược điểm đó thì phương pháp trắc nghiệm khách quan - một phương pháp đã được ứng dụng từ lâu ở các quốc gia có nền giáo dục phát triển đã được đưa ra áp dụng, góp phần thực hiện một cách có hiệu quả nhất trong khâu kiểm tra, đánh giá

kiến thức của học sinh, sinh viên

Có nhiều dạng trắc nghiệm khách quan như câu hỏi nhiều lựa chọn, điền

khuyết, trả lời ngắn, câu hỏi ghép nồi Trong đó, dạng câu hỏi nhiều lựa chọn

được áp dụng rộng rãi hơn cả

Phương pháp trắc nghiệm khách quan đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, còn ở Việt Nam thì mới chỉ bước đầu áp dụng chủ yếu ở

các kỳ thi lớn (tốt nghiệp THPT và tuyến sinh ĐH,CĐ) và chưa phố biến

trong các giờ kiểm tra ở trường học

Xuất phát từ những suy nghĩ trên, tôi đã chọn đề tài:

* Soạn thảo câu hói trắc nghiệm về cơ chế phiên mã, dịch mã và điều

hòa biểu hiện của gen dùng cho kiểm tra đánh giá sinh viên khoa Sinh -

KTNN, trường ĐHSP Hà Nội 2”

2 Mục đích nghiên cứu

Soạn thảo các câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn, đánh giá chất lượng câu hỏi, tìm ra câu hỏi đủ tiêu chuẩn để ứng dụng trong việc kiểm

tra kiến thức sinh viên Đại học sư phạm

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Soạn thảo các câu hỏi trắc nghiệm khách quan về cơ chế phiên mã, dịch

mã và điều hoà biểu hiện của gen

- Thực nghiệm kiểm tra sinh viên Đại học sư phạm

= —-= `

Trang 15

- Xử lí số liệu, đánh giá câu hỏi, tìm ra những câu đạt yêu cầu sử dụng

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Dùng câu hỏi trắc nghiệm khách quan để kiểm tra kiến thức sinh viên là điều cần thiết Bởi lẽ, việc này giúp cho giảng viên có thể kiểm tra được

những kiến thức sâu và rộng, đòi hỏi sinh viên phải đọc nhiều sách, tài liệu,

nắm sâu kiến thức mới có thể làm tốt bài thi Từ đó, sinh viên có thể bộc lộ

tiềm năng và trình độ thực chất về kiến thức, kỹ năng, tư duy của mình Đồng thời, khâu chấm bài của giảng viên cũng được đơn giản hóa và có thê áp dụng

các phương tiện kỹ thuật hiện đại

Trang 16

CHƯƠNG 1

TONG QUAN CAC VAN DE NGHIEN CUU

1.1 Khai niém về trắc nghiệm

Trắc nghiệm theo nghĩa rộng là một hoạt động để đo lường năng lực của các đối tượng nào đó nhằm xác định những mục đích xác định

Theo tác giả Trần Bá Hoành: "Test có thể tạm dịch là phương pháp trắc

nghiệm, là hình thức đặc biệt để thăm dò một số đặc điểm về năng lực, trí tuệ của học sinh hoặc để kiểm tra một số kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh

thuộc một chương trình nhất định"[6]

Tới nay người ta hiểu trắc nghiệm là một bài tập nhỏ hoặc câu hỏi kèm

theo câu trả lời sẵn, yêu cầu học sinh suy nghĩ rồi dùng một ký hiệu đơn gián đã quy ước để trả lời

1.2 Tình hình nghiên cứu và sứ dụng phương pháp trắc nghiệm

1.2.1 Trên thế giới

Các phương pháp trắc nghiệm đo lường thành quả học tập đầu tiên được

tiến hành vào thế kỷ XVII-XVIII tại châu Âu Sang thế kỷ XIX đầu thế kỷ

XX, các phương pháp trắc nghiệm đo lường thành quả học tập đã được chú ý

[7]

Năm 1904, Alfred Binet - nhà tâm lý học người Pháp - được giới lãnh dao

nhà trường ở Paris yêu cầu xây dựng một phương pháp đề xác định những trẻ em bị tàn tật về mặt tâm thần mà không thể tiếp thu gì theo cách dạy bình thường của nhà trường Ông đã xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm với những yêu cầu về kỹ năng tổng quát, cách lập luận thông thường và một kho những

thông tin chung cho câu trả lời Vào năm 1910, trắc nghiệm của Binet được

dịch ra để dùng ở Mỹ Đến năm 1916, Lewis Terman (Đại học Stanford) đã

dịch và soạn các bài trắc nghiệm của Binet sang tiếng Anh, từ đó trắc nghiệm

trí thông minh được gọi là trắc nghiệm Stanford — Binet

Z —=

Trang 17

Trong những năm 1919 — 1920, các trắc nghiệm thành quả học tập phát

triển rất nhanh chóng Năm 1935, khoa học đo lường trắc nghiệm đã bước

thêm một bước dài trong lịch sử phát triển của mình khi việc chấm bài trắc nghiệm được thực hiện bằng máy tính IBM Đến năm 1940, ở Mỹ đã có nhiều

hệ thống trắc nghiệm dùng đề đánh giá thành quả học tập của học sinh

Ở Liên Xô (cũ), từ năm 1926 đến năm 1931, một số nhà sư phạm tại

Matxơcova, Kiep, Lêningrat đã dùng trắc nghiệm để chân đoán đặc điểm tâm

lý cá nhân và kiểm tra kiến thức học sinh

Không chỉ phát triển ở các nước Âu, Mỹ, trắc nghiệm khách quan (TNKQ) cũng đang trở nên chiếm ưu thế ở các nước châu Á Các nước Hàn Quốc,

Trung Quốc, Thái Lan từ những năm 1970 đã dùng đề thi TNKQ trong kỳ thi

tuyển sinh vào Đại học Nhật Bản thì dùng TNKQ từ những năm 1990 và cho đến nay, đề thi chung cho tất cả các trường được soạn hoàn toàn theo hình thức TNKQ (theo "trung tâm quốc gia tuyển sinh Đại học")

Tại các kỳ thi Olympic Sinh học quốc tế, câu hỏi TNKQ được sử dụng ở

cả nội dung lý thuyết và thực hành Trên thế giới hiện nay nhiều nước như

Anh, Uc, Bi da cải tiến việc thực hiện TNKQ bắng cách gắn với công nghệ

Tin học, cài đặt chương trình chấm điểm, xử lý kết quả Vì vậy, phương

pháp TNKQ càng có nhiều ưu thế hơn

1.2.2 Ở Việt Nam

Phương pháp TNKQ phát triển trước tiên ở miền Nam Từ những năm

1950, TNKQ đã rải rác áp dụng trong các trường học Học sinh đã được tiếp xúc với TNKQ qua các cuộc khảo sát khả năng ngoại ngữ do các tô chức quốc tế tài trợ Từ năm 1956 — 1960, trong các trường học đã sử dụng rộng rãi hình

thức thi TNKQ ở bậc THPT Nhiều tài liệu đề cập đến phương pháp TNKQ

đã được xuất bản, trong đó có thể kế đến một số tác giả tiêu biểu như: Lê

Quang Nghĩa (1963) với "Trắc nghiệm vạn vật lớp 12", Phùng Văn Hướng

Z -0-

Trang 18

(1964) với "Phương pháp học và thi vạn vật lớp 12", Dương Thiệu Tống với "Trắc nghiệm thành quả học tập" Giáo sư Dương Thiệu Tống là người đầu tiên đưa trắc nghiệm và thống kê vào giảng dạy cho các lớp Cao học, Tiến sĩ giáo dục ở Sài Gòn

Ở miền Bắc, TNKQ được nghiên cứu và triển khai muộn hơn so với miền

Nam Trong dạy học Sinh học, Giáo sư Trần Bá Hoành là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ "test" để nói đến TNKQ Năm 1971, ông đã biên soạn các câu

hỏi và áp dụng trắc nghiệm vào việc kiểm tra đánh giá học sinh và thu được

kết quả đáng kể Năm 1991 - 1995, ông chính thức đưa bộ câu hỏi TNKQ về Di truyền và Tiến hoá vào sách giáo khoa lớp 12 chương trình chuyên ban của

Ban khoa học tự nhiên

Theo xu hướng đổi mới của việc kiểm tra đánh giá, Bộ giáo duc va dao

tạo đã giới thiệu phương pháp TNKQ trong các trường Đại học và bắt đầu những công trình nghiên cứu thử nghiệm Các cuộc hội thảo, các lớp huấn

luyện đã được tô chức ở các trường [7]

Tháng 4 năm 1998, trường Đại học sư phạm Hà Nội - Đại học quốc gia Hà

Nội có tổ chức cuộc hội thảo khoa học về việc sử dung TNKQ trong day hoc

va tiến hành xây dựng ngân hàng TNKQ để kiểm tra, đánh giá một số học phần của các khoa trong trường Hiện nay, một số khoa trong trường đã bắt

đầu sử dụng TNKQ trong quá trình dạy học như Toán, Lý và một số bộ môn

đã có học phần thi bằng phương pháp TNKQ như môn tiếng Anh

Ở nước ta, thí điểm thi tuyên sinh Đại học bằng phương pháp TNKQ được

tổ chức đầu tiên tại trường Đại học Đà Lạt vào tháng 7 năm 1996 và đã thành

công

Sử dụng phương pháp TNKQ để làm đề thi tốt nghiệp THPT và làm đề

thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng sẽ đảm bảo được tính công bằng và độ chính xác trong thi cử Vì vậy, bắt đầu từ năm học 2006 — 2007 Bộ giáo dục và đảo

= - `

Trang 19

tạo có chủ trương tô chức thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng bằng phương pháp TNKQ đối với các mơn Lý, Hố, Sinh, tiếng Anh

1.3 Phân loại câu hỏi trắc nghiệm

Có rất nhiều dạng câu hỏi trắc nghiệm tương ứng với các cách phân loại

khác nhau Sơ đồ dưới đây là một ví dụ Các loại trắc nghiệm N Vv v Quan sat Viết Vấn đáp Vv Vv

Trac nghiém khach quan Trac nghiệm tự luận

(Objective Test) (Essay Test)

N Vv Vv r Vv

Nhiều lựa Ghép Điền Đúng || Trả lời Tiểu Giải đáp

chọn đôi khuyết sai ngắn luận vấn đề

Hình 1.1 So dé phan loại trắc nghiệm trong giáo duc [5]

Qua sơ đồ trên ta thấy các dạng câu hỏi trắc nghiệm rất đa dạng Trong đó, TNKQ là dạng câu trắc nghiệm mà trong đề thi thường gồm rất nhiều câu hỏi, mỗi câu nêu ra một vấn đề cùng với những thông tin cần thiết sao cho thí sinh chỉ phải trả lời vắn tắt cho từng câu

TNKQ gồm 5 dạng [5]:

a) Cau ghép doi (matching items): Cho 2 cột nhóm từ, đòi hỏi thí sinh phải ghép đúng từng cặp nhóm từ ở 2 cột với nhau sao cho phù hợp với nội dung

= s `

Trang 20

b) Câu điền khuyết (supply items): Néu mét ménh đề bị khuyết một bộ phận thí sinh phải nghĩ ra nội dung thích hợp đề điền vào chỗ trống

c) Cau dung sai (yes/no question): Dua ra mot nhan định, thí sinh phải lựa chọn một phương án trả lời khẳng định nhận định đó đúng hay sai

đ) Câu trả lời ngắn

e) Câu nhiều lựa chọn (multiple choise question — MCQ): Đưa ra một nhận định và 4-5 phương án trả lời, thí sinh phải chọn đề đánh dấu một phương án

đúng duy nhất hoặc phương án đúng nhất

Trong phạm vi của đề tài, tôi chỉ nghiên cứu loại câu trắc nghiệm nhiều lựa

chọn (MCQ) về cơ chế phiên mã, dịch mã và điều hoà biểu hiện của gen Mỗi

câu có hai phần: phần đầu là phần dẫn, nêu ra vấn đề, cung cấp thông tin hoặc

nêu một câu hỏi; phần sau là phương án chọn, có 4 phương án dé chon, duoc

đánh dấu bằng các chữ cái A, B, C, D và chỉ có một phương án đúng nhất, các phương án còn lại được đưa vào có tác dụng gây nhiễu đối với sinh viên Do đó, sinh viên cần phải có kiến thức sâu, vững thì mới lựa chọn được phương án đúng nhất

1.4 Chức năng của TNKQ đối với quá trình dạy hoc [6]

Với người dạy, sử dụng TNKQ nhằm cung cấp thông tin ngược chiều để điều chỉnh phương pháp nội dung cho phù hợp, nắm bắt được trình độ người học và quyết định nên bắt đầu từ đâu, tìm ra khó khan dé giúp đỡ người học,

tong kết để thấy đạt mục tiêu chưa, có nên cái tiến phương pháp hay không và

cải tiến theo hướng nào TNKQ nâng cao được hiệu quả giảng dạy

Với người học, sử đụng TNKQ có thê giúp tự kiểm tra, đánh giá kiến thức,

kỹ năng, phát hiện năng lực tiềm ân của mình (bằng hệ thống TNKQ trên máy tính, nhiều chương trình kiểm tra và động viên khuyến khích người sử dụng tự phát hiện khả năng của mình về một lĩnh vực nào đó) Sử dụng TNKQ giúp

cho quá trình tự học có hiệu quả hơn Mặt khác, sử dụng TNKQ phát triển

Z ~o-

Trang 21

năng lực tư duy sáng tạo, linh hoạt vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống nảy sinh trong thực tiễn

1.5 Ưu điểm và nhược điểm của câu hói trắc nghiệm khách quan

Trong khâu giảng dạy cũng như khâu kiểm tra, đánh giá, không có một phương pháp nào là hoàn mỹ, bên cạnh những ưu điểm của nó luôn có những

nhược điểm nhất định Tuỳ từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể mà phương pháp

nào sẽ có nhiêu ưu điềm hơn Dưới đây là một ví dụ sa Ưu điểm thuộc về phương pháp Vân đê Trac nghiệm Tự luận Ít tốn cơng ra đề Đ

Đánh giá được khả năng diễn đạt, đặc J

biệt là diễn đạt tư duy hình tượng Đề thi phủ kín nội dung mơn học Ít may rủi do trúng tủ, trật tủ Năng lực giải quyết van đề Ít tốn công chấm bài </ <=) =) =) = Khach quan trong cham thi Áp dụng được phương tiện kỹ thuât hiện đại trong chấm thi và phân tích kết quả

Bang 1.1 Sự khác nhau về ru điểm của tự luận và trắc nghiệm

Vậy TNKQ có ưu điểm và nhược điểm gì? 1.5.1 Uu diém [6]

- Trong một thời gian ngắn, cho phép kiểm tra được nhiều kiến thức cụ

thể, đi sâu vào những khía cạnh khác nhau của một kiến thức

= “TP” `

Trang 22

- Nội dung kiến thức kiểm tra rộng, có tác dụng chống lại khuynh hướng

học tủ, học lệch của người học Hơn nữa, người học không thể chuẩn bị tải

liệu để quay cop, việc áp dụng công nghệ mới vào việc soạn thảo đề thi cũng hạn chế tới mức thấp nhất hiện tượng nhìn bài hay trao đổi bài

- Có thế kiểm tra số lượng lớn sinh viên, đặc biệt khâu chấm bài nhanh

chóng và chính xác Ngoài ra, có thể sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại, thuận lợi cho việc chấm bài và xử ly két qua

- Trắc nghiệm khách quan còn gây hứng thú và thái độ tích cực học tập cho người học Đồng thời, giúp người học phát triển kỹ năng nhận biết, hiểu, ứng dụng và phân tích vấn đẻ

1.5.2 Nhược điểm J6

- Phương pháp TNKQ hạn chế việc đánh giá năng lực lập luận, không luyện tập cho người học cách hành văn, cách trình bày Do đó, người giáo

viên không đánh giá được tư tưởng, thái độ và tính sáng tạo của người học

- Phương pháp TNKQ có yếu tố ngẫu nhiên may rủi, thí sinh có thé khong suy nghĩ mà lựa chọn bất kỳ một phương án nhưng vẫn có xác suất đúng Do đó, đôi khi khuyến khích sự phỏng đoán của thí sinh

- Người ra đề phải tốn nhiều công sức và thời gian Đồng thời, chất lượng của bài trắc nghiệm được xác định phần lớn dựa vào kỹ năng, kiến thức của người soạn thảo

- Tốn giấy mực để in đề, học sinh cần nhiều thời gian dé đọc câu hỏi Sự tồn tại những nhược điểm trên cho thấy TNKQ không phải là một phương pháp tối ưu, không thay thế được tất cả các phương pháp kiểm tra, đánh giá khác Tuy nhiên, TNKQ ngày càng được áp dụng rộng rãi, đặc biệt

trong giai đoạn thực hiện cuộc vận động "hai không" và "ba không" do ngành Giáo dục phát động, do những tính ưu việt của nó Nó là sự lựa chọn cần thiết

và đang được khuyến khích trong các kỳ thi, kiểm tra, đánh giá

= `

Trang 23

1.6 Một số điều cần lưu ý khi soạn thảo câu hỏi TNKQ

Khi soạn thảo câu hỏi, bài tập TNKQ nhiều lựa chọn cần phải đảm bảo một số tiêu chuẩn nhất định Do đó, cần lưu ý:

a) Đối với phần dẫn

- Câu dẫn phải có nội dung ngắn gọn, diễn đạt rõ ràng một vấn đề

- Tránh dùng các từ phủ định, nếu không tránh được thì cần nhắn mạnh (in

đậm) để thí sinh không nhằm

- Khi câu dẫn là câu hỏi thì phải là một câu hỏi trọn vẹn để học sinh hiểu

được mình đang được hỏi van dé gi

b) Doi voi phan tựa chon

- Phương án tra lời phải rõ rang, dé hiéu, phải có cùng loại quan hệ với câu

dẫn và phù hợp về mặt ngữ pháp với câu dẫn

- Nên có 4-5 phương án lựa chọn cho mỗi câu hỏi và trong đó có một

phương án đúng nhất

- Các phương án lựa chọn đều phải có vẻ hợp lý, nếu một phương án sai

hiển nhiên thì thí sinh sẽ loại đễ dàng

- Hạn chế dùng phương án "Các câu trên đều đúng." hoặc "Các câu trên đều sai."

- Độ đài của câu trả lời trong các phương án phải gần bằng nhau, không

nên để các câu trả lời đúng có khuynh hướng ngắn hơn hoặc dài hơn các

phương án trả lời khác

e) Đối với ca hai phan

Đảm bảo để phần dẫn và phần lựa chọn khi ghép lại phải thành một cấu

trúc ngữ pháp và chính tả

Mặt khác, để nâng cao chất lượng của các câu hỏi TNKQ cần phải làm

mềm hoá câu hỏi, đa dạng hoá các câu hỏi TNKQ Sự đa dạng thể hiện ở độ khó của câu hỏi, lượng thông tin cần hỏi, cách diễn đạt các vấn dé cần hỏi và

= 7 `

Trang 24

đa dạng về cách hỏi Điều này có nghĩa là phải có các biện pháp nâng cao chất lượng câu hỏi TNKQ

Trang 25

CHƯƠNG 2

ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

- Phương pháp soạn thảo câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn

- Các sách, tài liệu Di truyền liên quan tới cơ chế phiên mã, dịch mã và

điều hoà biểu hiện của gen

- Sinh viên K34 (năm thứ 3), khoa Sinh — KTNN, trường ĐHSP Hà Nội 2

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Nghiên cứu lý thuyết

Dựa trên nội dung kiến thức Di truyền học về cơ chế phiên mã, dịch mã và

điều hoà biểu hiện của gen trong các tài liệu Đại học, Cao đẳng và THPT dé soạn thảo 90 câu hỏi TNKQ, chia thành 3 phần tương ứng với các nội dung kiến thức trên Phần 1: Cơ chế phiên mã Phần 2: Cơ chế dịch mã Phần 3: Điều hoà biểu hiện của gen 2.2.2 Thực nghiệm sư phạm

2.2.2.1 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Tiến hành thực nghiệm đối với sinh viên lớp K34C và K34E (năm thứ 3),

khoa Sinh — KTNN trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Trong tống số 90 câu hỏi được chia thành 2 bài kiểm tra nhỏ, mỗi bài gồm

45 câu, sau đó phân phối cho học sinh

Trang 26

2.2.2.2 Phương pháp chấm bài và cho điểm

Tôi chấm theo phương pháp thủ công Với mỗi câu trả lời đúng được |

điểm và mỗi câu trả lời sai được 0 điểm, điểm thô tối đa là 45 điểm

2.2.3 Kiểm định độ khó và độ phân biệt cúa câu hói TNKQ

Sau khi chấm bài xong, tôi sẽ tiến hành kiểm định chất lượng câu hỏi thông qua việc xác định độ khó và độ phân biệt của mỗi câu hỏi Nếu phổ

điểm càng rộng thì sự khác biệt giữa các sinh viên càng lớn và có thể khẳng

định câu hỏi có khả năng phân biệt Vì thế, vấn đề đặt ra là khi xây dựng bài

trắc nghiệm làm thế nào để điểm số phân tán ra? Một sự phân tán hoặc sự trải rộng điểm số phù hợp sẽ đạt được khi các câu hỏi có độ khó thích hợp và khả năng phân biệt cao

2.2.3.1 Xác định độ khó của mỗi câu hỏi trac nghiém (FV)

Độ khó của mỗi câu hỏi trắc nghiệm được tính bằng phần trăm tổng số học

sinh trả lời đúng trên tổng số học sinh dự thi Câu hỏi càng dễ số học sinh trả lời đúng càng nhiều, độ khó càng cao và ngược lại

Công thức tính độ khó của một câu hỏi:

Số học sinh trả lời đúng

FVE= ————————————X]00%

Sô học sinh dự thi

Khi chọn lựa các câu trắc nghiệm theo độ khó người ta thường phải loại

những câu quá khó (không ai làm đúng) hoặc những câu quá dễ (ai cũng làm đúng) Một bài trắc nghiệm tốt khi nó có nhiều câu hỏi có độ khó trung bình

Thang phân loại độ khó được quy ước như sau:

+ Cau dé: 75% <FV < 100%

Trang 27

+ Câu trung bình: 30% < FV < 75% + Câu khó: FV < 30%

Câu hỏi trắc nghiệm có 30% < EV < 75% là đạt yêu cầu sử dụng Ngoài

khoảng này, câu hỏi quá khó hoặc quá đễ sẽ cần chỉnh lại phương án trả lời và

sử dụng một cách chọn lọc

2.2.3.2 Xác định độ phân biệt của mỗi câu trắc nghiệm (DJ)

Độ phân biệt là khả năng phân biệt được năng lực của học sinh khá giỏi,

trung bình và học sinh yếu kém thông qua câu hỏi TNKQ Mỗi câu hỏi gọi là phân biệt được có nghĩa là các học sinh đạt điểm cao sẽ có xu hướng làm tốt

câu hỏi đó hơn so với học sinh có điểm thấp

Muốn cho câu hỏi có độ phân biệt thích hợp, phản ứng của nhóm thí sinh giỏi và nhóm thí sinh kém đối với câu hỏi đó hiển nhiên là phải khác nhau

Độ phân biệt có thể xác định dựa trên sự phân tích câu hỏi, trong đó các câu trả lời của học sinh đều thuộc hai nhóm là nhóm học sinh đạt điểm cao nhất và nhóm học sinh đạt điểm thấp nhất (dựa trên điểm tổng kết của bài trắc

nghiệm)

Công thức được áp dụng đề tính độ phân biệt là:

Số thí sinh nhóm khá giỏi trả lời đúng(27%) - Số thí sinh nhóm kém trả lời đúng (27%)

DI=

Tổng số thí sinh của một nhóm

Thang phân loại độ phân biệt được quy ước như sau:

DI = 0: Tỉ lệ nhóm học sinh khá giỏi và nhóm học sinh kém trả lời

đúng câu hỏi như nhau —> không có độ phân biệt

DI > 0: Số học sinh nhóm khá giỏi trả lời đúng nhiều hơn số học sinh

nhóm kém -> độ phân biệt có giá trị tr 0 > 1

Trang 28

DI <0: Tỉ lệ nhóm học sinh kém trả lời đúng nhiều hơn nhóm học sinh khá giỏi —> câu hỏi không đạt yêu cầu sử đụng

* Nếu chỉ số DI > 0,2 là đạt yêu cầu sử dụng

* Nếu chỉ số 0 < DI < 0,2 thì việc sử dụng cần có lựa chọn

* Nếu chỉ số DI < 0 thì không đạt yêu cầu sử dụng

Một câu hỏi được xem là có độ phân biệt hoàn hảo nếu nói chung những học sinh đạt điểm cao của bài trắc nghiệm sẽ trả lời đúng, những học sinh đạt

điểm thấp sẽ trả lời sai

Hai đặc trưng độ khó và độ phân biệt có mối quan hệ qua lại với nhau Nếu

xét một câu hỏi mà mọi học sinh đều làm đúng (độ khó là 100%) thì không

thể phân biệt được học sinh khá, giỏi hay trung bình, tức là độ phân biệt DI =

0 Tương tự, nếu tất cả học sinh đều trả lời sai (độ khó của câu hỏi là 0%) thì

độ phân biệt vẫn bằng không

Như vậy, dựa vào độ khó và độ phân biệt của từng câu hỏi của toàn bài trắc nghiệm để xác định được câu nào có thể sử dụng được Một câu trắc nghiệm dùng được cần thoả mãn điều kiện:

30% < FV < 75% và DI>0,2

Z ~T7-

Trang 29

CHUONG 3

KET QUA NGHIEN CUU

3.1 Kết quả nghiên cứu soạn tháo câu hỏi trắc nghiệm

Tôi đã tiến hành soạn thảo 90 câu hỏi tương ứng với 3 nội dung: cơ chế

phiên mã, cơ chế dịch mã và sự điều hoà biểu hiện của gen 90 câu hỏi đó đã

được thực nghiệm với sinh viên K34C và K34E (năm thứ 3), khoa Sinh — KTNN, trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã thu được kết quả Qua đó tôi phân tích, xác định độ khó và độ phân biệt của từng câu hỏi

Nội dung câu hỏi:

Câu 1: Phát biêu nào dưới đây về mã di truyền là sai?

A Ma di truyén được đọc theo một chiều, bắt đầu từ bộ ba mã mở đầu dịch

mã (phổ biến là AUG) và liên tục từng bộ ba nucleotit

B Các loài sinh vật khác nhau có bộ mã di truyền khác nhau

C Mã di truyền có tính thoái hoá, nghĩa là một axitamin có thể được mã

hoá đồng thời bằng một số bộ ba nucleotit khác nhau

D Trong số 64 bộ ba thì có 3 bộ ba khơng mã hố cho axitamin nào

Câu 2: Ở sinh vật nhân thực, sự tổng hợp protein trong tế bào chất sử dụng ba

loại ARN Loại ARN chứa các bộ ba đối mã là

A.tARN B.rARN

C mARN D A và C đúng

Câu 3: Hoạt động nào sau đây không đúng với hoạt động của enzim ARN polymerase khi nó thực hiện phiên mã?

A ARN polymerase trượt dọc theo gen, tổng hợp mạch mARN bồ sung với khuôn theo nguyên tắc bổ sung theo chiều 3'—›5'

Trang 30

B Mở đầu phiên mã, enzim ARN polymerase bám vào vùng khởi động làm gen tháo xoắn

C ARN polymerase trượt đọc theo gen, gặp tín hiệu kết thúc thì dừng và

phân tử mARN vừa được tông hợp được giải phóng

D ARN polymerase trượt dọc theo gen, tổng hợp mạch mARN bổ sung với khuôn theo nguyên tắc bổ sung theo chiều 5'—›3'

Câu 4: Câu nào sau day sai?

A Cấu trúc phân tử mARN ở cả sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân chuẩn là

vùng 5' không được dịch mã-vùng trình tự mã hoá-vùng 3' không được dịch mã

(5'-UTR) (3'-UTR)

B Chỉ có mARN ở sinh vật nhân sơ được gan thém dudi poly A 6 dau 3’

C Ở sinh vật nhân sơ, phiên mã và dịch mã diễn ra đồng thời

D Ở sinh vật nhân thật, quá trình hoàn thiện mARN xảy ra trong tế bào

chất

Câu 5: Trình tự các bước của quá trình phiên mã là: 1 Phản ứng kéo dài chuỗi polyribonucleotit

2 Sự kết thúc phiên mã

3 Sự khởi đầu phiên mã

A 2331 B 321

C 132-3 D 351-92

Câu 6: Không giống như ADN polymerase, ARN polymerase

A có khả năng bắt đầu tổng hợp một chuỗi polynucleotit mà không cần

đoạn môi

B có chức năng xúc tác phản ứng trùng hợp C có hoạt tính đọc sửa

D dịch chuyên trên phân tử ADN theo một chiều nhất định

Trang 31

Câu 7: Yếu tố cần thiết để ARN polymerase có thể khởi đầu phiên mã ở

E.coli la

A yếu tố rho (p) B snRNP

C yếu tố sigma (8) D TFIID

Cau 8: Retro virut, như HIV có khả năng phiên mã ngược Vậy phiên mã ngược là

A quá trình chuyền protein virut thành ARN B quá trình chuyên ADN virut thanh ARN C qua trinh chuyén ARN virut thanh ADN

D quá trình cài ARN virut vào nhiễm sắc thể của tế bào chủ

Câu 9: Bộ ba mã hoá nào trên ADN mã hoá cho axitamin được khởi đầu dịch mã đầu tiên?

A 5'-TCC-3' B 5-ATG-3' B 5'-AGT-3' D 5-TAC-3'

Câu 1: Câu nào sau đây đúng hơn cá khi nói về chức năng của yếu tố sigma (6) trong ARN polymerase cua E.coli?

A Nó cần thiết cho sự nhận biết trình tự của promoter B.Nó giữ ổn định phức hệ enzim lõi ARN polymerase

C Nó cần thiết cho sự kết thúc phiên mã D Nó cần thiết cho sự kéo dài phiên mã

Câu 11: Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến quá trình hoàn thiện

tiền mARN ở sinh vật nhân chuẩn?

A Lắp mũ 7-metylGuanin vào đầu 5'

B Gắn đuôi poly A vào đầu 3'

C Vận chuyển mARN ra tế bào chất D Xén intron và nối các exon

Câu 12: Câu nào sau đây sai?

—-

Trang 32

A Trong quá trình phiên mã, mạch khuôn được đọc theo chiều 3'—>5' B Trong quá trình phiên mã, mạch mARN mới được tổng hợp theo chiều 5'33', C Trong qua trinh dich ma, mach khuén mARN được đọc theo chiéu 3>5%' D Trong quá trình dịch mã, ribosome trượt từ đầu 5' tới đầu 3' của phân tử mARN

Câu 13: Khác với sao chép ADN, phiên mã và dịch mã diễn ra A một lần trong chu trình tế bào

B hai lần trong chu trình tế bào

C ba lần trong chu trình tế bào

D liên tục trong chu trình tế bào

Câu 14: Loại ARN polymerase được sử dụng để phiên mã tổng hợp phần lớn

các loại rARN ở sinh vật nhân thật là

A ARN polymerase I B ARN polymerase II C ARN polymerase III D ARN polymerase I va II

Câu 15: Ở sinh vật nhân chuẩn, trước điểm khởi đầu phiên mã có trình tự liên

ứng là TATAAA, được gọi là

A hộp CAT B hộp Pribnow

C hộp GC D hộp TATA

Câu 16: Yếu tố cần thiết để ARN polymerase có thể khởi đầu phiên mã tại

Trang 33

Câu 17: Ở sinh vật nhân sơ, trước điểm khởi đầu phiên mã khoảng 10 cặp

bazơnitơ có hộp Pribnow Đó là trình tự gồm 6 bazơnitơ

A TATAAT B TATATA C ATATTA D TATAAA

Câu 18: Quá trình phiên mã kết thúc khi

A ARN polymerase trượt hết chiều dài phân tử ADN B ARN polymerase tiếp cận với trình tự kết thúc phiên mã C ARN polymerase tiếp cận với mã kết thúc

D B và C đều đúng

Câu 19: Enzim ARN polymerase có khả năng

A tách hai mạch đơn của phân tử ADN sợi kép, trượt dọc trên một mạch B xác tác phản ứng trùng hợp ARN

C tự khởi đầu phản ứng trùng hợp mà không cần đoạn mồi D A, B và C đều đúng

Câu 20: Phát biểu nào sau đây đứng?

A Một bộ ba mã di truyền (codon) có thể mã hoá cho một hoặc một số axitamin

B Phân tử mARN có chứa gốc đường C;H¡oO; và cac bazonito A, T, G, X

C Ở sinh vật nhân that, axitamin khởi đầu tông hợp chuỗi polypeptit luôn là Methionine D Trong tế bào, tARN và rARN thường có cấu trúc mạch đơn, còn mARN có cấu trúc mạch kép Câu 21: Yếu tố nào sau đây là giống nhau ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thật?

A Hộp TATA trong trình tự khởi đầu phiên mã (promoter)

B Yếu tố fMet-tARN khởi đầu quá trình phiên mã

C Mã khởi đầu dịch mã AUG và các mã kết thúc

———

Trang 34

D Phức hệ cắt các intron và nối các exon (spliceosome)

Câu 22: Promoter của phần lớn các gen mã hoá protein ở sinh vật nhân thật A có cấu trúc phức tạp hơn ở sinh vật nhân sơ

B thường đòi hỏi đồng thời nhiều yếu tố phiên mã như điều kiện cần cho sự hình thành và hoạt động của phức hệ khởi đầu phiên mã

C có các trình tự liên ứng, như hộp "TATA", được nhận biết bởi protein D có tat ca các đặc điểm trên

Câu 23: Yếu tố nào dưới đây được bố sung vào phía đầu 3' của nhiều phân tử

mARN ở sinh vật nhân thật sau phiên mã?

A Cac intron B Đuôi poly A

C Cac exon D Bộ ba nucleotide 5'-CCA-3'

Câu 24: Tất cả các thành phần sau đều tham gia vào sự liên kết giữa ARN polymerase va promoter 6 E.coli, trir

A yếu tố rho

B trình tự liên ứng - l0

C trình tự liên ứng -35

D tiểu phần B' và B của ARN polymerase

Câu 25: Thứ tự các bước diễn ra trong quá trình hoàn thiện phân tử mARN

diễn ra như thé nao?

Trang 35

Câu 26: Quá trình nào dưới đây không cần các enzim protein?

A Hoàn thiện mARN

B Xén các intron nhóm II

C Xén các intron ở hai đầu bản thân nó D Xén cac intron nhom III

Câu 27: Biên tap ARN là

A sự biến đối trình tự mARN sau phiên mã

B sự biến đổi trình tự mARN trước phiên mã

C sự nối giữa hai phân tử ARN sau phiên mã D Không phải các quá trình trên

Câu 28: Enzim phiên mã ngược không có hoạt tính nào dưới đây?

A ADN polymerase sử dụng ADN làm khuôn B ARN polymerase sử dụng ADN làm khuôn

C ADN polymerase st dung ARN lam khuôn D Rnase H Câu 29: Đâu là điểm khác nhau cơ bản giữa quá trình tống hợp ADN với quá trình tổng hợp mARN? 1 Loại enzim xúc tác 2 Sản phẩm hình thành 3 Nguyên liệu tống hợp 4 Chiều tổng hợp 5 Nguồn gốc năng lượng cần cho quá trình tổng hợp A 1, 2, 3, 4 B 1, 2, 4, 5 C 1, 2, 3, 5 D 1, 3, 4, 5

Cau 30: Cac trinh tr ADN dang duoc phién ma manh A rất mẫn cảm với hoạt động phan gidi cla DNase I B đóng gói chặt thành dạng cấu trúc "solenoid"

Trang 36

C thường chứa các histon bị loại acetyl hoá

D có mức độ kết đặc cao hơn so với các trình tự ADN không được phiên mã Câu 31: GTP không được dùng trực tiếp ở giai đoạn nào trong quá trình dịch mã? A Kết thúc dịch mã B Chuyển vị giữa các bộ ba liền kề trên mARN C Khởi đầu dịch mã

D Kéo đài chuỗi polypeptit

Câu 32: Cấu trúc gen của sinh vật nhân chuẩn và sinh vật nhân sơ khác biệt nhau rõ rệt ở đặc điểm

A phần lớn các gen ở sinh vật nhân chuẩn và sinh vật nhân sơ đều có vùng

mã hoá liên tục hoặc không liên tục

B phần lớn các gen ở sinh vật nhân chuẩn có vùng mã hoá liên tục, còn

phần lớn các gen ở sinh vật nhân sơ có vùng mã hoá không liên tục

C phần lớn các gen ở sinh vật nhân chuẩn có vùng mã hoá liên tục, còn

phần lớn các gen ở sinh vật nhân sơ có vùng mã hoá liên tục hoặc không liên

tục

D phần lớn các gen ở sinh vật nhân sơ có vùng mã hoá liên tục, còn phần lớn các gen ở sinh vật nhân chuẩn có vùng mã hố khơng liên tục

Câu 33: Dịch mã là quá trình

A tổng hợp protein

B tổng hợp mARN

Trang 37

L Một phân tử aminoacyl-tARN liên kết vào vị trí A trên ribosome

II Hình thành một liên kết peptit

II tARN rời khỏi vị trí P trên ribosome va vi tri nay trở nên trống

IV Tiểu phần nhỏ của ribosome liên kết với mARN

V tARN được chuyền sang vị trí P của ribosome

A.IV—I—II>V—II B II-›IV—>V—>I—II

Œ IV->I_—>II IV D I_>II_>IIIV-—>V

Câu 35: Câu nào sau day sai?

A Một mARN được dịch mã đồng thời bởi nhiều ribosome tạo thành

polysome

B Vào một thời điểm, một ribosome chỉ tổng hợp được một chuỗi polypeptit

C Vào một thời điểm, một ribosome tông hợp được nhiều chuỗi polypeptit D Ở sinh vật nhân sơ, trên mARN có một trình tự nucleotit được ribosome nhận biết để gắn vào được gọi là trình tự Shine-Dalgarno (SD)

Câu 36: Protein nào dưới đây tham gia trực tiếp vào quá trình dịch mã?

Trang 38

Câu 38: Ba bộ ba kết thúc (UAA, UGA, UAG) trên mARN được đọc bởi

A một loại ARN vận chuyên mang cả ba bộ mã

B các loại ARN vận chuyên khác nhau ở các loài sinh vật khác nhau

C ba loại ARN vận chuyên mang bộ ba đối mã tương ứng

D A, B và C đều sai

Câu 39: Sau khi được tổng hợp tại ribosome, một phân tử protein xuất bào phải đi qua con đường nào sau đây?

A Hạch nhân—›tế bào chất->phức hệ protein vận chuyên—>xuất bào B Lưới nội chất thô—>bộ máy Golgi—>các nang vận chuyển—>xuất bào C Nhân->màng nhân—>bọc vỏ các nang vận chuyền—>xuất bào

D Lưới nội chất thô—>lạp vô sắc—>bộ máy Golgi—>xuất bào Câu 40: Mã mở đầu thực hiện đồng thời hai chức năng là

1 xác định axitamin đầu tiên của chuỗi polypeptit 2 xác định điểm kết thúc chuỗi polypeptit

3 xác định điểm bắt đầu một khung đọc mở

4 xác định điểm bắt đầu phiên mã

A.2,4 B 1, 4 C 1,3 D.1,2

Câu 41: Yếu tố nào sau đây nhận ra các bộ ba UAG, UAA, UGA?

A EF-Tu, EF-Ts, EF-G B RF-1, RF-2

C IF-1, IF-2, IF-3 D Ribosome

Cau 42: Ribosome cua prokaryote co hệ số lắng là

A 80S được tạo từ tiểu phần lớn 60S và tiểu phần nhỏ 40S B 70S được tạo từ tiểu phần lớn 50S va tiéu phần nhỏ 305

C 70S được tạo từ tiểu phần lớn 50S và tiểu phần nhỏ 20S D 80S được tạo từ tiểu phần lớn 60S va tiéu phần nhỏ 20S

Câu 43: Yếu tố kéo dài địch mã gồm

A EF-Tu, EF-Ts, EF-G B RF-1, RF-2

Trang 39

C IF-1, IF-2, IF-3 D yếu tố rho và yếu té sigma Câu 44: Tính chính xác của quá trình địch mã được quyết định bởi các yếu tố dưới đây, frừ

A việc sử dụng các tARN synthetase đặc hiệu với từng loại axitamin

B nguyên tắc sử dụng bộ ba của tARN

C cơ sở tính thoái hoá của bộ ba đối với mỗi loại axitamin D hoạt tính của ARN polymerase

Câu 45: Yếu tố dịch mã nào dưới đây giống nhau ở sinh vật nhân sơ và sinh

vật nhân thật?

A Các yếu tố khởi đầu địch mã

B Nguyên lý sử dụng fMet-tARN

C Các bộ ba kết thúc địch mã

D Các yếu tố kéo đài chuỗi

Cau 46: Polysome (polyribosome) là

A một loại ribosome chỉ có ở sinh vật nhân thật B một loại ribosome chỉ có ở sinh vật nhân sơ

C một nhóm nhiều ribosome cùng hoạt động dịch mã trên một phân tử

mARN vào một thời điểm nhất định

D một loại enzim có vai trò xúc tác cho quá trình dịch mã

Câu 47: Các ARN tham gia vào quá trình địch mã ở sinh vật nhân thật gồm các loại sau, frừ A 5S rARN B mARN C tARN D snARN Cau 48: Ribosome lién quan dén tat ca cdc hién tượng sau, trir A hình thành liên két peptit

B gan dac hiéu axitamin vao tARN

C sự liên kết với các protein yếu tố kéo dài chuỗi (ví du: EF-Tu, EF-Ts)

= ~20- `

Trang 40

D đính kết mARN tại bộ ba mã bắt đầu dịch mã

Câu 49: Khác với eukaryote, ngoài mã mở đầu là 5'-AUG-3', ở prokaryote còn có mã mở đầu là A 5'-GUG-3', 5'-GUA-3' B 5'-GUG-3’, 5'-UUG-3’ C 5'-GUA-3', 5'-UUG-3' D 5'-GUG-3', 5'-UAG-3

Câu 50: Ribosome của eukaryote có hệ số lắng là

A 80S được tạo từ tiểu phần lớn 60S và tiểu phần nhỏ 40S

B 70S được tạo từ tiểu phần lớn 50S va tiêu phần nhỏ 305 C 80S được tạo từ tiểu phần lớn 60S và tiểu phần nhỏ 20S D 70S được tạo từ tiêu phần lớn 50S và tiểu phần nhỏ 20S

Câu 51: Trong cấu trúc và hoạt động của ribosome, ngoài vai trò cấu trúc và

nhận biết mARN, các rARN còn có vai trò

A lap ráp aminoacyl-tARN vào vị trí P của ribosome B xúc tác phản ứng hình thành liên kết peptit

C điều khiển ribosome dịch chuyển trên mARN trên từng bộ ba nucleotit D chuyển tARN ở vị trí P sang vị trí P

Câu 52: Việc phân tích các khung đọc mở (ORF) đề xác định các gen ở sinh

Ngày đăng: 31/10/2014, 15:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w