1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm về cấu trúc và cơ chế sao chép ADN dùng cho kiểm tra đánh giá sinh viên khoa sinh KTNN, trường ĐHSP hà nội 2

54 425 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 6,17 MB

Nội dung

Trang 1

Khéa luậu t6t aghiép Qrường DISD Fa W6i 2

TRUONG DAI HOC SU PHAM HA NOI 2

KHOA SINH - KTNN

PHAM THI NGA

SOAN THAO CAU HOI TRAC NGHIEM VE CAU TRUC VA CO CHE SAO CHEP ADN DUNG CHO KIEM TRA DANH GIA SINH VIEN

KHOA SINH - KTNN, TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Di truyền học

Người hướng dẫn khoa học

Ths.NGUYEN VAN LAI

HÀ NỘI - 2011

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình

của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên trong khoa Sinh - KTNN

Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới

thầy giáo Ths Nguyễn Văn Lại, GVC bộ môn di truyền học trường ĐHSP Hà Nội 2 Thầy là người đã tận tình, chu đáo hướng dẫn tơi hồn thành đẻ tài

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn 7;$ Nguyễn Như Toán, tập thê lớp

K34C, K3⁄4E cùng các thầy cô giáo và các bạn khoa Sinh-KTNN đã nhiệt tinh

giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này

Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã ủng hộ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

Khéa luận tốt œgiiệp Frudng 26617) 20à (ôi 2

LỜI CAM ĐOAN

Dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Ths Nguyễn Văn Lại, em đã hoàn thành để tài: “Soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm về cấu trúc và cơ chế sao

chép ADN dùng cho kiếm tra đánh giá sinh viên khoa Sinh-KTNN, trường ĐHSP Hà Nội 2”

Em xin cam đoan những kết quả nghiên cứu trong khoá luận không trùng với những kết quả nghiên cứu của các tác giả khác trước đây

Trang 4

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT

DI: Độ phân biệt của mỗi câu hỏi trắc nghiệm FV: Độ khó của mỗi câu hỏi trắc nghiệm

KTNN: Ky thuật nông nghiệp

KTĐG: Kiểm tra đánh giá

Trang 5

Khéa luận tốt œgiiệp Frudng 26617) 20à (ôi 2 DANH MUC BANG BIEU VA CAC HiNH ANH STT Tén bang Trang 1 | Bảng 3.1 Kết quả xác định độ khó 37

2 | Bang 3.2 Két qua xac dinh d6 phan biét 38

3 | Bang 3.3 Két quả xác định câu đạt và không đạt 42

Trang 7

Khéa luận tốt œgiiệp Frudng 26617) 20à (ôi 2 Danh sách điểm kiểm tra tại lớp K34E — Sinh KTNN (Từ câu 1 đến câu 30)

Sô câu Sô câu Điểm - Ghi

STT Họ và tên trảlời | trả lời i tho ˆ | Điểm cha , dung sai I1 | Kiêu Ngọc Bích 16 14 16 5.3 2_ | Nguyễn Việt Dũng 11 19 11 12.2 K 3_ | Đỗ Thị Hương Giang 14 16 14 | 47 4_ | Nguyễn Thị Hang 24 6 24 8 K-G 5_ | Nguyễn Thị Hương 13 17 13 443 6_ | Phạm Thị Hương 15 15 15 5 7 | Vũ Thị Hương 24 6 24 8 K-G 8 | Dinh Thi Thu Huong 16 14 16 | 53 9_ | Nguyễn Thị Hà 24 6 24 8 K-G 10 | Nguyễn Thị Hạnh 10 20 10 | 3.3 K

11 | Nguyễn Thị Thu Hồi 16 14 16 5.3

12 | Nguyén Thi Hoa 8 22 8 2.7 K

13 | Dương Thị Minh Huệ 11 19 11 | 3.7 K

14 | Trân Quôc Huy 24 6 24 8 K-G 15 | Nguyễn Thị Huyền 14 16 14 | 4.7 16 | Nguyễn Hữu Khang 26 4 26 87 | K-G 17 | Tạ Nam Kiên 11 19 11 3.7 K 18 | Nguyễn Tùng Lam 27 3 27 9 K-G 19 | Lé Thi Phuong Lan 15 15 15 5 20 | Ngô Thị Lan 14 16 14 | 4.7 21 | Vũ Thị Lộc 24 6 24 8 K-G

22 | Dao Thi Mai 13 17 13 | 43

Trang 8

35 | Nguyễn Thị Thủy 11 19 11 3.7 K 36 | Nguyễn Thị Thúy 12 18 12 4 37 | Bùi Thể Tùng 10 20 10 | 3.3 K 38 | Chu Thị Kim Vân 12 18 12 4 39 | Nguyễn Thị Xuân 12 18 12 4 Danh sách điểm kiểm tra tại lớp K34E — Sinh KTNN (Từ câu 31 đến câu 60)

` Số câu trả | Sốcâu |Điểm| „„„ | Ghỉ

Trang 9

Khéa luda tét aghiép Qrường DISP Fa W6i 2

26 | Pham Thi Tuyét Mai 16 14 16 | 5.3

27 | Luyện Thị Thanh Nga 10 20 10 3.3 K

28 | Nguyén Hoang Oanh 26 4 26 87 | K-G

29 | Nguyén T.Thanh Tam 11 19 11 | 3.7 K 30 | Nguyễn Thị Thảo 17 13 17 5.7 31 | Nguyễn Thị Thúy 10 20 10 | 3.3 K 32_| Đàm Thị Thúy 23 7 23 | 7.7 | K-G 33 | Đào Thị Thủy 25 5 25 | 83 | K-G 34 | Hoang Thi Thu 13 17 13 | 4.43 K 35 | Trần Thị Tươi 14 16 14 | 4.7 36_| Bùi Thị Xuân 11 19 11 | 3.7 K Danh sách điểm kiểm tra tại lớp K34C — Sinh KTNN ( Từ câu 61 đến câu 90)

` Số câu trả | Sốcâu |Điểm|„„; | Chi

Trang 10

21 | Đỗ Thị Thanh Hương 15 15 15 5 22_ | Trần Thị Hường 15 15 15 5 23_| Nguyễn Thị Kim Liên 9 21 9 3 K 24 | Trần Thị Mến 27 3 27 9 | K-G

25 | Pham Thi Ngoc Mai 14 16 14 4.7

26 | Pham Thi Tuyét Mai 14 16 14 | 4.7

27 | Luyện Thị Thanh Nga 9 21 9 3 K

28 | Nguyén Hoang Oanh 26 4 26 87 | K-G

29 | Nguyễn T.Thanh Tâm § 22 8 2.7 K

Trang 11

Khéa luận tốt œgiiệp Frudng 26617) 20à (ôi 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài - 25-52 +2S2 SE 214 2122112122127121122121111 1111 xe 2

2 Muc dich ctta d6 tai oo m ,ÔỎ 3

3 Nhiém vu nghién CUU oo 3

4 Những đóng góp của dé tai ceccccccesccsscssssssesssesssssseesssssessessseeseessssseesseesess 4 NỘI DUNG

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐÈ TÀI

1.1 Khái niệm về trắc nghiệm 2-22 ©22¿++£+E++EEt+EEtrkezreerkesrxrrreee 5

1.2 Tình hình nghiên cứu và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm - 5

1.3 Trắc nghiệm là công cụ kiểm tra đánh giá 2-2¿+ss+cscxeee 7

1.4 Câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn (Multiple choice question

1.5 Tiêu chuẩn của một câu hỏi TNKQ dạng MCQ và một bài TNKQ

dang MCQ đạt tiêu chuân sử dụng -2- 2-52 2ESE2EE2EEeEEeEEerxerkereereee 10

Chương 2 ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

ĐN? is) s naa 13

2.2 Phạm vi nghiÊn CỨU - -G- 5 <6 613 E3 1 912 1 11901 1g nh cư nư 13 VN noi 0) )6 0i 0u 0n 13

Chương 3 KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU CỦA ĐÈ TÀI

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thế ki XXI - thế kỉ sinh học, với mong muốn khám phá mọi bí mật của sự sống và tìm hiểu về cội nguon, bản chất của mọi sự vật, hiện tượng của con người, đã đưa di truyền học trở thành ngành học được nhiều nhà khoa học

thuộc nhiều lĩnh vực tham gia nghiên cứu với nhiều thành tựu nổi bật như: đã

giải xong trình tự bộ gen người, tìm hiểu được nguyên nhân nhiều bệnh tật có liên quan đến những sai hỏng trong cấu trúc di truyền Trong đó, di truyền học phân tử đã và đang ngày càng đi sâu vào đời sống con người, nó đã giúp nhiều gia đình tìm lại được con em mình sau tháng ngày lưu lạc và giúp các gia đình liệt sĩ tìm lại được phần mộ của thân nhân

Ở bậc học phổ thông, di truyền học là môn học khó và chiếm vị trí quan

trọng trong bộ để thi đại học (24/50 câu phần chung và 6/50 câu phần riêng)[8] Vì vậy, để các "sĩ tử" tương lai có thể đạt được kết quả cao trong các kì thi đại học và cao đẳng về mảng di truyền học thì chúng ta phải chú trọng ngay từ đầu việc đào tạo đội ngũ nhà giáo có kiến thức sâu rộng về di truyền học mà nền tảng chính là di truyền học phân tử với những kiến thức mở đầu về cấu trúc và cở chế sao chép ADN

Ở bậc đại học, sinh viên cùng lúc phải tiếp thu một lượng rất lớn kiến

thức nên trong những giờ lên lớp thời gian chủ yếu giành cho việc nghiên cứu

bài mới, ít được KTĐG Tuy nhiên, KTĐG lại là một khâu quan trọng của quá

trình dạy học, không những củng cố, khắc sâu kiến thức, đưa ra được các

thông tin phản hồi cho quá trình dạy học mà điều quan trọng hơn cả là thông

qua việc kiểm tra đánh giá chúng ta có thể phát hiện ra những lệch lạc, khiếm

khuyết từ quá trình dạy và học trên cơ sở đó mà có kế hoạch điều chỉnh uốn

nắn kịp thời

Trang 13

Khéa luận tốt œgiiệp Frudng 26617) 20à (ôi 2

Có nhiều phương pháp KTĐG khác nhau: quan sát, vấn đáp, trắc nghiệm khách quan, trắc nghiệm tự luận mỗi phương pháp có ưu điểm riêng Trong đó phương pháp trắc nghiệm khách quan mà đặc biệt là phương pháp trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn đã được sử dụng rộng rãi với

nhiều ưu điểm nỗi bật như: có thé kiểm tra kiến thức của một số lượng lớn

sinh viên trong thời gian ngắn, lượng kiến thức kiểm tra được rộng, tránh được những gian lận trong thi cử

Xuất phát từ những suy nghĩ trên, tôi đã chọn đề tài:

“Soạn thảo câu hói trắc nghiệm về cấu trúc và cơ chế sao chép ADN dùng cho kiểm tra đánh giá sinh viên khoa Sinh-KTNN, trường

ĐHSP Hà Nội 2”

2 Mục đích của đề tài

Xây dựng được hệ thống câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn đủ tiêu chuẩn

định tính và định lượng theo nội dung chương trình đại học sư phạm về cấu trúc và cơ chế sao chép ADN

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu cơ sở lí luận của việc xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách

quan

- Tìm hiểu mục tiêu, nội dung kiến thức về cấu trúc và cơ chế nhân đôi ADN theo chương trình dạy học bộ môn Sinh học ở khoa Sinh-KTNN, trường

ĐHSP Hà Nội 2 Từ đó xác định các mục tiêu về nội dung kiến thức cũng như

các mức độ nhận thức cần đạt được

- Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn

dựa vào nội dung và mục tiêu giảng dạy đã xác định

- Thực nghiệm sư phạm xác định các chỉ số: độ khó, độ phân biệt, độ

tin cậy của từng câu hỏi làm căn cứ khách quan điều chỉnh nâng cao chất lượng câu hỏi

Trang 14

4 Những đóng góp của đề tài

- Giúp sinh viên làm quen với phương pháp thi cử đang được sử dụng rộng rãi trong các kì thi đại học hiện nay đó là phương pháp trả lời câu hỏi TNKQ

- Cung cấp thêm một hệ thống câu hỏi TNKQ về cấu trúc và cơ chế sao

chép ADN

Trang 15

Khéa luận tốt œgiiệp Frudng 26617) 20à (ôi 2

NỘI DUNG

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CÚA ĐÈ TÀI

1.1 Khái niệm về trắc nghiệm

Trắc nghiệm (Test) trong tiếng Anh nghĩa là: “thử” hay “phép thử” hay “sát hạch”; trong tiếng Hán nghĩa là: “đo lường”, “nghiệm”, “suy xét, “chứng thực”.[10]

Theo GS Dương Thiệu Tống: “Trắc nghiệm là một công cụ hay phương thức hệ thống nhằm đo lường một mẫu các động thái dé tra lời câu hỏi: thành tích của các cá nhân như thế nào khi so sánh với những người khác

hay so sánh với một lĩnh vực các nhiệm vụ dự kiến”.[6]

Theo GS§ Trần Bá Hoành: “Test có thế tạm dịch là phương pháp trắc

nghiệm, là hình thức đặc biệt để thăm dò một số đặc điểm về năng lực, trí tuệ

của học sinh (thông minh, trí nhớ, tưởng tượng, chú ý) hoặc để kiểm tra một số kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo của học sinh thuộc một chương trình nhất định”

[6]

Tới nay, người ta hiểu trắc nghiệm là một bài tập nhỏ hoặc câu hỏi có

kèm theo câu trả lời sẵn yêu cầu học sinh suy nghĩ rồi dùng kí hiệu đơn giản đã quy ước để trả lời Trắc nghiệm được gọi là khách quan vì cách cho điểm khách quan chứ không chủ quan như bài tự luận Có thể coi kết quả chấm điểm là như nhau không phụ thuộc vào người chấm bài trắc nghiệm đó.[6] 1.2 Tình hình nghiên cứu và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm

1.2.1 Trên thế giới

Các phương pháp trắc nghiệm đo lường thành quả học tập đầu tiên

được tiến hành vao thé ky XVII — XVIII trong lĩnh vực Vật lý — Tâm lý học,

sau đó lan sang ngành Động vật học ở châu Âu Sang thế kỉ XIX đầu thể kỷ XX, các phương pháp trắc nghiệm đo lường thành quá học tập đã được chú ý

[9]

Trang 16

Năm 1904 nhà tâm lý học người Pháp là Alfred Binet trong quá trình nghiên cứu trẻ em mắc bệnh tâm thần, đã xây dựng một số bài trắc nghiệm về trí thông minh Năm 1916, Lewis Terman đã địch và soạn các bài trắc nghiệm này ra tiếng Anh từ đó trắc nghiệm trí thông minh được gọi là trắc nghiệm Stanford — Binet.[9]

Vào đầu thế ki XX, E Thorm Dike là người đầu tiên đã dùng TNKQ

như là phương pháp “khách quan và nhanh chóng” để đo trình độ học sinh, bắt đầu dùng với môn số học và sau đó là một số môn khác.[9]

Trong những năm gần đây, trắc nghiệm là một phương tiện có giá trị trong giáo dục Hiện nay trên thế giới trong các kì kiểm tra, thi tuyên một số

môn đã sử dụng trắc nghiệm khá phổ biến Bằng việc gắn với công nghệ Tin

học, các cài đặt chương trình chấm điểm, xử lí kết quả phương pháp TNKQ

ngày cảng có nhiều ưu thế, nhất là đối với các chương trình tự học, đào tạo từ

xa

1.2.2 Ở Việt Nam

Ở Việt Nam, phương pháp TNKQ phát triển trước tiên ở miền Nam Năm 1950, TNKQ đã rải rác áp dụng trong các trường học Năm 1969, GS Dương Thiệu Tống với “Trắc nghiệm thành quả học tập”, đã là người đầu tiên đưa trắc nghiệm và thống kê giáo dục vào giảng dạy cho các lớp cao học, tiến sĩ giáo đục ở Sài Gòn Đến năm 1974, kỳ thi tú tài toàn phần được tổ chức

theo hình thức TNKQ dạng câu hỏi nhiều lựa chọn ở miền Nam.[9]

Ở miền Bắc, TNKQ được nghiên cứu và triển khai muộn hơn so với

miền Nam Trong dạy học Sinh học, GS Trần Bá Hoành là người đầu tiên sử dụng thật ngữ “Test” để nói đến TNKQ Năm 1971, ông đã biên soạn các câu hỏi, áp dụng trắc nghiệm vào việc kiểm tra học sinh và thu được một số kết

quả Đến năm 1991 — 1995, ông đã chính thức đưa bộ câu hỏi TNKQ về Di

truyền và Tiến hóa vào sách giáo khoa lớp 12 chương trình chuyên ban của

Trang 17

Khéa luận tốt œgiiệp Frudng 26617) 20à (ôi 2

Ban khoa học tự nhiên Với mục đích thúc đây viéc su dung TNKQ trong

KTDG ở bậc phố thông, giáo sư đã biên soạn những tài liệu đề cập đến những kĩ thuật cơ bản của việc xây dựng, thử nghiệm và ứng dụng TNKQ Các tài liệu này góp phần giúp giáo viên phổ thông tiếp cận với phương pháp trắc nghiệm.[9]

Hiện nay, với sự phát triển của khoa học đo lường trắc nghiệm, ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu về kĩ thuật trắc nghiệm

Theo xu hướng đổi mới của việc KTĐG, Bộ giáo dục và đào tạo đã bắt

đầu thí điểm thi tuyển sinh đại học bằng phương pháp TNKQ tại trường đại học Đà Lạt tháng 7 năm 1996 và đã thành công Từ sự thành công đó kết hợp

với ưu điểm đảm bảo được tính công bằng và độ chính xác trong thi cử,

phương pháp này đã được sử dụng cho các kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học.[7]

1.3 Trắc nghiệm là công cụ kiểm tra đánh giá

1.3.1 Chức năng của trắc nghiệm đối với dạy hoc [6]

Với người dạy, sử dụng trắc nghiệm đảm bảo thông tin ngược để điều chỉnh phương pháp, nội dung cho phù hợp; nắm bắt được trình độ người học để quyết định nên bắt đầu học từ đâu, tìm ra khó khăn để giúp đỡ người học,

tống kết để thay đạt mục tiêu hay chưa, có nên cải tiến phương pháp dạy hay

không và cải tiễn theo hướng nảo, trắc nghiệm nâng được hiệu quả giảng dạy Với người học, sử dụng trắc nghiệm có thể tăng cường tỉnh thần trách

nhiệm trong học tập, việc học tập trở nên nghiêm túc hơn

1.3.2 Các loại trắc nghiệm trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập

Dựa theo phương thức thể hiện chúng ta có thể phân loại câu hỏi trắc nghiệm ra làm 3 dạng: quan sát, vấn đáp, viết Trong đó, loại trắc nghiệm viết là được sử dụng nhiều nhất với những ưu điểm sau: [10]

- Cho phép kiểm tra được nhiều thí sinh cùng một lúc

Trang 18

- Cho phép thí sinh cân nhắc nhiều hơn khi trả lời

- Căn cứ bản ghi rõ ràng các câu trả lời của thí sinh để dùng khi chấm - Người ra đề không nhất thiết tham gia chấm bài

Trắc nghiệm viết gồm 2 loại: trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách

quan Theo Lê Đức Ngọc và một số tác giả khác thì có thể phân loại các hình thức trắc nghiệm như sau: [5] Các loại câu hói trắc nghiệm Quan sát Viết Vấn đáp Vv N N

Trac nghiém khach quan Trac nghiệm tự luận

(Objective) (Essay Tets) r Diễn giải Tiểu luận Luận văn x Ghép đôi Đúng sai Điền khuyết Trả lời ngắn | | Nhiều lựa chọn

Hình 1.1 Sơ đồ phân loại trắc nghiệm trong giáo duc

Theo hình 1.1 ta thấy trắc nghiệm trong giáo dục rất đa dạng, phong phú Trong đó TNKQ gồm 5 loại:

a) Cau ghép doi (matching items): Cho 2 cột nhóm từ, đòi hỏi thí sinh phải ghép đúng từng cặp nhóm từ ở 2 cột với nhau sao cho phù hợp với nội dung

Trang 19

Khéa luận tốt œgiiệp Frudng 26617) 20à (ôi 2

b) Câu điền khuyết (supply items): Néu mét ménh đề bị khuyết một bộ

phận, thí sinh phải nghĩ ra nội dung thích hợp đề điền vào chỗ trồng

c) Cau dung sai (yes/no question): Dua ra mot nhan định, thí sinh phải lựa chọn một phương án tra lời khẳng định nhận định đó đúng hay sai

đ) Câu trả lời ngắn(short answer): Là câu trắc nghiệm đòi hỏi chỉ trả lời bằng câu rất ngắn

e) Câu nhiều lựa chọn (multiple choise question — MCQ): Đưa ra một nhận

định và 4-5 phương án trả lời, thí sinh phải chọn để đánh dấu một phương án

đúng duy nhất hoặc phương án đúng nhất

Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, tôi chỉ tập trung nghiên cứu câu hỏi

TNKQ nhiều lựa chọn với nội dung về phần cấu trúc và cơ chế sao chép ADN

sử dụng cho việc KTĐG của sinh viên khoa Sinh-KTNN, trường ĐHSP Hà

Nội 2

1.4 Câu hói trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chon (Multiple choice question - MCQ)

MCQ gồm có 2 phần, phần đầu được gọi là phần dẫn (hay câu dẫn), nêu ra vấn đề, cung cấp thông tin cần thiết hoặc nêu một câu hỏi; phần sau là

các phương án đề chọn, thường được đánh dấu bằng chữ cái A, B, C, D hoặc

các con số 1, 2, 3, 4 Trong các phương án để chọn chỉ có duy nhất một phương án đúng hoặc một phương án đúng nhất; các phương án khác được đưa vào có tác dụng “gây nhiễu” đối với thí sinh Nếu câu MCQ được soạn tốt thì một người không có kiến thức chắc chắn về vấn đề đã nêu sẽ không thể

nhận biết được trong tất cả các phương án đề chọn đâu là phương án đúng,

đâu là phương án nhiễu

Trong 5 loại câu hói TNKQ thì dạng câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn (MCQ) được sử dụng rộng rãi nhất

1.4.1 Ưu điểm cia MCO [6]

Trang 20

- Trong một thời gian ngắn kiêm tra được nhiều kiến thức cụ thể, đi vào

những khía cạnh khác nhau của một kiến thức

- Nội dung kiến thức rộng có tác dụng chống lại khuynh hướng học tủ,

học lệch

- Số lượng câu hỏi nhiều, đủ cơ sở tin cậy, đú cơ sở đề đánh giá chính

xác trình độ của học sinh thông qua kiểm tra - Việc chấm bài nhanh chóng và chính xác

- Gây hứng thú và tính tích cực học tập cho học sinh

- Giúp học sinh phát triển kỹ năng nhận biết, hiểu, ứng dụng và phân tích

- Với phạm vi bao quát rộng của bài kiểm tra, học sinh không thể chuẩn

bị tài liệu để quay cóp Việc áp dụng công nghệ mới vào việc soạn thảo các đề thi cũng hạn chế đến mức thấp nhất hiện tượng nhìn bài hay trao đổi bài

1.4.2 Nhược điễm cúa MCO [6]

- Hạn chế việc đánh giá năng lực sáng tạo, khả năng lập luận, không

luyện tập cho học sinh cách hành văn, cách trình bày, không đánh giá được tư tưởng, thái độ của học sinh

- Có yếu tố ngẫu nhiên may rủi

- Việc soạn câu hỏi đòi hỏi nhiều thời gian và công sức

- Tốn kém trong việc soạn thảo, in ấn đề kiểm tra và học sinh cũng mat

nhiều thời gian để đọc câu hỏi

1.5 Tiêu chuẩn của một câu hỏi TNKQ dạng MCQ và một bài TNKQ dạng MCQ đạt tiêu chuẩn sứ dụng [10]

1.5.1 Các tiêu chuẩn của một MCQ

1.5.1.1 Tiêu chuẩn về mặt định lượng

Câu hỏi phải có độ khó FV: 30% < FV < 75%; độ phân biệt: DI > 0,2

1.5.1.2 Tiêu chuẩn về mặt định tính

Trang 21

Khéa luật tốt œgiiệp Qrường DIOSP Fa W6i 2

- Phần câu dẫn phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Tính rõ ràng và hoàn chỉnh của vấn đề hoặc nhiệm vụ được trình bày

+ Tính ngắn gọn, xúc tích của câu hỏi

+ Tính tập trung: Đối với các câu hỏi mang tính khẳng định nên tránh các từ “ít nhất”, “không”, “ngoại trừ”

- Phần phương án chọn

+ Tính chính xác: Câu trả lời phải chính xác và đúng nhất, mỗi câu chỉ có một đáp án đúng

+ Tính hấp dẫn: Các phương án “nhiễu” có vẻ hợp lý với người nắm

kiến thức chưa vững, không hiểu rõ vấn đề

+ Tính đồng nhất: Các câu trả lời của cùng một câu hỏi phải có cùng cấu trúc

+ Không nên dùng các từ có tính gợi ý đến câu trả lời như: “luôn luôn”, “không bao giờ”, “chỉ”, “tất cả”

1.5.2 Tiêu chuẩn cúa một bài trắc nghiệm tổng thể

1.5.2.1 Tiêu chuẩn về nội dung khoa học

- Tính giá trị: Phải đánh giá được đúng điều cần đánh giá - Tính tin cậy: Kết quá lặp lại trong cùng điều kiện

- Tính định lượng: Kết quả phải được biểu diễn bằng các số đo

- Tính lí giải: Kết quả phải giải thích được

Trang 22

1.5.2.2 Tiêu chuẩn về mặt sư phạm

+ Tính giáo dục: Phải bồi đưỡng trí dục cho học sinh, gây được sự hào hứng động viên, khích lệ học sinh vươn lên trong học tập, tu dưỡng

+ Tính phù hợp: Phải có sự phù hợp về trình độ, lứa tuổi, đặc điểm tâm lí của đối tượng được KTĐG

Trang 23

Khéa luậu t6t aghiép Qrường DISD Fa W6i 2

Chương 2

ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Là phương pháp soạn thảo câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn

2.2 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu về cấu trúc và cơ chế sao chép ADN 2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Nghiên cứu lí thuyết

Tìm hiểu nội dung kiến thức cần đạt được và kiến thức mở rộng về cầu trúc và cơ chế sao chép ADN của sinh viên khoa Sinh-KTNN, trường ĐHSP

Hà Nội 2

Sưu tầm, tập hợp, nghiên cứu các tài liệu có nội dung về phần cấu trúc

và cơ chế sao chép ADN

Xây dựng hệ thống câu hỏi đạt tiêu chuẩn định tính và định lượng về

nội dung kiến thức phần cấu trúc và cơ chế nhân đôi ADN (trong đó có 45 câu

hỏi phần cấu trúc và 45 câu hỏi về phần kiến thức cơ chế nhân đôi ADN)

dùng cho sinh viên khoa Sinh-KTNN, trường ĐHSP Hà Nội 2 2.3.2 Thực nghiệm sư phạm

2.3.2.1 Đối tượng thực nghiệm

Sinh viên lớp K34C và K34E khoa Sinh-KTNN, trường ĐHSP Hà Nội 2

2.3.2.2 Phương pháp thực nghiệm

Khi xây dựng câu hỏi trắc nghiệm thành bài trắc nghiệm nhỏ chúng tôi tuân thủ nguyên tắc sau:

- Tính ngẫu nhiên: Các câu hỏi không tuân theo một trật tự nào Tính

ngẫu nhiên là yếu tố đảm bảo cho sự chính xác của những tình toán thống kê theo kiểu phương pháp ma trận

Trang 24

- Tính khoa học: Số câu hỏi, số học sinh trả lời câu hỏi phải đủ lớn để

áp dụng các tính toán thống kê

Để đảm bảo các nguyên tắc trên, tránh sự trao đối, gian lận và làm bài theo nhóm của SV Khi tiến hành thực nghiệm sư phạm chúng tôi đã chia câu hỏi trắc nghiệm ngẫu nhiên thành 3 bài trắc nghiệm nhỏ rồi sử dụng phần

mềm trộn dé McMix, trộn mỗi đề thành 4 mã đề với những câu hỏi có nội

dung giống nhau nhưng thứ tự của câu hỏi ấy đã bị đảo lộn và đảo lộn cả vị trí

của câu trả lời Sau đó phân phối cho các sinh viên trong lớp, đảm bảo các sinh viên ngồi cạnh nhau có mã đề khác nhau Số lượng câu hỏi trắc nghiệm của mỗi bài trắc nghiệm con là 30 câu, mỗi sinh viên làm một đề, thời gian

làm bài là 30 phút

2.3.2.3 Phương pháp chấm bài và cho điểm

Với bài kiểm tra TNKQ có nhiều phương án chấm điểm, ở đây chúng tôi chọn phương pháp chấm điểm thủ công Căn cứ vào đáp án, mỗi câu trả

lời đúng được 1 điểm và sai thì được 0 điểm, điểm tối đa cho mỗi bài trắc

nghiệm con là 30 điểm Vậy thang điểm số thô tối đa sẽ là 30 điểm trên 1 bài

trắc nghiệm

2.3.3 Xứ lí số liệu

2.3.3.1 Xác định độ khó của mỗi câu hỏi trắc nghiém (FV) [9]

Để kết luận câu hỏi trắc nghiệm là dễ, khó hay vừa sức thí sinh, trước

tiên ta phải tính độ khó của câu hỏi trắc nghiệm theo công thức sau:

Số thí sinh trả lời đúng

EFV= —W x 100%

Số thí sinh dự thi

Thang phân loại độ khó được quy ước như sau:

Trang 25

Khéa luận tốt œgiiệp Frudng 26617) 20à (ôi 2

- Cau dé: 75% <FV < 100%

- Cau kho trung bình : 30% < FV < 75%

- Cau khó: FV < 30%

2.3.3.2 Xác định độ phân biệt của mỗi câu hỏi trắc nghiệm (DỊ) [9]

Độ phân biệt là khả năng phân biệt được năng lực học sinh khá, giỏi

với năng lực học sinh yếu kém Độ phân biệt có thể xác định đựa trên sự phân tích câu hỏi, trong đó các câu được sử dụng là câu trả lời của các thí sinh

thuộc hai nhóm: nhóm khá giỏi (gồm 27% thí sinh có bài làm cao nhất trong

tổng số thí sinh tham gia kiểm tra), nhóm yếu kém (gồm 27% thí sinh có bài làm thấp nhất trong tống số thí sinh tham gia kiểm tra)

Công thức đề tính độ phân biệt:

Số TS của nhóm khá giới trả lời đúng (27%) - số TS của nhóm yếu kém trá lời đúng (27%)

DI=

Tổng số TS của một nhóm

Thang phân loại độ phân biệt được quy ước như sau:

DI = 0: Ti lệ nhóm khá giỏi và nhóm yếu kém trả lời đúng câu hỏi như nhau DI >0: Tỉ lệ nhóm khá giỏi trả lời câu hỏi đúng nhiều hơn nhóm yếu kém DI <0: Tỉ lệ nhóm khá giỏi trả lời đúng câu hỏi ít hơn nhóm yếu kém

- Nếu DI > 0,2 là đạt yêu cầu sử dụng

- Néu0 < DI<0,2 thi viéc st dung cần có sự điều chỉnh

- Nếu DI <0 thì không đạt yêu cầu sử dụng

Một câu hỏi được xem là có độ phân biệt hoàn hảo nếu những thí sinh

đạt điểm cao của bài trắc nghiệm sẽ trả lời đúng, những thí sinh đạt điểm thấp sẽ trả lời sai Nhìn chung, việc sử dụng những câu hỏi có độ phân biệt dương

sẽ có xu hướng trải rộng dải điêm số của bài trắc nghiệm, còn khi dùng các

Trang 26

câu hỏi không có độ phân biệt hoặc độ phân biệt âm sẽ có xu hướng co hẹp

đải điêm sô

Trang 27

Khéa luận tốt giiệp Qrường 26917) 20à (ôi 2

Chương 3

KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU CÚA ĐÈ TÀI 3.1 Kết quả nghiên cứu lí thuyết của đề tài

Phân I Cấu trúc của ADN

Câu 1: Hiện tượng gen trùm, gen gối gặp ở

A virus B vi khuẩn

C virus và vi khuẩn D vi sinh vật nhân thực

Câu 2: Nguyên tắc bổ sung là

A nguyên tắc liên kết giữa hai mạch phân tử ADN

B nguyên tắc kết cặp giữa A và T, G và X trên mạch ADN C nguyên tắc Chargaff D nguyên tắc kết cặp giữa A và T, G và U trên đoạn tương đồng của phân tử tARN Câu 3: Điều nào sau đây là đúng khi nói về mạch đương trong cấu trúc ADN của virus?

A Mạch dương là mạch mang điện tích dương

B Mạch dương là mạch có trình tự nucleotit bố sung với trình tự

ribonucleotit trên mARN

C Mạch dương là mạch có trình tự nucleotit giống với trình tự đơn phân trên mARN nhưng U được thay bởi T

D Không tồn tại khái niệm mạch dương

Câu 4: Một gen có 3000 liên kết hidro và có số lượng guanin bằng 2 lần số

lượng adenin Một đột biến xảy ra làm chiều đài của gen giám đi 85 A” Biết

Trang 28

Câu 5: Điều gì sau đây là không đúng khi nói về cấu trúc gen của eukaryote? A Trình tự nucleotit mang thông tin di truyền được gọi là exon

B Trình tự nucleotit không mã hóa thông tin di truyền là itron C Gen quy định cấu trúc protein histon là gen không phân mảnh D Các gen đều có cấu trúc phân mảnh

Câu 6: Thành phần cấu trúc của một nucleotit gồm một bazơ nitơ, một nhóm photphat và một phân tử A duoéng deoxyribose CsH 90x B duong deoxyribose CsH 190s C đường ribose C5H,o0s D duong ribose C5H 904 Câu 7: Episome là

A một loại plasmid đặc biệt có khả năng xen cải vào hệ gen nhân tế

bào chủ nhưng vẫn có khả năng tách ra khỏi hệ gen nhân

B một vi bào quan trong tế bào sinh vật nhân chuẩn

C một cấu trúc nằm trên màng vi khuẩn giúp vi khuân hô hấp

D một chuỗi các riboxom cùng tham gia địch mã với một phân tử

mARN

Câu 8: Yếu tố di truyền vận động được viết tắt là

A bp B TGE

Œ IS D IR

Câu 9: Hiện tượng gây biến tính ADN có ý nghĩa rất lớn trong quá trình A nhân nhanh ADN Invitro trong công nghệ PCR

B nhân nhanh mARN Invitro C nhân nhanh protein 1nvitro

D tạo các ADN mạch đơn

Câu 10: ADN của sinh vật nhân chuân thường có đạng

Trang 29

Khéa luda tét aghiép Frudng 26917) 20à (ôi 2

A mạch kép, vòng, trần B mạch kép, thắng, trần

C mach don, thang, tran D mach don, vong, tran

Câu 11: Ở sinh vật nhân chuẩn, cấu trúc ADN mạch vòng thường có ở A lap thé va ty thé B ty thé va riboxom C ty thé va plasmid D lap thé va plasmid Câu 12: Bo gen cua retrovirus la

A ADN mach don B ADN mach kép

C ARN

D hai phân tử ARN mạch đơn dương, giống hệt nhau, nối với nhau ở

đầu 5° nhờ cầu nối hydro

Câu 13: Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin di truyền

A mã hóa một loại protein cần thiết của tế bào

B mã hóa cho một cấu trúc nhất định cần thiết của tế bào

Œ mã hóa cho một loại mARN hoặc protein nhất định của tế bào

D mã hóa cấu trúc của ARN

Câu 14: Bằng chứng về vai trò mang thông tin di truyền của axit nucleic được chứng tỏ thông qua các dẫn chứng điền hình sau:

1 Axit nucleic có cực đại hấp thụ là 260 nm, trong khi đó cực đại hap thụ của protein là 280 nm

2 Thí nghiệm biến nạp của Frederik Griffith, 1928

3 Thí nghiệm “lắp ráp” lõi ARN với vỏ protein ở virus đốm thuốc lá

do hai nhà khoa học là Corat và Singer thực hiện, 1957

4 Thí nghiệm tải nạp của Zinder và Lederberg, 1951 Phương án đúng là

A 1,2,3 B 2,3,4 C 1,2,4 D 1.3.4

Trang 30

Câu 15: Trong tế bào các nucleotit thường tồn tại ở dạng hỗ biến Hãy chọn thông tin đúng trong những thông tin sau:

A A, X có dạng hỗ biến là amino và imino; G, T, U có dạng hỗ biến là

keto và enol Trong đó, amino và keto là dạng thường gặp còn imino va enol là dạng hiếm gặp

B A, X có dạng hỗ biến là amino và imino; G, T, U có dạng hỗ biến là

keto va enol Trong d6, amino va keto là dạng hiếm gặp còn imino và enol là dạng thường gặp

C A, X có dạng hỗ biến là keto và enol; G, T, U có dạng hỗ biến là

amino và Iimino Trong đó, amino va keto là dạng thường gặp còn imino va

enol là dạng hiếm gặp

D A, X có dạng hỗ biến là keto và enol; G, T, U có dạng hỗ biến là

amino và imino Trong đó, amino và keto là dạng hiếm gặp còn imino và enol là dạng thường gặp

Câu 16: Thông tin nào sau đây là đúng khi nói về hệ gen của sinh vật? A ADN sinh vật nhân chuẩn có dạng mạch kép, thăng

B ADN sinh vật nhân sơ có dạng mạch kép , vòng

C ADN ở phagơ ^ có lúc ở dạng mạch thắng, có lúc ở dạng mạch vong

D ADN 6 phago 2 co dang mach thang

Trang 31

Khéa luận tốt œgiiệp Qrường 26917) 20à (ôi 2

Câu 18: Người đầu tiên phát hiện ra axit nucleic từ nhân của tinh trùng cá

hồi (lúc đó ông gọi là nuclein) và nhận định về khả năng có vai trò di truyền

cua axit nucleic la

A Watson va Crick B Friedrich Mieschel C Gregor Mendel D Frederick Griffith

Câu 19: Conrat và Singer đã công bố thí nghiệm “lắp ráp” virus đốm thuốc lá năm 1957 Thí nghiệm này đã chứng tỏ

A axit nucleic 1a vat chất mang thông tin di truyền

B ADN là vật chất mang thông tin di truyền

C protein không phải là vật chất mang thông tin di truyền D ARN không phải là vật chất mang thông tin di truyền Câu 20: Số lượng đơn phân của axit nucleic là

A.4 B 6 C 8 D 10

Câu 21: Công thức phan tử của đường deoxiribose là

A €:H¡sO¿ B C;H¡¿O: C C;H;;O¿ D.C:H;;O:

Câu 22: Có 4 loại bazơ nitơ là A, T, G, X Trong đó bazơ mitơ cua A va G là cùng loại, bazơ nitơ của T và X là cùng loại, hai loại bazơ nitơ đó lần lượt là

A purin va pirimidin B pirimidin va purin

C purin và một loại bazơ vô cơ

D purin và một loại không phải pirimidin

Câu 23: Trong một nucleotit các bazơ nitơ gắn với đường penfose bằng liên

kết cộng hoa tri 6 vi trí

Trang 32

A Cl° của đường với nitơ ở vị trí số 9 của purin hoặc nito 6 vi tri sé 1 của pirimidin B CI? của đường với nitơ ở vị trí số I của purin hoặc nitơ ở vị trí số 9 của pirimidin C C3’ cua đường với nitơ ở vị trí số 9 của purin hoặc nitơ ở vị trí số ] của pirimidin D C1” của đường với nitơ ở vị trí số 9 của purin hoặc nitơ ở vị trí số 6 của pirimidin

Câu 24: Trên một mạch polinucleotit một phân tử axit H;PO¿ sẽ liên kết với 2

phân tử đường Trong đó,

A nó sẽ liên kết với phân tử đường của cùng nucleotit ở vị trí C5” và

liên kết với phân tử đường của nucleotit kế tiếp ở vị trí C3"

B nó sẽ liên kết với phân tử đường của cùng nucleotit ở vị trí C3” và liên kết với phân tử đường của nucleotit kế tiếp ở vị trí C5"

C nó sẽ liên kết với phân tử đường của cùng nucleotit ở vị trí Cl’ va

liên kết với phân tử đường của nucleotit kế tiếp ở vị trí C5"

D nó sẽ liên kết với phân tử đường của cùng nucleotit ở vị trí C1” và liên kết với phân tử đường của nucleotit kế tiếp ở vị trí C3'

Câu 25: Giữa đơn phân của ADN và ARN có sự khác nhau trong cấu tạo Sự khác nhau này được tạo ra do

A sự khác biệt trong cấu tạo của phân tử đường gây ra

B sự khác nhau trong công thức cấu tạo của phân tử bazo nito gây ra C thay đổi các liên kết hóa học trong cấu trúc ADN

D nucleotit thường tồn tại trong nhân, ribonucleotit thường nằm trong

tế bào chất

Cau 26: Phago ®X174 co hệ gen là một phân tử ADN mạch đơn, vòng kín Khi phago này lây nhiễm vào tế bào E.Coli, ®X174 sẽ “tiêm” ADN của nó và

Trang 33

Khéa luật tốt œgiiệp Qrường 2617) 20à (ôi 2

trong tế bào chủ Đề phân biệt phân tử ADN này người ta đã đánh dấu mạch ADN này là

A ADN (+) B ADN (-)

C SS D RF

Câu 27: Gen điều hòa là gì?

A Là những gen tạo sản phẩm kiểm soát hoạt động của các gen khác B Là những gen mang thông tin mã hóa tổng hợp một chuỗi polipeptit

trong phân tử protein

C Là gen có khả năng sao chép đúng khuôn mẫu

D La gen đặc biệt có chức năng tổng hợp miARN Câu 28: Gen nhảy là những gen

A có khả năng điều hoà hoạt động của các gen khác

B có khả năng đi chuyển từ vị trí này sang vị trí khác của hệ gen hoặc mang gen khác xen vào vị trí khác nhau của phân tử ADN

C mã hoá cho cấu trúc một loại protein nhat dinh trong té bao D mã hoá cho cấu trúc một loại ARN nhất định trong tế bào

Trang 34

D cả đoạn intron và đoạn exon

Câu 32: Gen phân mảnh có A vùng mã hóa liên tục

B vùng mã hóa không liên tục C chỉ có đoạn exon

D chỉ có đoạn intron Câu 33: Ở sinh vật nhân thực

A các gen có vùng mã hóa liên tục

B các gen có vùng mã hóa không liên tục

C phần lớn các gen có vùng mã hóa không liên tục D phần lớn các gen có vùng mã hóa liên tục

Câu 34: Ở sinh vật nhân sơ

A các gen có vùng mã hóa liên tục B các gen không có vùng mã hóa liên tục

C phần lớn các gen có vùng mã hóa không liên tục

D phần lớn các gen có vùng mã hóa liên tục

Câu 35: Trên một mạch của phân tử ADN có tỉ lệ A + G/T + X = 1⁄2 Tỉ lệ này

Trang 35

Khéa luật tốt œgiiệp Qrường 2617) 20à (ôi 2

D một tập hợp gồm các gen cấu trúc và gen điều hòa nằm cạnh nhau trên ADN

Câu 37: Một gen ở sinh vật nhân chuẩn có chứa 1198 liên kết hóa trị nối

giữa các nucleotit thì có khối lượng là

A 486000 dvC B 360000 dvC C 280000 dvC D 364000 dvC

Câu 38: Phân tử ADN của ty thể có đặc điểm

A mạch đơn, đóng xoắn, thường liên kết với các protein histon

B giống nhau về kích thước ở các loài khác nhau C mach kép, vòng, khép kín

D mạch đơn, vòng, khép kín

Câu 39: Phân tử ADN sợi kép theo mô hình Watson — Crick không có đặc

điểm nào dưới đây?

A Đó là một phân tử có cấu trúc xoắn kép gồm hai mạch đối song song B Các nucleotit trên hai mạch đối diện liên kết với nhau qua liên kết hidro C Các nucleotit trên cùng một mạch liên kết với nhau qua liên kết hóa trị

D Các tiểu phần đường pentose liên kết với nhau qua liên kết hydro

Câu 40: Hai đoạn ADN sợi kép gồm 25 bp được gây biến tính trong dung

dịch Đoạn A gồm 40% G và X, đoạn B gồm 70% G và X Khi nhiệt độ trong dung dịch tăng lên, hiện tượng nào dưới đây không xảy ra?

A Ở nhiệt độ thấp, cả hai đoạn đều có cấu trúc sợi kép

B Đoạn A sẽ tách thành các mạch đơn ở nhiết độ thấp hơn đoạn B C Đoạn B sẽ tách thành các mạch đơn ở nhiệt độ thấp hơn đoạn A

Trang 36

D Khi tăng nhiệt độ đến một nhiệt độ cao nhất định, cả hai đoạn A và B đều tách thành các mạch đơn

Câu 41: Theo mô hình của Watson — Crick thì ADN có cấu trúc xoắn kép,

mỗi vòng xoắn sẽ có đường kính là

A 10 A° B 20 A’ C 34 A’ D 40 A®

Câu 42: Các phân tử deoxiribonucleotit không chứa thành phần nào dưới đây?

A Cac géc photphat B Duong ribose

C Bazo nito D Đường deoxiribose

Câu 43: Điểm khác biệt cơ bản nhất giữa gen cấu trúc và gen điều hòa là

A khả năng phiên mã của gen

B chức năng của protein do gen tổng hợp C vị trí phân bố của gen

D cấu trúc của gen

Câu 44: Phân tử ADN có nhiều dạng cấu trúc Dạng cấu trúc ADN phổ biến

nhất là

A a B ÿ C y Dz 6

Câu 4ã: Vị trí của các cặp bazơ nitơ trong phân tử ADN không nằm dọc trục

đường và photphat giúp giải thích

A hiện tượng ở eukaryote ADN có cấu trúc dạng xoắn kép

B đặc tính hấp thụ ánh sáng cực đại của phân tử ADN ở bước sóng

260 nm

C tính bền vững tương đối của phân tử ADN

D tại sao ADN có khả năng bị đột biến

Phân II Cơ chế sao chép ADN

Câu 46: Trong quá trình nhân đôi ADN, ADN primase có vai trò là A tổng hợp ARN mùi

Trang 37

Khéa luda tét aghiép Qrường DISP Fa W6i 2

B tach cac mach don cua phan tu ADN

C sửa chữa sai sót trong quá trình sao chép

D kéo dài các mạch polinucleotit

Câu 47: Theo Kornberg yếu tổ thiết yêu đề quá trình sao chép ADN 6 E.Coli có thể xảy ra là gì?

1 Phải có mặt ca 4 loai dNTP

2 Phải có một đoạn ADN dùng làm khuôn

3 Enzim ADN polimerase I

4 lon Mg”” cần thiết cho hoạt động của enzim polimease I 5 Enzim ADN polimerase II

6 Enzim ADN polimerase III

Phuong an dung la

A 1,2,3,4 B 1,3,4,5 C 1,3,5,6 D 1,2,5,6

Câu 48: Vai trò của enzim ligase trong quá trình tổng hợp ADN là

A xúc tác phản ứng hình thành liên kết photphodieste giữa 2 đoạn

Okazaki lién ké

B xúc tác phản ứng hình thành liên kết photphodieste giữa 2 nucleotit liền kề nhau trong quá trình kéo đài chuỗi polinucleotit

C xúc tác phản ứng hình thành liên kết photphodieste giữa các đoạn nueleotit ngắn dé hình thành phân tử ADN

D xúc tác phản ửng hình thành liên kết hydro đề liên kết các nucleotit

với nhau

Cau 49: Mét chung E.Coli bi đột biến hỏng chức năng của ADN plimerase I thì quá trình nào sau đây sẽ không xảy ra?

A Quá trình methyl hóa của ADN

B Quá trình cat intron

C Quá trình loại bỏ và thay thế các đoạn ARN mồi

Trang 38

D Quá trình sửa chữa ADN

Câu 50: Việc phát hiện ra các đoạn Okazaki chỉ ra rằng quá trình tông hợp

ADN là

A liên tục B không liên tục

C bán bảo toàn D nửa gián đoạn

Câu 51: Điều không đúng khi nói về quá trình sao chép ở eukaryote và

prokaryote là

A các đoạn ARN mồi và các đoạn Okazaki được tông hợp ở eukaryote thường dài hơn ở prokaryote

B tốc độ sao chép ADN ở eukaryote chậm hơn so với tốc độ sao chép

ADN ở prokaryote

C quá trình sao chép ADN ở prokaryote thường bắt đầu từ 1 điểm khởi đầu sao chép đặc trưng duy nhất thì ở eukaryote thường có nhiều điểm khởi đầu sao chép

D quá trình sao chép ADN 6 prokaryote cé thé dién ra liên tục đồng

thời với quá trình dịch mã Còn ở eukaryote, quá trình sao chép ADN chỉ diễn

ra trong nhân tế bào trong khi đó quá trình dịch mã diễn ra ở tế bào chất

Câu 52: Điều nào sau đây không đúng khi nói về quá trình sao chép ADN ở

sinh vật nhân chuẩn?

A Quá trình sao chép ADN xảy ra ở pha Gị của chu kì tế bào

B Thời gian sao chép ở sinh vật nhân chuẩn thường dài hơn ở sinh vật

nhân sơ

C Doan ARN mồi được tổng hợp trong quá trình sao chép ở sinh vật

nhân chuẩn thường dài hơn ở sinh vật nhân sơ

D Quá trình sao chép xảy ra ở pha S của chu kì tế bảo

Câu 53: Trong quá trình tổng hợp ADN khi đã “tích lũy” được nhiều đoạn

Okazaki (co it nhat 2 doan Okazaki), 1 loai enzim ADN polimerase hoat

La

Trang 39

Khéa luận tốt œgiiệp Frudng 2617) 260à (Xôi 2

động, với chức năng của exonuclease theo chiều 5° — 3’, rồi sau đó bố sung

các deoxyribonucleotit vào đầu 3° của 1 đoạn Okazaki phía trước Loại ADN polimerase đó là

A ADN polimerase I B ADN polimerase ]I C ADN polimerase III D ADN polimerase IV

Cau 54: ARN mdi được tống hợp nhờ phức hệ primosome Phức hệ này gồm A enzim helicase va SSB

B enzim SSB va ADN primase

C enzim helicase va enzim ADN primase

D enzim helicase, SSB va ADN primase

Câu 55: Việc tổng hợp đoạn đầu mút của phân tử ADN được thực hiện bởi I enzim đặc biệt gọi là telomerase Enzim này thực hiện được chức nằng nhờ

vào khả năng nhận ra vùng giàu 1 loại nucleotit ở đầu 3° Loại nucleotit đó là

A adenin B guanin C xitozin D timin

Câu 56: Enzim telomerase hoạt động trong các tế bào là A té bao sinh dục và tế bào tủy sương

B tế bào sinh duc và tế bào ung thư C tế bào tủy sương và tế bào ung thư

D tế bào tủy sương, tế bào sinh dục, tế bảo ung thư

Câu 57: Enzim telomerase ở người chứa trình tự lặp lại liên tiếp là

A 3? AAUXXX 3’ B.S’ TTGAXA 3’

C 3’? TTAGGG 35’ D 5’ TATAAT 3’

Câu 58: Ba loại ADN polimerase quan trọng ở sinh vật nhân chuẩn là A ADN —pol I, ADN — pol II, ADN — pol III

B ADN - pol ơ, ADN - pol B, ADN - pol y

Trang 40

€ ADN - pol I, ADN - pol II, ADN - pol IV D ADN - pol a, ADN — pol 6, ADN - pol s

Câu 59: Enzim trực tiếp xúc tác phản ứng tông hợp ADN được gọi là enzim

A ADN primase B ADN ligase

C ADN polimerase D SSB

Câu 60: Trên NST, các vùng được sao chép độc lập trong quá trình tổng hợp ADN được gọi là

A don vi sao chép hay đơn vị tai ban

B các đoạn ADN nối C cac doan Okazaki

D dau mut NST

Câu 61: Phần đầu mút NST ở tế bào soma ở sinh vật nhân chuẩn ngắn đi sau mỗi lần phân bào vì

A sau khi tổng hợp ADN xong nó phải trải qua quá trình hoàn thiện

trong đó một số nucleotit ở đầu 3’ sé mat di

B trong tế bào có một số enzim phân hủy đầu mút NST

C hệ gen quyết định đặc tính này dé xác định quá trình già hóa

D ADN polimerase không có khả năng tự khởi đầu quá trình sao chép Câu 62: Trình tự các bước của quá trình tái bản ADN theo cơ chế bán báo toàn là

1 ADN tháo xoắn

2 Nối các phân đoạn Okazaki nhờ enzim nối ADN ligase

3 Loại bỏ ARN mùi và hình thành những phân đoạn Okazaki

4 Tổng hợp ARN mồi

Phương án đúng là

A 1,2,3.4 B 1,4,3,2 C 1,3,4,2 D 4,3,2,1

Câu 63: Hiện tượng duỗi xoắn của ADN do hoạt động của

Ngày đăng: 31/10/2014, 10:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w