1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích tình hình tài chính của vib 2011 thông qua báo cáo tài chính hợp nhất 2011

16 318 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 274,94 KB

Nội dung

GVHD: Trịnh Quốc Trung I. Giới thiệu khái quát về VIB Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam, tên viết tắt là Ngân hàng Quốc Tế (VIB) được thành lập ngày 18 tháng 9 năm 1996. Sau 15 năm hoạt động đến 31/12/2011, VIB đã trở thành một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt trên 96.500 tỷ đồng, vốn điều lệ 9.377 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt trên 11.959 tỷ đồng. VIB hiện có 4.300 cán bộ nhân viên phục vụ khách hàng tại 160 chi nhánh và phòng giao dịch tại trên 27 tỉnh/thành trọng điểm trong cả nước. Trong quá trình hoạt động, VIB đã được các tổ chức uy tín trong nước, nước ngoài và cộng đồng xã hội ghi nhận bằng nhiều danh hiệu và giải thưởng, như: danh hiệu Thương hiệu mạnh Việt Nam, danh hiệu Ngân hàng có dịch vụ bán lẻ được hài lòng nhất, Ngân hàng thanh toán quốc tế xuất sắc, ngân hàng có chất lượng dịch vụ khách hàng tốt nhất, đứng thứ 3 trong tổng số 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam về doanh thu do báo VietnamNet bình chọn…. B/ Phân tích tình hình tài chính của VIB 2011 thông qua BCTC hợp nhất 2011 1. Tình trạng tài sản Tổng tài sản có trong năm 2011 là 96.500 tỷ đồng, tăng 3.122 tỷ đồng so với năm 2010, mức tăng 3.33%. Trong đó: - Các khoản cho vay đạt 44.168 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 45,56% trong tổng tài sản. Sở dĩ khoản mục này có tỷ lệ cao nhất trong tổng tài sản là vì các khoản cho vay chính là tài sản có sinh lời chủ yếu của hầu hết các ngân hàng thương mại. - Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác đạt 27.307 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 28,17% tổng tài sản của ngân hàng. - Chứng khoán đầu tư đạt 20.436 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 21,08% tổng tài sản. - Tài sản cố định trong năm đạt 293 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,3% trong tổng tài sản, tăng 70 tỷ đồng tương đương 0,37% so với năm 2010. Nguyên nhân có sự tăng lên trong tài sản cố định là do trong năm ngân hàng đã khai trương thêm 1 chi nhánh mới tại Thái Bình (nằm trong chương trình mở rộng và hoạt động theo mô hình kinh doanh dịch vụ mới của VIB trên toàn quốc). 1 GVHD: Trịnh Quốc Trung II. Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng huy động vốn Hoạt động HĐV, kinh doanh nguồn vốn và đầu tư của VIB qua các năm đều duy trì khả năng thanh khoản tốt trên thị trường. Tuy nhiên tình hình huy động vốn của VIB năm 2011 có xu hướng biến động giảm so với năm 2010, với tổng nguồn vốn năm 2010 từ 59.564 tỷ đồng giảm còn 57.489 tỷ đồng vào năm 2011. Cụ thể Tổng vốn huy động bao gồm cả phát hành giấy tờ có giá của VIB đến cuối năm 2011 đạt 57.489 tỷ đồng. Giảm nhẹ 5,3% so với 2010. Trong đó từ tháng 1 đến hết tháng 8/2011 huy động vốn và dân cư và các tổ chức kinh tế có tăng 17% . Tuy nhiên một mặt là do có sự cạnh tranh khốc liệt của các ngân hàng, cùng với các hạn chế trần về huy động (14%) của ngân hàng nhà nước vào tháng 9/2011 nhằm thực hiện các mục tiêu chính sách vĩ mô và chính sách tiền tệ, cho nên tình hình huy động vốn của VIB đã giảm mạnh 17% khiến cho cả năm 2011 Tổng vốn huy động giảm so với năm 2010. Tổng HĐV của VIB (57.489 tỷ đồng) là thấp so với ACB (192.926 tỷ đồng) tuy nhiên nhìn vào chỉ số Tổng dư nợ/ Tổng vốn huy động (chỉ tiêu này đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động vào việc cho vay vốn. Nếu ngân hàng sử dụng vốn vay cho phần lớn hoạt động cấp TD từ nguồn vốn cấp trên thì không hiệu quả bằng nguồn vốn huy động được).Ta thấy chỉ tiêu này là đạt 0,76 cao hơn ACB là 0,53 và cao hơn 2010 là 0,7. Chỉ tiêu này sấp sỉ gần bằng 1 là tốt, chửng tỏ VIB biết sử dụng nguồn vốn hợp lý hơn năm trước và hơn đối thủ cùng ngành. Đơn vị tính: Tỷ VNĐ Chỉ tiêu VIB ACB 2010 2011 Tăng (+)/Giảm(-) 1. Tổng Vốn Huy Động 59.564 57.489 - 3.5% 192.926 + Phát hành GTCG 14.573 13.340 - 8.5% 50.708 +Huy động từ dân cư và TCKT 44.990 44.149 - 1.9% 142.218 2. Chi phí trả lãi 4.724 8.101 + 71.5% 18.853 2 GVHD: Trịnh Quốc Trung 3.Tổng Dư Nợ/Tổng Vốn huy động 0,7 0.76 0.53 Nhìn vào bảng ta thấy tuy huy động vốn trong năm có giảm so với năm 2010 nhưng mà chi phí lãi và các chi phí tương tự lại tăng gấp 71,5% so với năm 2010. Thực chất có tình hình trên là do năm 2011 những biến động của nền kinh tế khiến huy động rất khó khăn, chi phí huy động vốn tăng cao do lãi suất huy động tăng, chi cho quảng cáo, và các chính sách khách hàng khác nhằm thực hiện mục tiêu huy động vốn tốt hơn. Tuy vậy nhìn tổng thể thì qua một năm khó khăn VIB cũng vẫn giữ được khả năng thanh khoản tốt. Mục tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác có tăng 26,68% để đảm bảo khả năng thanh khoản vẫn đảm bảo. III.Chỉ tiêu phản ánh tình hình tín dụng 1. Tình hình cho vay Trong các năm qua hoạt động TD của VIB đều khá tốt. Tính đến ngày 31/12/2011 Tổng dư nợ của VIB đạt 43.497 tỷ đồng. Các sản phẩm cho vay của VIB đáp ứng đa dạng cho mọi thành phần kinh tế, cung cấp nhiều sản phẩm TD như: Cho vay bổ sung vốn lưu động, cho vay tài trợ, đồng tài trợ dự án đầu tư,, cho vay mua nhà, sinh hoạt, sữa chữa nhà, du học…… Đơn vị tính: Tỷ VNĐ Chỉ tiêu VIB ACB 2010 Tỉ lệ 2011 Tỉ lệ Tổng Dư Nợ: 41.732 - 43.497 - 102.809 Doanh Nghiệp 26.554 63,63% 25.272 58,10% 57,2% Cá Nhân 15.172 36,37% 18.225 41,90% 42,8% Ngắn hạn 26.967 64,62% 28.203 64,84% 52,9% 3 GVHD: Trịnh Quốc Trung Trung hạn 6.401 15,34% 7.329 16,85% 26,4% Dài hạn 8.363 - 8.717 20,04% 20,7% Nông lâm nghiệp 505 1,21% 674 1,55%; 0,2% Thương mại, Dịch vụ 18.320 43,9% 20.726 47,6% 29,2% Kho bãi, vận tải, Thông tin liên lạc 1.961 4,7% 4.598 10,57% 3,3% Xây dựng 4.382 10,05% 2.253 5,18% 3,8% Cá nhân và ngành nghề khác 16.747 40,13% 15.250 35,06% 63,5% Tổng dư nợ tín dụng tính đến thời điểm 31/12/2011 là 43.497 tỷ đồng, tăng 4,23% so với cuối năm 2010, và đạt 87% kế hoạch đề ra trong năm 2011. Trong đó: - Tỷ lệ dư nợ cho vay doanh nghiệp là 58,10%, cho vay cá nhân là 41,90%. Trong khi năm 2010 tỷ lệ dư nợ cho vay doanh nghiệp là 63,63 %, cho vay cá nhân là 36,37%. Giảm tỷ lệ cho vay doanh nghiệp và tăng tỷ lệ cho vay cá nhân so với năm 2010. Trong năm cho vay doanh nghiệp giảm là do khó khăn chung của nền kinh tế, các doanh nghiệp BĐS thì ứ đọng hàng hóa, các khu trung cư nhà ở đã xây dựng mà không bán được, Doanh nghiệp nhỏ và vừa thì giải thể quá nhiều, Ngân hàng không quá liều để cho các doanh nghiệp vay mà chuyển sang đối tượng cho vay cá nhân là chủ yếu…. Tỷ lệ này tương đối giống ACB tương ứng Cho vay doanh nghiệp là 57,2% và Cho vay cá nhân là 42,8%. - Tỷ lệ cho vay ngắn hạn là 64,84%, trung hạn 16,85%, dài hạn 18,31%. Trong khi năm 2010, tỷ lệ cho vay ngắn hạn là 64,62%, trung hạn là 15,34%, dài hạn là 20,04%. Tăng tỷ lệ cho vay ngắn hạn và trung hạn, giảm tỷ lệ cho vay dài hạn so với năm 2010. Các ngân hàng nói chung và VIB nói riêng đều thận trọng với các các hợp đồng tín dụng dài hạn, bởi vì phải lo tới vấn đề thanh khoản cũng như cơ cấu tài sản của mình. Cùng với việc kinh tế khó khăn, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không đạt và ngân hàng cũng không mấy mặn mà với các khoản đầu tư khá rủi ro này. 4 GVHD: Trịnh Quốc Trung - Tỷ lệ cho vay theo ngành nông lâm nghiệp chiếm 1,55%, thương mại sản suất và chế biến chiếm 47,65%, xây dựng chiếm 5,18%, kho bãi vận tải và thông tin liên lạc chiếm 10,57%, cá nhân và các ngành nghề khác chiếm 35,06%. Trong khi năm 2010, tỷ lệ cho vay ngành nông lâm nghiệp chiếm 1,21%, thương mại, sản xuất và chế biến chiếm 43,90%, xây dựng chiếm 4,7%, kho bãi, vận tải và thông tin liên lạc chiếm 10,05%, cá nhân và các ngành nghề khác chiếm 40,13%. Tăng tỷ lệ cho vay các ngành nông lâm nghiệp, thương mại sản xuất cho vay và chế biến, xây dựng, kho bãi vận tải và thông tin liên lạc. Đồng thời giảm tỷ lệ cho vay cá nhân và các ngành nghề khác so với năm 2010. Nhìn vào bảng thấy đối với VIB tập trung chủ yếu ở mảng cho vay thương mại dịch vụ chiếm 47,6% thì ACB lại tích cực cho vay cá nhân chiếm tới 63,5%. Điều này thể hiện chiến lược của VIB là ngắm tới mảng khách hàng tiềm năng, phát triển mạnh. ACB phát triển tín dụng theo hướng cá nhân là hướng đi thận trọng. 2. Dự phòng rủi ro Đơn vị tính: tỷ VND Chỉ tiêu VIB ACB 2010 2011 Dự phòng cho vay các TCTD khác 2,705 - 9,639 Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng 473 689 986 Doanh mục cho vay 41.731 43.497 102.809 Tỷ trọng Dự phòng rủi ro tín dụng/ Doanh số cho vay 1,13% 1,58% 0,96% Năm 2011 theo bảng Báo cáo KQHĐKD tổng lợi nhuận trước thuế đạt 848 tỷ đồng giảm 20% so với 2010. Lý do chính khiến lợi nhuận cua VIB giảm mạnh là do VIB trích lập dự phòng rủi ro TD là 973 tỷ đồng trong khi đó 2010 VIB chỉ phải trích lập dự phòng rủi ro là 292 tỷ đồng. Riêng mảng trích lập dự phòng cho TD khách hàng là 689 tỷ đồng năm 2011, và 473 tỷ đồng 2010, các khoản trích lập dự phòng cho đầu tư cũng tăng tuy nhiên không nhiều. Đồng thờicùng nhìn vảo bảng thấy tỷ lệ trích lập dự phòng so với doanh số cho vay của VIB là 1,58% có tăng so với 2010 1,13% và cao hơn hẳn so với ACB là 0,96%, bởi vì trong năm 2011 VIB thực hiện chủ trương của ban lãnh đạo phải thực sự thận trọng trong kế hoạch phát triển lâu dài và trong tình hình kinh doanh đầy thách thức. Ta thấy hoạt động này của VIB là hợp lý, tích cực 5 GVHD: Trịnh Quốc Trung phát triển trong điều kiện an toàn tạo lòng tin cho khách hàng của VIB hiện tại và tiềm năng. 3. Phân loại nợ Chỉ tiêu 2010 2011 Tỷ lệ nợ đủ tiêu chuẩn / Tổng nợ 98,04% 91,57% Nợ cần chú ý / Tổng nợ 0,37% 5,74% Nợ dưới tiêu chuẩn / Tổn nợ 0,81% 0,95% Nợ nghi ngờ/ Tổng nợ 0,16% 0,58% Nợ có khả năng mất vốn/ Tổng nợ 0,62% 1,16% Năm 2010 tổng nợ quá hạn chiếm 1,96% tổng dư nợ cho vay, các khoản nợ quá hạn dàn trải tương đối đều. Năm 2011 tỷ lệ quá hạn chiếm 8.43% tổng dư nợ cho vay trong đó nợ quá hạn nhóm 2 chiếm tỷ lệ cao nhất 5,74%.Các khoản nợ xấu và cần chú ý có xu hướng tăng lên, còn nợ đủ tiêu chuẩn lại giảm xuống. So với ACB thì nợ dưới tiêu chuẩn từ nhóm 3 trở đi chiếm 1,25% tổng dư nợ cho vay, nên thấy việc quản lý nợ của VIB chưa thực sự tốt, Cho vay ít hơn ACB tuy nhiên nợ xấu lại nhiều hơn và có xu hướng tăng lên. Điều này cần chú ý khắc phục và theo dõi hợp lý. IV. Đánh giá tính thanh khoản của ngân hàng 1. Hệ số H 3 – Chỉ số trạng thái tiền mặt H 3 = Tiền mặt + TG thanh toán tại NHNN + TG không kỳ hạn tại các TCTD Tổng tài sản có Hệ số VIB ACB 2011 2010 2011 Chỉ số trạng thái tiền mặt 30% 29% 34% 6 GVHD: Trịnh Quốc Trung Một tỷ lệ tiền mặt và tiền gửi cao, nghĩa là chỉ số H 3 cao đảm bảo cho ngân hàng có khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thời. Theo bảng tính ở trên, trong năm 2011 chỉ số H 3 của ngân hàng VIB là 30%, tăng 1% so với năm 2010 và thấp hơn so với ngân hàng ACB là 34% cho thấy ngân hàng có khả năng thanh khoản cao, tuy nhiên với 1 tỷ lệ tương đối cao như vậy sẽ hạn chế khả năng tối đa hóa lợi nhuận cho ngân hàng. 2. Hệ số H 4 – Chỉ số năng lực cho vay H 4 = Dư nợ Tổng tài sản có Hệ số VIB ACB 2011 2010 2011 Chỉ số năng lực cho vay 44,16% 43,97% 36% Chỉ số H 4 phản ánh năng lực cho vay. Đây là chỉ số thanh khoản âm bởi vì cho vay là tài sản có tính thanh khoản thấp nhất mà ngân hàng nắm giữ. Nhìn chung, hoạt động chủ yếu của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam vẫn là hoạt động tín dụng mà rủi ro dễ thấy nhất là rủi ro lãi suất. Khi ngân hàng Nhà nước thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt, để đảm bảo khả năng thanh khoản, các ngân hàng buộc phải tăng lãi suất tiền gửi trong khi đó lãi suất ghi trên các hợp đồng tín dụng không đổi. Kết quả là thu nhập của ngân hàng giảm đi, chưa kể việc một số ngân hàng sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn, tạo nên rủi ro về kỳ hạn giữa huy động vốn. Chỉ số H 4 của VIB năm 2011 là 44,16 % có nghĩa là các khoản tín dụng chiếm trên 44% tổng tài sản “Có” của ngân hàng, tỷ lệ này cao hơn 0,19% so với năm 2010 và cao hơn nhiều so với ngân hàng ACB (36%). Điều này cho thấy năng lực cho vay của ngân hàng VIB cao hơn so với ngân hàng ACB và cũng đồng nghĩa với việc khả năng thanh khoản của VIB thấp hơn so với ACB. Để hiểu rõ hơn về chỉ số H 4 cần xem xét chúng với chỉ số H 5 . 7 GVHD: Trịnh Quốc Trung 3. Hệ số H 5 – Chỉ số dư nợ/tiền gửi khách hàng H 5 = Dư nợ Tìền gửi khách hàng Hệ số VIB ACB 2011 2010 2011 Chỉ số Dư nợ/TG khách hàng 96,97% 91,70% 71,60% Chỉ số H 5 đánh giá các ngân hàng đã sử sụng tiền gửi khách hàng để cung ứng tín dụng với tỷ lệ bao nhiêu phần trăm. Tỷ lệ này càng cao, khả năng thanh khoản càng thấp. Theo kết quả tính toán ở trên, ngân hàng VIB cho vay với tỷ lệ khá cao trên số tiền gửi của khách hàng, cụ thể là trong năm 2011 tỷ lệ này đạt 96,97% tăng 5,27% so với năm 2010 và cao hơn rất nhiều so với ngân hàng ACB (71,60)%. Như vậy, tài sản “Có” sinh lời là các khoản tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản “Có” của các ngân hàng, mà cho vay là tài sản “Có” có độ rủi ro cao hơn nhiều so với các tài sản “Có” sinh lời khác. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tính thanh khoản của ngân hàng. 4. Hệ số H 6 – Chỉ số chứng khoán thanh khoản H 6 = Chứng khoán kinh doanh + Chứng khoán sãn sàng để bán 8 GVHD: Trịnh Quốc Trung Tổng tài sản có Hệ số VIB ACB 2011 2010 2011 Chỉ số chứng khoán thanh khoản 0,2% 0,2% 0,39% Chỉ số H 6 phản ánh tỷ lệ nắm giữ các chứng khoán có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt, đáp ứng nhu cầu thanh khoản trên tổng tài sản “Có” của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao cho thấy trạng thái thanh khoản của ngân hàng càng tốt. Kết quả trên bảng tính cho thấy trong năm 2011 cả hai ngân hàng VIB và ACB đều nắm giữ chứng khoán với tỷ lệ rất thấp. Điều này cho thấy cả hai ngân hàng đều chưa quan tâm lắm đến việc sử dụng một phần vốn để đầu tư chứng khoán. 5. Hệ số H 7 – Chỉ số trạng thái ròng đối với các tổ chức tín dụng H 7 = Tiền gửi và cho vay TCTD Tiền gửi và vay từ TCTD Hệ số VIB ACB 2011 2010 2011 Chỉ số trạng thái ròng đối với các TCTD 99,89% 111,7% 234% Chỉ số H 7 là tỷ lệ giữa Tiền gửi và cho vay TCTD với Tiền gửi và vay từ TCTD. Chỉ số này càng cao cho thấy tính thanh khoản của ngân hàng càng tốt. Qua kết quả tính toán ở trên ta thấy chỉ số H 7 của ngân hàng VIB trong năm 2011 là 99,89%, giảm 11,81% so với năm 2010. Cũng trong năm 2011, chỉ số này của 9 GVHD: Trịnh Quốc Trung ngân hàng ACB là 234% cao hơn rất nhiều so với VIB, điều này chứng tỏ ngân hàng ACB có lợi thế hơn ngân hàng VIB trong việc huy động để bảo đảm thanh khoản của mình. 6. Hệ số H 8 H 8 = Tiền mặt + TG tại các TCTD Tiền gửi của khách hàng Hệ số VIB ACB 2011 2010 2011 Chỉ số H 8 66% 61% 63% Chỉ số H 8 càng cao thì khả năng thanh khoản càng tốt. Nhìn chung thì chỉ số H 8 cho thấy khả năng thanh khoản của cả hai ngân hàng VIB và ACB rất tốt, dao động từ 63-66% vào thời điểm cuối năm 2011. Cụ thể là VIB đạt 66% cao hơn ACB là 63%. Điều này cho thấy khả năng thanh thanh khoản của VIB nhỉnh hơn so với ACB và có sự tăng lên so với năm 2010. V. Chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lời 1. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên: Tỷ lệ này đo lường khả năng sinh lời cơ bản từ hoạt động cho vay của đơn vị theo mức tài sản có sinh lời bình quân.Đây là yếu tố thể hiện khả năng tạo ra lợi nhuận trong hoạt động của lĩnh vực kinh doanh tiền tệ. Tỷ lệ này càng cao càng có lợi cho ngân hàng vì tỷ lệ lãi tạo ra trên tài sản có sinh lời của đơn vị là cao. 10 . thu do báo VietnamNet bình chọn…. B/ Phân tích tình hình tài chính của VIB 2011 thông qua BCTC hợp nhất 2011 1. Tình trạng tài sản Tổng tài sản có trong năm 2011 là 96.500 tỷ đồng, tăng 3.122. ánh tình hình tín dụng 1. Tình hình cho vay Trong các năm qua hoạt động TD của VIB đều khá tốt. Tính đến ngày 31/12 /2011 Tổng dư nợ của VIB đạt 43.497 tỷ đồng. Các sản phẩm cho vay của VIB đáp. hoạt động của ngân hàng. ROA của các định chế tài chính thường thấp hơn so với doanh nghiệp phi tài chính nên hầu hết các trung gian tài chính phải tận dụng triệt để đòn bẩy tài chính để cạnh

Ngày đăng: 30/10/2014, 23:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w