Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 22 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
22
Dung lượng
0,91 MB
Nội dung
MỤC LỤC CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU 1.1 Nhu cầu điện năng của Việt Nam 1.2 Giới thiệu dự án Thuỷ điện Srepok 3 CHƯƠNG II: THẨM ĐỊNH DỰ ÁN (TÀI CHÍNH VÀ KINH TẾ) 2.1 Cơ sở thẩm định 2.1.1 Cơ sở pháp lý: 2.1.2 Cơ sở tính toán - Thông số đầu vào : 2.2 Thẩm định dự án về mặt tài chính: 2.2.1 Các căn cứ và giả định cơ sở: 2.2.2 Phương án tài trợ cho dự án: 2.2.3 Thuế: 2.2.4 Chi phí hoạt động: 2.2.5 Khấu hao máy móc thiết bị và công trình xây dựng: 2.2.6 Lịch trả nợ : 2.2.7 Chi phí vốn: 2.2.8 Báo cáo ngân lưu: 2.3 Phân tích rủi ro 2.3.1 Phân tích độ nhạy theo lạm phát tiền Việt. 2.3.2 Phân tích độ nhạy theo lạm phát tiền USD. 2.3.3 Phân tích độ nhạy của NPV tổng đầu tư theo lạm phát tiền Việt và USD. 2.3.4 Phân tích độ nhạy theo giá điện. 2.3.5 Phân tích độ nhạy theo thuế suất thuế TNDN 2.3.6 Phân tích tổng hợp các yếu tố rủi ro (phương pháp dùng Crystal ball). - 1 - 2.4 Thẩm định dự án về mặt kinh tế: 2.4.1 Phân tích kinh tế: 2.4.2 Giá bán điện: 2.4.3 Biến dạng giá: 2.4.4 Biến dạng giá do thuế doanh thu và thuế tài nguyên: 2.4.5 Ngoại tác: 2.4.5.1 Khí tượng thuỷ văn: 2.4.5.2 Khoáng sản lòng hồ: 2.4.5.3 Tác động môi trường 2.4.6 Kết luận về quan điểm kinh tế của dự án: 2.5 Phân tích phân phối: 2.5.1 Mục tiêu: 2.5.2 Phân tích kết quả CHƯƠNG III: KẾT LUẬN PHỤ LỤC Phụ lục 1 : Độ nhạy theo lạm phát VNĐ Phụ lục 2 : Độ nhạy theo lạm phát USD Phụ lục 3 : Độ nhạy theo lạm phát USD và VNĐ Phụ lục 4: Phân tích độ nhạy theo giá điện Phụ lục 5: Phân tích độ nhạy theo thuế TNDN: Phụ lục 6 : Các đặc trưng địa lý thủy văn tại tuyến công trình. Phụ lục 7 : Phân tích phân phối Phụ lục 8: Phân tích rủi ro với WACC = 17% TÀI LIỆU THAM KHẢO - 2 - Chương 1: Giới thiệu 1.1 Nhu cầu điện năng của Việt Nam Trong những năm gần đây GDP của Việt Nam tăng trưởng nhanh, trung bình 7,7%/năm từ 2002 đến 2006. Mức tiêu thụ điện bình quân đầu của Việt Nam hiện nay (năm 2006 là 618 kWh/đầu người), nằm trong số những nước có mức tiêu thụ thấp nhất châu Á, còn thấp hơn Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia từ ba đến sáu lần. Tổng công suất phát điện mới chỉ đạt 51,296 tỷ kWh (thuỷ điện chiếm 46% sản lượng điện), lượng thiếu hụt hàng năm của Việt Nam ước tính 2000 MW do vậy phải mua từ bên ngoài 15%. Dự báo giai đoạn 2006-2015 và tầm nhìn 2025, nhu cầu điện trên cả nước tăng 15-17%/năm. Mặc dù những năm qua, ngành Năng lượng nước ta đã phát triển với tốc độ cao từ 11- 15%/năm, nhưng vẫn chưa đủ để vượt qua tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu. Do đó, việc thẩm định để tiến hành thực hiện Dự án thủy điện Srêpok 3 là rất cần thiết, đáp ứng nhu cầu về năng lượng điện hiện đang trong tình trạng “báo động đỏ” của quốc gia. 1.2 Giới thiệu dự án Thuỷ điện Srepok 3 Dự án nằm trên địa bàn xã Eapô huyện Cưjút tỉnh Đắc Nông và xã Ea Nuol, xã Tân Hòa huyện Buôn Đôn tỉnh Đắc Lắc, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 400 km về phía Tây Bắc, từ thành phố Buôn Mê Thuột đến công trình khoảng 30km theo Liên tỉnh lộ 681. Nguồn điện năng của dự án được cung cấp bởi con sông Srêpok - một nhánh của sông Mê Kông, có diện tích lưu vực là 29.450 km 2 (diện tích lưu vực trên lãnh thổ Việt Nam là 18.200 km 2 ). Dự án dự kiến tạo nguồn phát điện với công suất lắp máy 220MW, điện lượng trung bình nhiều năm 1060,2 .10 6 KWh. - 3 - Chương 2: Thẩm định dự án 2.1 Cơ sở thẩm định 2.1.1 Cơ sở pháp lý: Tư cách pháp nhân - Công ty Tư vấn xây dựng điện 2 (PECC2) có đầy đủ tư cách pháp nhân và năng lực thiết kế các dự án thủy điện theo các qui định hiện hành. Cơ sở pháp lý - Về chủ trương đầu tư, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 1227/CP-CN ngày 18/10/2002 thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. - Về quy hoạch phát triển Điện lực Việt Nam giai đoạn 2001-2010 có xét đến triển vọng đến năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 95/2001/QĐ-TTg ngày 22/06/2001 phê duyệt Quy hoạch phát triển Điện lực Việt Nam và Quyết định số 40/2003/QĐ-TTg ngày 21/03/2003 về việc hiệu chỉnh một số nội dung thuộc Quy hoạch phát triển Điện lực Việt Nam, trong đó dự án thuỷ điện Srêpok 3 được dự kiến đưa vào vận hành năm 2009-2010. - Về Quy hoạch bậc thang thủy điện trên sông Srêpok đã được Bộ Công nghiệp phê duyệt ở văn bản số 1564/QĐ-NLDK ngày 03/07/2003, trong đó Dự án thủy điện Srêpok 3 xếp sau dự án thủy điện Buôn Kuốp đang triển khai xây dựng. - Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN) - Chủ đầu tư đã có tờ trình số 373/TTr-EVN- HĐQT ngày 12/10/2004 gửi Thủ tướng Chính phủ Bộ Công nghiệp về Báo cáo nghiên cứu khả thi (Dự án đầu tư xây dựng công trình) thuỷ điện Srêpok3 xin phép được đầu tư xây dựng công trình. - Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản thoả thuận cho phép đầu tư xây dựng công trình tại văn bản số 1225/TTg-CN ngày 25/8/2005 . - Đối với các dự án thủy điện, Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện cơ chế đặc biệt số 797/CP-CN ngày 17/06/2003 và văn bản số 400/CP-CN ngày 26/03/2004; Công tác khảo sát thiết kế phải đi trước một bước, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN) đã chỉ định Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 2 (PECC2) là đơn vị tư vấn chính có đủ tư cách pháp nhân để thực hiện nhiệm vụ khảo sát và TKKT cho dự án thủy điện Srêpok 3 trên sông Srêpok thuộc tỉnh Đắk Lắk và Đăk Nông văn bản số 1057/CV-EVN-KH ngày 12/03/2004. - Đối với các dự án đầu tư xây dựng thuộc nhóm A, cần thực hiện theo đúng các trình tự thủ tục được quy định tại Luật xây dựng số 16/2003/QH11 và các Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Nghị định của chính phủ số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 về quản lý chất lưọng công trình xây dựng. - 4 - 2.1.2 Cơ sở tính toán - Thông số đầu vào : - Chủ đầu tư: Tổng công ty Điện lực Việt Nam - Thuế thu nhập doanh nghiệp 28%. Thuế tài nguyên 2%. - Giá bán điện: 0,04 USD/KWh tương đương với 633,6 đồng (tỷ giá hối đoái: 15840 đồng/USD). - Tuổi thọ thiết bị 30 năm, thời gian phân tích 40 năm, thời gian thay thiết bị 1 năm. - Bắt đầu chạy 2 tổ máy vào năm thứ 5, năm cuối cùng trong thời gian xây dựng không chạy thử máy. - Chi phí vận hành và bảo dưỡng bao gồm lương cho công nhân viên quản lý vận hành, chi phí tu sửa thường xuyên và định kỳ. Chi phí này được tính bằng 0,5% vốn đầu tư. - Giả thiết thời điểm giải ngân chi phí vốn vào giữa các năm xây dựng. - Chiết khấu tiêu chuẩn: 10% (Theo quy định của nhà nước, trong khi thẩm định chúng tôi tính theo phương pháp tính chi phí vốn dựa trên các thông số quy đổi với ngành điện Hoa Kỳ) - Tổng dự toán sơ bộ : 4200,675 tỷ VNĐ - Chỉ tiêu tài chính của chủ đầu tư theo Quyết định 709/QĐ-NLDK của Bộ Công nghiệp (với giá bán điện tại thanh cái là 0,04 USD/KWh) - Vốn nội tệ tính với lãi vay 11% năm - Vốn ngoại tệ tính với lãi vay 8% năm - Vốn vay ưu đãi với lãi suất 7.8% - Đối với vốn vay ưu đãi không tính lãi kép trong thời gian xây dựng theo mục 2 nhỏ trong điều 17 “trả nợ vay” của mục III “Bảo đảm tiền vay, trả nợ vay và xử lý rủi ro” trong Nghị định 106/2004/NĐ-CP ngày 01/04/2004 về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước qui định sau: “Trong thời gian ân hạn, chủ đầu tư chưa phải trả nợ gốc nhưng phải trả lãi”. (xem bảng thông số tài chính) 2.2 Thẩm định dự án về mặt tài chính: 2.2.1 Các căn cứ và giả định cơ sở: Sau khi xem xét và phân tích các yếu tố về nhu cầu điện năng, cơ sở pháp lý và quy hoạch phát triển ngành điện của Bộ công nghiệp. Kết quả phân tích kỹ thuật cho thấy: giá trị sản lượng điện hàng năm khi nâng công suất lắp máy tư 190 MW lên 195 MW tăng 8,5 triệu KWh, khi công suất lắp máy từ 225 MW lên 230 MW tăng 6 triệu KWh. Khi công suất lắp máy tăng thì chi phí đầu tư tăng, khuynh hướng gia tăng ngược chiều so với gia tăng công suất lắp máy. Sau khi bộ phận kỹ thuật tính toán thì công suất lắp máy 220 MW là tối ưu với điện lượng bình quân 1060.2 triệu KWh hàng năm. Nhóm thẩm định nhất trí với phương án này và dùng các thông số tương ứng làm cơ sở thẩm định. Phần phân tích tài chính của nhóm thẩm định dựa trên các thông số đầu vào đã được phê duyệt. Để xác định xem dự án có vững mạnh về mặt tài chính hay không, nhóm đứng trên quan điểm tổng đầu tư và chủ sở hữu để phân tích tài chính dự án. - 5 - Tại thời điểm thẩm định, các thông số để tính suất sinh lợi yêu cầu của chủ sở hữu đối với ngành điện chưa sẵn có tại thị trường Việt Nam, nhóm nhất trí sử dụng phương pháp tham chiếu các thông số như mức bù rủi ro thì trường, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ nợ trên tổng đầu từ, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng đầu tư và hệ số bê ta của ngành điện Hoa Kỳ để làm cơ sở tính toán, phân tích tài chính cho dự án Srêpok3. Việc thẩm định dự án có tính đến yếu tố lạm phát của thị trường Việt Nam và thị trường Hoa Kỳ. Vì giá bán điện mà nhà máy cung cấp cho EVN được thanh toán bằng USD nên sự biến động lạm phát của thị trường Hoa Kỳ và thị trường Việt Nam sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái, qua đó ảnh hưởng đến doanh thu của dự án tính theo tiền Việt Nam. Các chi phí về vận hành bảo dưỡng cũng sẽ chịu tác động trực tiếp của lạm phát vì lương trả cho cán bộ công nhân viên vận hành và bảo dưỡng cho nhà máy được giả định sẽ tăng theo lạm phát, các chi phí để mua các thiết bị thay thế được giả thiết sẽ được mua tại thị trường trong nước và chịu sự tác động của lạm phát. Tỷ lệ lạm phát tại thị trường Việt Nam được giả định là 7% và của thị trường Hoa Kỳ là 3%, kéo dài trong suốt dự án . Dự án dự kiến mức tổn hao điện lượng tại thanh cái là 1%, đây là số trung bình hợp lý đã được thực tế chứng minh tại các nhà máy thủy điện khác và được EVN chấp nhận. 2.2.2 Phương án tài trợ cho dự án : Tài trợ cho dự án gồm hai nguồn chính là vốn chủ sở hữu do EVN đầu tư và phần vốn vay, chi tiết của việc giải ngân các nguồn vốn - xem phụ lục: Tổng công ty điện lực Việt Nam đầu tư 1063.457 tỷ đồng chiếm 30% tổng vốn đầu tư. Vì thời hạn xét thẩm định là 40 năm mà tuổi thọ của máy móc thiết bị là 30 năm, nên đến năm hoạt động thứ 30 (năm thứ 35 của dự án), EVN sẽ tái đầu tư máy móc thiết bị trị giá 1105 tỷ đồng. Khoản đầu tư mới này được khấu hao trong vòng 10 năm, giá trị thanh lý được tính vào năm cuối cùng của dự án. Vốn vay nước ngoài thông qua EVN với lãi suất 8%/năm dùng để mua máy móc, thiết bị cơ điện là 816.001 tỷ đồng, chiếm 23.02% tổng đầu tư. Ân hạn trong 5 năm xây dựng, trả nợ và gốc trong vòng 10 năm. Vốn vay từ quỹ hỗ trợ phát triển là 481.191 tỷ đồng, chiếm 13.57% tổng đầu tư, dùng để chi trả cho chi phí đền bù, giải tỏa, tái định canh, tái định cư, khắc phục các tác động tiêu cực của môi trường và mua thiết bị cơ khí thủy công. Lãi suất của khoản vay là 7.8%/năm, ân hạn trong 5 năm xây dựng, lãi và gốc trả đều trong 10 năm. Vốn vay thương mại là 1184.209 tỷ đồng, chiếm 33.41% với lãi suất 11%/năm, ân hạn trong 5 năm xây dựng, lãi và gốc trả đều trong 10 năm. Cả ba khoản vay trên vẫn phải trả nợ trong thời gian xây dựng, lãi được nhập vào gốc và tính lũy tích. 2.2.3 Thuế: - 6 - Do tính đặc thù của hàng hóa và chính sách của nhà nước VAT đối với sản phẩm điện bằng không. Dự án chỉ phải chịu tác động của hai loại thuế là thuế thu nhập doanh nghiệp (28%) và thuế tài nguyên (2%) do sử dụng tài nguyên nước để sản xuất điện. Cơ sở tính thuế tài nguyên dựa trên tổng doanh thu. Do doanh thu chịu tác động của tỷ giá hối đoái nên thuế tài nguyên cũng thay đổi theo từng năm. 2.2.4 Chi phí hoạt động: Chi phí hoạt động và bảo trì (O&M) bao gồm tiền lương, chi phí mua sắm thiết bị thiết bị thay thế nhỏ, các chi phí cho công tác bảo dưỡng công trình xây dựng, thiết bị và các chi phí khác, được tính bằng 0.5% vốn đầu tư vào công tác xây lắp, thiết bị, đường dây và trạm. Chi phí hoạt động cũng chịu tác động của lạm phát và tỷ giá hối đoái. Lương công nhân và các linh, phụ kiện mua trong nước sẽ chịu tác động trực tiếp của lạm phát tiền Việt Nam và chịu tác động gián tiếp của lạm phát Hoa Kỳ vì một số vật tư phải nhập khẩu và phân phối lại bởi một số công ty của EVN. 2.2.5 Khấu hao máy móc thiết bị và công trình xây dựng: Được tính theo phương pháp đường thẳng. Giai đoạn đầu tư lần một, khấu hao được tính với tỷ lệ 6.5%/năm. Cơ sở tính khấu hao dựa trên tổng đầu tư đã có tính đến vốn hóa lãi vay. (Phần lãi xây dựng được gộp vào nợ gốc và tính lũy tích từ năm 1 đến năm 5 của dự án). Thời gian tính khấu hao bắt đầu từ năm hoạt động thứ nhất của dự án. Do Dự án Srepok3 có đặc điểm là khi đi vào hoạt động, hai tổ máy được vận hành ngay nên việc tính khấu hao sẽ đơn giản hơn trường hợp vận hành từng tổ máy, hơn nữa nhà máy chỉ có 2 tổ máy nên quá trình tính toán sẽ đơn giản hơn so với một số nhà máy điện khác có quy mô lớn hơn và phát điện từng phần, có thời gian chạy thử. Vào năm thứ 30 của thời gian hoạt động của dự án có đầu tư mới để thay thế các thiết bị đã hết thời gian sử dụng. Đây là lần thay thế lớn và đồng bộ, được tiến hành theo phương pháp cuốn chiếu thay thế dứt điểm từng tổ máy. Tổng thời gian để hoàn tất việc thay thế là 1 năm. Theo tính toán của các chuyên gia ngành điện, việc thay thế này không ảnh hưởng lớn đến điện lượng. Những tổn thất do giảm điện lượng cung ứng của năm thay thế đã được lượng hóa và đưa vào công thức tính điện lượng bình quân nhiều năm, nên trong quá trình tính toán không đề cập đến phần tổn hao này vì nó đã được san sẻ ra các năm trong thời gian tính toán của dự án. Giá trị thay thế vào năm hoạt động thứ 30 của dự án là 1105 tỷ đồng, thời gian khấu hao là 15 năm, thời gian hoạt động dự kiến cũng là 30 năm, nghĩa là vượt ra ngoài thời gian của dự án. Để tính toán trường hợp này, chúng tôi tính khấu hao bình thường và năm cuối của dự án tính phần giá trị còn lại của thiết bị coi như giá trị thanh lý của dự án. 2.2.6 Lịch trả nợ : Lịch trả nợ được tính riêng cho từng khoản vay (vay nước ngoài, vay ưu đãi, và vay thương mại) tính cho từng năm. Việc tính toán lịch trả nợ theo hai giai đoạn của dự án. - 7 - Trong giai đoạn xây dựng (5 năm): lãi xây dựng được gộp vào gốc và tính lũy tích cho đến hết thời gian ân hạn, cũng là thời gian dự án bắt đầu đi vào hoạt động. Trong giai đoạn hoạt động: việc tính toán dựa vào khoản vay và lãi suất cụ thể của điều kiện của các khoản vay. Dư nợ cuối kỳ cuối năm thứ 5 trong giai đoạn xây dựng (hay dư nợ đầu kỳ của năm họat động đầu tiên) của dự án được tính lũy tích cho vốn vay nước ngoài là 934.551 tỉ đồng; cho vốn vay thương mại: 1598.03526 tỉ đồng; cho vốn vay ưu đãi là: 605.179025 tỉ đồng. Lịch trả nợ hợp nhất được tính trên cơ sở lịch trả nợ của ba khoản vay nêu trên. Lịch trả nợ hợp nhất sẽ được chuyển sang kết hợp với giải ngân của vốn tự có để tính ra cơ cấu vốn của dự án. Cơ cấu vốn chung của dự án được tính bằng bình quân cơ cấu vốn từng năm của dự án trong suốt thời gian hoạt động. Cơ cấu vốn bình quân của dự án sẽ được dùng trong phần tính chi phí vốn của dự án. 2.2.7 Chi phí vốn: Tại thời điểm phân tích tài chính, tại thị trường Việt Nam các thông số để tính chi phí vốn đối với chủ sở hữu chưa có đủ nên chúng tôi tham chiếu các thông số tương đương của thị trường Hoa Kỳ (thông số chung của Hoa Kỳ và các thông số liên quan đến ngành điện Hoa Kỳ). Lãi suất phi rủi ro tính bằng lãi suất trái phíếu kho bạc Hoa Kỳ (10 năm): 4.27% Mức bù rủi ro thị trường 4.84% Hệ số bê ta có vay nợ của ngành điện Hoa Kỳ 2.39 Nợ/Vốn CSH (D/E) 17.83% Thuế suất thuế Thu nhập Doanh nghiệp 6.84% Hệ số bê ta không vay nợ của ngành điện Hoa Kỳ 2.05 Sau khi tính được cơ cấu vốn bình quân của dự án, sử dụng các thông số của ngành điện Hoa Kỳ và các yếu tố liên quan khác, chúng tôi xác định được hệ số bê ta có vay nợ tính cho Srêpok3 là 2.62. Dùng hệ số này tính ra được suất sinh lợi yêu cầu của vốn chủ sở hữu là 22.45%, WACC là 20.43%. Đây chính là căn cứ để tính giá trị hiện tại ròng của dự án xét trên hai quan điểm: trên quan điểm tổng dự án, sử dụng WACC; trên quan điểm chủ đầu tư, dùng suất sinh lợi yêu cầu của vốn chủ sở hữu. Sau quá trình tính toán chi phí vốn, chúng tôi nhận thấy do nhiều điều kiện khác nhau lớn giữa nền kinh tế Việt Nam và nền kinh tế Hoa Kỳ nên phương pháp tham chiếu các thông số của Hoa Kỳ để tính chi phí vốn đối với ngành điện trong dự án này có tính chất tham khảo nhiều hơn. Nhìn chung rủi ro đối với ngành điện của Việt Nam không lớn như ngành điện Hoa Kỳ. Tuy vậy nếu lấy suất chiết khấu 10% như quy định chung của EVN để tính toán cũng là chưa hợp lý. Theo tính toán của nhóm, chi phí sử dụng nợ bình quân hợp nhất của dự án, tính cả trong thời gian xây dựng là 10.28%, nên suất chiết khấu áp dụng cho dự án này phải cao hơn chi phí sử dụng nợ hợp nhất. Căn cứ vào tham khảo các chuyên gia ngành điện - 8 - suất chiết khấu danh nghĩa của dự án 17% là hợp lý. Với suất chiết khấu này thì dự án sẽ có NPV là trên 200 tỷ VNĐ. Tuy nhiên nhóm thẩm định chúng tôi chỉ lấy đây làm thông tin tham khảo, vẫn dùng cách tính tham chiếu với ngành điện Hoa Kỳ để phân tích. Suất sinh lợi nội tại danh nghĩa của dự án là 18.2%, theo chúng tôi đây là suất sinh lợi nội tại khá cao, xét trong nền kinh tế Việt Nam, với suất sinh lợi nội tại này có thể nhận xét dự án này khá hiệu quả. Qua đây có thể thấy rằng dự án này về mặt tài chính sẽ là vững mạnh nếu căn cứ tính suất chiết khấu thay đổi, hay suất sinh lợi của chủ sở hữu giảm xuống. Trên thực tế EVN đòi hỏi suất sinh lợi của chủ sở hữu nhỏ hơn 17%, trong trường hợp này thì dự án hoàn toàn vững mạnh về mặt tài chính. 2.2.8 Báo cáo ngân lưu: Dự án có doanh thu từ năm thứ 5, doanh thu được tính trên cơ sở giá bán điện đã ký với EVN là 0,04USD/KWh, tổn thất điện tại thanh cái là 1% như thông lệ và công suất điện bình quân hàng năm là 1060.2 triệu KWh. Doanh thu của dự án có tính đến yếu tố tỷ giá vì thời gian dự án là khá dài và doanh thu chịu ảnh hưởng lớn của tỷ lệ lạm phát Việt Nam cũng như của Hoa Kỳ. Ngân lưu vào của dự án chủ yếu là doanh thu bán điện trong suốt thời gian của dự án. Dòng ngân lưu của doanh thu bán điện đựợc xây dựng dựa trên giá bán điện 4 cent như đã được ký với EVN, có xét tới yếu tố lạm phát của Việt Nam và Hoa Kỳ. Năm 2005 là năm 0 của dự án, tỷ giá hối đoái được xác định tại năm 0 là 15.900 VNĐ/USD. Vì tốc độ lạm phát Hoa Kỳ được giả định là 3% và tỷ lệ lạm phát tiền Việt Nam là 7% trong suốt thời gian dự án nên giá trị danh nghĩa của doanh thu sẽ tăng hàng năm. Tuy nhiên để có được điều này cần giả định rằng EVN sẽ chấp nhận chi trả cho dự án tiền điện tính theo lạm phát hiện hành. Ngân lưu vào của dự án còn có phần lợi ích khác thu được trong quá trình xây dựng dự án, đây là khoản thu được thông lệ đối với các dự án thủy điện và đã được phê duyệt của EVN nên nhóm thẩm định nhất trí đưa vào phần tính toán tài chính dòng ngân lưu này trong thời gian xây dựng của dự án. Ngoài ra còn có phần giá trị thanh lý của năm cuối cùng của dự án (xem phần khấu hao máy móc và thiết bị). Ngân lưu ra của dự án là chi phí vận hành bảo dưỡng và thuế. Giá trị khấu hao, được đưa vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp, đây không phải là chi phí tài chính của dự án nhưng đưa vào tính như chi phí để giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (theo quy định hiện hành). Sử dụng WACC theo phương pháp tham chiếu tương đương ngành điện Hoa Kỳ, NPV của dự án theo quan điểm tổng đầu tư : -321 tỷ VNĐ, IRR danh nghĩa: 18.2%, IRR thực 10.4%. - 9 - Sử dụng suất sinh lợi yêu cầu của chủ sở hữu theo phương pháp tham chiếu tương đương ngành điện Hoa Kỳ, tính được NPV là 172 tỷ đồng, IRR danh nghĩa là 26% và IRR thực là 18%. Như vậy qua tính toán ta thấy đứng trên quan điểm chủ sở hữu thì có đây là dự án hoàn toàn đạt yêu cầu, tuy nhiên đứng trên quan điểm tổng đầu tư thì đây là dự án chưa đạt yêu cầu vì NPV của tổng dự án âm. Sự khác biệt giữa NPV tài chính của dự án và NPV của chủ sở hữu chính là do dự án này được vay vốn ưu tiên với lãi suất thấp (Lãi suất của các khoản vay là 7.8%, 8% và 11%). Nếu lãi suất của các khoản vay (trong ngân lưu hợp nhất của các khoản vay) tăng lên tương đương với suất sinh lợi yêu cầu của chủ sở hữu thì NPV của chủ sở hữu sẽ thấp hơn NPV của dự án vì WACC < suất sinh lợi yêu cầu ủa chủ sở hữu. 2.3 Phân tích rủi ro Thẩm định một dự án được thực hiện dựa vào các thông số hiện có và các thông số trong quá khứ để xét một quá trình trong tương lai nên chắc chắn sẽ có các rủi ro (rủi ro được hiểu là sự khác biệt với kỳ vọng do nhiều yếu tố có thể thay đổi trong quá trình thực hiện dự án). Do vậy, việc phân tích rủi ro là một phần không thể thiếu được trong công tác thẩm định dự án. Trong quá trình nghiên cứu dự án, chúng tôi nhận thấy các rủi ro về mặt kỹ thuật như lượng nước thay đổi theo mùa, hạn hán, lũ lụt và sự thay đổi của các điều kiện khí tượng thủy văn khácc có ảnh hưởng đến khả năng phát điện của nhà máy đã được các chuyên gia thuộc bộ phận kỹ thuật xách định và đưa vào để tính ra công suất phát điện hợp lý. Điện lượng cũng được tính bình quân có tính đến các rủi ro nêu trên nên sẽ không đề cập lại trong bản báo cáo thẩm định tài chính và kinh tế này. Biến rủi ro thường gặp, ảnh hưởng lớn nhất đến dự án có thời gian hoạt động dài là lạm phát. Đối với dự án kéo dài 45 năm thì yếu tố lạm phát lại càng có tác động lớn đến dòng ngân lưu và qua đó tác động mạnh đến tính khả thi về mặt tài chính của dự án. Để phân tích rủi ro về lạm phát liên quan đến dự án chúng tôi xét 3 trường hợp. 2.3.1 Phân tích độ nhạy theo lạm phát tiền Việt. Phân tích được dựa trên sự thay đổi (độ nhạy) của các biến: tổng doanh thu, chi phí (chưa có thuế TNDN), thuế Thuế thu nhập, Lợi nhuận ròng, Chi phí đầu tư, NPV Tổng đầu tư (danh nghĩa), IRR (danh nghĩa), NPV chủ sở hữu (danh nghĩa), IRR chủ sở hữu (danh nghĩa) khi lạm phát theo đồng Việt Nam thay đổi ở các mức: 5%, 6%, 7%, 8%, 9%. ( Chi tiết xin xem tại Phụ lục 1 : Độ nhạy theo lạm phát VNĐ). Có thể thấy rõ tất cả các biến trên đều bị ảnh hưởng rất lớn và đồng biến với tốc độ tăng lạm phát tiền Việt. Tổng doanh thu, chi phí và thuế thu nhập đều tăng ở các mức khác nhau khi mức lạm phát tiền Việt tăng. Doanh thu của dự án tăng khi mức lạm phát tăng, là do giá điện ký với EVN tính theo tiền USD, chỉ số giá của tiền Việt tăng nhanh hơn chỉ số giá của tiền đô la. Doanh - 10 - [...]... THAM KHẢO 1 Báo cáo chính Dự án Thuỷ điện Srepok 3 - Công ty Tư vấn xây dựng điện 2 (PECC2) 2 Sổ tay hướng dẫn thẩm định dự án - chương trình Fulbright - Nguyễn Xuân Thành 3 Báo cáo thẩm định dự án Thuỷ điện Đa thiện – học viên chương trình Fulbright 4 Quyết định số 95/2001/QĐ-TTg ngày 22/06/2001 về Quy hoạch phát triển Điện lực Việt Nam và Quyết định số 40/2003/QĐ-TTg ngày 21/03/2003 về việc hiệu chỉnh... mua điện của EVN cho điện năng sản xuất của dự án không phản ánh đúng mức độ sẵn lòng chi trả của người dùng điện Tác động biến dạng giá của việc mua giá điện ấn định gây ra sự lãng phí nguồn lực xã hội xét trên góc độ cầu sản phẩm, ảnh hưởng trong ngân lưu kinh tế về doanh thu bán điện của dự án Để xác định đúng nhu cầu sử dụng điện năng hiệu quả, ta phải định giá điện đúng với mức độ tiêu thụ điện hiệu. .. bên ngoài của dự án Chúng ta cần cẩn trọng để không bị đánh lừa bởi sự đơn giản bên ngoài của những con số từ dự án mà nên xem xét đầy đủ ý nghĩa của từng hạng mục trong dự án 2.5.2 Phân tích kết quả Sau khi xem xét các yếu tố liên quan đến dự án như khi tượng thủy văn, ảnh hưởng đến môi trường, khoáng sản lòng hồ… dựa vào ý kiến chuyên gia, kinh nghiệm về các tác động của các dự án thủy điện tương tự... nhiên xét trên quan điểm tổng dự án thì xác suất dương lại thấp, lý do của việc này là do dự án được sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi với lãi suất tương đối thấp (từ 7.8% đến 11%) 2.4 Thẩm định dự án về mặt kinh tế: Phân tích tài chính của dự án theo quan đểm chủ đầu tư thì ta thấy rõ đây là một dự án đáng giá và khả thi mặc dù theo quan điểm của tổng dự án thì đây lại không đáng giá về mặt tài chính Tuy... nhằm xác định đầy đủ chi phí nguồn lực cũng như lợi ích xã hội thực sự do dự án đóng góp vào cho nền kinh tế trước khi quyết định chấp nhận hay bác bỏ dự án Phân tích kinh tế là quá trình thẩm định dự án dựa vào chi phí kinh tế của dự án cũng như lợi ích kinh tế của dự án Trong đó, các hạng mục doanh thu và chi phí kinh tế của dự án được sử dụng với giá kinh tế động thời có xét đến các biến dạng do ngoại... tế Kết quả sau khi điều chỉnh giá tài chính để được giá kinh tế, ta sẽ thu được ngân lưu kinh tế của dự án 2.4.2 Giá bán điện: Dự án thủy điện Srêpok 3 sử dụng nguồn vốn của Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) và các khỏan vay ưu đãi Đặc thù ngành điện là quản lý độc quyền, song song với việc giữ được giá bán như Chính phủ quy định là EVN được mua điện theo sản lượng với mức giá cam kết cố định tính... 16 - Chưa tính tác động ngoại tác Kết quả phân tích dòng ngân lưu của dự án được chiết khấu với chi phí kinh tế cơ hội của vốn cho ta nhận định đầy đủ nhất về hiệu quả nguồn lực cho dự án Căn cứ vào giá trị NPV của dự án sau khi đã điều chỉnh các biến dạng gây ra do thuế, trợ cấp lên dự án cho ta giá trị NPV âm/dương, cho thấy dự án nếu không tao ra được những ngoại tác tích cực cho nền kinh tế cho... dành cho dự án này Tuy nhiên, đứng trên quan điểm tổng đầu tư, dự án này có mức biến dạng với NPV dương Nếu triển khai dự án trong điều kiện không quá rủi ro xảy ra, rõ ràng đồng tiền đang sinh lợi ở mức không nhỏ 2.5 Phân tích phân phối: 2.5.1 Mục tiêu: Phân tích phân phối là một quá trình đánh giá cần thiết cho bất kỳ một dự án nào Ai được hưởng lợi từ dự án? Và hưởng lợi như thế nào? Dự án gây ra... 200MW, giá mua điện là 4,5 cent/kWh Đây cũng là giá xấp xỉ giá kinh tế cho các dự án nhập khẩu điện trong khu vực có tình hình kinh tế xã có nét tương đồng Việt Nam Trên cơ sở đó giá bán điện kinh tế cho dự án là 4,5 cent/kWh có tính đến thay đổi theo lạm phát, và thống nhất với tư vấn thiết kế giá bán điện tài chính theo Quyết định 709/QĐ-NLDK ngày 13/4/2004 của Bộ Công nghiệp giá mua điện chưa bao... đáp ứng nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng của các ngành kinh tế và sinh hoạt của nhân dân, việc xây dựng Dự án thủy điện Srêpok3 nhằm tận dụng dòng chảy để phát điện là nhu cầu cần thiết đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam Một điều quan trọng là khi xây dựng xong nhà máy thuỷ điện Srêpok3 có thể cung cấp điện năng cho quốc gia với điện lượng trung bình nhiều . thu bán điện của dự án. Để xác định đúng nhu cầu sử dụng điện năng hiệu quả, ta phải định giá điện đúng với mức độ tiêu thụ điện hiệu quả. Nghĩa là phải xác định mức độ sẵn lòng chi trả cho điện. MỤC LỤC CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU 1.1 Nhu cầu điện năng của Việt Nam 1.2 Giới thiệu dự án Thuỷ điện Srepok 3 CHƯƠNG II: THẨM ĐỊNH DỰ ÁN (TÀI CHÍNH VÀ KINH TẾ) 2.1 Cơ sở thẩm định 2.1.1 Cơ sở pháp lý: 2.1.2. bỏ dự án. Phân tích kinh tế là quá trình thẩm định dự án dựa vào chi phí kinh tế của dự án cũng như lợi ích kinh tế của dự án. Trong đó, các hạng mục doanh thu và chi phí kinh tế của dự án được