Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
12,32 MB
Nội dung
1.TÊN ĐỂ TÀI: BIỆN PHÁP XÂY DỰNG NỀ NẾP SINH HOẠT BÁN TRÚ NHẰM RÈN THÓI QUEN TỐT CHO HỌC SINH 2. ĐẶT VẤN ĐỀ: Điều lệ Trường tiểu học qui định rất rõ: giáo viên là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục học sinh trong trường tiểu học và cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học cho nên công tác chủ nhiệm lớp là trách nhiệm của giáo viên. Công tác chủ nhiệm quyết định chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh. Làm tốt công tác chủ nhiệm tức là người giáo viên đã hoàn thành tốt việc giảng dạy các bộ môn và tổ chức giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh. Đặc biệt trong nhà trường Tiểu học, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm hết sức quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường quản lý điều hành lớp, trực tiếp giáo dục tư tưởng đạo đức, hình 1 thành nhân cách cho học sinh, là cầu nối giữa ba môi trường giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội. Trong giai đoạn hiện nay,giáo viên phụ trách lớp ngày càng đòi hỏi sự dày công hơn bởi vì giáo viên phải thực hiện nhiệm vụ dạy 2 buổi trên ngày và thêm một nhiệm vụ nữa là quản lý việc ăn ngủ học sinh trong giờ nghỉ trưa( Đối với những trường có tổ chức bán trú) vì vậy đòi hỏi người giáo viên cần phải có nhiều biện pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.Như chúng ta đã biết thực trạng hiện nay vì cơ sở vật chất nhà trường của tất cả các trường nói chung và trường Tiểu học Trần Quốc Toản nói riêng chưa đầy đủ điều kiện để tổ chức sinh hoạt ăn ngủ cho học sinh riêng biệt. Nếu thầy cô giáo không có kế hoạch giúp các em thực hiện tốt mọi nề nếp sinh hoạt thì học sinh không thực hiện tốt nội qui nhà trường. Là giáo viên đã ba năm nhận nhiệm vụ này nên tôi mạnh dạn đề xuất biện pháp “Xây dựng nề nếp sinh hoạt bán trú của học sinh trong trường tiểu học nhằm rèn thói quen tốt cho học sinh” Giới hạn nghiên cứu đề tài: Học sinh bán trú Trường tiểu học Trần Quốc Toản. 3.CƠ SỞ LÝ LUẬN: Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường năm học 2010- 2011 thể hiện rõ: Thực hiện công tác bán trú theo đúng quy định, đáp ứng yêu cầu của đông đảo các bậc cha mẹ học sinh và phù hợp với điều kiện của nhà trường. Tổ chức bán trú đảm bảo an toàn tuyệt đối về vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn cháy nổ, an toàn tính mạng cho học sinh. Theo kế hoạch thực hiện công tác bán trú của PHT( phụ trách công tác bán trú) qui định: Phân công giáo viên tham gia công tác phục vụ bán trú.Đảm bảo tốt các điều kiện về ăn, ở, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo đảm sức khỏe và an toàn tuyệt đối cho học sinh. Đảm bảo tốt việc nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh bán trú. 4.CƠ SỞ THỰC TIỄN: Trong những năm trước đây, mỗi lớp đều có một nhân viên phục vụ công tác bán trú, nhưng do nhu cầu về số lượng học sinh học bán trú tăng nhiều, vì vậy năm học 2010-2011 nhà trường phân công GV(khối 3,4,5) thực hiện thêm nhiệm vụ này, cho nên bước đầu giáo viên gặp nhiều khó khăn. Một số giáo viên ít quan tâm đến công việc này vì nghĩ rằng đó không phải nhiệm vụ chính của mình. Một số giáo viên chưa quen với công việc mới này. Xuất phát từ cơ sở lý luận và từ thực tiễn của công tác bán trú tôi nghĩ rằng cần có biện pháp xây dựng nề nếp ăn, nghỉ của học sinh bán trú nhằm rèn thói quen sinh hoạt tốt cho học sinh và đó cũng chính là một trong những tiêu chí rèn kỹ năng sống cho các em trong phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” 2 5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: 1. Xác định mục tiêu của việc xây dựng nề nếp công tác bán trú: Đi đôi với chất lượng là kết quả học tập, thì công tác xây dựng nề nếp cho học sinh là một trong những nhiệm vụ trọng yếu hàng đầu của người giáo viên tiểu học nói chung. Đặc biệt đối với những trường có tổ chức dạy hai buổi trên ngày và tổ chức bán trú cho học sinh nói riêng. Để phát huy vai trò từng cá nhân trong công tác này, tôi xác định rõ mục tiêu trong nhiệm vụ xây dựng nề nếp bán trú này là: - Nhằm giúp cho học sinh có thói quen tốt trong các sinh hoạt hằng ngày của các em để hình thành cho các em nề nếp tốt, như vậy các em sẽ học tập tốt hơn và đạt kết quả cao trong học tập. - Phát huy và tuyên dương những cá nhân,tập thể tổ có ý thức chấp hành tốt nội qui sinh hoạt của lớp, qua đó làm gương cho các bạn trong lớp cùng thi đua thực hiện. 2. Xây dựng kế hoạch tổ chức tốt các nề nếp. Như chúng ta đã biết sau khi học sinh học xong Thời khóa biểu buổi thứ nhất thì các em nghỉ ngơi và sinh hoạt tại trường.Sau khi ăn trưa xong giáo viên là người trực tiếp hướng dẫn học sinh sinh hoạt và nghỉ ngơi. Mỗi ngày học sinh ăn hai buổi ở trường đó là: Buổi ăn chính và buổi ăn xế. Để thực hiện một cách khoa học và hiệu quả về nề nếp ăn ngủ của học sinh, giáo viên cần phải xây dựng kế hoạch như sau: a.Giáo viên chủ nhiệm lớp có trách nhiệm xây dựng nội quy sinh hoạt bán trú của lớp từ đầu năm học thông qua Ban đại diện cha mẹ học sinh và phổ biến cho cả lớp thực hiện. Vì vậy tôi đã xây dựng nội qui ngày từ đầu năm học như sau: NỘI QUY SINH HOẠT BÁN TRÚ LỚP 3/1. * Học sinh ăn, ngủ, sinh hoạt đúng thời gian qui định cụ thể như sau: 1.Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. 2.Không ăn quá nhanh hoặc quá chậm. 3.Không đem thức ăn ra khỏi phòng ăn. 4.Phải ăn hết khẩu phần ăn của mình. 5.Sắp xếp chăn màn gọn gàng sau khi ngủ dậy 6.Ngủ đúng vị trí, đúng giờ qui định. 7.Tuyệt đối không nói chuyện riêng, đọc truyện trong giờ ngủ. 8.Ngủ đủ giờ không dậy sớm làm ảnh hưởng người xung quanh. 9.Phải tham gia các công việc khi được phân công như: Trải khăn bàn, phân phối cơm về các tổ, dọn dẹp sau khi ăn…. 10.Thực hiện tốt các điều quy định nêu trên. b.Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện tốt các nề nếp sinh hoạt: Giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp hướng dẫn học sinh mọi nếp nếp sinh hoạt bán trú. Vì vậy để đạt hiệu quả cao thì giáo viên cần có kế hoạch thật cụ thể , khoa học và có tính thực tế. 3 c.Tổng kết, tuyên dương kịp thời những tập thể, cá nhân thực hiện tốt. Đây là việc rất cần thiết nhằm động viên khuyến khích kịp thời những cá nhân có tiến bộ trong việc thực hiện nội qui của lớp, Từ đó tạo phong trào thi đua sôi nổi trong học sinh cả lớp. Có như vậy sẽ đem lại những hiệu quả cao kế hoạch đề ra. 3. Tổ chức thực hiện: a. Xây dựng tốt nề nếp ăn uống cho học sinh. Để thực hiện tốt nề nếp ăn uống của học sinh, Giáo viên cần giáo dục học sinh những thói quen cần thiết như sau: - Hướng dẫn học sinh rửa tay trước khi ăn.Đây là việc làm rất cần thiết để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.Về vấn đề này bộ phận y tế của nhà trường đã triển khai hướng dẫn học sinh ngay từ đầu năm học,Tôi đã tổ chức cho học sinh thực hiện thường xuyên nên học sinh có thói quen rất tốt. Các em đã có ý thức rất cao trong việc này, các em còn thực hiện tốt việc rửa tay đúng theo qui trình 6 bước đó là: + Làm ướt hai bàn tay bằng nước sạch. Thoa xà phòng vào lòng bàn tay. Chà xát hai lòng bàn tay vào nhau. + Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng ngón của bàn tay kia và ngược lại. + Dùng lòng bàn tay này chà xát chéo lên mu bàn tay kia và ngược lại. + Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón của bàn tay kia và ngược lại + Chụm 5 đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoay đi, xoay lại. + Xả cho tay sạch hết xà phòng dưới nguồn nước sạch. Lau khô tay bằng khăn hoặc giấy 4 - Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ. Mỗi tuần một tổ sẽ thực hiện những nhiệm vụ như sau: Trải khăn bàn, đem cơm phân phối về các tổ, dọn dẹp sau khi ăn. Ở công việc này đối với học sinh lớp 3 thì rất khó khăn nếu chúng ta không có kế hoạch cho tốt,bởi vì những năm học trước đây các em chưa làm những công việc này, các em chưa hình thành được thói quen sinh hoạt. Vì vậy ngay từ đầu năm học trong cuộc họp với phụ huynh học sinh tôi đã trao đổi cùng với phụ huynh các biện pháp để thực hiện tốt nề nếp sinh hoạt bán trú. Tất cả phụ huynh học sinh đều đồng tình ủng hộ.Cho nên lớp tôi đã thực hiện rất tốt. Các em đã tự biết làm được những công việc hằng ngày một cách gọn gàng như: lau bàn, quét lớp,dọn dẹp… Tổ trực đang lau bàn sau khi các bạn đã ăn xong. Mỗi học sinh tự dọn dẹp gọn gàng sau khi ăn xong khẩu phần ăn của mình. 5 Tổ trực đang lau nhà sau khi quét dọn xong. - Tổ trưởng, tổ phó có trách nhiệm nhắc nhở, đôn đốc kiểm tra, đánh giá các hoạt động của các thành viên trong tổ. Tôi xác định đó là việc làm rất cần thiết bởi vì như chúng ta đã biết có 3 tiêu chí thực hiện thành công trong mọi công việc đó là: Kế hoạch cụ thể, đôn đốc nhắc nhở và kiểm tra việc thực hiện.Và nhất là đối với học sinh tiểu học cho nên việc này là rất cần thiết. Tôi giao cho các tổ trưởng, tổ phó cụ thể công việc như sau: - Kiểm tra việc ăn hết khẩu phần ăn của từng bạn. - Kiểm tra việc rửa tay trước khi ăn. - Kiểm tra việc ăn đúng thời gian qui định…. Sau một tuần kiểm tra tổ trưởng đánh giá tổng kết trong giờ sinh hoạt cuối tuần. Bên cạnh việc tổ chức ăn uống cho học sinh bán trú,Tôi còn quan tâm đặc biệt đến giấc ngủ của từng học sinh. b.Tổ chức tốt nề nếp trong giờ nghỉ. Để tổ chức tốt giờ nghỉ trưa cho học sinh.Giáo viên cũng cần có kế hoạch cụ thể như sau: - Tổ chức cho HS sắp xếp bàn để chuẩn bị giờ nghỉ trưa. - Tổ chức cho HS sắp xếp gối, mền chuẩn bị chỗ để nghỉ trưa. - Tổ chức cho HS giải trí nhẹ nhàng trước khi đi ngủ. - Hướng dẫn HS nghỉ trưa đúng giờ theo qui định. Tất cả những công việc trên tôi đã giao cho tổ trưởng có kế hoạch phân công cụ thể như: Sau khi ăn cơm xong, tổ trực dọn dẹp và chuẩn bị chỗ nghỉ cho các tổ. Mỗi bạn tự chuẩn bị gối,màn cho mình. Sau đó tổ trưởng các tổ sẽ nhận truyện để các bạn đọc thư giãn trước khi đi ngủ. Đúng 12 giò là các em đã tự giác ngủ. Tuy nhiên không phải học sinh nào cũng có ý thức tốt trong việc ngủ trưa nhưng do được nhắc nhở thường xuyên của giáo viên chủ nhiệm 6 và đặc biệt là sự theo dõi của tổ trưởng nên các em đã tự giác thực hiện tốt nề nếp ngủ nghỉ đúng thời gian qui định. Tổ trực đang chuẩn bị chỗ ngủ cho cả lớp Các em đang đọc truyện thư giãn trước giờ nghỉ trưa c.Tổng kết và khen thưởng. 7 Như chúng ta đã biết tuyên dương là một hình thức khích lệ tinh thần tham gia tích cực nhất trong các hoạt động. Vì Vậy chúng ta không thể thiếu hình thức quan trọng này. Nắm được tâm lý của học sinh tiểu học rất thích được khen, thích được động viên nên tôi hướng dẫn Ban cán sự lớp lập bảng chấm điểm thi đua từng HS. Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm tôi đã đề xuất với Ban đại diện phụ huynh về việc khen thưởng các học sinh trong lớp thực hiện tốt các phong trào học tập và các nề nếp trong sinh hoạt bán trú ( mỗi phong trào đều có bảng đánh giá riêng) - Mỗi tuần tặng 1 cây bút cho mỗi học sinh đạt số điểm tốt cao nhất tổ. - Sau mỗi tuần thi đua, Lớp trưởng đánh giá chung các mặt hoạt động, tổ trưởng đánh giá cụ thể các mặt nề nếp học tập cũng như nề nếp sinh hoạt bán trú của từng thành viên trong tổ thông qua bảng điểm.Sau đó bầu chọn một học sinh của tổ đề nghị tuyên dương trước lớp và nhận thưởng. + Để tránh trường hợp một em nhận liên tục nhiều lần, theo qui ước 3 tuần mới được nhận thưởng lại ( nếu em đó điểm nhất tổ thì chọn em điểm nhì tổ ) + Đặc biệt chú ý đến học sinh chưa chấp hành tốt nội qui nhưng có tiến bộ thì tổ trưởng các tổ đề nghị Ban thi đua lớp tuyên dương và khen thưởng. Các em được tặng thưởng trong tiết sinh hoạt cuối tuần về công tác bán trú. 8 Tôi xin trích dẫn một bảng tổng kết của một tổ trong buổi sinh hoạt cuối tuần về công tác bán trú. 6. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: 9 Qua theo dõi từ đầu năm học đến nay, Tôi thấy các em học sinh của lớp tôi chủ nhiệm đã tiến bộ rất nhiều, các em đã có ý thức rất cao trong việc thực hiện nội qui của lớp đề ra.Mọi hoạt động sinh hoạt bán trú của lớp tôi đã đi vào nề nếp. Từ đầu năm học Tôi đã khảo sát tình hình thực tiễn thì số học sinh thực hiện chưa tốt nội quy của lớp cụ thể như sau: TT Nội qui của lớp 3/1 Số lượng HS thực hiện chưa tốt 1 Vệ sinh cá nhân chưa sạch sẽ 10 2 Ăn quá nhanh hoặc quá chậm. 9 3 Chưa ăn hết khẩu phần ăn của mình. 7 4 Chưa sắp xếp chăn màn gọn gàng sau khi ngủ dậy 8 5 Chưa ngủ đúng vị trí, đúng giờ qui định. 6 Còn nói chuyện riêng, đọc truyện trong giờ ngủ 3 7 Chưa ngủ đủ giờ không dậy sớm làm ảnh hưởng người xung quanh. 2 8 Đem thức ăn ra khỏi phòng ăn. 5 9 Chưa tham gia các công việc khi được phân công 5 Sau khi áp dụng các biện pháp đã nêu ở trên, Tôi thấy có hiệu quả rất cao. Đến cuối học kỳ số học sinh chưa thực hiện nội qui đã giảm đi một nữa. Một số điều trong nội qui đã được các em thực hiện rất tốt như: tuyệt đối không còn nói chuyện hoặc đọc truyện trong khi ngủ, ngủ đủ giờ không dậy sớm làm ảnh hưởng đến người xung quanh, ngủ đúng vị trí, đúng giờ qui định…Và đến thời điểm này thì mội nề nếp đi vào quĩ đạo, các em đã thực hiện tốt tất cả nội qui của lớp đề ra chỉ còn vài điểm nhỏ trong nội qui còn hạn chế cụ thể như sau: TT Nội qui của lớp 3/1 Số lượng HS thực hiện chưa tốt 1 Vệ sinh cá nhân chưa sạch sẽ 1 2 Ăn quá nhanh hoặc quá chậm. 1 3 Chưa ăn hết khẩu phần ăn của mình. 1 4 Chưa sắp xếp chăn màn gọn gàng sau khi ngủ dậy 2 5 Chưa ngủ đúng vị trí, đúng giờ qui định. 0 6 Còn nói chuyện riêng, đọc truyện trong giờ ngủ 0 7 Chưa ngủ đủ giờ không dậy sớm làm ảnh hưởng người xung quanh. 0 10 [...]... quản lý và giáo dục học sinh cụ thể như: 1.Thường xuyên tổ chức các chuyên đề về công tác chủ nhiệm nói chung và công tác xây dựng nề nếp sinh hoạt bán trú nói riêng để giáo viên học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau 2.Có hình thức khen thưởng các giáo viên làm tốt công tác công tác xây dựng nề nếp sinh hoạt bán trú nói riêng nhằm động viên khuyến khích những giáo viên đã tích cực xây dựng nề nếp trong công tác... rằng để giúp học sinh có thói quen tốt trong sinh hoạt bán trú thì mỗi giáo viên chúng ta cần có kế hoạch cụ thể ngay từ đầu năm học và phải xem đó là trách nhiệm của giáo viên trong công tác chủ nhiệm Có như vậy chúng ta mới xây dựng được nề nếp công tác bán trú đạt hiệu quả cao Để có được kết quả đã nêu ở trên thì giáo viên cần phải: 1 .Xây dựng kế hoạch một cách cụ thể ngay từ đầu năm học. Triển khai... thể kế hoạch trong phụ huynh học sinh và đặc biệt là phải được đa số phụ huynh ủng hộ và tạo điều kiện về kinh phí khen thưởng 2.Tổ chức tốt cho học sinh thực hiện Trong quá trình học sinh thực hiện giáo viên cần theo dõi uốn nắn kịp thời, không giao trắng cho Ban cán sự của lớp 3.Cần tuyên dương khen thưởng kịp thời cho các học sinh thực hiện tốt nề nếp nhằm nêu gương cho cả lớp cùng thi đua thực . BIỆN PHÁP XÂY DỰNG NỀ NẾP SINH HOẠT BÁN TRÚ NHẰM RÈN THÓI QUEN TỐT CHO HỌC SINH 2. ĐẶT VẤN ĐỀ: Điều lệ Trường tiểu học qui định rất rõ: giáo viên là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục học. chưa quen với công việc mới này. Xuất phát từ cơ sở lý luận và từ thực tiễn của công tác bán trú tôi nghĩ rằng cần có biện pháp xây dựng nề nếp ăn, nghỉ của học sinh bán trú nhằm rèn thói quen sinh. bán trú cho học sinh nói riêng. Để phát huy vai trò từng cá nhân trong công tác này, tôi xác định rõ mục tiêu trong nhiệm vụ xây dựng nề nếp bán trú này là: - Nhằm giúp cho học sinh có thói quen