Giáo án Mỹ thuật 5-HK1

77 227 0
Giáo án Mỹ thuật 5-HK1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiết 1: MĨ THUẬT XEM TRANH THIẾU NỮ BÊN HOA HUỆ I. MỤC TIÊU: - Học sinh tiếp xúc làm quen với tác phẩm ‘’ Thiếu nữ bên hoa huệ “ và hiểu vài nét về hoạ sĩ Tô Ngọc Vân. - Học sinh nhận xét được sơ lược về hình ảnh và màu sắc trong tranh. - Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh. II. CHUẨN BỊ: - Tranh ‘’Thiếu nữ bên hoa huệ “ Du kích tập bắn, Bác Hồ đi công tác. - Một số tranh của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân . Thiếu nữ bên hoa sen. . Bừa trên đồi. . Thuyền trên sông Hương… III. CÁC HOẠT Đ ỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: A. Giới thiệu bài: - Giới thiệu và cho học sinh xem bức tranh thứ I – Các em xem tranh và trả lời các câu hỏi: - Tên tranh là gì ? - Của tác giả nào ? - Các hình ảnh trong tranh có những gì ? - Màu sắc gì ? - Chất liệu tranh ? - Các em hãy nêu cảm nhận của mình về bức tranh ? - Giới thiệu cho học sinh xem bức tranh thứ 2 và trả lời những câu hỏi tương tự tranh 1. “ Du kích tập bắn “ - Nguyễn Đỗ Cung - Có 5 du kích đang tập bắn, có nhà, cây, núi… - Màu vàng của nền đất, màu xanh nền trời, màu trắng của mây. - Tranh màu bột. - Bức tranh rất đẹp và rất sinh động, màu sắc trong tranh tươi sáng, đậm nhạt rõ ràng, diễn tả được cái nắng chói chang của ngày hè ở Nam Trung bộ. - Tranh “ Bác Hồ đi công tác “ của hoạ sĩ Nguyễn Thụ. Trong tranh có Bác Hồ, anh cảnh vệ, hai con ngựa, suối, bông lau. Đây là một bức tranh lụa rất đẹp, mọi hình ảnh trong tranh đều cô đọng, tập trung làm nổi bật phong thái - Giáo viên gắn tiếp bức tranh thứ 3 lên bảng và nói : Bức tranh thứ 3 mang tên : Thiếu nữ bên hoa huệ của họa sĩ Tô Ngọc Vân chúng ta sẽ nghiên cứu và tìm hiểu kỹ trong tiết học ngày hôm nay. Gọi học sinh nêu lại yêu cầu bài học : Xem tranh. B. Hoạt đ ộng 1 : Giới thiệu vài nét về họa sĩ Tô Ngọc Vân : - Gọi học sinh đọc to mục 1 trong sách giáo khoa. - Các em thảo luận nhóm 2 cùng bàn với 2 nội dung. + Nêu một vài nét tiêu biểu về họa sĩ Tô Ngọc Vân. + Em hãy kể tên một số tác phẩm nổi tiếng của họa sĩ Tô Ngọc Vân. ung dung giản dị của Bác. - Xem tranh : “ Thiếu nữ bên hoa huệ”. - 1 học sinh đọc, cả lớp đọc thầm theo. - Tô Ngọc Vân là một nghệ sĩ tài năng, có nhiều đóng góp cho nền mĩ thuật Đông Dương, làm giảng viên trường này, sau đó làm Hiệu trưởng trường Mĩ thuật Việt Nam. - Thiếu nữ bên hoa huệ ( 1943 ), Thiếu nữ bên hoa sen ( 1944 ), Hai thiếu nữ và em bé ( 1944 ), … C. Hoạt đ ộng 2 : Xem tranh “ Thiếu nữ bên hoa huệ” : - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh “ Thiếu nứ bên hoa huệ” và thảo luận theo nhóm về những nội dung sau : + Hình ảnh chính của bức tranh là gì ? + Hình ảnh chính được vẽ như thế nào ? + Màu sắc của bức tranh như thế nào ? + Tranh vẽ bằng chất liệu gì ? + Em có thích bức tranh này không ? Vì sao ? - Yêu cầu đại diện nhóm trình bày phần thảo luận của nhóm mình. - Học sinh xem tranh và đọc thầm phần 2 ở sách giáo khoa trang 5 – Thảo luận nhóm 4. - Thiếu nữ mặc áo dài trắng. - Hình mảng đơn giản chiếm diện tích lớn trong bức tranh. - Màu chủ đạo là trắng, xanh, hồng; hòa sắc nhẹ nhàng, trong sáng. - Sơn dầu. - Thích, vì tranh vẽ một thiếu nữ ngồi nghiêng đầu qua bình hoa huệ trông rất duyên dáng, hòa sắc nhẹ nhàng, trong sáng. - Đại diện nhóm trình bày. - Cả lớp nhận xét. D. Hoạt đ ộng 3 : - Nhận xét, đánh giá. - Giáo viên nhận xét chung tiết học. - Khen ngợi các nhóm, cá nhân tích cực phát biểu ý kiến dựng bài. + Dặn dò : - Sưu tầm thêm tranh của họa sĩ Tô Ngọc Vân và tập nhận xét. - Nhắc học sinh quan sát màu sắc trong thiên nhiên để chuẩn bị cho bài học sau. + Bài sau : Màu sắc trong trang trí Tiết 2: MỸ THUẬT MÀU SẮC TRONG TRANG TRÍ. I. MỤC TIÊU : - Học sinh sơ lược vai trò và ý nghĩa của màu sắc trong trang trí. - Học sinh biết cách sử dụng màu trong các bài trang trí. - Học sinh cảm nhận được xẻ đẹp của màu sắc trong trang trí. II. CHUẨN BỊ : * Giáo viên : - Sách giáo khoa, sách giáo viên. - Một số đồ vật trang trí : Trang trí đường diềm. - Hộp màu. - Bảng pha màu, giấy vẽ khổ A3. * Học sinh : - Sách giáo khoa. - Giấy vẽ hoặc vở thực hành. - Bút chì, tẩy, màu vẽ. III. CÁC HOẠT Đ ỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : - Giới thiệu bài : - Giáo viên giới thiệu tranh ảnh, một số đồ vật được trang trí, một số bài trang trí hình vuông, hình tròn, đường diềm. - Màu sắc làm cho mọi đồ vật được trang trí cũng như bài vẽ đẹp hơn. - Có thể vẽ trang trí bằng nhiều loại màu. - Học sinh quan sát, nhận xét. - Học sinh lắng nghe. Hoạt đ ộng 1 : Quan sát – Nhận xét. - Các em hãy nhìn bài vẽ, đường diềm để trả lời các câu hỏi : + Có những màu nào ở bài trang trí? + Mỗi màu được vẽ ở những hình nào? - Học sinh trả lời. + Họa tiết giống nhau vẽ cùng màu. + Màu nền và màu họa tiết giống hay khác nhau ? + Độ đậm nhạt của các màu trong bài trang trí có giống nhau không ? + Trong 1 bài trang trí thường vẽ nhiều màu hay ít màu ? + Vẽ màu ở bài trang trí như thế nào là đẹp ? + Khác nhau. + Khác nhau. + Bốn đến năm màu. + Vẽ màu đều, có đậm, có nhạt, hài hòa, rõ trọng tâm. Hoạt đ ộng 2. Cách vẽ màu. - Gọi học sinh đọc mục 2 trang 7 ở sách giáo khoa. - Giáo viên dùng màu nước pha trộn để thành một số màu : vàng + xanh lam = xanh lá. Đỏ + xanh lam = tím. - Giáo viên lấy màu vừa pha tô vào họa tiết đường diềm cho học sinh. - Một học sinh đọc, lớp đọc thầm theo. - Học sinh quan sát. - Học sinh quan sát. Hoạt đ ộng 3. Thực hành. - Các em hãy trang trí, một đường diềm trên khổ giấy A4 ( nhóm 4). - Cần lưu ý vẽ màu theo cách sắp xếp họa tiết và tạo được sự khác nhau về đậm nhạt giữa màu nền và màu họa tiết. - Các em cố gắng hoàn thành bài vẽ tại lớp. - Học sinh thực hành, có thể vẽ màu nước, màu bột hay bút màu sáp. Hoạt đ ộng 4. Nhận xét – Đ ánh giá. - Giáo viên phát giấy khổ to để học sinh dán bài làm của nhóm vào. - Giáo viên gọi học sinh nhận xét. - Tổ trưởng dán bài vào giấy. - Giáo viên kết luận. - Học sinh nhận xét bài đẹp, chưa đẹp, xếp loại. * Dặn dò : - Các em về sưu tầm các bài trang trí đẹp. - Quan sát về trường, lớp của em. Tiết 3: MĨ THUẬT VẼ TRANH: ĐỀ TÀI TRƯỜNG EM. I. MỤC TIÊU : - Học sinh biết tìm, chọn các hình ảnh đẹp về nhà trường để vẽ tranh. - Học sinh biết cách vẽ và vẽ được tranh về đề tài trường em. - Học sinh yêu mến và có ý thức giữ gìn, bảo vệ ngôi trường của mình. II. CHUẨN BỊ : - Một số tranh ảnh về nhà trường, tranh ở bộ ADDH. - Giấy vẽ, vở thực hành, bút chì, tẩy, màu vẽ. III. CÁC HOẠT Đ ỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : 1. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra dụng cụ của học sinh. 2. Bài mới : Giáo viên giới thiệu bài. * Hoạt đ ộng 1 : Tìm, chọn nội dung đề tài. - Giáo viên giới thiệu tranh ảnh và gợi ý để học sinh nhớ lại các hình ảnh về nhà trường. Ví dụ : Khung cảnh chung của trường. . Hình dáng của cổng trường, sân trường, dãy nhà, hàng cây. . Kể tên một số hoạt động, chọn hoạt động cụ thể, - Giáo viên bổ sung thêm cho đầy đủ và gợi ý các nội dung có thể vẽ tranh. Ví dụ : Phong cảnh trường, giờ học lên lớp, cảnh vui chơi ở sân trường, lao động ở vườn trường, các lễ hội, … - Giáo viên lưu ý học sinh : nhớ các hình ảnh, hoạt động để lựa chọn được nội dung yêu thích, phù hợp với khả năng, … - Giáo viên cho học sinh xem hình ảnh để vẽ tranh trường của em ( Vẽ cảnh nào ? Có những hoạt động gì ). . Sắp xếp hình ảnh chính, hình ảnh phụ cho cân đối. . Vẽ rõ nội dung của hoạt động. . Vẽ màu theo ý thích. * Hoạt đ ộng 2 : Thực hành. - Trong khi học sinh vẽ, giáo viên đến từng bàn để quan sát, hướng dẫn. - Học sinh sắp xếp các hành ảnh sao cho cân đối, có chính, có phụ. - Giáo viên gợi ý cụ thể để giúp học sinh còn lúng túng. - Học sinh hoàn thành bài tập tại lớp. - Khen ngợi học sinh vẽ đẹp, động viên những học sinh vẽ chậm. * Hoạt đ ộng 3 : Nhận xét, đánh giá. - Giáo viên cùng học sinh chọn những tranh đẹp, chưa đẹp, nhận xét cụ thể. + Cách chọn nội dung. + Cách sắp xếp hình. + Cách vẽ màu. - Giáo viên nhận xét chung của tiết học. - Quan sát khối hộp và khối cầu. Tiết 4: MĨ THUẬT VẼ THEO MẪU : KHỐI HỘP VÀ KHỐI CẦU. I. MỤC TIÊU : - Học sinh hiểu cấu trúc của khối hộp và khối cầu; biết quan sát, so sánh, nhận xét hình dáng chung của mẫu và hình dáng của từng vật mẫu. - Học sinh biết cách vẽ và vẽ được mẫu khối hộp và khối cầu. - Học sinh quan tâm tìm hiểu các đồ vật có dạng hình khối hộp và khối cầu. II. CHUẨN BỊ : - Mẫu khối hộp và khối cầu. - Bài vẽ của học sinh lớp trước. - Giấy vẽ, bút chì, tẩy. III. CÁC HOẠT Đ ỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1. Kiểm tra bài cũ :Giáo viên kiểm tra dụng cụ của học sinh. 2. Bài mới : Giáo viên giới thiệu bài mới. * Hoạt đ ộng 1 : Quan sát – nhận xét. - Giáo viên đặt mẫu ở vị trí thích hợp, yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét về đặc điểm, hình dáng, kích thước, độ đậm, nhạt của mẫu qua các câu hỏi sau. Các mặt của khối hộp giống nhau hay khác nhau ? Có mấy mặt ? Khối cầu có đặc điểm gì ? Bề mặt khối cầu có giống bề mặt khối hộp không ? So sánh độ đậm nhạt của khối hộp và khối cầu ? Nêu tên một vài đồ vật có hình dáng giống khối hộp và khối cầu ? - Giáo viên có thể yêu cầu học sinh đến gần mẫu để quan sát hình dáng, đặc điểm của mẫu, nhận xét về tỉ lệ, khoảng cách giữa 2 vật mẫu và độ đậm nhạt. - Giáo viên bổ sung và tóm tắt các ý chính. + Hình dáng, đặc điểm của khối hộp và khối cầu. + Khung hình, đặc điểm của mẫu và khung hình của từng vật mẫu. + Tỷ lệ giữa vật mẫu. + Độ đậm nhạt chung và độ đậm nhạt riêng của từng vật mẫu do tác động của ánh sáng. * Hoạt động 2 : Cách vẽ. - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát mẫu, gợi ý cho học sinh cách vẽ. + So sánh tỷ lệ giữa chiều cao và chiều ngang của mẫu để vẽ khung hình chung, khung hình từng vật mẫu. - Giáo viên có thể vẽ lên bảng từng khối riêng biệt để gợi ý học sinh cách vẽ hình khối hộp và khối cầu. Vẽ hình khối hộp : . Xác định tỷ lệ các mặt của khối hộp. . Vẽ phác hình các mặt khối bằng nét thẳng. . Hoàn chỉnh hình. Vẽ hình khối cầu : . Vẽ khung hình của khối cầu là hình vuông. . Vẽ các đường chéo và trục ngang, trục dọc ở khung. . Lấy các điểm đối xứng qua tâm. . Dựa vào các điểm, vẽ phác hình bằng nét thẳng, rồi sửa thành nét cong đều. - Giáo viên gợi ý học sinh các bước tiếp theo. + So sánh giữa hai khối về vị trí và đặc điểm để chỉnh sửa hình vẽ cho đúng hơn. + Vẽ đậm nhạt bằng ba độ chỉnh : đậm, đậm vừa, nhạt. + Hoàn chỉnh bài vẽ. * Hoạt động 3 : Thực hành. - Khi học sinh vẽ, giáo viên đến từng bàn để quan sát và hướng dẫn. - Khi học sinh vẽ hình, cần nhắc các em quan sát và so sánh để xác định đúng khung hình chung, khung hình riêng của mẫu. - Nhắc học sinh chú ý bố cục sao cho cân đối; vẽ đậm nhạt đơn giản. - Gợi ý thêm cho những học sinh còn lúng túng. * Hoạt động 4 : Nhận xét – Đánh giá. - Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét, xếp loại một số bài vẽ tốt và chưa tốt. - Giáo viên bổ sung nhận xét, điều chỉnh xếp loại và khen ngợi động viên một số học sinh có bài vẽ tốt. 3. Củng cố – Dặn dò : - Giáo viên nhận xét tiết học. - Học sinh quan sát các con vật quen thuộc. [...]... tranh ảnh về đề tài Ngày Nhà giáo Việt Nam MĨ THUẬT Tiết 11 VẼ TRANH ĐỀ TÀI NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20 – 11 I MỤC TIÊU : - Học sinh nắm vững được cách chọn nội dung và cách vẽ tranh - Học sinh vẽ được tranh về đề tài Ngày Nhà giáo Việt Nam - Học sinh yêu quý và kính trọng thầy giáo, cô giáo II CHUẨN BỊ : Giáo viên : - Sách giáo khoa, sách giáo viên - Một số tranh ảnh về Ngày Nhà giáo Việt Nam - Hình gợi... nặn cho bài học sau Tiết 13 : MĨ THUẬT TẬP NẶN TẠO DÁNG NẶN DÁNG NGƯỜI I MỤC TIÊU : - Học sinh nhận biết được đặc điểm của một số dáng người đang hoạt động - Học sinh nặn được một số dáng người đơn giản - Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của các bức tượng thể hiện về con người II CHUẨN BỊ : Giáo viên : - Sách giáo khoa, sách giáo viên - Sưu tầm một sô tranh ảnh về các dáng người đang hoạt động - Một số... sinh kể lại những hoạt động kỉ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 của trường, lớp mình Ví dụ : + Lễ kỉ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 của trường + Cha mẹ học sinh tổ chức chúc mừng thầy giáo, cô giáo + Học sinh tặng hoa cho thầy giáo, cô giáo + Tiết học tốt chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 * Gợi ý học sinh nhớ lại các hình ảnh về Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 + Quang cảnh đông vui,... sinh : - Sách giáo khoa - Giấy vẽ hoặc vở thực hành - Bút chì, tẩy, màu vẽ III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU : 1 Kiểm tra bài cũ : Giáo viên kiểm tra dụng cụ của học sinh 2 Bài mới : Giáo viên giới thiệu bài mới Giáo viên cho học sinh hát tập thể một bài hát có nội dung về nhà trường, thầy giáo, cô giáo, từ đó liên hệ đến nội dung bài học Hoạt động 1 : Tìm, chọn nội dung đề tài - Giáo viên yêu cầu... Khi nặn mẫu để học sinh quan sát, giáo viên cần thao tác chậm và đúng theo trình tự các bước nặn cho các em nhìn rõ và ghi nhớ Hoạt động 3 : Thực hành - Học sinh có thể vẽ trước một vài dáng người trên giấy nháp để chọn dáng nào đẹp và sinh động hơn để nặn Ví dụ : + Dáng người cõng em hoặc bế em + Dáng người ngồi đọc sách + Dáng người chạy, nhảy, đá cầu, đã bóng, … - Giáo viên cho một số học sinh khá... CHỦ YẾU : 1 Kiểm tra bài cũ : Giáo viên kiểm tra dụng cụ của học sinh 2 Bài mới : Giáo viên giới thiệu bài mới Giáo viên lựa chọn cách giới thiệu bài cho hấp dẫn và phù hợp với nội dung * Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét - Giáo viên yêu cầu các nhóm tự bày mẫu hoặc cùng với học sinh bày mẫu chung cho cả lớp theo vài phương án khác nhau để học sinh tìm ra cách bày mẫu đẹp - Giáo viên nêu một số câu hỏi... BỊ : 1 Giáo viên : - Sách giáo khoa, sách giáo viên - Hình phóng to một số họa tiết trang trí đối xứng qua trục - Một số bài tập học sinh lớp trước - Một số bài trang trí có họa tiết đối xứng 2 Học sinh : - Sách giáo khoa - Giấy vẽ hoặc vở thực hành - Bút chì, tẩy, thước kẻ, màu vẽ III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : 1 Kiểm tra bài cũ : Giáo viên kiểm tra dụng cụ của học sinh 2 Bài mới : Giáo viên... phú; màu sắc rực rỡ, … + các dáng người khác nhau trong hoạt động + Giáo viên yêu cầu học sinh chọn nội dung để vẽ tranh Hoạt động 3 : Cách vẽ tranh - Giáo viên giới thiệu một số bức tranh và hình tham khảo trong sách giáo khoa để học sinh nhận ra cách vẽ : + Vẽ hình ảnh chính trước ( vẽ rõ nội dung ) + Vẽ hình ảnh phụ sau ( cho tranh sinh động ) + Vẽ màu tươi sáng - Giáo viên có thể vẽ lên bảng hoặc... BỊ : Giáo viên : - Sách giáo khoa, sách giáo viên - Sưu tầm một số tranh ảnh về quân đội - Một số bức tranh về đề tài Quân đội của các họa sĩ và của thiếu nhi Học sinh : - Sách giáo khoa - Giấy vẽ hoặc vở thực hành - Bút chì, tẩy, màu vẽ III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU : 1 Kiểm tra bài cũ : Giáo viên kiểm tra dụng cụ của học sinh 2 Bài mới : Giáo viên giới thiệu bài mới Giáo viên có thể sử dụng... sinh : - Sách giáo khoa - Giấy vẽ hoặc vở thực hành - Bút chì, tẩy, màu vẽ III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU : 1 Kiểm tra bài cũ : Giáo viên kiểm tra dụng cụ của học sinh 2 Bài mới : Giáo viên giới thiệu bài mới Giáo viên lựa chọn cách giới thiệu bài cho hấp dẫn và phù hợp với nội dung Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét - Giáo viên giới thiệu mẫu đã chuẩn bị và hình gợi ý trong sách giáo khoa để học . sáp. Hoạt đ ộng 4. Nhận xét – Đ ánh giá. - Giáo viên phát giấy khổ to để học sinh dán bài làm của nhóm vào. - Giáo viên gọi học sinh nhận xét. - Tổ trưởng dán bài vào giấy. - Giáo viên kết luận. - Học. kéo tạo thành hình dáng chính của con vật. Nặn thêm các chi tiết và tạo dáng cho con vật hoàn chỉnh ( tạo dáng đi, đứng, chạy, nhảy cho sinh động ). - Giáo viên nặn và tạo dáng một con vật đơn. qua bình hoa huệ trông rất duyên dáng, hòa sắc nhẹ nhàng, trong sáng. - Đại diện nhóm trình bày. - Cả lớp nhận xét. D. Hoạt đ ộng 3 : - Nhận xét, đánh giá. - Giáo viên nhận xét chung tiết học. -

Ngày đăng: 30/10/2014, 12:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan