Sách giáo khoa, sách giáo viên.

Một phần của tài liệu Giáo án Mỹ thuật 5-HK1 (Trang 38 - 42)

- Sưu tầm tranh Du kích tập bắn trong Tuyển tập tranh Việt Nam ( nhà xuất bản Văn hóa – 1975 ) hoặc trên sách báo ( nếu có điều kiện ).

- Một số tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung về các đề tài khác.

Học sinh :

- Sách giáo khoa.

- Sưu tầm tranh của họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung ( nếu có ).

III. CÁC HOẠT Đ ỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :

2. Bài mới : Giáo viên giới thiệu bài mới.

Giáo viên lựa chọn cách giới thiệu bài cho hấp dẫn và phù hợp với nội dung.

Hoạt động 1 : Giới thiệu vài nét về họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung.

Giáo viên có thể nêu các ý sau :

- Họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung tốt nghiệp khóa V ( 1929 – 1934 ) trường Mĩ thuật Đông Dương. Ông vừa sáng tác hội họa vừa đam mê tìm hiểu lịch sử mĩ thuật dân tộc.

- Ông tham gia hoạt động cách mạng rất sớm, là một trong những họa sĩ đầu tiên vẽ chân dung Bác Hồ tại Bắc Bộ Phủ ( 1946 ).

- Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, họa sĩ đã cùng đoàn quân Nam tiến vào Nam Trung Bộ, kịp thời sáng tác, góp công sức vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc, Bức tranh Du kích tập bắn ra đời trong hoàn cảnh đó.

- Họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung còn có nhiều tác phẩm sơn dầu nổi tiếng như : Cây chuối ( 1936 ); Cổng thành Huế ( 1941 ); Học hỏi lẫn nhau ( 1960 );

Công nhân cơ khí ( 1962 ); Tan ca, mời chị em đi họp để thi thợ giỏi

( 1976 ).

- Ông còn là nhà nghiên cứu mĩ thuật uyên bác, có đóng góp lớn trong việc xây dựng Viện Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam và đào tạo đội ngũ họa sĩ, cán bộ nghiên cứu mĩ thuật.

- Với đóng góp to lớn cho nền mĩ thuật hiện đại Việt Nam, năm 1996, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về dân tộc – Nghệ

thuật.

Hoạt động 2 : Xem tranh Du kích tập bắn.

- Giáo viên đặt một số câu hỏi để học sinh tìm hiểu nội dung bức tranh : + Hình ảnh chính của bức tranh là gì ?

( Bức tranh diễn tả buổi tập bắn của tổ du kích. Năm nhân vật được sắp xếp ở trung tâm với những tư thế khác nhau rất sinh động : người bò, người trườn, người ngồi như đang chuẩn bị ném lựu đạn, người đứng ngắm dưới giao thông hào ).

+ Hình ảnh phụ của bức tranh là những hình ảnh nào ?

( Phía xa là nhà, cây, núi, bầu trời tạo cho bố cục chặt chẽ, sinh động ). + Có những màu chính nào trong tranh ?

( Màu vàng của nền đất, màu xanh thẳm của nềm trời, màu trắng bạc của của mây diễn tả cái nắng chói chang rực rỡ trên bãi tập và thời tiết nóng nực của miền Nam Trung Bộ; màu sắc có đậm, nhạt rõ ràng.

+ Đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu về đề tài Chiến tranh cách mạng.

- Giáo viên nêu một vài câu hỏi để học sinh tập nhận xét các bức tranh khác của họa sĩ. Ví dụ :

+ Cách bố cục : sắp xếp các hình ảnh chính, phụ. + Tư thế của các nhân vật.

+ Màu sắc trong tranh.

- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cảm nhận của mình về các tác phẩm.

Hoạt động 3 : Nhận xét, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét chung tiết học, khen ngợi các nhóm và cá nhân tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài.

3. Dặn dò :

- Quan sát các đồ vật dạng hình chữ nhật có trang trí ( cái khăn, cái thảm, cái khay, … ).

- Sưu tầm bài trang trí hình chữ nhật.

Tiết 18 : MĨ THUẬT VẼ TRANG TRÍ

TRANG TRÍ HÌNH CHỮ NHẬT.I. MỤC TIÊU : I. MỤC TIÊU :

- Học sinh hiểu được sự giống và khác nhau giữa trang trí hình chữ nhật và trang trí hình vuông, hình tròn.

- Học sinh biết cách trang trí và trang trí được hình chữ nhật.

- Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của các đồ vật dạng hình chữ nhật có trang trí.

II. CHUẨN BỊ :Giáo viên : Giáo viên :

- Sách giáo khoa, sách giáo viên. - Hình gợi ý cách vẽ.

- Một số bài trang trí hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn để so sánh; một số hình ảnh hay một vài đồ vật dạng hình chữ nhật có trang trí : cái khay, tấm thảm, chiếc khăn, …

Học sinh :

- Sách giáo khoa.

- Giấy vẽ hoặc vở thực hành. - Bút chì, thước kẻ, tẩy, màu vẽ.

III. CÁC HOẠT Đ ỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :

1. Kiểm tra bài cũ : Giáo viên kiểm tra dụng cụ của học sinh .2. Bài mới : Giáo viên giới thiệu bài mới. 2. Bài mới : Giáo viên giới thiệu bài mới.

Giáo viên lựa chọn cách giới thiệu bài cho hấp dẫn và phù hợp với nội dung.

Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét.

Giáo viên giới thiệu một số bài trang trí hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật và gợi ý để học sinh thấy được sự giống và khác nhau của ba dạng bài.

- Giống nhau :

+ Hình mảng chính ở giữa, được vẽ to; họa tiết, màu sắc thường được sắp xếp đối xứng qua các trục.

+ Trang trí một số đồ vật dạng hình chữ nhật cũng không khác biệt nhiều so với trang trí hình vuông, hình tròn.

+ Màu sắc có đậm, có nhạt làm rõ trọng tâm.

- Khác nhau : Do đặc điểm hình dáng của hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật mà trang trí đối xứng qua trục ở các hình này cũng có sự khác biệt. Hình chữ nhật thường được trang trí đối xứng qua một hoặc hai trục; hình vuông thường được trang trí qua một, hai hoặc bốn trục; hình tròn có thể trang trí đối xứng qua một, hai, ba hoặc nhiều trục.

- Có nhiều cách trang trí hình chữ nhật : mảng hình ở giữa có thể là hình vuông, hình thoi, hình bầu dục ( ô van ), …; Bốn góc có thể là mảng hình vuông hoặc tam giác, …; xung quanh có thể là đường diềm hoặc một số họa tiết phụ …

Hoạt động 2 : Cách trang trí.

Giáo viên cho học sinh xem hình hướng dẫn cách vẽ trong sách giáo khoa hay hình giáo viên đã chuẩn bị hoặc vẽ lên bảng kết hợp với đặt câu hỏi gợi ý để học sinh thấy được cách vẽ. Giáo viên tóm tắt lại các bước :

- Vẽ hình chữ nhật cân đối với khổ giấy.

- Kẻ trục, tìm và sắp xếp các hình mảng:có mảng to, mảng nhỏ (H.1a, b).

- Dựa vào hình dáng của các mảng, tìm và vẽ họa tiết giữa màu nên và màu họa tiết ( nên dùng từ bốn đến năm màu; các họa tiết giống nhau vẽ cùng một màu, cùng độ đậm nhạt ).

Hoạt động 3 : Thực hành.

+ Tìm hình mảng : mảng chính lớn và mảng phụ nhỏ hơn. Chú ý đến khoảng trống giữa các mảng (học sinh thường vẽ mảng chính nhỏ và các khoảng trống rộng nên bài trang trí không có trọng tâm,hình mảng rời rạc, … ).

+ Tìm họa tiết và vẽ họa tiết vào các mảng đối xứng qua trục.

+ Vẽ màu vào các họa tiết và nên; vẽ màu gọn, đều, có đậm, có nhạt ( chú ý đảm bảo tính đối xững của các họa tiết, các mảng trong hình chữ nhật ).

- Giáo viên gợi ý cụ thể hơn với những học sinh còn lúng túng và động viên những học sinh có khả năng để các em tự tin phát huy được tính sáng tạo.

Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá.

- Giáo viên cùng học sinh lựa chọn một số bài và gợi ý để học sinh nhận xét, xếp loại :

+ Bài hoàn thành. + Bài chưa hoàn thành. + Bài đẹp, chưa đẹp vì sao ?

- Giáo viên bổ sung nhận xét, điều chỉnh xếp loại và động viên chung cả lớp.

3. Dặn dò :

Sưu tầm tranh ảnh về ngày Tết, lễ hội và mùa xuân ở sách báo.

MĨ THUẬTTiết 19 VẼ TRANH Tiết 19 VẼ TRANH

ĐỀ TÀI NGÀY TẾT, LỄ HỘI VÀ MÙA XUÂN.I. MỤC TIÊU : I. MỤC TIÊU :

Một phần của tài liệu Giáo án Mỹ thuật 5-HK1 (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w