Giáo viên cùng học sinh lựa chọn một số bài ( có bài tốt và bài chưa

Một phần của tài liệu Giáo án Mỹ thuật 5-HK1 (Trang 55 - 63)

tốt ) và gợi ý học sinh nhận xét, xếp loại về : + Bố cục.

+ Cách vẽ hình. + Vẽ đậm nhạt, …

- Giáo viên nhận xét chung tiết học, khen ngợi những học sinh vẽ bài tốt. Nhắc nhở và động viên những em chưa hoàn thành được bài.

3. Dặn dò :

Sưu tầm tranh ảnh, những câu chuyện, bài hát về Bác Hồ để chuẩn bị cho bài học tiếp theo.

Tiết 25 :

THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT XEM TRANH BÁC HỒ ĐI CÔNG TÁC I. Mục tiêu :

- Học sinh tiếp xúc và làm quen với tác phẩm Bác Hồ đi công tác và hiểu vài nét về hoạ sĩ Nguyễn Thụ.

- Học sinh nhận xét được sơ lược về hình ảnh và màu sắc trong tranh. - Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh.

II. Chuẩn bị : * Giáo viên :

- SGK, SGV.

- Một số tranh vẻ về Bác Hồ của các hoạ sĩ.

- Một vài bức tranh lụa và tranh các chất liệu khác ( nếu có ). * Học sinh :

- SGK.

- Sưu tầm tranh ảnh về Bác Hồ. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :

1. Kiểm tra bài cũ : Giáo viên kiểm tra dụng cụ của học sinh .2. Bài mới : Giáo viên giới thiệu bài mới phù hợp với nội dung. 2. Bài mới : Giáo viên giới thiệu bài mới phù hợp với nội dung.

* Hoạt động 1 : Giới thiệu vài nét về họa sĩ Nguyễn Thụ.

- Giáo viên yêu cầu học sinh xem mục 1 trang 77 SGK và gợi ý các em tìm hiểu về tác giả. Ví dụ :

+ Nơi sinh của hoạ sĩ Nguyễn Thụ. + Những tác phẩm nổi tiếng của ông. - Giáo viên bổ sung :

+ Hoạ sĩ Nguyễn Thụ quê ở xã Đắc Sở, huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây. Ông là hiệu trưởng trường Đại học Mĩ thuật Hà Nội từ năm 1985 đến năm 1992. Ông được phong Phó Giáo Sư năm 1984 và danh hiệu nhà giáo nhân dân năm 1988.

+ Hoạ sĩ Nguyễn Thụ trưởng thành trong kháng chiến, ông vẽ tranh bằng nhiều chất liệu khác nhau và thành công nhất là tranh lụa.

+ Đề tài yêu thích của ông là phong cảnh và sinh hoạt của nhân dân ở miền núi phía Bắc. Những nhân vật trong tranh thường là các cụ già, thiếu nữ, em bé,… được thể hiện rất sinh động, duyên dáng bằng bố cục phóng khoáng và màu sắc giản dị.

+ Ông có nhiều tranh được giải thưởng trong nước và quốc tế như :

Đấu vật, làng ven núi, Mùa đông, Bác Hồ đi công tác,…

+ Ông được tặng Giải thưởng Nhà Nước về văn học – Nghệ thuật năm 2001.

* Hoạt động 2 : Xem tranh Bác Hồ đi công tác.

- Giáo viên cho học sinh xem tranh và đặt câu hỏi gợi ý tìm hiểu bức tranh.

+ Hình ảnh chính trongbức tranh là gì ? ( hình ảnh Bác Hồ, anh cảnh vệ ).

+ Dáng vẻ trong từng nhân vật trong tranh như thế nào ? ( Bác Hồ dáng ung dung, thư thái trên yên ngựa, tay cầm dây cương,… anh cảnh vệ người ngả về phía trước.)

+ Hình dáng của hai con ngựa như thế nào ? ( mỗi con một dáng đang bước đi ).

+ Màu sắc của bức tranh rực rỡ hay trầm ấm ? ( trầm ấm ). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Cách vẽ của bức tranh mạnh mẻ hay nhẹ nhàng uyển chuyển ? ( nhẹ nhàng uyển chuyển ).

- Dựa vào các ý trả lời của học sinh, giáo viên bổ sung làm rõ nội dung của bức tranh :

+ Hình ảnh chính là Bác Hồ và anh cảnh vệ cưỡi ngựa qua suối trên đường công tác. Bác ngồi ung dung thư thái trên lưng ngựa với chiếc túi khoác trên vai cho thấy phong cách giản dị, gần gũi của Người.

+ Những bông lau màu trắng nghiêng nghiêng theo chiều gió, dòng suối mờ hơi nước,… gợi nên vẻ yên ả, thơ mộng của núi rừng Việt Bắc.

+ Màu nâu hồng chủ đạo trong bức tranh cùng với các độ đậm nhạt tinh tế đã tạo nên một hòa sắc nhẹ nhàng, trầm ấm hấp dẫn người xem.

+ Với bố cục tập trung, hình ảnh cô động, màu sắc giản dị, bức tranh

Bác Hồ đi công tác là một trong những tác phẩm thành công vẽ về vị lãnh tụ

kính yêu của dân tộc.

* Hoạt động 3 : Nhận xét, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét chung tiết học.

- Khen ngợi những học sinh tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài. 3. Dặn dò :

Sưu tầm một số dòng chữ in hoa nét thanh nét đậm ở sách báo. Tiết 26 :

VẼ TRANG TRÍ

TẬP KẺ KIỂU CHỮ IN HOA NÉT THANH NÉT ĐẬM I. Mục tiêu :

- Học sinh nắm được cách sắp xếp dòng chữ cân đối. - Học sinh biết cách kẻ và kẻ được dòng chữ đúng kiểu.

- Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm và quan tâm đến nội dung các khẩu hiệu trong nhà trường, trong cuộc sống.

II. Chuẩn bị : * Giáo viên :

- SGK, SGV.

- Một số dòng chữ in hoa nét thanh nét đậm đẹp và chưa đẹp ( để so sánh ).

- Sưu tầm một vài dòng chữ in hoa nét thanh nét đậm ở sách báo, tạp chí hoặc tự chuẩn bị.

- Một số bài kẻ chữ của học sinh lớp trước. * Học sinh :

- SGK, giấy kẻ hoặc vở thực hành.

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :

1. Kiểm tra bài cũ : Giáo viên kiểm tra dụng cụ của học sinh .2. Bài mới : Giáo viên giới thiệu bài mới phù hợp với nội dung. 2. Bài mới : Giáo viên giới thiệu bài mới phù hợp với nội dung.

* Hoạt động 1 : Quan sát nhận xét.

- Giáo viên giới thiệu một số dòng chữ có kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm ( kẻ đúng và chưa đúng ) và gợi ý học sinh nhận thấy :

+ Kiểu chữ ( kẻ đúng hay kẻ sai ).

+ Chiều cao và chiều rộng của dòng chữ so với khổ giấy. + Khoảng cách giữa các con chữ và các tiếng.

+ Cách vẽ màu chữ và màu nền ( chữ màu sáng thì nền màu đậm và ngược lại ).

- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm ra dòng chữ đúng và đẹp. * Hoạt động 2 : Cách kẻ chữ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giáo viên vẽ lên bảng kết hợp với nêu các câu hỏi gợi ý để học sinh nhận ra các bước kẻ chữ :

- Dựa vào khuôn khổ giấy xác định chiều dài và chiều cao của dòng chữ.

- Vẽ nhẹ bằng bút chì toàn bộ dòng chữ để điều chỉnh khoảng cách giữa các con chữ và các tiếng.

- Xác định bề rộng của nét đậm và nét thanh cho phù hợp với chiều cao và chiều rộng của các con chữ. Dùng thước để kẻ các nét thẳng.

- Sử dụng com pa hoặc vẽ bằng tay các nét cong. - Vẽ màu theo ý thích.

* Lưu ý :

- Màu của dòng chữ và màu nền cần khác nhau về màu và đậm nhạt. - Vẽ màu gọn, đều trong nét chữ.

* Hoạt động 3 : Thực hành.

- Khi thực hành, học sinh thường gặp khó khăn về cách sắp xếp dòng chữ trong khổ giấy và xác định vị trí của nét thanh, nét đậm. Vì vậy giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh :

+ Chiều cao, chiều dài hợp lý của dòng chữ trong khổ giấy ( để tránh tình trạng thừa hoặc thiếu trong bố cục ).

+ Tìm khoảng cách giữa các con chữ và các tiếng. + Vị trí của nét thanh, nét đậm ( xác định đúng vị trí ).

+ Trong dòng chữ bề rộng của các nét thanh phải bằng nhau, bề rộng của các nét đậm cũng phải bằng nhau.

+ Cách chọn màu chữ, màu nền và cách vẽ màu.

- Hướng dẫn cụ thể hơn đối với những học sinh còn lúng túng. * Hoạt động 4 : Nhận xét đánh giá.

- Học sinh tự chọn một số bài và nhận xét, đánh giá về : + Bố cục ( đẹp, chưa đẹp, vì sao ? )

+ Kiểu chữ ( đúng, sai, vì sao ? )

+ Màu sắc ( vẽ màu đều ở chữ và nền )

- Giáo viên yêu cầu học sinh xếp loại bài vẽntheo cảm nhận riêng. - Giáo viên tổng kết và nhận xét chung về tiết học.

3. Dặn dò :

- Tìm và quan sát các hoạt động bảo vệ môi trường. - Sưu tầm tranh ảnh về đề tài môi trường.

Tiết 27 :

VẼ TRANH

ĐỀ TÀI MÔI TRƯỜNG

I. MỤC TIÊU :

- Học sinh hiểu biết thêm về môi trường và ý nghĩa của môi trường với cuộc sống.

- Học sinh biết cách vẽ và vẽ được tranh có nội dung về môi trường. - Học sinh có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường.

II. CHUẨN BỊ :Giáo viên : Giáo viên :

- Sách giáo khoa, sách giáo viên.

- Sưu tầm tranh ảnh đẹp về môi trường ( phong cảnh, các hoạt động bảo vệ môi trường ).

- Hình gợi ý cách vẽ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bài vẽ của học sinh lớp trước.

Học sinh :

- Sách giáo khoa.

- Tranh ảnh về môi trường. - Giấy vẽ hoặc vở thực hành.

- Bút chì, tẩy, màu vẽ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :

1. Kiểm tra bài cũ : Giáo viên kiểm tra dụng cụ của học sinh .2. Bài mới : Giáo viên giới thiệu bài mới phù hợp với nội dung. 2. Bài mới : Giáo viên giới thiệu bài mới phù hợp với nội dung. * Hoạt động 1 : Tìm, chọn nội dung đề tài.

- Giáo viên giới thiệu tranh ảnh về môi trường và gợi ý để học sinh nhận ra :

+ Không gian sống xung quanh ta có đồi núi, ao hồ, kênh rạch, sông biển, cây cối, đường sá, nhà cửa, bầu trời, …

+ Môi trường xanh – sạch – đẹp rất cần cho cuộc sống con người.

+ Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của mọi người. Có nhiều cách để giữ gìn, bảo vệ môi trường như thu gom rác, làm vệ sinh ngõ xóm, làm sạch nguồn nước, trồng cây, bảo vệ rừng, chống săn bắt động vật quý hiếm, …

Để vẽ tranh về môi trường, có thể chọn một trong số những hoạt động nêu trên hoặc vẽ về cảnh thiên nhiên tươi đẹp, phong cảnh quê hương, …

- Học sinh tự chọn nội dung để vẽ tranh.

* Hoạt động 2 : Cách vẽ tranh.

- Giáo viên gợi ý học sinh tìm chọn các hình ảnh chính, phụ làm rõ nội dung đề tài để vẽ tranh.

- Gợi ý học sinh cách vẽ thông qua hình gợi ý hoặc vẽ lên bảng : + Vẽ hình ảnh chính trước, sắp xếp cân đối với phần giấy quy định. + Vẽ hình ảnh phụ cho tranh thêm sinh động.

+ Vẽ màu theo ý thích ( có màu đậm, màu nhạt ).

Lưu ý :

Không nên vẽ nhiều hình ảnh tản mạn vì sẽ làm cho bài vẽ vụn vặt, không rõ trọng tâm.

* Hoạt động 3 : Thực hành.

- Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thực hành như sau : + Vẽ theo cá nhân : Vẽ vào giấy vẽ hoặc vở thực hành.

+ Vẽ theo nhóm : Các nhóm trao đổi : tìm nội dung, hình ảnh và phân công vẽ hình, vẽ màu.

- Giáo viên theo dõi, gợi ý, bổ sung để học sinh hoàn thành bài vẽ.

* Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá.

- Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét và xếp loại một số bài vẽ đẹp hoặc chưa đẹp về :

+ Cách chọn nội dung. + Cách sắp xếp hình ảnh. + Cách vẽ hình.

+ Cách vẽ màu.

- Học sinh tự nhận xét, xếp loại theo cảm nhận riêng.

- Giáo viên chọn một số bài vẽ đẹp làm ĐDDH và chuẩn bị cho trưng bày kết quả học tập cuối năm.

3. Dặn dò : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quan sát lọ, hoa, quả và chuẩn bị mẫu cho bài học sau.

Tiết 28. VẼ THEO MẪU

MẪU VẼ CÓ HAI HOẶC BA VẬT MẪU ( vẽ màu ) I. MỤC TIÊU :

- Học sinh hiểu đặc điểm của mẫu về hình dáng, màu sắc và cách sắp xếp.

- Học sinh biết cách vẽ và vẽ được mẫu có hai hoặc ba vật mẫu. - Học sinh yeu thích vẻ đẹp của tranh tĩnh vật.

II. CHUẨN BỊ :Giáo viên : Giáo viên :

- Sách giáo khoa, sách giáo viên.

- Chuẩn bị hai vật mẫu vẽ khác nhau ( hình dáng, màu sắc ). - Hình gợi ý cách vẽ.

- Tranh tĩnh vật của họa sĩ, bài vẽ lọ, hoa và quả của học sinh lớp trước.

Học sinh :

- Sách giáo khoa.

- Mẫu để vẽ theo nhóm ( nếu có điều kiện ).

- Tranh tĩnh vật hoặc bài vẽ lọ, hoa và quả của học sinh lớp trước. - Giấy vẽ hoặc vở thực hành.

- Bút chì, tẩy, màu vẽ hoặc kéo, giấy màu, hồ dán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :

1. Kiểm tra bài cũ : Giáo viên kiểm tra dụng cụ của học sinh .2. Bài mới : Giáo viên giới thiệu bài mới phù hợp với nội dung. 2. Bài mới : Giáo viên giới thiệu bài mới phù hợp với nội dung.

* Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét.

Giáo viên cùng học sinh bày mẫu chung hoặc cho học sinh tự bày mẫu vẽ theo nhóm để các em tìm ra cách bày mẫu hợp lí, sau đó gợi ý các em nhận xét về :

- Tỉ lệ chung của mẫu vẽ.

- Vị trí của lọ, quả ( ở trước, ở sau, che khuất nhau, … ). - Hình dáng, đặc điểm của lọ, hoa, quả ( cao thấp, to nhỏ ). - Độ đậm nhạt và màu sắc của lọ, hoa, quả.

Lưu ý :

Giáo viên gợi ý và yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét ở mẫu chung hoặc mẫu vẽ của nhóm.

* Hoạt động 2 : Cách vẽ.

- Giáo viên gợi ý học sinh :

+ Ước lượng chiều cao, chiều ngang của mẫu để vẽ khung hình chung. + Quan sát mẫu, ước lượng và phác khung hình của lọ, hoa, quả ( yêu cầu học sinh so sánh chiều ngang, chiều dọc để có tỉ lệ đúng ).

+ Tìm tỉ lệ bộ phận của lọ, hoa, quả.

+ Vẽ phác hình từng vật mẫu bằng các nét thẳng. + Nhìn mẫu vẽ chi tiết cho rõ đặc điểm của mẫu.

+ Xác định các mảng màu, đậm nhạt ở mẫu và vẽ màu theo cảm nhận riêng.

- Giáo viên vẽ lên bảng theo mẫu đã trình bày hoặc cho học sinh xem hình gợi ý cách vẽ ở sách giáo khoa để các em hiểu rõ hơn cách tiến hành bài vẽ.

* Hoạt động 3 : Thực hành. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giáo viên có thể cho học sinh vẽ màu hoặc cắt, xé dán bằng giấy màu ( ở địa phương nào không có điều kiện vẽ màu, giáo viên có thể cho học sinh vẽ bằng bút chì đen ).

- Trước khi học sinh thực hành, giáo viên cho các em quan sát hình tham khảo ở sách giáo khoa, vở thực hành hoặc các bài do giáo viên và học sinh sưu tầm để các em tự tin hơn.

- Khi học sinh làm bài, giáo viên quan sát lớp, nhắc nhở các em : + Quan sát tìm ra đặc điểm của mẫu : hình dáng, tỉ lệ.

+ Ước lượng tỉ lệ của khung hình chung và khung hình của từng vật mẫu.

- Giáo viên gợi ý, hướng dẫn bổ sung cho từng học sinh, nhất là những em còn lúng túng về :

+ Cách vẽ khung hình, ước lượng tỉ lệ bộ phận, cách vẽ hình, … + Tìm mảng đậm nhạt và vẽ màu.

* Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá.

- Giáo viên cùng học sinh chọn một số bài vẽ đẹp và chưa đẹp rồi gợi ý để học sinh nhận xét về :

+ Bố cục ( hình vẽ cân đối hay không cân đối với phần giấy ). + Hình vẽ ( rõ đặc điểm, sát mẫu về tỉ lệ chung và tỉ lệ bộ phận ). + Cách vẽ chì hoặc vẽ màu hay xé dán giấy ( có đậm, có nhạt ). - Yêu cầu học sinh xếp loại bài theo cảm nhận riêng.

- Giáo viên nhận xét bổ sung, điều chỉnh xếp loại và động viên chung cả lớp.

3. Dặn dò :

Một phần của tài liệu Giáo án Mỹ thuật 5-HK1 (Trang 55 - 63)