Học sinh hiểu được nội dung của một số ngày lễ hội.

Một phần của tài liệu Giáo án Mỹ thuật 5-HK1 (Trang 63 - 70)

- Học sinh biết cách nặn và sắp xếp các hình nặn theo đề tài.

- Học sinh yêu mến quê hương và trân trọng các phong tục tập quán.

II. CHUẨN BỊ :Giáo viên : Giáo viên :

- Sách giáo khoa, sách giáo viên. - Sưu tầm tranh ảnh về ngày hội.

- Sưu tầm một số hình nặn của nghệ nhân về đề tài ngày hội ( nếu có ). - Bài nặn của học sinh lớp trước.

- Đất nặn hoặc giấy màu, hồ dán, ….

Học sinh :

- Sưu tầm tranh ảnh về ngày hội. - Đất nặn hoặc giấy màu, hồ dán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :

1. Kiểm tra bài cũ : Giáo viên kiểm tra dụng cụ của học sinh .2. Bài mới : Giáo viên giới thiệu bài mới phù hợp với nội dung. 2. Bài mới : Giáo viên giới thiệu bài mới phù hợp với nội dung. * Hoạt động 1 : Tìm, chọn nội dung đề tài.

- Giáo viên yêu cầu học sinh kể về những ngày hội ở quê hương hoặc những lễ hội mà em biết. Ví dụ : hội Đền Hùng ( Phú Thọ ), hội chọi trâu ( Đồ Sơn ), hội Lim ( Bắc Ninh ), hội làng, …

- Giáo viên gợi ý để học sinh nhớ lại các hoạt động trong những dịp lễ hội. Ví dụ : đấu vật, chọi gà, kéo co, đua thuyền, múa rồng, chơi đu, …

- Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh ảnh về lễ hội do giáo viên chuẩn bị hoặc ở sách giáo khoa rồi tóm tắt : Trong những dịp lễ hội thường có nhiều hoạt động giàu ý nghĩa và những trò chơi rất vui. Lễ hội ở mỗi vùng miền thường mang những nét đặc sắc khác nhau.

- Giáo viên yêu cầu một số học sinh chọn nọi dung và nêu các hình ảnh sẽ nặn hoặc xé dán.

* Hoạt động 2 : Cách nặn.

- Giáo viên yêu cầu học sinh chọn nội dung và tìm các hình ảnh chính, phụ để nặn.

- Giáo viên nhắc học sinh nhớ lại cách nặn đã học và nặn mẫu một hình nặn cho học sinh quan sát các thao tác :

+ Nặn từng bộ phận rồi ghép dính lại hoặc nặn hình từ một thỏi đất. + Nặn thêm các hình ảnh phụ và chi tiết.

+ Tạo dáng và sắp xếp theo đề tài.

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình gợi ý ở sách giáo khoa để các em nắm được cách năn.

Lưu ý :

Giáo viên nhắc học sinh tìm và nặn các chi tiết đặc trưng cho ngày hội như : khăn, áo, cờ, trống, … và tạo các dáng sinh động cho hình nặn. Nên nặn nhiều dáng người và các hình ảnh khác rồi sắp xếp theo nội dung để tạo không khí tưng bừng, vui tươi của ngày hội.

* Hoạt động 3 : Thực hành.

- Giáo viên có thể tổ chức hoạt động thực hành cho học sinh như sau : + Nặn theo cá nhân.

+ Nặn theo nhóm ( mỗi nhóm ba hoặc bốn học sinh ). Các nhóm trao đổi, tự chọn nội dung, tìm hình ảnh rồi phân công mỗi thành viên trong nhóm nặn một vài hình để sắp xếp theo đề tài.

- Giáo viên quan sát, gợi ý, bổ sung cụ thể cho từng cá nhân hoặc nhóm để giúp các em hoàn thành bài ở lớp.

- Các nhóm, cá nhân nặn rồi sắp xếp hình nặn theo đề tài. Giáo viên gợi ý cho học sinh chỉnh sửa các dáng người sao cho rõ nội dung hoạt động và tạo được sự hài hòa, liên kết trong nhóm hình nặn.

Lưu ý :

- Giáo viên khuyến khích các nhóm, cá nhân nặn theo những nội dung khác nhau và tìm ra cách thể hiện sinh động, hấp dẫn để bài nặn của lớp phong phú. Cho các nhóm thi đua xem nhóm nào nặn nhanh, nặn đẹp để tạo không khí học tập sôi nổi, hứng thú.

- Nếu chưa có điều kiện nặn, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh vẽ hoặc xé ván. Nên tổ chức cho một số học sinh vẽ, xé dán theo nhóm vào giấy khổ lớn để có thể chọn những bài đẹp làm ĐDDH.

* Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá.

- Giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát, nhận xét một số bài về : + Hình nặn ( rõ đặc điểm ).

+ Tạo dáng ( sinh động, phù hợp với các hoạt động ) + Sắp xếp các hình nặn ( rõ nội dung đề tài ).

- Giáo viên gợi ý học sinh xếp loại bài theo cảm nhận riêng.

- Giáo viên nhận xét chung về tiết học, khen ngợi các nhóm, cá nhân có bài nặn đẹp. Chọn một số bài để làm ĐDDH.

Lưu ý :

Với các bài vẽ, xé dán, giáo viên cũng tổ chức cho học sinh nhận xét, xếp loại như đã hướng dẫn ở các bài đã học.

3. Dặn dò :

Sưu tầm một số đầu báo, tạp chí, báo tường,… Tiết 30 :

VẼ TRANG TRÍ

TRANG TRÍ ĐẦU BÁO TƯỜNG I. Mục tiêu :

- Học sinh hiểu ý nghĩa của báo tường.

- Học sinh yêu thích các hoạt động tập thể. II. Chuẩn bị :

* Giáo viên :

- Sách giáo khoa, sách giáo viên.

- Sưu tầm một số đầu báo ( Báo Nhân dân, Quân đội nhân dân, Hoa học trò, Nhi đồng,… )

- Một đầu báo tường của lớp hoặc của trường. - Bài vẽ của học sinh lớp trước.

- Hình gợi ý cách vẽ. * Học sinh :

- Sách giáo khoa.

- Sưu tầm một số đầu báo. - Giấy vẽ hoặc vở thực hành. - Bút chì, tẩy, màu vẽ.

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :

1. Kiểm tra bài cũ : Giáo viên kiểm tra dụng cụ của học sinh .2. Bài mới : Giáo viên giới thiệu bài mới phù hợp với nội dung. 2. Bài mới : Giáo viên giới thiệu bài mới phù hợp với nội dung.

* Hoạt động 1 : Quan sát nhận xét.

- Giáo viên giới thiệu một số đầu báo và gợi ý để học sinh quan sát, nhận thấy :

+ Tờ báo nào cũng có : đầu báo và thân báo ( nội dung gồm các bài báo, hình vẽ, tranh ảnh minh hoạ,… )

+ Báo tường : báo của mỗi đơn vị như : Bộ đội, trường học, thường ra vào những dịp lễ Tết hoặc các đợt thi đua. Mỗi người trong đơn vị viết một vài bài, có thể là thơ ca, văn xuôi hoặc tranh vẽ,… sau đó dán vào một tấm bảng hay một tờ giấy lớn, để ở nơi thuận tiện cho nhiều người cùng xem.

- Giáo viên giới thiệu một số đầu báo và gợi ý để học sinh tìm ra các yếu tố của đầu báo :

+ Chữ :

* Tên tờ báo : là phần chính, chữ to, rõ, nổi bật. Ví dụ : Thi đua, Học tập, Nhớ ơn Bác Hồ,… có thể là chữ in hoa hay chữ thường, màu sắc tươi sáng, nổi bật.

* Chủ đề của tờ báo : cỡ chữ nhỏ hơn tên báo. Ví dụ : Chào mừng ngày 20 – 11, Chào mừng 115 năm ngày sinh Bác Hồ kính yêu,…

* Tên đơn vị sắp xếp ở vị trí phù hợp, nhỏ hơn tên báo. Ví dụ : Lớp 5E, Trường Lê Ngọc Hân,…

+ Hình minh hoạ : hình trang trí, cờ, hoa, biểu trưng,…

- Giáo viên yêu cầu một số học sinh phát biểu chọn chủ đề báo, tên tờ báo, kiểu chữ, hình minh hoạ.

* Hoạt động 2 : Cách trang trí đầu báo tường.

- Giáo viên giới thiệu hình gợi ý cách vẽ hoặc vẽ minh hoạ lên bảng cách trang trí đầu báo :

+ Vẽ phác các mảng chữ, hình minh hoạ sao cho có mảng lớn, mảng nhỏ và cân đối.

+ Kẻ chữ và vẽ hình trang trí.

+ Vẽ màu tươi sáng, rõ và phù hợp với nội dung.

- Giáo viên giới thiệu cho học sinh quan sát một số bài trang trí đầu báo của các bạn lớp trước để các em tự tin hơn.

* Hoạt động 3 : Thực hành.

- Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thực hành như sau : + Làm bài cá nhân.

+ Làm bài theo nhóm ở trên bảng ( bằng phấn màu ) hoặc trên giấy khổ A4.

- Học sinh tự làm bài hoặc thảo luận, phân công các phần việc cho các thành viên trong nhóm.

- Giáo viên bao quát lớp, gợi ý, hướng dẫn bổ sung, động viên học sinh làm bài.

* Hoạt động 4 : Nhận xét đánh giá.

- Giáo viên cùng học sinh chọn một số bài để nhận xét, đánh giá về : + Bố cục ( rõ nội dung ).

+ Chữ ( tên báo nổi rõ, đẹp ).

+ Hình minh hoạ ( phù hợp và sinh động ). + Màu sắc ( tươi sáng, hấp dẫn ).

- Giáo viên gợi ý học sinh xếp loại theo cảm nhận riêng ( khi nhận xét, xếp loại, học sinh cần nêu lí do vì sao đẹp, chưa đẹp ).

- Giáo viên tổng kết nhận xét chung về tiết học.

3. Dặn dò :

Sưu tầm tranh về đề tài Ước mơ của em của các bạn lớp trước. Tiết 31 :

VẼ TRANH

ĐỀ TÀI ƯỚC MƠ CỦA EM

I. MỤC TIÊU :

- Học sinh hiểu về nội dung đề tài.

- Học sinh biết cách vẽ được tranh theo ý thích. - Học sinh phát huy trí tưởng tượng khi vẽ tranh.

II. CHUẨN BỊ :Giáo viên : Giáo viên :

- Sách giáo khoa, sách giáo viên.

- Sưu tầm tranh về đề tài Ước mơ của em và một số đề tài khác. - Hình gợi ý cách vẽ.

Học sinh :

- Sách giáo khoa.

- Sưu tầm tranh về đề tài Ước mơ của em. - Giấy vẽ hoặc vở thực hành.

- Bút chì, tẩy, màu vẽ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :

1. Kiểm tra bài cũ : Giáo viên kiểm tra dụng cụ của học sinh .2. Bài mới : Giáo viên giới thiệu bài mới phù hợp với nội dung. 2. Bài mới : Giáo viên giới thiệu bài mới phù hợp với nội dung. * Hoạt động 1 : Tìm, chọn nội dung đề tài.

- Giáo viên giới thiệu một số bức tranh có nội dung khác nhau và gợi ý để học sinh tìm ra những tranh có nội dung về ước mơ.

- Giáo viên giải thích : Vẽ về ước mơ là thể hiện những mong muốn tốt đẹp của người vẽ về hiện tại hoặc tương lai theo trí tưởng tượng thông qua hình ảnh và màu sắc trong tranh. Ví dụ : muốn sống trên cung trăng, dưới đáy đại dương ; muốn trái đất mãi mãi hòa bình ; muốn được du lịch khắp hành tinh, … Đối với học sinh, ước mơ học giỏi để trở thành kĩ sư, bác sĩ, họa sĩ, phi công, nhà khoa học, … là những ước mơ đẹp có thể thực hiện được.

- Yêu cầu một số học sinh nêu ước mơ của mình.

* Hoạt động 2 : Cách vẽ tranh.

- Giáo viên phân tích cách vẽ ở một vài bức tranh hoặc vẽ lên bảng để học sinh thấy được sự đa dạng về cách thể hiện nội dung đề tài. Ví dụ :

+ Cách bố cục. + Cách vẽ hình. + Cách vẽ màu.

- Nhắc học sinh cách vẽ tranh như đã hướng dẫn ở các bài đã học.

- Cho học sinh xem một số bài vẽ của học sinh lớp trước hoặc các bức tranh tham khảo ở sách giáo khoa để các em tự tin hơn trước khi làm bài.

* Hoạt động 3 : Thực hành.

- Giáo viên có thể tổ chức hoạt động thực hành cho học sinh như sau : + Vẽ cá nhân ( vẽ vào vở thực hành hay giấy vẽ ).

+ Một vài nhóm vẽ chung trên giấy khổ lớn.

+ Hai nhóm ( mỗi nhóm hai học sinh ) vẽ lên bảng.

- Giáo viên yêu cầu học sinh trao đổi để chọn nội dung, tìm hình ảnh và tự phân công người vẽ hình, người vẽ màu.

- Giáo viên bao quát lớp, khuyến khích các nhóm chọn nội dung và tìm cách thể hiện khác nhau, thi đua xem nhóm nào vẽ nhanh, vẽ đẹp.

- Hướng dẫn cụ thể để những học sinh còn lúng túng hoàn thành được bài.

* Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá.

- Giáo viên cùng học sinh chọn một số bài vẽ theo cá nhân, theo nhóm và gợi ý các em nhận xét về :

+ Cách tìm chọn nội dung ( độc đáo, có ý nghĩa ). + Cách bố cục ( chặt chẽ, cân đối ).

+ Cách vẽ hình ảnh chính, phụ ( sinh động ). + Cách vẽ màu ( hài hòa, có đậm, có nhạt ).

- Học sinh nhận xét, xếp loại theo cảm nhận riêng.

- Giáo viên tổng kết, nhận xét chung tiết học, khen ngợi các nhóm và cá nhân có bài vẽ đẹp, nhắc nhở và động viên những học sinh chưa hoàn thành được bài cố gắng hơn ở những bài học sau. Có thể chọn một số bài vẽ đẹp làm ĐDDH.

3. Dặn dò :

- Quan sát lọ, hoa và quả.

- Chuẩn bị mẫu vẽ cho bài học sau ( lọ, hoa và quả, nếu có điều kiện ).

VẼ TĨNH VẬT ( Vẽ màu ). I. MỤC TIÊU :

Một phần của tài liệu Giáo án Mỹ thuật 5-HK1 (Trang 63 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w