1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề thi HSG Quang Ninh 2011 Bảng B

6 306 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 173,88 KB

Nội dung

5.0 điểm Kể tên các giai cấp mới ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.. 0.25 - Mặc dù Pháp đã khuất phục được triều đình Huế bộ phận chủ hòa nhưng chúng

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH QUẢNG NINH LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2011-2012

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

MÔN : LỊCH SỬ ( BẢNG B) Ngày thi: 26-10-2011

Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) ( Đề thi này có 01 trang)

Họ và tên, chữ ký của giám thị số 1:

………

………

A LỊCH SỬ VIỆT NAM (14 điểm)

Câu 1 4.0 điểm)

Âm mưu của thực dân Pháp khi tấn công Gia Định là gì? Trình bày diễn biến chiến sự ở mặt trận Gia Định

Câu 2 (5.0 điểm)

Hoàn cảnh lịch sử bùng nổ phong trào Cần vương Thực chất của phong trào Cần vương là gì? Vì sao “Chiếu Cần vương” thổi bùng phong trào yêu nước chống Pháp xâm lược dâng lên sôi nổi kéo dài đến cuối thế kỉ XIX?

Câu 3 (5.0 điểm)

Kể tên các giai cấp mới ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp Trình bày các hoạt động yêu nước của những giai cấp đó trong những năm 1919-1925 và nhận xét?

B LỊCH SỬ THẾ GIỚI (6.0 điểm)

Câu 1 (3.0 điểm)

Cục diện “ hai cực, hai phe” trong quan hệ quốc tế được xác lập như thế nào sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Câu 2 (3.0 điểm)

Nêu những thành tựu cơ bản mà các nước Đông Nam Á đạt được từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay Theo em, thành tựu nào quan trọng nhất? Tại sao?

……… HẾT………

Họ và tên thí sinh ……… … Số báo danh ………

Trang 2

SỞ GD&ĐT QUẢNG NINH HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH

ĐỀ THI CHÍNH THỨC LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2011 – 2012

Môn: LỊCH SỬ ( BẢNG B)

(Hướng dẫn chấm này có 05 trang)

Câu

Câu

1

Âm mưu của thực dân Pháp khi tấn công Gia Định năm 1859?

Trình bày diễn biến chiến sự ở mặt trận Gia Định

4.0

- Sau khi kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” ở Đà Nẵng bước đầu

thất bại, thấy không thể chiếm được Đà Nẵng, Pháp quyết định đưa

quân vào Gia Định

0.5

- Gia Định và Nam Kì là vựa lúa lớn của Việt Nam, có vị trí chiến

lược quan trọng Hệ thống giao thông đường thủy ở đây rất thuận lợi

Từ Gia Định có thể sang Cam- pu- chia một cách dễ dàng

0.5

- Chiếm được Nam Kì, quân Pháp sẽ cắt đứt con đường tiếp tế lương

thực của triều đình nhà Nguyễn, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho

việc làm chủ lưu vực sông Mê Công của Pháp

0.5

- Ngày 9-2-1859, hạm đội Pháp tới Vũng Tàu rồi theo sông Cần Giờ

lên Sài Gòn Do vấp phải sức chống cự quyết liệt của quân dân ta nên

mãi tới 16-2-1959 quân Pháp mới đến được Gia Định

0.25

- Ngày 17-2-1959, Pháp nổ súng đánh thành Gia Định Quân đội triều

đình tan rã nhanh chóng.Trái lại, các đội dân binh chiến đấu dũng

cảm, ngày đêm bám sát địch và tiêu diệt chúng

0.5

- Cuối cùng, quân Pháp phải dùng thuốc nổ phá thành, đốt trụi mọi

kho tàng và rút quân xuống các tàu chiến Kế hoạch “đánh nhanh

thắng nhanh” bị thất bại, buộc địch phải chuyển sang kế hoạch

“chinh phục từng gói nhỏ”

0.5

- Đầu năm 1860, cục diện chiến trường Nam Kì có sự thay đổi Nước

Pháp sa lầy trong cuộc chiến tranh ở Trung Quốc và I-ta-li-a Vì phải

chia xẻ lực lượng cho các chiến trường khác, số quân còn lại ở Gia

Định chỉ có khoảng 1000 tên, rải ra trên một chiến tuyến dài 10 km

Trong khi đó, quân triều đình vẫn đóng trong phòng tuyến Chí Hòa

mới được xây dựng, trong tư thế “thủ hiểm”

0.5

- Không bị động đối phó như quân đội triều đình, hàng nghìn nghĩa

dũng do Dương Bình Tâm chỉ huy đánh đồn Chợ Rẫy ( 7-1860), vị trí

quan trọng nhất trên phòng tuyến của địch

0.5

- Bị sa lầy ở cả hai nơi ( Đà Nẵng và Gia Định), Pháp rơi vào tình thế

tiến thoái lưỡng nan Lúc này, trong triều đình nhà Nguyễn có sự

phân hóa, tư tưởng chủ hòa lan ra làm lòng người li tán

0.25

Trang 3

Câu

2

Hoàn cảnh lịch sử bùng nổ phong trào Cần vương Thực chất của

phong trào Cần vương là gì? Vì sao “Chiếu Cần vương” thổi bùng

phong trào yêu nước chống Pháp xâm lược dâng lên sôi nổi kéo dài

đến cuối thế kỉ XIX?

5.0

- Sau hai Hiệp ước: Hác-măng( 1883) và Pa-tơ-nốt (1884), thực dân

Pháp cơ bản hoàn thành cuộc xâm lược Việt Nam và bắt đầu thiết lập

chế độ bảo hộ ở Bắc Kì và Trung Kì

0.25

- Mặc dù Pháp đã khuất phục được triều đình Huế (bộ phận chủ hòa)

nhưng chúng vấp phải sự kháng cự của một số quan lại, văn thân, sĩ

phu yêu nước và nhân dân các địa phương trong Nam ngoài Bắc,

khiến chúng ăn không ngon, ngủ không yên

0.25

- Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong

triều đình Huế, đứng đầu là Tôn Thất Thuyết mạnh tay hành động

(phế bỏ những ông vua có biểu hiện thân Pháp, đưa Hàm Nghi lên

ngôi, trừ khử những người không cùng chính kiến, bổ sung lực lượng

quân sự, xây dựng sơn phòng, tích trữ lương thảo và vũ khí)

→ mục đích: chuẩn bị khởi nghĩa giành lại chủ quyền

0.5

- Trước tình hình đó, thực dân Pháp tăng thêm lực lượng quân sự, siết

chặt bộ máy kìm kẹp, tìm mọi cách để loại phái chủ chiến ra khỏi

triều đình

0.25

- Biết được âm mưu của Pháp, đêm mồng 4 rạng sáng 5-7-1885, Tôn

Thất Thuyết và lực lượng chủ chiến đã ra tay trước Tôn Thất Thuyết

hạ lệnh cho các đạo quân của mình tấn công đồn Mang Cá và tòa

Khâm sứ Pháp

0.5

- Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt, song do chuẩn bị vội vã, thiếu chu

đáo nên sức chiến đấu của nghĩa quân nhanh chóng giảm sút Rạng

sáng 5-7, quân Pháp phản công Tôn Thất Thuyết đưa Hàm Nghi rút

khỏi Kinh thành lên sơn phòng Tân Sở ( Quảng Trị)

0.25

- Ngày 13-7-1885, Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi

xuống chiếu Cần vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước

vì vua mà kháng chiến.Chiếu Cần vương nhanh chóng thổi bùng ngọn

lửa yêu nước trong nhân dân

0.5

- Là phong trào yêu nước chống Pháp của dân tộc 0.5

- Khẩu hiệu “Cần vương” chỉ đáp ứng yêu cầu trước mắt của dân

tộc.Về cơ bản, phong trào Cần vương phản ánh mâu thuẫn chủ yếu

giữa toàn thể dân tộc ta với thực dân Pháp và phong kiến đầu hàng,

không còn phản ánh mâu thuẫn giữa phong kiến Việt Nam với đế

quốc Pháp; lợi ích của giai cấp phong kiến đã hòa nhập làm một với

lợi ích dân tộc Chính vì vậy, sau khi vua Hàm Nghi bị sa vào tay giặc

(1888), phong trào Cần vương vẫn tiếp tục phát triển

0.5

Trang 4

- Chiếu Cần vương tố cáo âm mưu xâm lược nước ta của thực dân

Pháp và sự phản bội của một bộ phận quan lại triều đình Huế

0.5

- Kêu gọi các văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước giúp Vua đánh

Pháp, khôi phục nền độc lập dân tộc, lập lại chế độ phong kiến có

“Vua hiền, tôi giỏi”

0.5

- Mặt khác, trước đây triều Nguyễn chưa một lần hiệu triệu nhân dân

đứng lên cứu nước, vì vậy ngọn cờ Cần vương đã nhanh chóng quy tụ

lực lượng nhân dân đông đảo và trở thành phong trào vũ trang chống

Pháp sôi nổi, liên tục cuối thế kỉ XIX

0.5

Câu

3

Kể tên các giai cấp mới ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ

hai của thực dân Pháp Trình bày các hoạt động yêu nước của những

giai cấp đó trong những năm 1919-1925 và nhận xét?

5.0

* Những giai cấp mới ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai

của thực dân Pháp là: giai cấp tư sản và giai cấp tiểu tư sản

0.5

- Ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp

Phần lớn làm trung gian thầu khoán, cung cấp nguyên liệu, hàng hóa

cho tư bản Pháp…Giai cấp tư sản Việt Nam bị tư bản Pháp chèn ép,

số lượng ít, thế lực kinh tế yếu, phân hóa thành hai bộ phận: tư sản

mại bản có quyền lợi gắn với đế quốc nên câu kết chặt chẽ với chúng;

tư sản dân tộc có xu hướng kinh doanh độc lập nên ít nhiều có tinh

thần dân tộc

0.75

- Tư sản Việt Nam đã tổ chức cuộc vận động “ chấn hưng nội hóa”,

“bài trừ ngoại hóa”, tẩy chay tư sản Hoa kiều…

0.25

- Năm 1923, địa chủ và tư sản Việt Nam đấu tranh chống độc quyền

thương cảng Sài Gòn và độc quyền xuất khẩu lúa gạo tại Nam Kì của

tư bản Pháp

0.5

- Năm 1923, một số tư sản Việt Nam lập ra Đảng Lập hiến đòi tự do,

- Nhận xét: Các phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản Việt Nam

trong một chừng mực nhất định mang tinh thần dân tộc, yêu nước

chống Pháp, nhưng dễ thỏa hiệp khi thực dân nhượng bộ cho một chút

quyền lợi

0.5

- Giai cấp tiểu tư sản Việt Nam ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa

lần thứ hai của Pháp.Thành phần gồm: học sinh, sinh viên, viên chức,

nhà văn, nhà báo, tiểu thương…Một bộ phận có tri thức, hiểu biết,

nhạy cảm với các tư tưởng tiến bộ của thời đại, hăng hái đấu tranh vì

độc lập, tự do của dân tộc

0.5

- Tiểu tư sản lập ra các tổ chức chính trị yêu nước như Việt Nam

nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên…;,tiến hành nhiều hoạt

động phong phú, sôi nổi ( mít tinh, biểu tình, bãi khóa, bãi thị…) đấu

tranh đòi quyền tự do, dân chủ

0.5

- Xuất bản báo chí tiến bộ : Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê, 0.25

Trang 5

Tiếng dân ; Lập nhà in tiến bộ như Nam Đồng thư xã ( Hà Nội),

Cường học thư xã (Sài Gòn), v.v.v đã phát hành nhiều loại sách báo

tiến bộ

- Sự kiện nổi bật là cuộc đấu tranh đòi nhà cầm quyền thả tự do cho

Phan Bội Châu (1925) và tổ chức đám tang cho Phan Châu Trinh

(1926)

0.5

- Nhận xét: Các phong trào đấu tranh công khai của giai cấp tiểu tư

sản mang tính quần chúng rộng rãi, góp phần thức tỉnh, khơi dậy tinh

thần yêu nước, ý thức dân tộc trong quần chúng nhân dân và truyền

bá các tư tưởng tiến bộ vào phong trào cách mạng Việt Nam nhưng

các phong trào đó dễ dàng bị thực dân đàn áp

0.5

Câu

1

Cục diện“ hai cực, hai phe” trong quan hệ quốc tế được xác lập như

thế nào sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

3.0

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, từ liên minh chống phát xít, hai

cường quốc Liên Xô và Mĩ nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu và

đi tới tình trạng chiến tranh lạnh, hình thành cục diện “ hai cực, hai

phe” trong quan hệ quốc tế

0.5

- Sự kiện khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô, gây nên cuộc

Chiến tranh lạnh là thông điệp của Tổng thống Mĩ Truman tại Quốc

hội ngày 12-3-1947.Tổng thống Mĩ khẳng định: sự tồn tại của Liên

Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mĩ…

0.5

-Tháng 6-1947, Mĩ cho ra đời “ Kế hoạch Mácsan”, viện trợ khoảng

17 tỉ đô la giúp các nước Tây Âu phục hồi kinh tế bị tàn phá sau chiến

tranh, nhằm tập hợp các nước này vào liên minh quân sự chống Liên

Xô và các nước Đông Âu

0.5

- Ngày 4-4-1949, tại Oasinhtơn, Mĩ và 11 nước phương Tây đã kí

Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại

Tây Dương ( NATO) Đây là liên minh quân sự lớn nhất của các nước

tư bản phương Tây do Mĩ cầm đầu nhằm chống Liên Xô và các nước

xã hội chủ nghĩa Đông Âu

0.5

- Tháng 1-1949, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng

tương trợ kinh tế để hợp tác và giúp đỡ nhau giữa các nước xã hội chủ

nghĩa

0.25

- Tháng 5-1955, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Tổ chức

Hiệp ước Vácsava- một liên minh chính trị- quân sự mang tính chất

phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa châu Âu

0.25

- Sự ra đời của NATO và Tổ chức Hiệp ước Vácsava đã đánh dấu sự

xác lập cục diện hai cực, hai phe Chiến tranh lạnh bao trùm cả thế

giới

0.5

Câu

2

Nêu những thành tựu cơ bản mà mà các nước Đông Nam Á đạt được

từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay Thành tựu nào quan trọng

nhất? Tại sao?

3.0

Trang 6

* Những thành tựu … 2.0

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các quốc gia Đông Nam Á đã giành

thắng lợi trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thoát khỏi ách nô

dịch của chủ nghĩa thực dân, giành độc lập Ví dụ: Inđônêxia

(17-8-1945), Việt Nam ( 2-9-(17-8-1945), Lào ( 12-10-1945) là 3 nước đầu tiên ở

Đông Nam Á tuyên bố độc lập.Tuy nhiên, Việt Nam và Lào còn phải

tiến hành cuộc kháng chiến lâu dài chống Pháp và chống Mĩ, tới năm

1975 mới giành độc lập, thống nhất trọn vẹn

0.75

- Sau khi độc lập, các quốc gia Đông Nam Á ra sức khôi phục và phát

triển kinh tế, có quốc gia trở thành “ con Rồng” châu Á như Xingapo,

hoặc bước vào ngưỡng cửa của nước công nghiệp mới như Thái Lan

0.5

- Quan hệ hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á

ngày càng hiệu quả ( Tổ chức ASEAN ra đời 8-8-1967 với 5 thành

viên ban đầu đến nay đã phát triển thành 10 thành viên, nhằm xây

dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định, cùng phát triển)

Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN ngày 28-7-1995

0.75

* Thành tựu “đấu tranh giành độc lập thắng lợi” là quan trọng nhất, vì

đó là điều kiện tiên quyết để các quốc gia Đông Nam Á vươn lên xây

dựng kinh tế, đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác trong khu vực và

trên thế giới…

1.0

* Một số lưu ý khi chấm

- Bài của thí sinh có thể có cách làm và diễn đạt khác nhau nhưng vẫn đúng nội dung, đủ ý và không sai kiến thức cơ bản thì vẫn cho điểm tối đa như hướng dẫn chấm

- Tổ giám khảo nên thảo luận để thống nhất biểu điểm và vận dụng biểu điểm một cách linh hoạt nhất

- Tổng điểm bài thi: 20 điểm- không làm tròn điểm lẻ

- Hết -

Ngày đăng: 30/10/2014, 05:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w