Cho bảng liệt kê tỉ lệ tương đối của các bazơ nitơ có trong thành phần axit nuclêic được tách chiết từ các loài khác nhau như sau: Loại Ađênin Guanin Timin Xitôzin Uraxin Hãy cho biết
Trang 1Sở Giáo dục và đào tạo
Quảng Ninh
-
Đề thi chính thức
Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Lớp 12 THPT năm học 2011 - 2012
Môn: sinh hỌC (bảng: A)
Ngày thi: 26/10/2011
Thời gian làm bài: 180 phút
(không kể thời gian giao đề)
(Đề này có 02 trang)
Cõu 1 (3,0 điểm)
Cho hỡnh vẽ A và B như sau:
a Hóy ghi chỳ thớch cho mỗi hỡnh vẽ A và B?
b So sỏnh hỡnh thức vận chuyển cỏc chất qua màng ở hỡnh A với hỡnh B?
c Cho biết tế bào tuyến nước bọt chế tiết ra enzim amilaza là 1 glicoprotein Hóy mụ tả con đường hỡnh thành và chế tiết amilaza vào khoang miệng?
Cõu 2 (2,0 điểm)
- Chuẩn bị 3 ống nghiệm cú đỏnh số 1, 2, 3 Cho vào đỏy mỗi ống nghiệm 2 và 3 là 1g bột bỏnh men hoặc nấm men thuần khiết
- Đổ nhẹ 10 ml dung dịch đường glucozơ 10% theo thành ống nghiệm 1 và 2
- Đổ nhẹ 10 ml nước ló đun sụi để nguội theo thành ống nghiệm 3
- Đậy lắp kớn tất cả cỏc ống nghiệm, để cỏc ống nghiệm trờn ở nhiệt độ 30 - 320C, quan sỏt hiện tượng xảy ra trong cỏc ống nghiệm:
a Trong thớ nghiệm lờn men etylic trờn, tại sao ống nghiệm 1 và 3 lại khụng cú bọt khớ nổi lờn? Hóy cho biết điều kiện cần thiết của quỏ trỡnh lờn men etylic là gỡ?
b Viết phương trỡnh lờn men etylic?
Cõu 3 (2,0 điểm)
a Hóy phõn biệt vi khuẩn Gram dương với vi khuẩn Gram õm? Nờu ý nghĩa thực tiễn của
sự khỏc biệt này?
Họ và tên, chữ ký của giám thị số 1
A
B
Trang 2b Virut HIV có cấu tạo như thế nào? Antiretroviral (ARV) – thuốc kháng virut sao chép ngược là những thuốc được sử dụng để làm giảm tối đa và ngăn chặn lâu dài sự nhân lên của HIV (virut gây suy giảm miễn dịch ở người), từ đó giúp người bệnh phục hồi khả năng miễn dịch và kéo dài tuổi thọ Bằng kiến thức đã học em hãy giải thích cơ chế tác động của loại thuốc này?
Câu 4 (3,0 điểm)
a Một chậu cây bị héo trong các trường hợp sau:
1 Tưới cây bằng dung dịch phân bón có nồng độ cao
2 Chậu cây để ngoài nắng gắt
Hãy giải thích các trường hợp nêu trên?
b Hãy cho biết những biến đổi xảy ra trong pha sáng của quá trình quang hợp ở cây xanh?
c Tại sao nhiều loại cây trồng ở vùng nhiệt đới khi gặp điều kiện khô hạn, nắng nóng thì
hiệu suất quang hợp lại giảm sút? Giải thích?
Câu 5 (3,0 điểm)
a Nhịp tim là gì? Cho biết nhịp tim của một số loài động vật như sau:
Voi: 35 - 40 nhịp/ phút Cừu: 70 - 80 nhịp/ phút Mèo: 110 - 130 nhịp/ phút Chuột: 720 - 780 nhịp/ phút
- Em có nhận xét gì về mối liên quan giữa nhịp tim và khối lượng cơ thể?
- Giải thích tại sao các động vật trên lại có nhịp tim khác nhau?
b Hãy giải thích vì sao chim là động vật ở cạn có hiệu quả hô hấp cao nhất?
Câu 6 (3,0 điểm)
a Để chuẩn đoán bệnh cho các bệnh nhân, bác sĩ lấy mẫu bệnh phẩm và làm xét nghiệm tế bào, kết quả: Mẫu A đếm được trong nhân tế bào có 47 chiếc NST, mẫu B có 45 chiếc NST Theo
em bác sĩ kết luận như thế nào? Giải thích cơ chế hình thành hai bộ NST trên và liên hệ các hội chứng bệnh có liên quan ở người?
b Cho bảng liệt kê tỉ lệ tương đối của các bazơ nitơ có trong thành phần axit nuclêic được tách chiết từ các loài khác nhau như sau:
Loại Ađênin Guanin Timin Xitôzin Uraxin
Hãy cho biết dạng cấu trúc vật chất di truyền của các loài nêu trên?
Câu 7 (2,0 điểm)
Một cơ thể có kiểu gen
aB
Ab , nếu biết trong quá trình giảm phân của cơ thể này đã có 10%
số tế bào xảy ra trao đổi đoạn nhiễm sắc thể tại một điểm và có hoán vị gen (tại điểm giữa 2 cặp gen trên) Hãy xác định tỷ lệ các loại giao tử được tạo ra và tần số hoán vị gen (f)?
Câu 8 (2,0 điểm)
Một người chọn toàn hạt đậu Hà lan màu vàng để gieo, nhưng đến khi thu hoạch có cả hạt màu xanh với tỷ lệ 1% Nếu không có đột biến, theo lí thuyết những hạt đem gieo có kiểu gen như thế nào và tỉ lệ từng loại là bao nhiêu %? Biết rằng tính trạng màu hạt do một gen chi phối, đậu
Hà lan là loài tự thụ phấn rất nghiêm ngặt
- Hết -
Họ tên thí sinh ……… Số báo danh ………
Trang 3SỞ GD & ĐT QUẢNG NINH HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2011 - 2012
ĐỀ CHÍNH THỨC
Môn: SINH HỌC (BẢNG A)
(Hướng dẫn chấm này có 04 trang)
Câu 1
3,0
điểm
a Chú thích:
- Vận chuyển thụ động không cần pecmeaza ( hoặc khuếch tán trực tiếp
qua lớp photpholipit kép)
- Vận chuyển thụ động cần pecmeaza (hoặc khuếch tán qua kênh
protein xuyên màng)
b So sánh:
- Giống nhau: 2 hình thức vận chuyển các chất qua màng trên đều là
hình thức vận chuyển thụ động, đó là sự vận chuyển các chất qua màng
không tiêu thụ năng lượng và theo gradien nồng độ
- Khác nhau:
+ Hình A: Vận chuyển trực tiếp qua màng không cần protein màng
(pecmeaza) VD: vận chuyển các chất có kích thước bé không phân cực
như O2, CO2, NO,
+ Hình B: Vận chuyển dễ dàng cần có sự giúp đỡ của các protein màng
(pecmeaza) đóng vai trò chất mang hoặc tạo kênh VD: các phân tử
phân cực như H2O (nhờ kênh protein aquaporin), glucozơ (nhờ protein
đặc trưng), vận chuyển ion (nhờ kênh ion)
Lưu ý: nếu học sinh chú thích hình B là vận chuyển chủ động qua màng
và nêu được đó là hình thức vận chuyển cần có ATP, ngược chiều
gradien nồng độ => cho ½ số điểm (0,75 điểm)
c Amilaza là glicoprotein: Protein được tổng hợp ở mạng lưới nội chất
hạt, sau đó được chuyển vào bộ máy Gôngi Ở đây, protein được gắn
thêm cácbohiđrat để tạo thành glicoprotein (amilaza) Sau đó amilaza
được đóng gói vào các bóng nội bào và được tiết vào khoang miệng
bằng con đường xuất bào
0,25 0,25
0,5
0,5
0,5
1,0
Câu 2
2,0
điểm
- Trong thí nghiệm lên men etylic trên, ống nghiệm 1 không có bọt khí
nổi lên vì có chất dinh dưỡng (dung dịch đường) nhưng lại thiếu tác
nhân lên men (nấm men) => Hiện tượng lên men etylic không xảy ra
- Ống 3 không có bọt khí nổi lên là vì trong ống có tác nhân lên men
(bột nấm men) nhưng không có chất dinh dưỡng (dung dịch đường) =>
Hiện tượng lên men etylic không xảy ra
- Điều kiện cần thiết của quá trình lên men etylic là: phải có đường (cơ
chất lên men), nấm men (trong bánh men hoặc nấm men thuần khiết) và
điều kiện kị khí
0,5
0,5
0,5
Trang 4Lên men
- Phương trình lên men rượu: C6H12O6 =====> 2 C2H5OH + 2 CO2 + Q
Câu 3
2,0
điểm
a
- Nhuộm Gram có màu tím
- Thành peptiđôglican dày
- Mẫn cảm với thuốc kháng sinh
pênixilin
- Đại diện: trực khuẩn lao, tụ cầu
khuẩn, xạ khuẩn, …
- Nhuộm Gram có màu đỏ
- Thành peptiđôglican mỏng
- Ít mẫn cảm với thuốc kháng sinh pênixilin
- Đại diện: E.coli, trực khuẩn ho
gà …
- Biết được vi khuẩn Gram dương hay Gram âm để sử dụng các loại thuốc
kháng sinh đặc hiệu tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh
b - Cấu tạo của virút HIV:
+ HIV là 1 loại rêtrovirut có vỏ ngoài
+ Lõi virut bao gồm phân tử ARN và 1 loại enzim phiên mã ngược
- Giải thích: ARV ức chế enzim phiên mã ngược của HIV Nhờ đó mà
lượng tế bào limpho T không bị phá hủy, gia tăng về số lượng giúp bệnh
nhân nâng cao sức miễn dịch, sức khỏe và kéo dài thời gian sống
0,75
0,25
0,25
0,75
Câu 4
3,0
điểm
a Giải thích:
1 Tưới cây bằng dung dịch phân bón có nồng độ cao - môi trường
có nồng độ ưu trương hơn dịch bào làm rễ không hút được nước trong khi
ở lá sự thoát hơi nước vẫn xảy ra làm lượng nước trong cây giảm nên cây
bị héo
2 Chậu cây để ngoài nắng gắt: sự thoát hơi nước qua lá nhanh hơn,
rễ thiếu nước nên sự hút nước không đủ bù vào lượng nước thoát ra nên
cây bị héo
b Pha sáng là pha chuyển hóa năng lượng ánh sáng được diệp lục hấp thụ
thành năng lượng trong các liên kết hóa học của ATP và NADPH
- Pha sáng xảy ra ở các tilacoit khi có ánh sáng chiếu vào các diệp lục
- Trong pha sáng các phân tử nước bị phân li trong các xoang tilacoit:
+ Ôxi được giải phóng
+ Các e (điện tử) sinh ra do phân li nước sẽ bù lại các e mà diệp lục tố a bị
mất khi tham gia chuỗi vận chuyển điện tử
c Hiện tượng làm giảm hiệu suất quang hợp khi gặp điều kiện khô hạn,
nắng nóng là do hiện tượng hô hấp sáng
- Khi gặp điều kiện khô hạn, nắng nóng các lỗ khí ở lá khép kín để chống
lại sự thoát hơi nước => hàm lượng CO2 trong khoang khí ở lá giảm =>
nồng độ O2 cao, tỉ lệ CO2/O2 giảm => enzim Rubisco (rubisco
cacboxidaza) mất hoạt tính trong việc cố định CO2, hoạt tính rubisco
oxidaza với O2 tăng => xúc tác cho quá trình ôxi hoá RiDP thành APG
(axit photphoglixeric) và AG (axit glicolic) APG tiếp tục đi vào chu trình
Canvin (quang hợp), còn AG là bản thể của hô hấp sáng, bị ôxi hoá ở
0,5
0,5
0,25 0,25
0,5
0,25
0,75
Trang 5quang hợp
Câu 5
3,0
điểm
a Nhịp tim: là số lần co bóp tim trong 1 phút Nhịp tim thay đổi tuỳ
loài và ở mỗi loài thay đổi tuỳ tuổi
- Nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể Động vật càng nhỏ thì
nhịp tim càng cao và ngược lại
- Giải thích: Có sự khác nhau về nhịp tim ở các loài động vật trên là do
tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể khác nhau Động vật
càng nhỏ thì tỉ lệ S/V càng lớn => càng tiêu tốn nhiều năng lượng cho
duy trì thân nhiệt, tốc độ chuyển hoá cao nên nhu cầu ôxi cao => nhịp
tim và nhịp thở cao
b Chim hô hấp nhờ phổi và hệ thống túi khí:
- Khi hít vào: không khí giàu ôxi đi vào phổi và các túi khí phía sau,
đồng thời đẩy không khí giàu CO2 từ phổi vào các túi khí phía trước
- Khi thở ra: Các túi khí phía sau co lại => đẩy không khí giàu ôxi vào
phổi, đồng thời không khí giàu CO2 từ phổi và các túi khí phía trước bị
đẩy ra ngoài
Vậy cả khi hít vào và thở ra, ở chim đều có không khí giàu O2 qua phổi
(Hoặc: + Ở chim có hô hấp kép
+ Không có khí cặn ở phổi
+ Ở phổi: dòng máu và dòng không khí trên các mao mạch trên
thành ống khí song song nhưng ngược chiều)
0,5
0,5
0,5
0,25 0,5 0,5
0,25
Câu 6
3,0
điểm
a - Bác sĩ kết luận: bệnh nhân bị đột biến số lượng NST dạng lệch bội:
bệnh nhân A thuộc thể ba (2n + 1 = 47 NST) và bệnh nhân B thuộc thể
một (2n - 1 = 45 NST)
- Giải thích:
+ Trong giảm phân: Các tác nhân đột biến gây ra sự không phân li của 1
cặp NST nào đó tạo giao tử không bình thường (n + 1; n – 1)
+ Trong thụ tinh: Sự kết hợp của giao tử không (n + 1) với giao tử (n)
=> tạo ra đột biến lệch bội (2n + 1 = 47NST); hoặc giao tử (n – 1) với
giao tử (n) => tạo ra đột biến lệch bội (2n - 1 = 45 NST)
- Liên hệ các hội chứng bệnh có liên quan ở người:
+ Các hội chứng thuộc thể ba, có 2n + 1 = 47NST: hội chứng Đao (3
NST 21); hội chứng Claiphentơ (XXY); hộc chứng siêu nữ (XXX)
+ Các hội chứng thuộc thể một, có 2n - 1 = 45NST: hội chứng Tơcnơ
(XO)
b Dựa trên cơ sở của nguyên tắc bổ sung của các bazơ nitơ: nếu
ADN có cấu trúc 2 mạch khớp bổ sung thì số nu G = X, A = T → Vật
chất di truyền của các loài :
+ Loài I: Do G = X = 29, A = T = 21 nên có ADN sợi kép (trong đó tỷ
lệ G - X cao hơn A - T) nên ADN loài I có cấu trúc bền vững và nhiệt
độ nóng chảy cao
+ Loài II: Do A ≠ T, G ≠ X → ADN mạch đơn
+ Loài III: Do vật chất di truyền không có nuclêôtit T => vật chất di
truyền của loài này là ARN, hơn nữa do G = X = 29, A= U = 21 →
0,5
0,25 0,25
0,25 0,25
0,5
0,5 0,5
Trang 6ARN sợi kép
Câu 7
2,0
điểm
+ 10% tế bào
aB
Abcó hoán vị gen sẽ tạo ra 4 loại giao tử:
Ab = aB = AB = ab = 2,5%
+ 90% tế bào
aB
Ab không hoán vị gen sẽ tạo ra:
Ab = aB = 45%
+ Cơ thể đó tạo ra 4 loại giao tử đó là:
Ab = aB = 47,5% và AB = ab = 2,5%
+ Tần số hoán vị gen f = 2 2,5% = 5%
0,5
0,5 0,5
0,5
Câu 8
2,0
điểm
- Các kiểu gen trong hạt giống đem gieo:
+ Hạt đem gieo toàn màu vàng, đến khi thu hoạch xuất hiện 1% màu xanh (không có đột biến) => Hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh
Quy ước: A: vàng; a: xanh
+ Những hạt đem gieo (màu vàng) đều phải mang gen trội
=> Kiểu gen: AA và Aa
- Tỉ lệ các kiểu gen trong hạt giống màu vàng đem gieo là:
+ Đậu Hà lan là loài tự thụ phấn nghiêm ngặt:
KG: AA x AA => 100% AA
KG: Aa x Aa => F: 1AA : 2Aa : 1aa
Số hạt dị hợp (Aa) = 1% :
4
1 = 4%
Số hạt đồng hợp (AA) = 100% -4% = 96%
0,5
0,5
0,5 0,5
- Hết -