1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỀ THI HSG QUẢNG NINH 2011 BẢNG B

8 499 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 360,53 KB

Nội dung

Ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với túi tiêu hóa.. Phân tích tế bào học của 2 thể đột biến đó, thu được kết quả sau: Thể đột biến Số lượng NST đếm được ở từng cặp

Trang 1

1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

QUẢNG NINH -

KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2011-2012

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

MÔN: SINH HỌC

( BẢNG B)

Họ và tên, chữ ký của giám thị số 1

Thời gian làm bài : 180 phút

(không kể thời gian giao đề) ………

(Đề thi này có 02 trang)

Câu 1 (2,5 điểm)

a Lizôxôm có chức năng gì đối với tế bào? Tại sao các enzim thủy phân có trong

lizôxôm lại không làm vỡ chính nó?

b Trong các loại ARN loại nào có khối lượng phân tử nhỏ nhất? Loại nào có tuổi thọ

ngắn nhất? Loại nào trong cấu trúc phân tử có nguyên tắc bổ sung?

Câu 2 (2,5 điểm)

Ở 1 loài ong mật 2n = 32, trứng được thụ tinh thì nở thành ong thợ, trứng không được thụ tinh thì nở thành ong đực Một ong chúa đẻ 1 số trứng (bao gồm cả trứng được thụ tinh

và trứng không được thụ tinh) trong đó 80% trứng được thụ tinh nở thành ong thợ, 50% trứng không được thụ tinh nở thành ong đực Các trứng nở thành các con ong con có tổng số NST đơn ở trạng thái chưa nhân đôi là 161600 NST Biết rằng số ong đực con được sinh ra

bằng 2% số ong thợ con được sinh ra

a.Tính số ong đực con và ong thợ con được sinh ra?

b.Tổng số trứng được ong chúa đẻ ra trong lần nói trên là bao nhiêu?

Câu 3 (2,5 điểm)

a Có những con đường nào thoát hơi nước qua lá? Phân biệt các con đường đó?

b Hãy nêu sự khác nhau giữa hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí (lên men) ở thực vật? Trong sản xuất, làm thế nào để hạn chế tình trạng hô hấp kị khí của cây?

Câu 4 (2,5 điểm)

Trang 2

2

a Giun đất có hệ tuần hoàn kín nhưng lại có khả năng vận động kém, côn trùng có hệ tuần hoàn hở nhưng có khả năng vận động tốt Hãy phân tích các đặc điểm của chúng dẫn tới hiện tượng đó?

b Chiều hướng tiến hóa của hệ tiêu hóa ở động vật? Ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với túi tiêu hóa?

Câu 5 (3,0 điểm)

Bộ NST của một loài thực vật có hoa gồm 4 cặp NST (Kí hiệu I, II, III, IV) Khi khảo sát một quần thể của loài này, người ta phát hiện 2 thể đột biến a và b Phân tích tế bào học của 2 thể đột biến đó, thu được kết quả sau:

Thể đột

biến

Số lượng NST đếm được ở từng cặp

a Xác định tên gọi của các thể đột biến trên Hãy cho biết thể đột biến a khác thể lưỡng bội ở những đặc điểm cơ bản nào?

b Nêu cơ chế hình thành thể đột biến b?

Câu 6 (3,0 điểm)

a Hãy chú thích vào các vị trí (1), (2), (3), (4), (5) ở hình vẽ sau?

2

3

4

5

virut

1

Trang 3

3

b Vì sao mỗi loại virút chỉ nhân lên trong một tế bào vật chủ xác định? Làm thế nào để phagơ không thể xâm nhập được vào tế bào vi khuẩn?

c Vì sao O2 là nguyên tố thiết yếu đối với sự sinh trưởng của nhóm vi khuẩn này nhưng lại là chất độc gây chết đối với nhóm vi khuẩn khác?

Câu 7 (2,0 điểm)

Cho một đoạn ADN chứa gen cấu trúc có trình tự các nuclêôtit như sau:

5’ …AXATGTXTGGTGAAAGXAXXX 3’

3’ …TGTAXAGAXXAXTTTXGTGGG 5’

a Viết trình tự các ribônuclêôtit của mARN được sao mã từ gen cấu trúc trên? Giải thích?

b Viết trình tự các axit amin của chuỗi pôlipeptit được giải mã hoàn chỉnh từ đoạn gen trên? Biết các bộ ba quy định mã hóa các axit amin như sau: GAA: axit glutamic; UXU, AGX: Xêrin; GGU: Glixin; AXX: Thrêônin; UAU: Tirôzin; AUG: (Mã mở đầu) Mêtiônin; UAG: mã kết thúc

c Hãy cho biết hậu quả (thể hiện ở sản phẩm giải mã) của các đột biến sau đây trên gen cấu trúc:

- Thay cặp G – X ở vị trí số 7 bằng cặp A – T?

- Thay cặp T – A ở vị trí số 4 bằng cặp X – G?

Câu 8 (2,0 điểm)

Ở một loài động vật, khi lai giữa 2 cá thể với nhau được F1 có tỉ lệ:

0,54 con mắt đỏ, tròn 0,21 con mắt đỏ, dẹt 0,21 con mắt trắng, tròn 0,04 con mắt trắng, dẹt

Xác định kiểu gen, kiểu hình và tỉ lệ mỗi loại giao tử của P (theo một trường hợp)? Biết rằng mỗi tính trạng trên do 1 gen quy định và nằm trên NST thường

- Hết -

Họ và tên thí sinh ……… Số báo danh ………

Trang 4

4

SỞ GD & ĐT QUẢNG NINH HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG CẤP TỈNH

LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2011 - 2012

ĐỀ CHÍNH THỨC

Môn: SINH HỌC (BẢNG B)

(Hướng dẫn chấm này có 04 trang)

Câu 1

2,5

điểm

a * Chức năng:

- Tiêu hóa, tự vệ

- Tham gia vào quá trình phân hủy tế bào già, các tế bào bị tổn thương,

cũng như các bào quan thoái hóa, hư hỏng

- Lúc cơ thể bị đói kéo dài lizôxôm tiêu hóa một số tế bào quan để cung

cấp năng lượng cho các hoạt động quan trọng nhất đối với sự duy trì sự

sống

* Giải thích:

- Các ezim thủy phân có trong lilôxôm lại không làm vỡ lizôxôm vì trong

điều kiện bình thường các enzim ở trạng thái bất hoạt

- Khi có nhu cầu sử dụng các enzim này mới được hoạt hóa bằng cách thay

đổi độ pH trong lizôxôm Sau đó enzim lại được trở về trạng thái bất hoạt

cho nên không làm vỡ lizôxôm

b - ARN có khối lượng phân tử nhỏ nhất: tARN

- ARN có tuổi thọ ngắn nhất: mARN

- ARN có nguyên tắc bổ sung: tARN, rARN

0,25 0,25 0,25

0,5 0,5

0,25 0,25 0,25 Câu 2

2,5

điểm

- Gọi số con ong thợ con là x (con) ( đ/k: x nguyên dương)

=> Số con ong đực con là 2%x

=> Ta có phương trình: 2%x 16 + x.32 = 161600

x = 5000 (con)

=> Số con ong thợ con là 5000 con

- Vậy số con ong đực con: 2% 5000 = 100 ( con)

- Số trứng được thụ tinh: 5000 80% = 6.250 ( trứng)

- Số trứng không được thụ tinh: 100 50% = 200( trứng)

- Tổng số trứng ong chúa đẻ trong lần đó là : 6.250 + 200 = 6.450 (trứng)

0,25 0,25 0,5

0,25 0,25 0,25 0,25 0,5

Câu 3

2,5

điểm

a - Thoát nước qua khí khổng và qua cutin

Qua khí khổng Qua cutin

Hoạt động điều chỉnh Được điều chỉnh

bằng đóng mở khí khổng

Không

Tác nhân điều chỉnh Ánh sáng, AAB Không

Hiệu quả thoát hơi nước Cao (90%) Thấp (10%)

b

0,25

0,75

Trang 5

5

Quá trình hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí (lên men) ở thực vật dù chung giai đoạn đường phân (xảy ra trong TBC) nhưng khác nhau ở giai đoạn II:

Hô hấp hiếu khí Hô hấp kị khí (lên men)

Có sự hiện diện của ôxi Không có mặt của ôxi

Xảy ra trong ti thể Xảy ra trong TBC

Axit piruvic đi vào chu trình Crep

phân giải thành CO2 và H2O

Axit piruvic bị phân giải kị khí thành rượu êtylic hoặc axit lactic Năng lượng tích luỹ được 36 (38)

ATP

Năng lượng tích luỹ được 2 ATP

- Cần có các biện pháp: Khi thiếu ôxi cây sẽ hô hấp kị khí => Chống úng kịp thời khi mưa ngập; Xới đất thường xuyên, tạo sự tơi xốp, thoáng khí

0,25 0,25 0,25 0,25

0,5

Câu 4

2,5

điểm

a Hệ tuần hoàn

- Giun đất có hệ tuần hoàn kín nhưng tim có cấu tạo đơn giản, là các

tim bên dạng ống nên áp lực bơm và đẩy máu trong hệ thống tuần

hoàn thấp, khả năng đáp ứng nhu cầu trao đổi khí và dinh dưỡng thấp

nên nhóm này thường có kích thước nhỏ, vận động kém

- Côn trùng có hệ tuần hoàn hở kém phát triển nhưng hệ hô hấp cấu tạo

gồm hệ thống các ống khí phân nhánh mạnh, tạo điều kiện cho sự trao

đổi trực tiếp ôxi và CO2 với môi trường bên ngoài => hiệu quả trao đổi

khí cao Mặt khác côn trùng có kích thước nhỏ => vận động tốt

b.* Chiều hướng tiến hóa

- Cấu tạo ngày càng phức tạp: Từ không bào tiêu hóa  túi tiêu hóa 

ống tiêu hóa

- Từ tiêu hóa nội bào đến tiêu hóa ngoại bào nên động vật ăn được

nhiều thức ăn có kích thước lớn hơn

- Chuyên hóa về thức ăn ngày càng rõ rệt Sự chuyên hóa cao của các

bộ phận trong ống tiêu hóa đã tăng hiệu quả của quá trình tiêu hóa thức

ăn

* Ưu điểm tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa

- Thức ăn đi theo một chiều, không bị trộn lẫn chất thải

- Dịch tiêu hóa không bị hòa loãng như ở túi tiêu hóa

- Ống tiêu hóa hình thành các bộ phận chuyên hóa thực hiện các chức

năng khác nhau như: tiêu hóa hóa học, tiêu hóa cơ học hấp thụ các

thức ăn trong túi tiêu hóa không có sự chuyên hóa

0,5

0,5

0,25 0,25 0,25

0,25 0,25 0,25

Câu 5

3,0

điểm

a

- Xác định tên thể đột biến a và thể đột biến b:

+ Thể đột biến a có 3n nhiễm sắc thể (3n = 12)  thể tam bội

+ Thể đột biến b có 2n-1 nhiễm sắc thể (2n – 1 = 7)  thể một

- Điểm khác biệt giữa thể đột biến a với thể lưỡng bội:

Đặc điểm phân biệt thể lưỡng bội thể đột biến a

0,25 0,25

Trang 6

6

- Số lượng NST trong tế bào

sinh dưỡng

- Hàm lượng ADN

2n Bình thường

3n

Tăng gấp 3 lần

- Quá trình tổng hợp các chất

hữu cơ và sản phẩm của gen

- Kích thước tế bào và cơ

quan sinh dưỡng

Bình thường

Bình thường

Tăng

Lớn hơn Sinh trưởng và phát triển Bình thường Nhanh

Khả năng sinh giao tử Bình thường , quả

có hạt , sinh sản hữu tính bình thường

Không bình thường, quả không hạt, mất khả năng sinh sản hữu tính

b Cơ chế hình thành thể đột biến b:

- Trong giảm phân cặp NST số 1nhân đôi nhưng không phân li, tạo thành 2 loại giao tử (n+1) và (n-1)

- Khi thụ tinh giao tử (n-1) kết hợp với giao tử n tạo thành hợp tử 2n-1, phát triển thành thể một nhiễm

0,5

0,5

0,25

0,25

0,5 0,5 Câu 6

3,0

điểm

a 1 - Hấp phụ 2 - Xâm nhập

3 - Tổng hợp 4 - Lắp ráp 5 - Phóng thích

b

- Vì virút chỉ bám một cách đặc hiệu lên thụ thể trên bề mặt tế bào, nếu không có thụ thể đặc hiệu thì virut không bám vào được

- Phagơ không thể xâm nhập được vào tế bào vi khuẩn, khi:

+ Thành tế bào bị phá hỏng => không còn thụ thể

+ Tạo các chủng vi khuẩn bị đột biến => thành tế bào có các thụ thể khác

c

- O2 là nguyên tố thiết yếu đối với các vi khuẩn hiếu khí bắt buộc và là

chất độc đối với vi khuẩn kị khí bắt buộc

- Vì vi khuẩn hiếu khí bắt buộc sử dụng O2 làm chất nhận e cuối cùng

trong hô hấp để thu năng lượng

- O2 có tính Oxy hoá mạnh có khả năng lấy đi điện tử của chất khác và

trở thành các dạng rất độc như: H2O2, OH- mà vi khuẩn kị khí bắt

buộc lại không có các enzin để đặc hiệu như catalaza để phân giải nên

bị chết khi ở trong môi trường có ôxy

0,4 0,6 0,5

0,25 0,25 0,25 0,25

0,5

7

(2,0

điểm)

a Trình tự các ribônuclêôtit của mARN:

5’ ….AUG UXU GGU GAA AGX AXX X….3’

* Giải thích:

- Enzim di chuyển trên mạch mã gốc theo chiều 3’ …5’ và phân tử mARN được tổng hợp theo chiều 5’ ….3’

- Các ribônuclêôtit liên kết với các nuclêôtit trên mạch gốc của gen theo nguyên tắc bổ sung A - U, G - X

- mARN bắt đầu được tổng hợp từ bộ ba mở đầu TAX

0,25 0,25 0,25 0,25

Trang 7

7

b Trình tự các axit amin chuỗi pôlipeptit được giải mã hoàn chỉnh từ

gen trên: Xêrin- Glixin- Axit glutamic- Xêrin- Thrêônin

c Hậu quả của các đột biến trên gen cấu trúc:

- Đột biến thay cặp X - G ở vị trí thứ 7 bằng cặp A-T, nó làm thay đổi

codon (bộ ba mã sao) UXU bằng codon (bộ ba) UAU, từ đó nó làm thay

đổi Xêrin bằng Tirôzin → chuỗi pôlipeptit thay đổi:

Tirôzin - Glixin - Axit glutamic - Xêrin - Thrêônin

- Đột biến thay cặp T-A ở vị trí thứ 4 bằng cặp X-G, nó làm thay đổi bộ

ba mã mở đầu AUG bằng bộ ba AGX, do đó không có mã mở đầu nên

không có quá trình phiên mã, quá trình tổng hợp prôtêin không xảy ra

0,5

0,25

0,25

8

(2,0

điểm)

- Xét riêng rẽ từng tính trạng ở F1, ta có:

=> Tuân theo quy luật phân li, trong đó mắt đỏ là trội (A), còn mắt trắng là

lặn (a) => Kiểu gen P: Aa x Aa

=> Tuân theo quy luật phân li, trong đó mắt tròn là trội (B), còn mắt dẹt là

lặn (b) => Kiểu gen P: Bb x Bb

- Từ 2 tỉ lệ phân tính trên => P dị hợp tử về 2 cặp gen, nhưng tỉ lệ chung ở

F1 không phải là (3 + 1)2

=> Chứng tỏ 2 cặp gen trên phải nằm trên cùng 1 NST và xảy ra hoán vị gen

- Kiểu hình mắt trắng, dẹt có kiểu gen:

- Nếu ab/ab = 0,04 = 0,2ab x 0,2ab => Hoán vị xảy ra hai bên, với

f = 0,2 x 2 = 0,4

=> Kiểu gen và kiểu hình của P:

P: Con mắt đỏ, tròn x Con mắt đỏ, tròn

Gp: (0,3Ab; 0,3aB; 0,2AB; 0,2ab) (0,3Ab; 0,3aB; 0,2AB; 0,2ab)

- Hoặc nếu ab/ab = 0,04 = 0,4ab x 0,1ab => Hoán vị xảy ra hai bên, với

f = 0,1 x 2 = 0,2

=> Kiểu gen và kiểu hình của P:

P: Con mắt đỏ, tròn x Con mắt đỏ, tròn

AB

ab

Gp: (0,4AB; 0,4ab; 0,1aB; 0,1Ab) (0,4Ab; 0,4aB; 0,1AB; 0,1ab)

- Hoặc nếu ab/ab = 0,04 = 0,5ab x 0,08ab => Hoán vị xảy ra 1 bên, với

f = 0,08 x 2 = 0,16

=> Kiểu gen và kiểu hình của P:

P: Con mắt đỏ, tròn x Con mắt đỏ, tròn

0,25

0,25 0,25 0,25

0,25 0,25 0,25 0,25

Cho điểm tối đa như trường hợp trên

Trang 8

8

Gp: (0,5AB; 0,5ab) (0,42Ab; 0,42aB; 0,08AB; 0,08ab)

- Hết -

Ngày đăng: 30/10/2014, 05:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w