1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề thi HSG Quang Ninh 2011

6 3,2K 38

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 219,08 KB

Nội dung

Đó chính là khả năng sáng tạo.” Đại Bàng nói: “Hãy trao nó cho ta, ta sẽ đem nó lên mặt trăng.” Thượng đế đáp: “Không được, sẽ có một ngày loài người cũng lên đến đó và tìm thấy nó th

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

QUẢNG NINH

-

K× thi chän häc sinh giái cÊp tØnh Líp 12 THPT n¨m häc 2011 – 2012

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

(Đề thi này có 01 trang)

Câu 1 (8 điểm):

Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về ý nghĩa của câu chuyện sau:

KHẢ NĂNG SÁNG TẠO

Khi sắp hoàn thành việc tạo lập loài người, Thượng đế họp mặt tất cả muôn loài nói:

“Ta còn một món quà đặc biệt dành cho tất cả loài người nhưng ta muốn giấu họ, ta muốn ban cho họ chỉ khi họ đã sẵn sàng Đó chính là khả năng sáng tạo.”

Đại Bàng nói: “Hãy trao nó cho ta, ta sẽ đem nó lên mặt trăng.”

Thượng đế đáp: “Không được, sẽ có một ngày loài người cũng lên đến đó và tìm thấy

nó thôi !”

Cá Hồi nói: “Ta sẽ chôn nó ở đáy đại dương.”

Ngài lắc đầu: “Không đâu, họ cũng tìm đến đó dễ dàng.”

Trâu nói: “Ta sẽ chôn nó trong đồng bằng mênh mông.”

Thượng đế vẫn chưa bằng lòng: “Họ sẽ khoan sâu vào lòng đất, dù là ở đâu họ cũng nhanh chóng tìm ra nó !”

Mẹ Đất lúc đó mới nhẹ nhàng chỉ ra một chỗ: “Hãy đem khả năng sáng tạo giấu vào bên trong mỗi con người, chỉ có kẻ tin tưởng vào bản thân mình mới nhận ra sự tồn tại của khả năng đó !”

Và Thượng đế đã đồng ý

(Theo Tài sản quý nhất ở đâu? - Nhà xuất bản Trẻ, 2005, tr 18)

Câu 2 (12 điểm):

Trình bày cảm nhận của anh (chị) về hai đoạn thơ sau:

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

( Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một,

NXB Giáo dục, 2011, tr 89) và:

Nhớ gì như nhớ người yêu Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương Nhớ từng bản khói cùng sương Sớm khuya bếp lửa người thương đi về

Nhớ từng rừng nứa bờ tre Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy

(Việt Bắc – Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2011, tr 110)

………….Hết…………

Họ và tên thí sinh……….Số báo danh…………

MÔN: NGỮ VĂN (BẢNG A)

Họ và tên, chữ ký của giám thị số 1:

Ngày thi: 26/10/2011 Thời gian làm bài: 180 phút

(không kể thời gian giao đề) ……… ………

Trang 2

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

QUẢNG NINH

-

K× thi chän häc sinh giái cÊp tØnh Líp 12 THPT n¨m häc 2011 – 2012

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

MÔN: NGỮ VĂN (BẢNG A)

Họ và tên, chữ ký của giám thị số 1:

Ngày thi: 26/10/2011 Thời gian làm bài: 180 phút

(không kể thời gian giao đề) ……… ………

(Đề thi này có 01 trang)

Câu 1 (8 điểm):

Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về ý nghĩa của câu chuyện sau:

KHẢ NĂNG SÁNG TẠO

Khi sắp hoàn thành việc tạo lập loài người, Thượng đế họp mặt tất cả muôn loài nói:

“Ta còn một món quà đặc biệt dành cho tất cả loài người nhưng ta muốn giấu họ, ta muốn ban cho họ chỉ khi họ đã sẵn sàng Đó chính là khả năng sáng tạo.”

Đại Bàng nói: “Hãy trao nó cho ta, ta sẽ đem nó lên mặt trăng.”

Thượng đế đáp: “Không được, sẽ có một ngày loài người cũng lên đến đó và tìm thấy

nó thôi !”

Cá Hồi nói: “Ta sẽ chôn nó ở đáy đại dương.”

Ngài lắc đầu: “Không đâu, họ cũng tìm đến đó dễ dàng.”

Trâu nói: “Ta sẽ chôn nó trong đồng bằng mênh mông.”

Thượng đế vẫn chưa bằng lòng: “Họ sẽ khoan sâu vào lòng đất, dù là ở đâu họ cũng nhanh chóng tìm ra nó !”

Mẹ Đất lúc đó mới nhẹ nhàng chỉ ra một chỗ: “Hãy đem khả năng sáng tạo giấu vào bên trong mỗi con người, chỉ có kẻ tin tưởng vào bản thân mình mới nhận ra sự tồn tại của khả năng đó !”

Và Thượng đế đã đồng ý

(Theo Tài sản quý nhất ở đâu? - Nhà xuất bản Trẻ, 2005, tr 18)

Câu 2 (12 điểm):

Trình bày cảm nhận của anh (chị) về hai đoạn thơ sau:

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

( Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một,

NXB Giáo dục, 2011, tr 89) và:

Nhớ gì như nhớ người yêu Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương Nhớ từng bản khói cùng sương Sớm khuya bếp lửa người thương đi về

Nhớ từng rừng nứa bờ tre Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy

(Việt Bắc – Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2011, tr 110)

………….Hết…………

Họ và tên thí sinh……….Số báo danh…………

Trang 3

SỞ GD & ĐT QUẢNG NINH

-

HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH

Líp 12 THPT n¨m häc 2011 – 2012

-

ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN NGỮ VĂN (BẢNG A)

(Hướng dẫn này có 04 trang)

Câu 1 (8 điểm):

1 Yêu cầu về kĩ năng:

- Viết đúng kiểu bài nghị luận xã hội Biết phối hợp các phương thức biểu đạt và các thao tác lập luận để làm sáng tỏ vấn đề

- Bố cục rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục Diễn đạt ngắn gọn, văn phong trong sáng

2 Yêu cầu về kiến thức:

2.1 Giải thích ý nghĩa câu chuyện:

- Truyện tạo dựng cuộc đàm thoại giữa Thượng Đế với Đại Bàng, cá Hồi, Trâu và Mẹ Đất về món quà tặng đặc biệt: khả năng sáng tạo của con người

- Trên mặt trăng xa xôi, dưới đáy đại dương sâu thẳm hay trong đồng bằng mênh mông – những nơi Đại Bàng, cá Hồi, Trâu xin giấu “món quà đặc biệt” của Thượng Đế và tưởng đó là

nơi vô cùng xa xôi, trắc trở, bí mật nhưng vẫn chưa phải là nơi con người không thể đến, không thể khám phá

- Bên trong mỗi con người - nơi gần không ngờ nhưng những kẻ không có niềm tin vào mình

thì không bao giờ biết có sự tồn tại của một món quà đặc biệt và sẽ không tìm thấy nó

* Tóm lại, câu chuyện chuyển tải một thông điệp: con người hãy biết khơi dậy khả năng, sức sáng tạo tiềm ẩn của mình

2.2 Bàn luận vấn đề:

- Những nơi Đại Bàng, cá Hồi, Trâu xin giấu “món quà đặc biệt” của Thượng đế: không đúng

bản chất sự sáng tạo (đây chính là kết quả của sự sáng tạo: trên thực tế đó là những nơi mà

hiện nay con người đã vươn tới khám phá) Nơi giấu của Mẹ Đất nói đúng bản chất của sự

sáng tạo: tồn tại trong mỗi con người - sáng tạo là một quá trình mang tính tinh thần và xã hội,

nó liên quan đến việc khám phá các ý tưởng, khái niệm mới… Nó là sự nỗ lực bên trong mỗi

con người, nó đòi hỏi sự độc đáo và thiết thực

- Mục đích của sáng tạo: là khát vọng của con người nhằm làm cho mọi việc đơn giản hơn, phù hợp hơn, hiệu quả cao hơn nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống

- Một số biểu hiện của phẩm chất sáng tạo của con người: độc lập, tự tin, chấp nhận rủi ro, nhiều năng lượng, nồng nhiệt, không gò bó, thích phiêu lưu, tò mò hiếu kì, hài hước, biết nghi ngờ… Khả năng sáng tạo chính là việc huy động những phẩm chất sẵn có để tìm kiếm những quan hệ mới, liên kết những thông tin tìm được để tạo ra những giá trị mới về vật chất lẫn tinh thần

- Phân tích nguyên nhân của sự thiếu sáng tạo: do tâm lí thiếu tự tin, do môi trường học tập, làm việc, do thói quen…

- Làm thế nào chúng ta có thể nhen nhóm cảm hứng sáng tạo? Luôn lạc quan; tạo cho mình một môi trường kích thích sự hứng thú, niềm say mê; hướng suy nghĩ tới mục tiêu cụ thể; tăng trí tưởng tượng, phải có những suy nghĩ độc đáo Trên hết, phải biết tự chủ, thoát khỏi các thành kiến, những ước lệ hay lối mòn

(Kết hợp phân tích một số dẫn chứng để thuyết phục cho các ý bình luận)

Trang 4

2.3 Bàn bạc mở rộng

- Sáng tạo không phụ thuộc tuổi tác hay trình độ học vấn của con người Sáng tạo là không ngừng Khẳng định ý nghĩa sự sống, ý nghĩa tồn tại của cá nhân bằng những đóng góp sáng tạo

- Thực tế có những sáng tạo chưa thực sự thiết thực, có những người thiếu niềm tin vào khả năng của mình, sống dựa dẫm, ỷ lại, thích hưởng thụ Cần có cái nhìn phê phán

2.4 Bài học rút ra:

- Mỗi người cần có niềm tin vào khả năng sáng tạo phong phú, độc đáo của chính mình

- Mỗi người hãy hành động để khẳng định mình Hãy trang bị cho mình những kiến thức, kĩ năng… để phát huy khả năng sáng tạo của bản thân

3 Cách cho điểm:

- Điểm 8: Đáp ứng các yêu cầu cơ bản trên Bài viết có luận điểm, luận cứ sáng rõ, sâu sắc,

thuyết phục Hành văn trôi chảy, linh hoạt, có cảm xúc Không mắc lỗi diễn đạt

- Điểm 6: Trình bày được phần lớn các ý trên hoặc có thể đủ các khía cạnh nhưng có ý còn sơ

lược Hành văn khá trôi chảy, linh hoạt

- Điểm 4: Trình bày được một nửa số ý trên hoặc được phần lớn các ý nhưng còn sơ lược,

thiếu dẫn chứng cụ thể Còn mắc một số lỗi trong diễn đạt

- Điểm 2: Trình bày được một vài ý trong phần nêu trên Tỏ ra hiểu vấn đề không sâu Mắc

nhiều lỗi trong bố cục, trình bày, diễn đạt

- Điểm 1: Trình bày yếu kém cả nội dung và hình thức

Câu 2 (12 điểm):

1 Yêu cầu về kĩ năng:

- Học sinh viết đúng kiểu bài nghị luận văn học Cần thể hiện được năng lực cảm thụ tác phẩm trữ tình, năng lực sử dụng kết hợp các thao tác lập luận đặc biệt là thao tác lập luận so sánh để cảm nhận điểm chung, riêng của hai đoạn thơ

- Bài viết có bố cục rõ ràng, mạch lạc Hành văn trong sáng, lưu loát, có cảm xúc

2 Yêu cầu về nội dung kiến thức:

2.1 Giới thiệu chung:

- Quang Dũng là một hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và hào hoa Tây Tiến là bài

thơ tiêu biểu của đời thơ Quang Dũng Bài thơ là nỗi nhớ khôn nguôi về những năm tháng không thể nào quên, những năm tháng cùng sống và chiến đấu trong đoàn quân Tây Tiến

- Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng với phong cách thơ trữ tình chính trị Việt Bắc là

bài thơ xuất sắc của ông, thể hiện tình cảm cách mạng sâu nặng với chiến khu và những kỉ niệm kháng chiến

- Đây là những bài thơ hay của thơ ca kháng chiến chống Pháp viết về đề tài chiến tranh cách mạng

- Hai đoạn thơ rất tiêu biểu cho hai hồn thơ Quang Dũng và Tố Hữu

2.2 Về đoạn thơ trong bài Tây Tiến của Quang Dũng

a Về nội dung:

- Đoạn thơ là bức tranh chiều sương Châu Mộc Bức tranh giàu chất thơ và chất họa, với những cây lau ven bờ xào xạc; với dáng người trên độc mộc: một nét vẽ mảnh nhưng khỏe khoắn, rắn rỏi; với bông hoa rừng đong đưa làm duyên trên dòng nước lũ Tất cả được làm nền bởi lớp sương mịt mờ lúc chiều xuống, những lớp sương lãng đãng khi gần khi xa làm cảnh vật thêm thơ mộng, huyền ảo

- Đoạn thơ giống như một bức tranh lụa với những nét chấm phá tài hoa Người đọc tưởng như

có linh hồn phảng phất trong gió trong cây Cảnh tĩnh lặng gợi buồn đầy thi vị Bức tranh với

Trang 5

những nét vẽ mềm mại tinh tế, cái tinh tế toát ra từ cốt cách hào hoa phong nhã và một thi tài

hiếm có (Trinh Đường)

b Về nghệ thuật:

- Sử dụng những từ ngữ gợi hoài niệm, gợi bâng khuâng, lưu luyến: ấy, đong đưa, có thấy, có

nhớ

- Bút pháp lãng mạn kết hợp bút pháp hiện thực

2.3 Về đoạn thơ trong bài Việt Bắc của Tố Hữu

a Về nội dung:

- Đoạn thơ thể hiện nỗi nhớ đằm thắm, sâu nặng của người cán bộ kháng chiến dành cho Việt Bắc, trong đó chan hòa tình nghĩa riêng chung

- Hiện lên trong nỗi nhớ ấy là hình ảnh Việt Bắc nên thơ, bình dị, thân thương, với nhịp sống

êm đềm

b Về nghệ thuật:

- Thể thơ lục bát kết hợp nhuần nhuyễn chất cổ điển và chất dân gian Giọng thơ ngọt ngào, tâm tình, sâu lắng Nhịp điệu linh hoạt, uyển chuyển

- Hình ảnh thơ giản dị mà gợi cảm, điệp từ nhớ, cách tổ chức lời thơ cân xứng theo lối tiểu đối,

hình ảnh so sánh rất thi vị

2.4 Về sự tương đồng và khác biệt giữa hai đoạn thơ:

a Sự tương đồng:

- Hai bài thơ đều viết về thời kì kháng chiến chống Pháp Hai đoạn thơ đều nói rất hay về nỗi nhớ cảnh, nhớ người vùng núi phía Bắc của Tổ quốc Đều là những hoài niệm về quá khứ Thiên nhiên và con người trong nỗi nhớ của hai thi nhân đều đẹp thơ mộng mang những nét đặc trưng của chốn núi rừng

- Đều thể hiện tình yêu với thiên nhiên và con người Đều là những xúc cảm chân thành và là những trải nghiệm của chính người trong cuộc

b Sự khác biệt:

- Nỗi nhớ trong Tây Tiến được miêu tả bằng vài nét chấm phá, nỗi nhớ hiện lên đầy lưu luyến

bâng khuâng Qua nỗi nhớ Tây Tiến, người đọc cảm nhận được tâm hồn của những người lính trẻ mộng mơ Đoạn thơ thể hiện rõ phong cách thơ Quang Dũng: cái tinh tế của một hồn thơ hào hoa, lãng mạn

- Trong Việt Bắc, nỗi nhớ được miêu tả bằng những hình ảnh cụ thể, chi tiết Nỗi nhớ do đó

như in sâu trong tâm khảm Qua nỗi nhớ Việt Bắc, người đọc cảm nhận được ân tình 15 năm gắn bó giữa người ra đi – người ở lại Đó cũng là tình cảm của người Việt Nam với thủ đô gió ngàn Đoạn thơ thể hiện rõ chất thơ trữ tình - chính trị của Tố Hữu

2.5 Khái quát:

Cảm hứng lãng mạn – cảm hứng chủ đạo của thơ ca giai đoạn này được biểu hiện rõ

nét trong hai đoạn thơ Chính nó đã nâng đỡ con người Việt Nam vượt lên những thử thách

khắc nghiệt của chiến tranh

3 Cách cho điểm:

- Điểm 12: Đáp ứng đầy đủ, sâu sắc các yêu cầu nêu trên Bài viết có luận điểm sáng rõ, thuyết

phục Tỏ ra có khả năng cảm thụ văn chương Hành văn lưu loát, có cảm xúc Không mắc lỗi diễn đạt

- Điểm 10: Đáp ứng được phần lớn các ý trên hoặc có thể đủ ý nhưng có ý cảm nhận chưa sâu sắc

Hành văn khá trôi chảy, linh hoạt Lỗi diễn đạt không đáng kể

- Điểm 8: Trình bày được phần lớn các ý nhưng chưa sâu sắc Còn mắc một số lỗi trong bố

cục, trình bày, diễn đạt

Trang 6

- Điểm 6: Trình bày được một nửa số ý nêu trên Văn viết khô khan, thiếu cảm xúc Còn mắc

lỗi trong bố cục, trình bày, diễn đạt

- Điểm 4: Trình bày được một vài ý trong phần nêu trên Tỏ ra hiểu không sâu tác phẩm Hành

văn còn vụng Mắc nhiều lỗi trong bố cục, trình bày, diễn đạt

- Điểm 1: Tỏ ra yếu kém cả kiến thức và kỹ năng Mắc nhiều lỗi các loại

Lưu ý:

- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các yêu cầu trên

- Giám khảo cần trân trọng những bài viết có cảm xúc và sáng tạo Việc chi tiết hóa điểm

số (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với hướng dẫn chấm và được thống nhất trong tổ chấm

- Hết -

Ngày đăng: 30/10/2014, 03:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w