Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư và

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (Trang 38)

tư và thương mại TNG

2.1.3.1. Đặc điểm, chức năng, hoạt động chủ yếu

Đặc điểm:

Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG là công ty cổ phần với 100% vốn cổ đông với số vốn điều lệ 10 tỷ đồng khi mới chuyển đổi đến nay số vốn điều lệ của Công ty đã tăng lên 54,3 tỷ đồng. Số vốn chủ sở hữu 109 tỷ đồng năm 2009. Sau nhiều năm cổ phần hóa doanh thu của Công ty có bước tăng trưởng vượt bậc từ

Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán ngân hàng Thủ quỹ Kế toán theo dõi vật tư, TSCĐ Kế toán VTVT Kế toán xây dựng cơ bản Kế toán tại các xí nghiệp

Kế toán thống kê đơn hàng và giá thành

Kế toán công nợ

42 tỷ đồng năm 2002 lên hơn 1200 tỷ đồng năm 2012, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 20 tỷ đồng, bảo đảm việc làm thường xuyên cho hơn 8000 lao động với mức thu nhập bình quân gần 2,5 triệu đồng/tháng.

Chức năng, hoạt động chủ yếu:

Công ty C phần Đầu tư và Thương mại TNG tiền thân là Xí nghiệp may Bắc Thái (nay là Thái Nguyên) là một trong số những địa phương được tiếp nhận viện trợ của Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Đức về thiết bị may mặc. Nhiệm vụ là sản xuất quần áo bảo hộ lao động theo chỉ tiêu của tỉnh giao.

Từ cuối những năm 80 cho đến nay, do yêu cầu của thị trường và tình hình nội tại của Công ty, Công ty đã có những thay đổi trong việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh: “Phải sản xuất ra cái thị trường cần chứ không đưa ra thị trường cái mà mình có”. Với việc tìm thị trường tiêu thụ như các nước Đông Âu, Mĩ, Canada, EU… đến nay, các hoạt động của Công ty gồm:

- Sản xuất hàng may mặc trong nước và xuất khẩu với các mặt hàng chủ yếu như áo jacket, quần âu, quần bò… với tỷ lệ XK 90%, thị trường nội địa 10% theo các phương thức:

+ Sản xuất hàng XK dưới dạng FBO: căn cứ vào hợp đồng tiêu thụ sản xuất đã ký với khách hàng, Công ty tự sản xuất và xuất sản phẩm cho khách hàng theo hợp đồng

+ Sản xuất hàng nội địa: thực hiện toàn bộ quá trình SXKD từ đầu vào đến sản xuất, tiêu thụ sản phẩm phục vụ cho nhu cầu trong nước

- Đào tạo nghề may công nghiệp

- Đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp - Kinh doanh BĐS, thương mại

- Kinh doanh vận tải

Trong đó may mặc giữ vai trò chính, sản phẩm của công ty ngoài cung cấp cho nội địa, còn được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới với giá cả cạnh tranh, phương thức giao dịch luôn đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước.

Nguyên vật liệu:

Công ty Cổ phần Đầu Tư và Thương Mại TNG hoạt động trên rất nhiều lĩnh vực, ngành nghề, nhưng hoạt động kinh doanh chính là sản xuất và mua bán hàng may mặc, vì thế nguồn nguyên vật liệu cần dùng cho sản xuất là rất lớn. Nắm được vai trò quan trọng đó, nên từ những năm đầu tiên phát triển, công ty đã có nhà máy dệt, thêu .... cho riêng mình để đảm bảo tự cung ứng nguyên vật liệu sản xuất kinh doanh. Tính đến nay, công ty đã có 4 nhà máy phụ trợ nhà máy thêu, giặt công nghiệp, sản xuất thùng túi, bao bì carton và nhà máy sản xuất bông, chần bông để phục vụ cho sản xuất may mặc và các lĩnh vực kinh doanh khác.

Thời gian qua, Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Thương Mại TNG luôn chú trọng đến công tác đảm bảo sự ổn định về nguồn cung cấp nguyên vật liệu. Công ty đã trực tiếp giao cho phòng thị trường phụ trách, lập kế hoạch khối lượng nguồn nguyên vật liệu cần cung ứng rồi chuyển xuống các phân xưởng, giúp công ty có được thế chủ động trong việc đề ra các mục tiêu sản xuất và hoàn thành đủ các chỉ tiêu đề ra trong một kỳ.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm:

Ngoài sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong nữa, TNG còn muốn giữ ổn định các khách hàng truyền thống và lựa chọn để hợp tác với các khách hàng mới có thương hiệu toàn cầu. Hiện nay TNG sản xuất hàng may mặc xuất khẩu cho các thương hiệu thời trang nổi tiếng thế giới như: ZARA, MANGO, GAP, C&A, CK, TCP, Columbia … của các khách hàng Walmart, Columbia sportwear, Marks&Spencer, Target, Decathlon, JCPenney, The Children Place…Mục tiêu lâu dài mà TNG hướng đến là bán hàng trực tiếp cho các nhà bán lẻ hàng đầu thế giới nhằm gia tăng lợi nhuận.

2.1.3.2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm

Quy trình công nghệ là một khâu vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng lớn đến việc bố trí lao động, từ đó ảnh hưởng tới giá cả và chất lượng sản phẩm.

Và để bắt kịp với tiến độ phát triển khoa học kỹ thuật và đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường mới, Công ty đã đầu tư các máy chuyên dùng hiện đại: 80%

máy may một kim là máy cắt chỉ tự động, máy giác sơ đồ vi tính, máy cắt mẫu tự động, thiết kế mẫu trên máy vi tính…

Quy trình công nghệ ở Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG là quy trình công nghệ chế biến phức tạp kiểu liên tục, có nhiều khâu, mỗi khâu lại gồm nhiều bước công việc làm bằng tay hoặc bằng máy (lắp ráp các chi tiết). Đến công đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất. Sản phẩm phải qua kiểm tra, nếu đạt đầy đủ tiêu chuẩn thì mới được coi là thành phẩm và được nhập kho. Quy trình công nghệ ở Công ty bao gồm nhiều giai đoạn công nghệ cấu thành với hai hình thức SXKD là gia công may mặc xuất khẩu và mua nguyên liệu về sản xuất để bán. Tuy nhiên có tóm tắt quy trình sản xuất qua 3 bước sau:

+ Giai đoạn thiết kế, chế thử sản phẩm ( Giác mẫu ) + Giai đoạn cắt, may

+ Giai đoạn hoàn thiện sản phẩm

- Trong trường hợp gia công thì quy trình công nghệ được thực hiện theo hai bước: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 1: Nhận tài liệu kỹ thuật và sản phẩm mẫu do khách hàng gửi đến, phòng kỹ thuật sẽ nghiên cứu tài liệu và may thử sản phẩm (Thời gian may mẫu 48 giờ) mẫu sau đó cho khách kiểm tra và góp ý.

Bước 2: Sau khi được khách hàng chấp nhận các yếu tố của sản phẩm mẫu thì mới đưa xuống các xí nghiệp thành viên để sản xuất theo mẫu hàng, đơn hàng đã được khách hàng duyệt theo kế hoạch và hợp đồng đã ký kết. Quá trình sản xuất được khép kín trong từng xí nghiệp.

SƠ ĐỒ 3: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẢN PHẨM

- Trong trường hợp mua nguyên vật liệu về sản xuất sản phẩm để bán thì Công ty sẽ tự tạo mẫu hoặc tạo mẫu trên cơ sở các đơn đặt hàng của khách hàng. Phòng kỹ thuật sẽ ra sơ đồ mẫu và gửi xuống cho các bộ phận cắt, may.

Sản phẩm trong trường hợp này chủ yếu là tiêu thụ nội địa với quy trình công nghệ sản xuất như trường hợp gia công.

Kho NVL Tổ cắt Tổ may Là hơi sản phẩm KCS kiểm tra Đóng gói, đóng hòm Xuất sản phẩm Kho phụ liệu Kỹ thuật ra sơ đồ cắt Kỹ thuật hướng dẫn

2.2. Thức trạng phân tích tài chính tại Công ty cổ phần đầu từ và thương mại TNG

2.2.1. Phân tích tình hình về quy mô, cơ cấu tài sản và nguồn vốn

Căn cứ vào các số liệu được phản ánh trên Bảng cân đối kế toán để so sánh số tổng cộng về tài sản giữa kỳ phân tích với các kỳ trước hoặc với kỳ kế hoạch cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối nhằm xác định sự biến động về quy mô tài sản cũng như cơ cấu các khoản mục trong tổng tài sản qua các kỳ kinh doanh. Từ đó, đánh giá tình hình tài chính trong quá khứ, hiện tại để làm cơ sở dự đoán tiềm năng tài sản trong tương lai của doanh nghiệp.

BẢNG 2.1: BẢNG CƠ CẤU TÀI SẢN CỦA CÔNG TY

Đvt: VND (Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2012,2013 của Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG)

Tổng tài sản của Công ty năm 2013 là 961.199.365.926 đồng, tăng 9.881.250.884 đồng so với năm 2012, tương ứng với tỷ lệ tăng 1,04%. Trong đó TSNH chiếm tỷ trọng 42,76% tại thời điểm cuối năm.

- So sánh năm 2013 với năm 2012 thì tổng tài sản thay đổi không đáng kể, tuy nhiên TSNH lại giảm 7,50% so với đầu năm, tương ứng với số tiền giảm là 33.305.000.927 đồng, cụ thể: Chỉ tiêu 2013 Tỷ trọng 2012 Tỷ trọng Chênh lệch Số tiền % A. TSNH 410.976.375.347 42,76 444.281.361.274 46,70 -33.305.000.927 -7,50 I. Tiền và CKTĐT 12.199.694.781 2,93 13.631.579.710 3,07 -1.431.884.929 -10,50 II. Các khoản phải

thu NH 125.182.850.768 30,06 171.028.203.996 38,50 -45.845.353.228 -26,81 1. Phải thu KH 111.034.094.032 88,70 150.975.532.142 88,28 -39.941.438.110 -26,46 2. Trả trước người bán 9.845.972.766 7,87 6.437.188.067 3,76 3.408.784.699 52,95 3. Phải thu khác 10.526.430.314 8,41 18.656.376.001 10,91 -8.129.945.687 -43,58 4.Dự phòng phải thu khó đòi -6.223.646.344 -4,97 -5.040.892.214 -2,95 -1.182.754.130 23,46 III. Hàng tồn kho 265.843.360.774 65,15 251.974.150.875 56,71 13.769.209.899 5,46 IV. Tài sản ngắn hạn khác 7.750.469.024 1,86 7.647.426.693 1,72 103.042.331 1,35 1. Chi trả trước NH 4.322.190.741 55,77 2.565.688.089 33,55 1.756.502.652 68,46 2. Thuế GTGT được khấu trừ 2.336.877.158 30,15 4.801.299.529 62,78 -2.464.422.371 -51,33 3. Tài sản NH khác 1.091.401.125 14,08 280.439.075 3,67 810.962.050 289,18 B. TSDH 550.222.990.579 57,24 507.036.753.768 53,30 43.186.236.811 8,51 I. TSCĐ 532.975.776.865 96,86 488.018.847.493 96,25 44.956.929.372 9,21 1. TSCĐ hữu hình 446.098.930.518 83,94 345.866.091.042 70,87 100.232.839.476 28,98 2. TSCĐ Thuê tài chính 35.277.246.186 6,64 31.054.361.392 6,36 4.222.884.794 13,60 3. TSCĐ vô hình 41.072.712.285 3,88 20.583.433.233 4,22 13.845.885 0,07 4. Chi phí XD dở dang 10.526.887.876 5,55 90.514.961.826 18,55 -61.040.458.965 -67,44

II. Các khoản đầu tư

tài chính DH 4.800.000.000 0,87 4.800.000.000 0,95 - -

III. TSDH khác 12.447.213.714 2,27 14.217.906.275 2,80 -1.770.692.561 -12,45

- Tiền và các khoản tương đương tiền cuối năm là 12.199.694.781 đồng, đã giảm 1.431.884.929 đồng so với năm 2012, tương ứng tỷ lệ giảm 10,50%. Đây là khoản tiền tồn tại quỹ của Công ty, tuy chiểm tỷ trọng không cao, chỉ đạt 2,93% tại thời điểm năm 2013 nhưng đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán của Công ty. Nguyên nhân giảm là do trong năm 2013, các khoản tiền đang chuyển giảm mạnh, có thể công ty đang thay đổi chính sách bán hàng thông qua các cửa hàng bán lẻ, phân xưởng, thay vào đó là lập các hợp đồng với các khách hàng lâu dài.

- Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2013 là 125.182.850.768 đồng, đã giảm 45.845.353.228 đồng so với năm 2012, tương ứng với tỷ lệ giảm 26,81%. Đây là các khoản phải thu chủ yếu chiếm tỷ trọng gần như cao nhất, chỉ sau hàng tồn kho, đạt 30,6% tại thời điểm cuối năm 2013 trên tổng tài sản ngắn hạn. Việc giảm trên là do ảnh hưởng của các khoản phải thu khách hàng giảm mạnh, một phần là tăng các khoản dự phòng phải thu khó đòi. Công ty đang hạn chế việc thực hiện chính sách bán chịu vì vốn bằng tiền của công ty đang bất ổn định, việc bán chịu sẽ làm vốn lưu động của công ty bị thiếu hụt đáng kể.

- Hàng tồn kho dự trữ, đây là tài sản chủ yếu trong tổng tài sản ngắn hạn, chiếm tỷ trọng cao nhất, đạt 65,15% tại thời điểm cuối năm 2013. Số hàng tồn kho đang có xu hướng tăng nhanh, cuối năm 2013 là 265.843.360.774 đồng, tăng 13.769.209.899 đồng so với năm 2012, tương ứng với tỷ lệ tăng 5,46%. Trong năm xảy ra lạm phát nên Công ty đã tăng cường dự trữ vốn tồn kho, tránh rủi ro giảm giá hàng tồn kho.

- Tài sản ngắn hạn khác của năm 2013 là 7.750.469.024 đồng, tăng 103.042.331 đồng so với năm 2012, tương ứng tỷ lệ tăng 1,35%. Đây là các khoản thuế phải nộp và được khấu trừ, chi phí trả trước ….. của công ty, chiểm tỷ trọng 1,86%.

- Bên cạnh tài sản ngắn hạn thì tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng cao hơn, đạt 57,24% trên tổng tài sản và đang có xu hướng tăng. Cuối năm 2013 đã đầu tư 550.222.990.579 đồng, tăng 43.186.236.811 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 8,51%.

Điều đó thể hiện Công ty đã và đang có gắng chuyển dịch đầu tư ngắn hạn sang dài hạn, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, nâng cao cơ sở vật chất, kỹ thuật, phương tiện vận tải….

2.2.1.2. Phân tích biến động quy mô và cơ cấu nguồn vốn

Bên nguồn vốn trên Bảng cân đối kế toán của Công ty phản ánh số vốn hình thành các loại tài sản của Công ty đến thời điểm lập báo cáo, bao gồm vốn chủ sở hữu (vốn tự có) và các khoản nợ.

BẢNG 2.2: BẢNG CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY

Đvt: VND

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2012,2013 của Công ty cổ phẩn đầu tư và thương mại TNG)

Tổng nguồn vốn = Tổng nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu.

Từ sự tăng trưởng trong tổng tài sản chúng ta có thể thấy được sự tăng trưởng trong tổng nguồn vốn, điều này chứng tỏ Công ty đã có nhiều chính sách huy động vốn khá hiệu quả nhằm đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, cũng như việc phân tích cơ cấu tài sản, ta cũng cần phải phân tích xem yếu tố nào tạo nên sự tăng trưởng trong nguồn vốn của Công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn vào bảng cơ cấu nguồn vốn năm 2012 và 2013 của Công ty chúng ta có thể nhận thấy vốn đầu tư sản xuất kinh doanh của Công ty phần lớn được tài trợ bằng nợ phải trả. Chỉ tiêu 2013 Tỷ trọng (%) 2012 Tỷ trọng (%) Chênh lệch Số tiền % A. NỢ PHẢI TRẢ 749.648.244.016 78,00 738.268.801.652 77,60 11.379.442.364 15,40 I. Nợ ngắn hạn 565.105.009.904 75,38 568.391.263.306 77,00 -3.286.253.402 -5,78 1.Vay và nợ ngắn hạn 470.626.594.214 83,28 481.877.218.164 84,78 -11.250.623.950 -2,33 2. Phải trả người bán 65.123.652.559 11,52 64.732.764.814 11,38 390.887.745 0,60 3. Người mua trả tiền

trước 303.276.083 0,05 259.195.072 0,04 44.081.011 17,01 4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 1.334.150.749 0,23 856.223.036 0,15 477.927.713 55,82 5. Phải trả người LĐ 23.251.235.374 4,11 13.700.874.295 2,41 9.550,361.079 69,70 6. Chi phí phải trả 4.170.536.868 0,74 1.409.822.589 0,24 2.760.714.279 195,82 7. Các khoản phải nộp ngắn hạn khác 242.842.215 0,04 5.487.210.123 0,96 -5.244.367.908 -95,57 8. Quỹ khen thưởng

phúc lợi 52.721.842 0,01 67.955.213 0,01 -15.233.371 -22,42 II. Nợ dài hạn 184.543.234.112 24,62 169.877.538.346 23,00 14.665.695.766 8,63 1. Vay và nợ dài hạn 184.543.234.112 100 169.877.538.346 100 14.665.695.766 8,63 B. VCSH 211.551.121.910 22,00 213.049.313.390 22,40 -1.498.191.480 -0,70 I. Vốn chủ sở hữu 211.551.121.910 100 213.049.313.390 100 -1.498.191.480 -0,70 TỔNG NGUỒN VỐN 961.199.365.926 100 951.318.115.042 100 9.881.250.884 1,03

Nợ phải trả là khoản mục khá quan trọng trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, ta có thể nhận thấy tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn là rất cao. Năm 2012, tổng nợ phải trả của Công ty là 738.268.801.652 đồng (chiếm 77,60%) trog tổng nguồn vốn .Năm 2013, tổng nợ phải trả tăng lên thành 749.648.244.016 đồng (chiếm 78%). Cụ thể trong khoản mục nợ phải trả của Công ty có hai khoản mục chính đó là nợ ngắn hạn và nợ dài hạn, trong khoản mục nợ ngắn hạn thì khoản vay và nợ ngắn hạn là chiếm tỷ trọng nhiều nhất được thể hiện ở trong năm 2013 là 470.626.594.214 đồng (chiếm 83,28%) trong tổng vay và nợ ngắn hạn cảu năm 2013, năm 2012 là 481.877.218.164 đồng (chiếm 84,78%) trong tổng vay và nợ ngắn hạn năm 2012. Trong khoản mục nợ phải trả thì khoản mục nợ dài hạn của Công ty năm 2013 là 184.543.234.112 đồng (chiếm 24,62%) trong tổng Nợ phải trả năm 2013, nợ dài hạn năm 2012 của Công ty là 169.877.538.346 đồng (chiếm 23%) trong tổng Nợ phải trả năm 2012. So sánh nợ dài hạn năm 2013 với năm 2012 ta thấy năm 2013 nhiều hơn 14.665.695.766 so với năm 2012 tương ứng với tỷ lệ 8,63%.

Tỷ trọng VCSH trong tổng nguồn vốn của Công ty có xu hướng giảm. Cụ thể năm 2012 vốn chủ sở hữu của Công ty là 213.049.313.390 đồng (chiếm 22,40%) trong tổng nguồn vốn năm 2012, nhưng tại năm 2013 thì giảm xuống là 211.551.121.910 đồng (chiếm 22,00%) trong tổng nguồn vốn của năm 2013. Chênh lệch vốn chủ sở hữu giữa năm 2013 so với năm 2012 là giảm 1.498.191.480 đồng tương ứng với giảm 0,70%.

2.2.2. Phân tích các chỉ tiêu tài chính

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (Trang 38)