Những định hướng phát triển của công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (Trang 59)

3.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội trong thời gian tới

Trong năm 2014, tình hình kinh tế vẫn tiếp tục bất ổn và tương đối khó khăn, ngành sản xuất may mặc lại không phải là ngành công nghiệp mũi nhọn nên không được nhà nước thật sự quan tâm, mặt khác, đây là ngành sản xuất không thể thiếu nên chịu sự cạnh tranh từ rất nhiều doanh nghiệp cùng loại hình kinh doanh. Tuy vậy với khả năng quản trị vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng năm 2013 của công ty cùng tiềm lực tài chính mạnh mẽ, hoạt động trên nhiều lĩnh vực, công ty vẫn có thể đứng vững trên thị trường và phát triển.

Đứng trước những cơ hội và thách thức rất lớn như vậy, với uy tín và kinh nghiệm hơn 35 năm làm việc, là một trong mười doanh nghiệp sản xuất may mặc lớn nhất cả nước, Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Thương Mại TNG đang có những bước phát triển chiến lược kinh doanh đúng đắn, hy vọng trong những năm tới công ty sẽ tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được, sản xuất ra các sản phẩm chất lượng cao thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng.

3.1.2. Những định hướng phát triển của Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Thương Mại TNG trong thời gian tới Thương Mại TNG trong thời gian tới

3.1.2.1. Một số thành tựu đã đạt được

+ Từ năm 1993 đến năm 1999 Công ty liên tục đạt danh hiệu “Lao động giỏi cấp tỉnh” được UBND tỉnh tặng bằng khen.

+ Năm 2000 được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng III.

+ Từ năm 2003 đến năm 2008 liên tục đạt danh hiệu “Doanh nghiệp xuất sắc” được UBND tỉnh tặng bằng khen.

+ Năm 2004 được UBND tỉnh Thái Nguyên tặng cờ thi đua và được công nhận danh hiệu “Lá cờ đầu ngành công nghiệp”. Bộ trưởng Bộ công nghiệp tặng bằng khen.

+ Năm 2006 được Bộ trưởng Bộ công nghiệp tặng bằng khen, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam tặng cờ thi đua.

+ Năm 2007 được Bộ trưởng Bộ công nghiệp và UBND tỉnh Thái Nguyên tặng bằng khen, Bộ công thương tặng bằng khen về DN tiêu biểu ngành dệt may Việt Nam. Được bình chọn DN có hiệu quả SXKD tốt.

+ Năm 2008 được Tập đoàn Dệt may Việt Nam tặng cờ thi đua.

+ Năm 2010 được Bộ Công thương phê duyệt công nhận là “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín”. Lọt tốp 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam. Tập đoàn dệt may Việt Nam tặng cờ thi đua.

+ Năm 2011, đầu tư hoàn chỉnh nhà máy TNG Phú Bình với tổng số lao động 3.522 người, quy mô gồm 48 truyền may, các sản phẩm chính như sản xuất áo jacket, quần âu.

3.1.2.2. Mục tiêu đề ra của công ty trong thời gian tới

+ Phát triển công ty thành tập đoàn kinh tế có thương hiệu mạnh trên thị trường trong nước và quốc tế.

+ Về mặt hàng sản xuất và tiêu thụ: Công ty vẫn xác định may mặc là chủ lực, từng bước đầu tư kinh doanh thêm các mặt hàng mới, trước hết là các mặt hàng phục vụ trực tiếp cho ngành may mặc: là, giặt, bao bì, in thêu… Tiến tới đầu tư kinh doanh chợ, kinh doanh thương mại, khách sạn, nhà hàng và đầu tư bất động sản.

+ Về thị trường tiêu thụ trong những năm tới: Vẫn tập trung chủ yếu vào các mặt hàng xuất khẩu.

+ Tiếp tục đầu tư bổ xung đổi mới máy móc thiết bị để tăng năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm, tuyển thêm công nhân để khai thác hết năng suất máy móc, thiết bị, thu hồi khấu hao nhanh để lấy vốn đầu tư sang lĩnh vực khác.

+ Về trách nhiệm xã hội: Từ năm 2008, Công ty chỉ tập trung chỉ đạo xây dựng văn hóa DN và thực hiện cam kết của Tổng Giám đốc với người lao động theo tiêu chuẩn SA8000.

+ Công ty đã đặt ra mục tiêu phấn đấu trong năm 2014 sẽ tăng được 10% doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và một số chỉ tiêu khác như sau:

BẢNG 3.1: MỘT SỐ CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH ĐẶT RA TRONG NĂM 2014 CỦA CÔNG TY TNG Đvt: VND Chỉ tiêu Năm 2014 1. DTTBH và CCDV 1.300.116.396.557 2. Các khoản phải nộp NSNN 4.520.551.563 3. LNST 26.320.875.243

4. Thu nhập bình quân người lao động 3.000.000

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w