Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (Trang 27)

 Hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành.

Mỗi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong một hoặc một số lĩnh vực nhất định. Doanh nghiệp hoạt động trong mỗi ngành có những đặc điểm chung của ngành bên cạnh những đặc điểm riêng có của mình. Một hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành hoàn thiện, chính xác và cập nhật sẽ giúp hoạt động phân tích có cái nhìn khách quan và toàn diện về ngành và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, từ đó giúp cho việc phân tích tài chính doanh nghiệp được hoàn thiện hơn. Hệ thống

chỉ tiêu trung bình ngành được xây dựng chính xác là cơ sở tham chiếu quan trọng cho các doanh nghiệp khi tiến hành phân tích tài chính. Chúng ta có thể khẳng định các tỷ số tài chính của một doanh nghiệp là cao hay thấp, tốt hay xấu khi đem chúng so sánh với các tỷ số tương ứng mà đại diện là chỉ tiêu trung bình ngành. Thông qua đối chiếu với chỉ tiêu trung bình ngành, nhà quản trị biết được vị thế của doanh nghiệp mình trên thị trường, sức mạnh của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh. Từ đó đánh giá một cách chính xác nhất thực trạng tài chính cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Những hạn chế của hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành dẫn đến khó khăn cho hoạt động phân tích tài chính. Thiếu hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành, nhà phân tích khó có thể khẳng định một cách chính xác một chỉ tiêu tài chính là tốt hay xấu, do đó việc đưa ra nhận định về tình hình tài chính bị hạn chế, thiếu chính xác.

 Hệ thống pháp lý.

Hệ thống pháp lý có tác động đến nhiều khía cạnh trong hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều gắn kết với môi trường xung quanh, đặc biệt gắn kết chặt chẽ với môi trường pháp lý. Doanh nghiệp được hình thành và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, tuân thủ các quy định và chính sách của Nhà nước. Thông qua hệ thống pháp lý, Nhà nước có thể điều chỉnh các hành vi của doanh nghiệp. Vì vậy, hệ thống pháp lý cũng có ảnh hưởng ít nhiều tới hoạt động tài chính của doanh nghiệp, theo đó là hoạt động phân tích tài chính cũng bị ảnh hưởng.

Hệ thống pháp lý vừa khuyến khích vừa hạn chế tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, hệ thống pháp lý ổn định cho phép các nhà phân tích lựa chọn được phương pháp phân tích phù hợp, tạo điều kiện thống nhất các chỉ tiêu trong toàn ngành, giúp các nhà phân tích dễ dàng tìm kiếm thông tin. Ngược lại, hệ thống pháp lý thiếu chặt chẽ, không thống nhất sẽ có tác động tiêu cực đến hoạt động phân tích, khiến cho việc phân tích tài chính kém hiệu quả.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG

2.1. Khái quát quá trình hình thành phát triển của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG

Tên và địa chỉ.

- Tên tiếng Việt: Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG. - Tên tiếng Anh: TNG invetsment and trading joint stock company. - Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG. - Tên viết tắt: TNG

- Biểu tượng:

- Trụ sở đăng ký: 160 Đường Minh Cầu, Phường Phan Đình Phùng, Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên.

- Điện thoại: (0280)3.858.508 Fax: (0280)3.856.408

- Email: info@tng.vn Website: http://.www.tng.vn

- Hình thức công ty: Là Công ty Cổ phần có tư cách pháp nhân phù hợp với pháp luật hiện hành Việt Nam.

- Văn phòng đại diện: Tại trụ sở đăng ký kinh doanh.

- Người đại diện pháp luật cho Công ty là: Chủ tịch Hội đồng quản trị. - Mã số thuế: 4600305723

- Vốn điều lệ: 134,6 tỷ đồng, 100% Vốn cổ đông. - Cơ sở hạ tầng: Hơn 180.000 m2

- Thời gian hoạt động của Công ty: Trừ khi chấm dứt hoạt động trước thời hạn khi tòa tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật hiện hành hoặc giải thể

trước thời hạn theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông (không tính thời gian ra hạn) thì thời gian hoạt động của doanh nghiệp là 50 năm.

Triết lý kinh doanh của công ty là:

“Khách hàng là người trả lương cho chúng ta”

Quá trình hình thành và phát triển.

Quá trình hình thành và phát triển của Công ty trải qua các giai đoạn: - Giai đoạn thứ nhất (từ 1979 đến năm 1983):

Xí nghiệp may Bắc Thái được thành lập theo quyết định số 488/QĐ-UB ngày 22/11/1979 của UBND tỉnh Thái Nguyên.

Ngày 7/5/1981 tại quyết định số 124/QĐ- UB của UBND tỉnh sát nhập trạm gia công may mặc của TY thương nghiệp vào xí nghiệp.

- Giai đoạn thứ hai (từ năm 1984 đến năm 1986) :

Đây là giai đoạn ổn định sản xuất để tạo đà phát triển. Hoạt động sản xuất kinh doanh của giai đoạn này vẫn theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, sản xuất theo đơn đặt hàng của nhà nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giai đoạn thứ ba (từ năm 1986 đến năm 1993):

Đây là giai đoạn khởi đầu chuyển đổi cơ chế từ kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường. Doanh nghiệp phải tự hoạch toán đầy đủ chi phí và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Giai đoạn khởi đầu cho sự chuyển đổi cơ chế nên hoạt động SXKD của doanh nghiệp gặp vô cùng khó khăn, cán bộ công nhân viên chưa chuyển đổi được nhận thức, tình hình kinh tế xã hội của đất nước cũng vô cùng khó khăn, lạm phát tăng cao. Chính vì vậy mà doanh nghiệp không tránh khỏi vòng xoáy của suy thoái kinh tế. Có những năm doanh nghiệp gần như phải đóng cửa vì không tìm được thị trường tiêu thụ sản phẩm, người lao động bị mất việc làm, đời sống khó khăn.

- Giai đoạn thứ tư (từ những năm 1993 đến năm 2002):

Đây là giai đoạn chuyển giao thế hệ cán bộ lãnh đạo. Hoạt động theo cơ chế thị trường. Kết quả SXKD của xí nghiệp có nhiều khởi sắc, đã có sự liên doanh liên

kết với các đơn vị trong và ngoài nước để đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ và quy mô sản xuất, thu hút và giải quyết thêm được việc làm cho người lao động.

Ngày 4/4/1997 Công ty được đổi tên thành Công ty may Thái Nguyên theo quyết định số 576/QĐ-UB của UBND tỉnh Thái Nguyên.

- Giai đoạn thứ năm ( từ năm 2003 đến nay ):

Ngày 02/01/2003 Công ty được cổ phần hóa với vốn điều lệ là 10 tỷ đồng, công ty chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với 100% vốn các cổ đông.

Sau khi chuyển đổi hoạt động theo mô hình cổ phần, Công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần may xuất khẩu Thái Nguyên.

Ngày 05/09/2007 Công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương Mại TNG.

Ngày 22/11/2007 cổ phiếu của công ty TNG được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà nội.

Một số thành tựu đã đạt được và mục tiêu đề ra của công ty trong những năm tới:

- Thành tựu Công ty đã đạt được :

+ Từ năm 1993 đến năm 1999 Công ty liên tục đạt danh hiệu “Lao động giỏi cấp tỉnh “ được UBND tỉnh tặng bằng khen.

+ Năm 2000 được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao độnh hạng III.

+ Từ năm 2003 đến năm 2008 liên tục đạt danh hiệu “Doanh nghiệp suất sắc” được ủy ban nhân dân tỉnh tặng bằng khen.

+ Năm 2004 được UBND tỉnh Thái Nguyên tặng cờ thi đua và được công nhận danh hiệu “Lá cờ đầu ngành công nghiệp”. Bộ trưởng bộ công nghiệp tặng bằng khen.

+ Năm 2006 được Bộ trưởng Bộ công nghiệp tặng bằng khen, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam tặng cờ thi đua.

+ Năm 2007 được Bộ trưởng Bộ công nghiệp và UBND tỉnh Thái Nguyên tặng bằng khen, Bộ công thương tặng bằng khen về doanh nghiệp tiêu biểu ngành dệt may Việt Nam. Được bình chọn doanh nghiệp có hiệu quả SXKD tốt.

+ Năm 2008 được Tập đoàn Dệt may Việt Nam tặng cờ thi đua .

+ Năm 2009 chủ tịch nước CHXHCNVN đã tặng thưởng huân chương lao động hạnh nhì cho công ty.

+ Năm 2010 được Bộ Công thương phê duyệt công nhận là “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín”. Lọt tốp 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam. Tập đoàn dệt may Việt Nam tặng cờ thi đua.

+ Năm 2011, đầu tư hoàn chỉnh nhà máy TNG Phú Bình với tổng số lao động 3.522 người, quy mô gồm 48 truyền may, các sản phẩm chính như sản xuất áo jacket, quần âu.

+ Năm 2012 giai đoạn 2 nhà máy TNG Phú Bình đi vào hoạt động, Cống ty được UBND tỉnh Thái Nguyên tặng bằng khen về “Doanh nghiệp xuất sắc năm 2012” (QĐ số 391/QĐ UBND ngày 04/0302003)

- Mục tiêu trong những năm tới:

+ Năm 2014, TNG đặt kế hoạch doanh thu đạt 2.000 tỷ đồng, tăng 31% so với kế hoạch năm 2013 (1.526 tỉ đồng). Lợi nhuận mục tiêu đạt 130 tỉ đồng, tăng 160% so với kế hoạch lợi nhuận năm 2013 (50 tỷ đồng).

+ Phát triển Công ty thành tập đoàn kinh tế có thương hiệu mạnh trên thị trường trong nước và quốc tế.

+ Về mặt hàng xuất khẩu và tiêu thụ: Công ty vẫn xác định may mặc là chủ lực, từng bước đầu tư kinh doanh thêm các mặt hàng mới, trước hết là các mặt hàng phục vụ trực tiếp cho ngành may mặc: là, giặt, bao bì, in thêu...Tiến tới đầu tư kinh doanh chợ, kinh doanh thương mại, khách sạn, nhà hàng và đầu tư bất động sản.

+ Về thị trường tiêu thụ trong nước năm tới: Xuất khẩu vẫn là chính.

+ Tiếp tục đầu tư bổ xung đổi mới máy móc thiết bị để tăng năng suất lao động và hạ giá thàng sản phẩm, tuyển thêm công nhân để khai thác hết năng suất máy móc, thiết bị, thu hồi khấu hao nhanh để lấy vốn đầu tư dang lĩnh vực khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Về trách nhiệm xã hội: Từ năm 2008, Công ty chỉ tập trung chỉ đạo xây dựng văn hóa doanh nghiệp và thực hiên cam kết của Tổng Giám đốc với người lao động theo tiêu chuẩn SA8000.

+ Từng bước nâng cao thị phần nội địa của thương hiệu thời trang “TNG Fashion”, phấn đấu nằm trong 10 năm tới thương hiệu thời trang TNG được xếp trong TOP 10 thương hiệu thời trang hàng đầu Việt Nam được người Việt Nam tin dùng.

+ Chiến lược khách hàng: giữ ổn định các khách hàng truyền thống và lựa chọn để hợp tác với các khách hàng mới có thương hiệu toàn cầu. Hiện nay TNG sản xuất hàng may mặc xuất khẩu cho các thương hiệu thời trang nổi tiếng thế giới như ZARA, MANGO, GAP, CK, TCP, Columbia.... của các khách hàng trong nước Walmart, Columbia sportwear, Target, Decathlon, JCDenny, The children Place...Mục tiêu lâu dài mà TNG hướng tới là bán hàng trực tiếp cho các nhà bán lẻ hàng đầu thế giới nhằm tăng gia lợi nhuận.

+ Dịch chuyển sang phương thức bán hàng FOB, ODM. Nâng cao năng lực giá trị doanh nghiệp bằng việc ứng dụng công nghệ quản lý tiên tiến, công nghệ sản xuất hiện đại.

+ Cổ phiếu của Công ty TNG trong những năm tới được xếp trong TOP 30.

2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý

Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG được tổ chức và điều hành theo mô hình Công ty Cổ phần, tuân thủ theo các quy định của pháp luật hiện hành. Bộ máy quản lý của Công ty được chia thành các Phòng, Ban nhằm quản lý tốt nhất mọi hoạt động trong Công ty:

SƠ ĐỒ 1: MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY

- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị cao nhất của Công ty giữa hai kỳ đại hội cổ đông.

- Chủ tịch hội đồng quản trị: là người được cơ quan quản lý phần vốn nhà nước tại Công ty bổ nhiệm.

- Ban kiểm soát: là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh quản trị và điều hành của Công ty.

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC PTGĐ PTGĐ K.T.T PTGĐ P.TT P.XNK P.TCH C P.KTT C P.XDC B P.QLT B P.CNT T SÔNG CÔNG 1 SÔNG CÔNG 2 SÔNG CÔNG 3 CN MAY VIỆT THÁI

PHÚ BÌNH 1 PHÚ BÌNH 2

CN MAY VIỆT ĐỨC

PHÂN XƯỞNG BÔNG

- Tổng giám đốc Công ty: là người đại diện pháp nhân trong mọi giao dịch quản lý điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Công ty.

- Phó tổng giám đốc phụ trách thi đua, khen thưởng, XNK: chỉ đạo phòng Marketing - Xuất nhập khẩu, Tổ chức hành chính, Công đoàn và chăm lo đến quyền lợi của người lao động.

- Phó tổng giám đốc phụ trách các xí nghiệp và phát triển thị trường: chỉ đạo việc SXKD của các xí nghiệp, thực hiện những yêu cầu về chất lượng sản phẩm, đại diện lãnh đạo trong việc quản lý hoạt động SXKD của Công ty theo tiêu chuẩn ISO 9001/2000, ISO - 14000 và SA-8000; Chỉ đạo việc xây dựng các tiêu chuẩn, định mức, kinh tế...và chỉ đạo việc SXKD sao cho kịp tiến độ đã ký kết với khách hàng. Chỉ đạo công tác tổ chức an toàn lao động, công tác phòng chống cháy nổ, phụ trách trường đào tạo Công ty.

- Phó tổng giám đốc điều hành xây dựng cơ bản và công nghệ thông tin: chỉ đạo và lập dự án cho việc đầu tư xây dựng mới nhà xưởng, phát triển công nghệ thông tin trong quản lý và quản lý chung.

- Kế toán trưởng: phụ trách, chỉ đạo công việc kế toán tại phòng Kế toán tài chính, lập các kế hoạch cho việc sử dụng và quản lý tài chính một cách hiệu quả nhất.

- Khối phòng ban và các xí nghiệp: hoạt động theo nhiệm vụ của mình chịu sự chỉ đạo điều hành trực tiếp của ban giám đốc.

+ Phòng tổ chức hành chính: quản lý lao động, quản lý tiền lương, thực hiện chính sách xã hội, thi đua khen thưởng, hành chính quản trị....

+ Phòng kế toán: quản lý tài chính kế toán, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, quản lý tiêu thụ, quản lý giá thành sản phẩm...

+ Phòng xây dựng cơ bản, quản lý thiết bị: quản lý đất đai, quản lý xây dựng cơ bản, duy tu bảo dưỡng công trình, quản lý toàn bộ thiết bị của Công ty...

+ Phòng công nghệ thông tin: quản trị mạng, quản trị an ninh mạng...

+ Các chi nhánh may: Việt Đức, Việt Thái: thực hiện việc sản xuất và hoàn thành tiến độ đơn đặt hàng theo đúng thời gian, kỹ thuật và chất lượng.

+ Trung tâm đào tạo nghề: thực hiện đào tạo nghề cho công nhân của xí nghiệp và xã hội.

+ Các xí nghiệp khác thực hiện các chức năng theo đúng nhiệm vụ của mình.  Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty

a, Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của đơn vị - Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký – chứng từ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phương pháp hạch toán nhập xuất nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên.

- Áp dụng chế độ kế toán theo QĐ số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 và các chuẩn mực do bộ tài chính ban hành.

- Niên độ kế toán: từ 01/01 đến 31/12. - Kỳ hạch toán: theo qúy.

- Khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng. - Đơn vị tiền tệ sử dụng là VNĐ.

- Quy đổi tỷ giá theo tỷ giá do liên ngân hàng công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế.

- Hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

- Hệ thống TK sử dụng: áp dụng theo chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán và các quy định hiện hành.

- Hình thức kế toán: Ghi sổ theo hình thức “Nhật ký – chứng từ”. - Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty là tập trung.

- Nhiệm vụ của bộ máy kế toán:

+ Tổ chức công tác kế toán và bộ máy không ngừng cải tiến để phù hợp với

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (Trang 27)