SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH BÌNH TRƯỜNG THPT NHO QUAN B SI-DH01-HSG12 –V2-10 ĐỀTHI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 VÒNG 2 Năm học 2010 – 2011 MÔN: SINH HỌC Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) (Đề này gồm 09 câu, 02 trang) Câu 1: ( 2,0 điểm) a) Với ADN có cấu trúc 2 mạch, dạng đột biến điểm nào làm thay đổi tỉ lệ A G T X + + ? b) Trong cơ chế tự nhân đôi của ADN, đoạn mồi được tổng hợp nhờ loại enzim nào? Tại sao cần tổng hợp đoạn mồi? c) Thế nào là gen phân mảnh, gen không phân mảnh? Sự phiên mã tổng hợp mARN ở 2 gen này khác nhau như thế nào? Câu 2: (2,0 điểm) a) Phân biệt nhiễm sắc thể của sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực? b) Nêu cách nhận biết đột biến lặp đoạn và đột biến mất đoạn? Câu 3: (3,0 điểm) Ở cà chua, gen A qui định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định quả vàng; gen B qui định trội hoàn toàn so với gen b qui định quả bầu dục. Cho cà chua thuần chủng quả đỏ, tròn lai với quả vàng, bầu dục thu được F 1 toàn quả đỏ, tròn. Cho F 1 lai phân tích thu được kết quả sau: 5 cây quả đỏ, tròn: 1 cây quả vàng, tròn: 5 cây quả đỏ, bầu dục: 1 cây quả vàng, bầu dục. Hãy giải thích và viết sơ đồ lai. Biết rằng các cặp gen qui định các tính trạng trên nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. Câu 4: (3,0 điểm) Một loài thực vật thụ phấn tự do có gen D qui định hạt tròn là trội hoàn toàn so với gen d qui định hạt dài; gen E qui định hạt đỏ là trội hoàn toàn so với gen e qui định hạt trắng. Hai cặp gen D,d và E,e phân li độc lập. Khi thu hoạch ở một quần thể cân bằng di truyền, người ta thu được 14,25% hạt tròn, đỏ; 4,75% hạt tròn, trắng; 60,75% hạt dài, đỏ; 20,25% hạt dài, trắng. a) Hãy xác định tần số các alen (D, d, E, e) và tần số các kiểu gen của quần thể nêu trên. b) Hãy tính xác suất xuất hiện các cây thuần chủng cả về 2 cặp gen? Câu 5: (2,0 điểm) Bệnh teo cơ Duchene ở người do một đột biến lặn nằm trên NST X qui định. Một cặp vợ chồng cùng làm việc trong một nhà máy điện hạt nhân đã kiện nhà máy của mình khi họ sinh ra một người con bị bệnh. Họ khẳng định như vậy vì cả 2 vợ chồng đều không bị bệnh, ngoài ra các cụ thân sinh ra họ cũng không ai bị bệnh teo cơ. Trước khi đưa ra quyết định cuối cùng toà án đề nghị cho biết người con bị bệnh của họ là con trai hay con gái. Với kiến thức di truyền học em hãy cho biết phán quyết của toà án như thế nào và giải thích? Câu 6: (3,0 điểm) a) Thế nào là thể song nhị bội? Trình bày 2 phương pháp tạo thể song nhị bội? b) So sánh 2 phương pháp tạo thể song nhị bội trên? Câu 7: (2,0 điểm) Trong một vùng biển có một số loài tiêu biểu: tảo, giáp xác, cá thu, cá ngừ, cá nổi có kích thước nhỏ, cá mập, cá voi, trong đó cá mập là loài cá dữ còn cá voi là loài thú lớn nhất sống dưới nước. a) Dựa vào mối quan hệ dinh dưỡng, em thử giải thích tại sao trong những thập niên đầu thế kỉ XX tổng sản lượng cá voi không thua kém tổng sản lượng cá mập? b) Nếu nguồn nước bị ô nhiễm bởi một lượng lớn thuỷ ngân nhưng hàm lượng chưa đủ gây chết trực tiếp cho các loài sinh vật biển trên thì loài nào có thể tích tụ chất độc nhiều nhất trong cơ thể và có thể bị ngộ độc? Câu 8:(2 ,0 điểm) Hãy giải thích tại sao: - Chọn lọc tự nhiên đào thải alen trội ra khỏi quần thể nhanh hơn alen lặn? - Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn nhanh hơn quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội? - Các nhà khoa học lại cho rằng vật chất di truyền đầu tiên có lẽ là ARN mà không phải ADN? - Hiện tượng tương đồng và hiện tượng tương tự là hai hiện tượng trái ngược nhau? Câu 9: (1,0 điểm) Số gen trong 1 tế bào lưỡng bội có bằng số tính trạng của cơ thể hay không? Vì sao? …………………Hết………………. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH BÌNH TRƯỜNG THPT NHO QUAN B SI-DH01-HSG12 –V2-10 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀTHI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 VÒNG 2 Năm học 2010 – 2011 MÔN: SINH HỌC (Hướng dẫn chấm gồm 04 trang) Câu Đáp án Điểm 1 (2,0 điểm) a) (0,5 điểm) Không có dạng nào vì ở bất kì gen nào: A = T; G = X -> tỉ lệ A G T X + + luôn không đổi. 0,5 b) ( 0,5 điểm) - Enzim tổng hợp đoạn mồi: ARN – polimeraza - Vai trò của đoạn mồi: ADN – polimeraza chỉ có thể bổ sung nucleotit vào nhóm 3 ’ – OH tự do nhưng ngay lúc đầu không có nhóm 3 ’ – OH tự do -> cần tổng hợp đoạn mồi để tạo ra nhóm 3 ’ – OH tự do. 0,25 0,25 c) (1,0điểm) - Gen phân mảnh: là gen có vùng mã hoá không liên tục, xen kẽ các đoạn mã hoá axitamin là các đoạn không mã hoá axitamin. - Gen không phân mảnh: là gen có vùng mã hoá liên tục. - Sự phiên mã ở 2 gen này khác nhau: + Gen phân mảnh: sau khi tổng hợp nên mARN sơ khai phải cắt bỏ các đoạn không mã hoá axitamin và nối các đoạn mã hoá axitamin -> mARN trưởng thành – làm khuôn tổng hợp Pr. + Gen không phân mảnh: mARN được tạo ra trực tiếp làm khuôn tổng hợp Pr. 0,25 0,25 0,25 0,25 2 (2,0 điểm) a) (1,0điểm) 0,25 0,25 0,25 0,25 b) (1,0điểm) *) ĐB mất đoạn: SV nhân sơ SV nhân thực - Chứa phân tử ADN dạng trần - ADN có dạng vòng. - NST nằm trong vùng nhân không có màng nhân bao bọc. - Có 1 NST. - Chứa phân tử ADN và Pr histon. - ADN có dạng chuỗi. - NST nằm trong nhân tế bào có màng nhân bao bọc - Có nhiều NST - Gen lặn biểu hiện ra kiểu hình ở trạng thái bán hợp tử (Giả trội: Cơ thể dị hợp tử mà NST mang gen trội bị mất đoạn mang gen trội đó nên gen lặn biểu hiện kiểu hình được). - Quan sát tiêu bản NST dưới kính hiển vi dựa trên sự bắt cặp NST tương đồng hoặc sự thay đổi kích thước NST (NST bị ngắn lại). *) ĐB lặp đoạn: - Có thể làm tăng hoặc giảm sự biểu hiện của tính trạng. - Quan sát tiêu bản NST dưới kính hiển vi dựa trên sự bắt cặp NST tương đồng hoặc sự thay đổi kích thước NST (NST dài hơn). 0,25 0,25 0,25 0,25 3 (3,0 điểm) + Phân tích từng cặp tính trạng: - màu sắc quả: quả đỏ/quả vàng = 5/1 quả vàng chiếm tỉ lệ 1/6 = 1/6 giao tử chỉ mang alen lặn x 1 giao tử chỉ mang alen lặn -> KG AAaa x aa hoặc AAaa x aaaa. - hình dạng quả: quả tròn/ quả bầu dục = 1/1 -> KG Bb x bb. + Xét chung cả 2 tính trạng: F 1 có KG AAaaBb và cơ thể đem lai phân tích có KG aabb hoặc aaaabb + SĐL: P: Quả đỏ, tròn (AAAABB) x Quả vàng, bầu dục (aaaabb) G P : AAB aab F 1 : AAaaBb (100% quả đỏ, tròn) Cho F 1 lai phân tích: TH1: F 1 : AAaaBb x aabb TH2: F 1 : AAaaBb x aaaabb ………………………………………………………………………. 0,25 0,5 0,5 0,25 0,5 0,5 0,5 4 (3,0 điểm) a) (1,5điểm) + Xét từng tính trạng trong quần thể: - Dạng hạt: 19% tròn : 81% dài ⇒ tần số alen d = 0,9, tần số alen D = 0,1 ⇒ Tần số các kiểu gen qui định hình dạng hạt là: 0,01 DD : 0,18 Dd : 0,81 dd. - Màu hạt: 75% đỏ : 25%trắng ⇒ tần số alen e = 0,5, tần số alen E = 0,5 ⇒ Tần số các kiểu gen qui định màu hạt là: 0,25 EE: 0,50 Ee : 0,25 ee. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 b) (1,5điểm) Ta có DDEE = 0,01 x 0,25 = 0,00025 DDee = 0,01 x 0,25 = 0,00025 ddEE = 0,81 x 0,25 = 0,2025 ddee = 0,81 x 0,25 = 0,2025 XS xuất hiện các cây thuần chủng cả về 2 cặp gen: 0,00025 + 0,00025 + 0,2025 + 0,2025 = 0,4055 = 40,55%. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 5 (2,0 điểm) Qui ước: A : Không bị bệnh a: Bị bệnh teo cơ Duchene *) Nếu đứa trẻ là con trai: - Chồng không bị bệnh có KG X A Y. 0,25 0,5 - Vợ không bị bệnh có KG X A X - nhưng con trai bị bệnh có KG X a Y nhận X a từ mẹ nên mẹ có KG X A X a . - Ông ngoại không bị bệnh (X A Y) -> bà ngoại có thể mang KG X A X a . Ta có: P: ông ngoại x bà ngoại X A Y X A X a F 1 : X A X A : X A X a : X A Y: X a Y -> Xác suất để xuất hiện người vợ có KG X A X a là 1/2 -> Xác suất để sinh ra người con bị bệnh là :1/2 x 1/4 = 1/8 = 12,5% Vậy con trai bị bệnh có thể do di truyền từ mẹ với xác suất là 12,5% chứ không phải do nhiễm tia phóng xạ mà phát sinh đột biến. *) Nếu đứa trẻ là con gái: - Con biểu hiện bệnh có KG X a X a -> nhận X a từ bố và X a từ mẹ nhưng bố không bị bệnh mà con gái bị bệnh rất có khả năng ở người bố đã xảy ra đột biến ở tinh trùng do tia phóng xạ gây nên. Mẹ có thể có KG X A X a nhưng cũng có thể gen gây bệnh mới phát sinh trong tế bào trứng do tia phóng xạ gây nên. Vậy con gái bị bệnh thì có thể kết luận cặp vợ chồng này đã xảy ra đột biến trong quá trình phát sinh giao tử. 0,25 0,25 0,5 0,25 6 (3,0 điểm) a) (1,5điểm) *) Thể song nhị bội là cơ thể trong tế bào có 2 bộ NST lưỡng bội của 2 loài khác nhau. *) 2 phương pháp tạo ra thể song nhị bội: - Lai xa và đa bội hoá: ……………………………………………… - Lai tế bào sinh dưỡng (dung hợp tế bào trần): ………………… 0,5 0,5 0,5 b) (1,5điểm) *) Giống nhau: đều tạo ra thể song nhị bội mang đặc điểm của 2 loài khác nhau. *) Khác nhau: - Lai xa và đa bội hoá: + Có sự kết hợp giữa các giao tử đực và cái. + Có quá trình đa bội hoá. - Lai tế bào sinh dưỡng: + không có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái. + không có quá trình đa bội hoá. 0,5 0,5 0,5 7 (2,0 điểm) a) (1,0điểm) Giải thích: - Sự đánh bắt cá voi chưa nhiều. - Cá voi, cá mập có nguồn thức ăn khác nhau: thức ăn của cá mập là cá thu, cá ngừ; thức ăn của cá voi là các loài giáp xác và các loài cá nổi có kích thước nhỏ -> giữa 2 loài này không có sự cạnh tranh nên sự phát triển của 2 loài này đạt đến mức tối đa. 0,5 0,5 b) (1,0điểm) - Các loài sống ở vùng biển trên đều bị nhiễm độc, thuỷ ngân tích tụ trong cơ thể qua quá trình trao đổi chất. - Cá voi có kích thước khổng lồ -> nguồn thức ăn cần cho cá voi là rất lớn. - Cá mập thuộc mắt xích gần cuối chuỗi thức ăn -> hàm lượng thuỷ 0,25 0,25 0,25 ngân cũng khá cao. -> Cá voi, cá mập tích tụ lượng thuỷ ngân khá cao và có thể dẫn đến ngộ độc thuỷ ngân. 0,25 8 (2,0 điểm) a) (0,5 điểm) - Chọn lọc tự nhiên ( CLTN) đào thải alen trội ra khỏi quần thể nhanh hơn alen lặn: Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên KH mà gen trội biểu hiện thành kiểu hình ngay cả khi ở thể đồng hợp và dị hợp còn gen lặn chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở thể đồng hợp. -CLTN không đào thải hết alen lặn ra khỏi quần thể vì nó có thể tồn tại với tần số thấp trong cặp gen dị hợp. 0,25 0,25 b) (0,5 điểm) - CLTN làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn nhanh hơn quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội vì: - Hệ gen của VK gồm 1 phân tử ADN nên alen lặn biểu hiện ngay ra kiểu hình. - Vi khuẩn sinh sản nhanh nên các gen qui định các đặc điểm thích nghi được tăng nhanh trong quần thể. 0,25 0,25 c) (0,5 điểm) - Vật chất di truyền đầu tiên có lẽ là ARN mà không phải ADN vì: ARN có thể tự nhân đôi mà không cần có sự tham gia của enzim (Protein) 0,5 d) (0,5 điểm) Hiện tượng tương đồng và hiện tượng tương tự là hai hiện tượng trái ngược nhau: + Hiện tượng tương đồng: phản ánh tiến hoá phân li. + Hiện tượng tương tự: phản ánh tiến hoá đồng qui. 0,25 0,25 9 (1,0 điểm) Số gen trong 1 tế bào lưỡng bội không bằng số tính trạng của cơ thể vì: - Trong tế bào còn các gen điều hoà, gen khởi động không trực tiếp qui định tính trạng. - Có trường hợp nhiều gen không alen tác động qua lại cùng điều khiển tổng hợp 1 loại Pr, cùng qui định 1 tính trạng. - Cũng có trường hợp, 1 gen qui định nhiều tính trạng. 0,5 0,25 0,25 - . SI-DH01 -HSG1 2 –V2-10 ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 VÒNG 2 Năm học 2010 – 2011 MÔN: SINH HỌC Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) (Đề. BÌNH TRƯỜNG THPT NHO QUAN B SI-DH01 -HSG1 2 –V2-10 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 VÒNG 2 Năm học 2010 – 2011 MÔN: SINH HỌC (Hướng dẫn chấm